Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 là

một trong những nỗ lực mới nhất của Việt Nam nhằm đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, và

được mong đợi sẽ tạo ra một cú hích lớn cho xuất khẩu Việt Nam sang EU. Giày dép - một trong

những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động từ Hiệp định này.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của EVFTA đến tăng trưởng xuất khẩu

các mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU bằng phương pháp phân tích định lượng

thông qua mô hình SMART dựa vào cơ sở dữ liệu về thương mại và thuế quan giữa Việt Nam - EU

và theo kịch bản thuế quan cắt giảm về 0% khi EVFTA có hiệu lực. Các tác giả đã thu thập, tổng

hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy, đồng thời thực hiện phỏng vấn các

chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên

cứu cho thấy việc EU dỡ bỏ thuế quan nhập khẩu đối với các mặt hàng giày dép của Việt Nam theo

Hiệp định EVFTA không những làm tăng giá trị xuất khẩu mà còn làm cho các mặt hàng này tăng

tính cạnh tranh hơn so với các đối thủ, thậm chí là các nhà sản xuất nội địa EU. Từ đó, nghiên cứu

đề xuất một số hàm ý nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU trong thời

gian tới

Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trang 1

Trang 1

Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trang 2

Trang 2

Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trang 3

Trang 3

Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trang 4

Trang 4

Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trang 5

Trang 5

Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trang 6

Trang 6

Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trang 7

Trang 7

Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trang 8

Trang 8

Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trang 9

Trang 9

Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3540
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU

Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU
 hơn giá trị từ tác động tạo
lập thương mại (469,7 triệu USD). Điều này cho thấy
EVFTA sẽ giúp gia tăng xuất khẩu các mặt hàng giày
dép của Việt Nam sang thị trường EU bởi vì giày dép
Việt Nam sẽ có mức giá cạnh tranh hơn so với giá cả
các mặt hàng giày dép từ các nước xuất khẩu khác vào
thị trường EU nhờ vào cam kết cắt giảm thuế quan
trong hiệp định. Trong sáu nhóm hàng giày dép xuất
khẩu sang thị trường EU, nhóm hàng 6404 không chỉ
1503
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1499-1508
Bảng 2: Giá trị chuyển hướng thươngmại tính theo từng nhóm hàng
Mã ISO EU Mã ISO Việt
Nam
Mã sản phẩm
HS
Tổng tác động
(1.000 USD)
Tác động
chuyển hướng
thương mại
(1.000 USD)
% trong tác động
chuyển hướng
thương mại (%)
918 704 6401 669,593 464,452 0,07
918 704 6402 347.105,739 186.159,984 30,21
918 704 6403 193.753,341 107.968,941 17,52
918 704 6404 541.799,285 319.869,511 51,91
918 704 6405 2.613,631 1.764,025 0,29
918 704 6406 0,000 0,000 0,00
Tổng 64 1.085.941,589 616.226,913 100,00
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả mô phỏng SMART
là nhóm hàng mang về kim ngạch xuất khẩu lớn nhất
cho Việt Nam từ thị trường EU mà giá trị chuyển
hướng thương mại của nhóm hàng này khi thuế suất
cắt giảm về 0% cũng là cao nhất, đạt khoảng 320 triệu
USD, chiếm 51,91% trong tổng giá trị xuất khẩu tăng
nhờ tác động chuyển hướng thương mại. Tiếp đó
là hai nhóm hàng HS 6402, HS 6403 lần lượt chiếm
30,21%, 17,52% trong tổng tác động chuyển hướng
thương mại, các nhóm hàng còn lại không xảy ra tác
động chuyển hướng thương mại (HS 6404) hoặc có
xảy ra nhưng khá thấp, dưới 1% (HS 6405, HS 6401).
Điều này chứng tỏ Hiệp định EVFTA vẫn chưa tạo
được sự đột phá cho các mặt hàng giày dép thuộc
nhóm HS 6401 và HS 6405, áp lực cạnh tranh từ các
đối thủ vẫn còn rất lớn.
Trong khi Việt Nam có được nhiều lợi ích và cơ hội
nhờ mức thuế suất 0% từ EVFTA, thì các quốc gia
khác lại mất thị phần tại EU do giá cả hàng hóa không
thể cạnh tranh so với giá cả các mặt hàng tương tự
từ Việt Nam. Kết quả mô phỏng từ SMART cho biết
5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
giày dép thuộc chương số 64 trong hệ thống HS giảm
nhiều nhất khi EVFTA có hiệu lực (Hình 1). Trong
5 nước có kim ngạch xuất khẩu giảm nhiều nhất do
EVFTA,TrungQuốc - đối thủ cạnh tranh lớnnhất của
Việt Nam cũng là nước chịu thiệt hại nhiều nhất, giảm
trên 371 triệu USD. Tiếp sau đó là Indonesia (giảm
95,4 triệu USD), Campuchia (giảm 35,5 triệu USD),
ẤnĐộ (giảm 24 triệu USD) và Bangladesh (giảm 15,8
triệu USD).
Cho đến nay, EU vẫn chưa ký kết FTA với các quốc
gia trên. Sau nhiều lần tuyên bố mong muốn hoàn
tất đàm phán FTA với EU trong nửa cuối năm 2020,
TrungQuốc đang đẩy nhanh quá trình đàmphán FTA
với EU sau 7 năm với 31 vòng đàm phán (bắt đầu
từ tháng 11/2013). Tuy nhiên, ngoài những vấn đề
liên quan đến nội dung trong hiệp định thì bất đồng
về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, luật an
ninh quốc gia tại Hồng Kông và các yêu sách phi lý về
“đường cơ sở” và “quyền lịch sử” của TrungQuốc trên
Biển Đông được cho là những yếu tố gây cản trở quá
trình đàm phán FTA giữa hai bên. Ấn Độ cũng đang
nối lại tiến trình thương lượng FTA với EU sau khi
tiến trình này bị đình lại từ tháng 5/2013 do EUkhông
chấp nhận các đề nghị của Ấn Độ trong một số lĩnh
vực. Indonesia đang khởi động các cuộc đàm phán
FTA với EU, Campuchia hiện chưa có FTA nào với
EU. Bangladesh tuy chưa có FTA nào với EU nhưng
quốc gia này lại được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan
phổ cập GSP và giày dép là một trong các mặt hàng
chủ lực của Bangladesh xuất khẩu sang EU.
KẾT LUẬN VÀHÀMÝ
Kết luận
Số liệu ở Bảng 3 cho thấy EVFTA có hiệu lực sẽ mang
lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt nam khi giúp tăng
giá trị xuất khẩu các mặt hàng giày dép Việt Nam
sang thị trường EU. Đây là kết quả đã được tìm thấy
trong nhiều nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, nhờmô
phỏng SMART, ta có thể biết được giá trị xuất khẩu
các mặt hàng giày dép Việt Nam sang EU cụ thể sẽ
tăng 1,085 tỷ USD và tác động chuyển hướng thương
mại lấn át tác động tạo lập mại khi chiếm khoảng
56,75% trong tổng tác động, gấp khoảng 1,3 lần so với
tác động tạo lập thương mại. Kết quả này cho thấy sự
gia tăng xuất khẩu của các mặt giày dép của Việt Nam
vào EU khi thuế suất được cắt giảm về 0%, phần lớn
nhờ vào việc giá cả hàng hóa của Việt Nam trở nên
cạnh tranh hơn một cách tương đối so với hàng hóa
sản xuất từ các quốc gia khác xuất khẩu vào thị trường
EU.
1504
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1499-1508
Hình 1: 5 nước giảm kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU nhiều nhất sau EVFTAa
aNguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả mô phỏng SMART
Bảng 3: Tác động của Hiệp định EVFTA đến hoạt động xuất khẩumặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị
trường EU
Tác động Giá trị (1.000 USD) Tỷ lệ (%)
Tạo lập thương mại 469.714,676 43,25
Chuyển hướng thương mại 616.226,913 56,75
Tổng 1.085.941,589 100,00
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả mô phỏng SMART
