Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới

Trong điều kiện diễn biến bất thường của đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đến nay nói

chung và diễn biến kinh tế vĩ mô những năm gần đây nói riêng, thị trường tài chính Việt Nam đã

có những bước phát triển mới. Các doanh nghiệp thực hiện nhiều kênh huy động vốn khác nhau

cho đầu tư phát triển như: phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho

đến nay, hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam vẫn tiếp tục đóng vai trò là kênh chủ lực

huy động vốn, cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển và cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại tiện

ích cho nền kinh tế. Vì vậy, tái cơ cấu các TCTD có vai trò vô cùng quan trọng nhằm cung ứng

vốn tín dụng ngân hàng có hiệu quả cho phát triển bền vững nền kinh tế. Bài viết tập trung phân

tích và đánh giá một số nội cung chủ yếu của tái cơ cấu TCTD đến hết năm 2020 trong điều kiện

dịch COVID-19 tác động đa dạng đến kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam, dự báo

xu hướng trong thời gian tới và đưa ra một số khuyến nghị theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết.

Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới trang 1

Trang 1

Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới trang 2

Trang 2

Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới trang 3

Trang 3

Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới trang 4

Trang 4

Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới trang 5

Trang 5

Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới trang 6

Trang 6

Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới trang 7

Trang 7

Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2460
Bạn đang xem tài liệu "Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới

Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới
 chế tiền lương và thu nhập, khuyến khích cán bộ, nhân viên 
tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết hợp với tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn tại 
chỗ về nghiệp vụ ngân hàng mới, ngân hàng hiện đại. Các TCTD cũng tập trung đổi mới quản trị 
điều hành và nâng cao hiệu quả bộ máy kiểm soát nội bộ. 
iii) Nhiều NHTM cơ cấu lại hợp lý màng lưới, đóng cửa các phòng giao dịch hoạt động không 
hiệu quả và thành lập chi nhánh mới ở các địa phương có tiềm năng, nhất là các vùng nông thôn, 
vùng mới, khu công nghiệp, khu đô thị mới.
iv) Các TCTD cũng rà soát lại toàn bộ các quy định nội bộ, chỉnh sửa, bổ sung các quy định hiện 
hành và ban hành mới nhiều quy định theo yêu cầu hội nhập hiện nay, đảm bảo an toàn hoạt động. 
v) Hầu hết các NHTM thực hiện sát kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn 
theo quy định của NHNN và theo Bassel II. Bên cạnh đó, nhiều NHTM chuyển sàn niêm yết cổ 
phiếu và hoàn thiện các hồ sơ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ 
Chí Minh (SBV, 2019 - 2020).
vi) Các TCTD kiên quyết giải quyết tình trạng sở hữu chéo, dứt điểm tình trạng kiêm nhiệm 
chức danh lãnh đạo cao nhất ở doanh nghiệp này lại làm lãnh đạo cao cấp của NHTM, gần như 
chấm dứt tình trạng doanh nghiệp sân sau của các thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng.
vii) Tất cả các NHTM chủ động lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp và đồng bộ, tăng 
cường đầu tư mạnh mẽ nguồn lực tài chính cho hiện đại hóa, đặc biệt là chuyển đổi công nghệ 
ngân hàng số. 
2.3. Niêm yết cổ phiếu trên thị trướng chứng khoán
Tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 
2030 được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 8/2018, Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến 2020 là hoàn 
thành việc niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần trên sàn chứng khoán Việt Nam (SBV, 
2019 - 2020).
Trong bối cảnh đó, đại dịch COVID-19 diễn biến hết sức bất ngờ ngay từ đầu năm 2020, tác động 
tiêu cực đầu tiên lên hoạt động kinh doanh của các NHTM, trong đó có kế hoạch niêm yết trên thị 
trường chứng khoán vốn đã được các ngân hàng chuẩn bị kỹ và được kỳ vọng từ nhiều năm trước. 
Mặc dù vậy, trong năm 2020, có 9 NHTM cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán hay chuyển 
sàn thành công. Cụ thể, VietCapitalBank, NamABank, Saigonbank đã chính thức giao dịch trên 
UPCoM và PGBank, ABBank chính thức giao dịch vào ngày 24/12/2020 và 28/12/2020. Trong 
khi đó, hàng loạt NHTM chuyển sàn niêm yết cổ phiếu: ACB chuyển niêm yết từ Sở Giao dịch 
Chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), 
LienVietPostBank và VIB chuyển từ UPCoM lên niêm yết HOSE. MSB là NHTM cổ phần duy 
nhất niêm yết thẳng lên HOSE trong năm 2020.
Ngoài 9 NHTM cổ phần nói trên, tính đến cuối năm 2020, còn có 3 NHTM cổ phần khác là 
SHB, OCB và SeABank cũng đã nộp hồ sơ niêm yết lên HOSE. Nam A Bank cũng đã nộp hồ sơ 
xin chuyển sàn. Dự kiến việc chính thức giao dịch cổ phiếu trên sàn HOSE của những NHTM 
này sẽ được thực hiện vào đầu năm 2021 (HOSE và HNX, 2019 - 2020).
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
384
Xu hướng chuyển sàn cổ phiếu niêm yết của các NHTM cổ phần cũng đã góp phần tạo nên 
sự bùng nổ của nhóm “cổ phiếu vua” trong năm 2020 và sự sôi động giao dịch trên thị trường 
chứng khoán Việt Nam. Ví dụ, giá cổ phiếu VIB đã tăng hơn 90%, LPB tăng 70%, ACB tăng hơn 
60%. Việc chuyển sàn từ UPCoM và HNX sang HOSE giúp giá cổ phiếu nhiều ngân hàng tăng 
trưởng vượt bậc từ đầu năm 2020 (HOSE và HNX, 2019 - 2020).
Tính từ đầu năm đến hết tháng 12/2020, nhiều cổ phiếu NHTM đã tăng vượt quá kỳ vọng. Nổi 
bật phải kể đến SHB, cổ phiếu của NHTM Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội đã tăng trên 200%, đưa thị 
giá cổ phiếu lên hơn 17.000 đồng/cổ phiếu sau một thời gian dài nằm dưới mệnh giá. Cùng với 
ACB, SHB cũng đang chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE (HOSE và HNX, 2019 - 2020).
Biến động giá cổ phiếu của 21 NHTM cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam 
trong năm 2020 được thể hiện ở Hình 1 dưới đây.
Hình 1. Biến động giá cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch chứng khoán, năm 2020
Nguồn: HOSE và HNX (2019 - 2020)
Hai cổ phiếu khác của NHTM cũng có mức tăng trên 50% từ đầu năm đến hết tháng 12/2020, 
đó là CTG (60,4%) và STB (55,88%). Tỷ trọng của nhóm NHTM cổ phần đóng góp vào toàn thị 
trường chứng khoán được cải thiện đáng kể. Nếu như vào cuối năm 2019, nhóm các NHTM cổ 
phần chiếm 26,39% vốn hóa toàn thị trường thì đến cuối tháng 11/2020, con số này đã tăng lên 
28,52% (HOSE và HNX, 2019 - 2020).
Cơ cấu vốn hóa toàn thị trường theo ngành cuối 2019 và cuối tháng 11/2020 được thể hiện ở 
Hình 2 dưới đây.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
385
Hình 2. Cơ cấu vốn hóa toàn thị trường chứng khoán theo ngành (cuối năm 2019)
Nguồn: HOSE và HNX (2019 - 2020)
Nhóm NHTM là ngành có tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu vốn hóa thị trường chứng khoán Việt 
Nam thể hiện nổi bật nhất kết quả tái cơ cấu TCTD, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao năng 
lực cạnh tranh, nâng cao uy tín. Trên mặt bằng nền kinh tế chịu nhiều biến động năm 2020, việc 
gia tăng tỷ trọng là một yếu tố cho thấy nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn chống chịu tốt trước các 
cú sốc của nền kinh tế, đặt bên cạnh các nhóm ngành như bất động sản, tiêu dùng thiết yếu, tiện 
ích đều có tỷ trọng giảm càng cho thấy thành quả đáng ghi nhận trên. Tính đến cuối phiên giao 
dịch ngày 09/12/2020, sau khi cổ phiếu của ACB quay lại thị trường chứng khoán sau một tuần 
tạm ngưng để chuyển sàn, tổng vốn hóa của 21 NHTM trên sàn chứng khoán Việt Nam ở mức 
1.171.498 tỷ đồng (HOSE và HNX, 2019 - 2020).
Trước đó, UPCoM đã chào đón thêm 3 cổ phiếu mới là BVB (NHTM Cổ phần Bản Việt), 
SGB (NHTM Cổ phần Sài Gòn Công Thương) và NAB (NHTM Cổ phần Nam Á). NamABank 
cũng sẽ đưa 456 triệu cổ phiếu NAB lên niêm yết trên HOSE. Trong thời gian tới, sự xuất hiện 
cổ phiếu nằm trong kế hoạch của MSB, OCB, SeABank càng củng cố vai trò của nhóm NHTM 
trên sàn giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, làn sóng chuyển sàn của một số NHTM cũng được kỳ 
vọng mang lại tiềm năng tăng giá tốt hơn so với hiện tại.
Thông tin tích cực đến với các nhà đầu tư vào nhóm cổ phiếu NHTM khi những con số khả 
quan đối với triển vọng kết quả kinh doanh của ngành này trong năm 2020, thể hiện bước tiến 
quan trọng về kết quả tái cơ cấu TCTD Việt Nam. Tham khảo diễn biến giá cổ phiếu NHTM 
trong một tháng, tính từ giữa tháng 11/2020 đến giữa tháng 12/2020 ở Hình 3 dưới đây.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
386
Hình 3. Biến động giá theo ngành trong 1 tháng 
(Từ giữa tháng 11/2020 đến giữa tháng 12/2020)
Nguồn: HOSE và HNX (2019 - 2020)
Kết thúc năm 2020, lợi nhuận sau thuế của 21 NHTM cổ phần đang niêm yết cổ phiếu trên 
thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng 10,2% so với năm 2019, giảm đáng kể so với mức tăng 
trưởng các năm trước nhưng vẫn là mức khả quan trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt 
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo dự đoán là suy giảm so với năm trước (NHTM Việt 
Nam, 2019 - 2020).
Việc niêm yết trên HOSE có thể mang lại nhiều lợi ích cho các NHTM cổ phần, trong đó, 
cơ hội tăng vốn chủ sở hữu, tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các 
NHTM, thể hiện xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của hệ thống ngân hàng Việt 
Nam. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nước kỳ vọng các cổ phiếu sẽ được định giá 
lại, nếu được chuyển niêm yết sang HOSE.
Nhu cầu chuyển sàn niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần có thể do áp lực cạnh tranh, 
vì các NHTM xếp ở hàng vị trí thứ 2 và các NHTM khác có quy mô tương đương đang niêm yết 
thẳng trên HOSE. Việc niêm yết trên HOSE cũng cải thiện cơ hội thu hút vốn đầu tư trong thời 
gian tới với định giá tốt hơn.
2.4. Đánh giá thực trạng tái cơ cấu tổ chức tín dụng
Việc triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD trong năm 2020 đã đạt được 
những kết quả quan trọng theo mục tiêu, lộ trình đề ra tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 
19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, năng lực tài chính, quản trị điều hành và hiệu quả 
hoạt động, các chỉ số an toàn, tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD được cải thiện rõ 
rệt và ngày càng tiệm cận với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Việc triển khai Basel II tiếp tục được 
các TCTD tập trung thực hiện để đáp ứng các thông lệ quốc tế về an toàn vốn. Đến nay, sự ổn 
định hệ thống các TCTD là một trong những kết quả lớn, kể cả những ngân hàng được xem là 
yếu kém, khó khăn đã cơ bản ổn định, việc đầu tư tín dụng, chất lượng tín dụng, nợ xấu trong 
tầm kiểm soát của NHNN và trong phạm vi an toàn theo thông lệ quốc tế.
Mặc dù đến cuối tháng 12/2020 và đến hết tháng 2/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã vượt 2%, 
nhưng đây là tất yếu khách quan và thể hiện sự nỗ lực rất lớn của ngành Ngân hàng hàng trong 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
387
bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 và khả năng trả nợ của khách 
hàng bị suy giảm.
Tính đến nay, trong nền kinh tế Việt Nam có 49 NHTM với hàng chục nghìn chi nhánh trong 
và ngoài nước, cùng các phòng giao dịch; có 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 
100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Bên cạnh đó còn có các công ty tài chính, công ty 
cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mô, 1.182 Quỹ tín dụng nhân dân. Đến hết năm 2020, các 
TCTD tiếp tục phát triển bền vững, hoạt động kinh doanh có lãi, với tổng nguồn vốn huy động 
đạt gần 11 triệu tỷ đồng, tổng dư tín dụng, đạt khoảng 9 triệu tỷ đồng (SBV, 2019 - 2020).
Chính những kết quả này đã giúp nâng mức triển vọng xếp hạng các TCTD Việt Nam trong 
các năm gần đây. Năm 2020, có 14 NHTM của Việt Nam nằm trong danh sách Top 500 ngân 
hàng lớn và mạnh nhất châu Á - Thái Bình Dương và NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 
(Vietcombank) xếp hạng thứ 29/500, tăng 19 bậc so với xếp hạng năm 2017. Đây là những kết 
quả rất đáng mừng, tạo nền tảng vững chắc cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển an toàn, 
bền vững trong tương lai.
3. DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
 3.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, tiếp tục rà soát, ban hành các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động của các 
TCTD, tiếp tục chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm túc quyết liệt, nhưng cũng phải chủ động và 
linh hoạt các biện pháp tái cơ cấu; cần đa dạng các biện pháp phát mại tài sản đảm bảo tiền vay, 
đa dạng hình thức xử lý nợ xấu; tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để tiếp 
nhận tài sản đảm bảo từ các vụ án đã được xét xử hay đủ yếu tố bàn giao. Bên cạnh đó, NHNN 
cần sâu sát hơn nữa, đôn đốc các NHTM cổ phần thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, 
khẩn trương niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Thứ hai, NHNN cần tăng cường chỉ đạo TCTD tiếp tục triệt để tiết giảm chi phí để giảm lãi 
suất cho vay, đơn giản hóa quy trình thủ tục, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới phục hồi sản 
xuất - kinh doanh, nhưng không hạ chuẩn cho vay, đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì 
hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, có các biện pháp tháo gỡ vướng mắc 
mới đang phát sinh về xử lý nợ xấu, tổng hợp báo cáo Chính phủ và Quốc hội, có hướng chỉ đạo 
phối hợp các ngành chức năng góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu của các TCTD.
Thứ ba, NHNN tiếp tục điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng hiệu quả, an toàn 
đối với nền kinh tế, hướng dòng vốn cho vay của các TCTD tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, 
lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm 
ẩn rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng; góp phần hạn chế đến mức thấp nhất “tín dụng 
đen” trong nền kinh tế. NHNN cần sớm dỡ bỏ hạn mức tín dụng, bỏ biện pháp hành chính giao 
chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm đối với các NHTM đã đáp ứng được tiêu chí an toàn theo 
Basel II và có tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Thứ tư, NHNN cần khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ Đề án tổng thể cơ cấu lại các TCTD 
giai đoạn 2021 - 2025 và chỉ đạo các TCTD chủ động xây dựng phương án cơ cấu lại của tổ chức 
mình để sớm triển khai trong thời gian tới; tạp trung đầu tư chuyển đổi công nghệ ngân hàng số.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
388
3.2. Về phía Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương
Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan trình ban hành các văn bản chỉ đạo, 
hướng dẫn cụ thể nhằm hỗ trợ các TCTD triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 
và chỉ đạo các cấp hỗ trợ tối đa cho các TCTD trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ.
Thứ hai, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm những 
khó khăn, vướng mắc về cơ chế cũng như trong thực tế áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14; trong 
đó bao gồm khó khăn, vướng mắc cụ thể liên quan đến công tác triển khai, hướng dẫn từ các bộ, 
ngành và địa phương; bán nợ xấu và tài sản bảo đảm theo giá trị thị trường, phát triển thị trường 
mua bán nợ; cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng tài sản bảo đảm; quyền thu giữ tài sản bảo 
đảm; áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm và xử 
lý tài sản bảo đảm; thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm và việc nộp thuế 
khi chuyển nhượng tài sản bảo đảm
3.3. Về phía Quốc hội
Quốc hội xem xét chỉ đạo Tòa án Nhân dân tối cao phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân 
tối cao, Bộ Công an, Cơ quan thi hành án sớm có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện quy định về 
hoàn trả các tài sản bảo đảm là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác 
minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14; phối hợp với cơ quan thi hành án 
dân sự sớm xây dựng hệ thống dữ liệu liên quan đến các vụ việc đang được thụ lý giải quyết và 
cho phép các TCTD được tra cứu trích xuất, xử lý tài sản kịp thời, nhanh chóng thu hồi nợ, khơi 
thông dòng vốn để tiếp tục cho vay, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NHTM Việt Nam (2019 - 2020), Báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM hàng quý; Báo cáo 
tài chính hàng năm; Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2019 - 2020; 
Thông tin về lãi suất, tín dụng thanh toán; công bố trên trang web của một số NHTM Việt Nam 
các năm 2019 - 2020, truy cập từ ngày 20/02/2021 đến ngày 08/3/2021, Hà Nội, 2020.
2. NHNN (2019 - 2020), Cổng thông tin của NHNN, truy cập tại www.sbv.gov.vn
3. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của 
các TCTD Việt Nam, Hà Nội, tháng 7/2017. 
4. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (2019 - 2021), Số liệu về giao dịch thị trường hàng ngày 
tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội; truy cập tại: www.hnx.vn
5. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (2015 - 2020), Số liệu về giao dịch thị trường 
hàng ngày tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh; truy cập tại: www.hose.vn 

File đính kèm:

  • pdftai_co_cau_to_chuc_tin_dung_gop_phan_phat_trien_ben_vung_nen.pdf