Bên cạnh đó, tác động tạo lập thươngmại cũng chiếm
một tỷ lệ tương đối cao, chiếm 43,25% tổng tác động.
Điều này cho thấy dưới tác động của EVFTA, hàng
hóa Việt Nam ngoài trở nên cạnh tranh hơn hàng hóa
từ các nước đối thủ khác xuất khẩumặt hàng tương tự
vào thị trường EU thì hàng hóa xuất khẩu từViệtNam
còn có thể cạnh tranh và thậm chí thay thế các mặt
hàng tương tự tại thị trường nội địa. Đặc biệt các mặt
hàng HS 640411, HS 640299, HS 640399, là những
mặt hàng sản xuất tại EU sẽ dễ bị thay thế bởi các sản
phẩm nhập khẩu từ Việt Nam do Việt Nam sản xuất
hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, lợi thế từ việc được cắt giảm thuế quan do
Hiệp định EVFTA cần được xem xét thận trọng khi
các đối thủ xuất khẩu cạnh tranh đang không ngừng
thúc đẩy quá trình khởi động, đàm phán và ký kết các
hiệp định thương mại tự do với EU nhằm cắt giảm áp
lực thuế quan đối với hàng hóa của họ xuất khẩu sang
EU.
Một số hàm ý
Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu giày dép
Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp cần
đầu tư, nâng cấp các nhà máy sản xuất theo hướng tối
đa công suất, tự động hóa nhằm giảm chi phí nhân
công trong quá trình sản xuất và nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm dựa trên lợi thế về giá; đa
dạng hóa các sản phẩm về mẫu mã và thị trường tiệu
thụ nhằm phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của
từng thị trường các nước châu Âu trên cơ sở phát huy
các lợi thế so sánh của ngành da giày Việt Nam; tuân
thủnghiêmngặt hệ thống các quy định, các tiêu chuẩn
kỹ thuật và an toàn của châu Âu, đặc biệt là quy tắc
xuất xứ. Đây sẽ là một thách thức lớn với các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu giày dép để có được ưu
đãi thuế quan từ EVFTA do nguồn nguyên liệu như
da thuộc, giả da, vải dệt, vải không dệt, carton, để
sản xuất mũ giày, miếng lót, đệm, đế trong, đế ngoài
cho cácmặt hàng thuộcHS 6404, HS 6403,hiện nay
chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, ASEAN hoặc các
quốc gia lân cận.
Đối với Hiệp hội Da – giày – túi xách và Viện nghiên
cứu da giày Việt Nam
1505
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1499-1508
Ngoài việc tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong
tìm kiếm thông tin thị trường, các tổ chức này nên
tham gia cải thiện “chuỗi giá trị sản xuất các mặt hàng
giày dép”. Thực hiện các đề án nghiên cứu kỹ thuật
và phương pháp mới trong sản xuất nguyên vật liệu,
đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu về mặt số lượng
lẫn chất lượng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp
sản xuất và xuất khẩu giày dép sang EU.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Theo ý kiến của các chuyên gia, đảm bảo quy tắc xuất
xứ là một yêu cầu cực kỳ quan trọng để nhận ưu đãi
thuế quan từ EVFTA, Chính phủ cần đầu tư phát triển
công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là các dự án dệt nhuộm,
sản xuất da thuộc. Cơ quan quản lý xuất nhập khẩu
nênđầu tư trang thiết bị trong kiểm tra, đo lường hàng
hóa nhằm kiểm tra hàng hóa chặt chẽ và đẩy nhanh
thời gian hoàn tất các thủ tục hành chính để hàng hóa
được xuất đi nhanh chóng theo yêu cầu từ các đơn
hàng nước ngoài, tránh phát sinh chi phí ngoài dự
kiến cho doanh nghiệp xuất khẩu và giảm thiểu tối
đa khả năng hàng hóa xuất đi bị từ chối nhập khẩu
vào EU. Các cơ quan quản lý nên đổi mới xúc tiến
thương mại và thông tin thị trường, đặc biệt trong
bối cảnh Covid – 19. Đặc biệt, Chính phủ cần tích
cực khởi động, nghiên cứu và đàm phán FTA với các
đối tác mới, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các
sản phẩm Việt Nam, nhất là Anh khi quốc gia này đã
chính thức rời EU. Anh là một đối tác lớn với Việt
Nam, là thị trường đứng thứ 4 tại EU nhập khẩu các
mặt hàng giày dép, một thỏa thuận thương mại là vô
cùng cần thiết để hàng hóa từViệtNamxuất sangAnh
vẫn nhận được nhiều ưu đãi và lợi thế cạnh tranh.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN+3: Cơ chế hợp tác giữaASEANvàNhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc
EU: Liên minh châu Âu
EVFTA: Hiệp định thương mại Việt Nam và Liên
minh châu Âu EU
FTA: Hiệp định thương mại tự do
HS: Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
IDB: Ngân hàng phát triển Liên bang Mỹ
SMART: Công cụ mô phỏng cân bằng cục bộ đơn thị
trường
TPP: Hiệp định Đối tác xuyênThái Bình Dương
UN’s COMTRADE: Cơ sở thống kê dữ liệu thương
mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc
UNCTAD’s TRAINS: Hệ thống phân tích thông tin
thương mại của Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương
mại và phát triển
UNSD: Cơ quan thống kê Liên hợp quốc
WB: Ngân hàngThế giới
WTO: Tổ chứcThương mại Thế giới
WTO’s IDB: Cơ sở dữ liệu về hội nhập của WTO
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Nhóm tác giả tuyên bố không có bất kì xung đột lợi
ích nào trong nghiên cứu này.
ĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ
Các tác giả có đóng góp bằng nhau trong nghiên cứu
này.
Tác giả Nguyễn Tiến Hoàng chịu trách nhiệm về nội
dung các phần: Giới thiệu, Tổng quan nghiên cứu và
Phương pháp nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh chịu trách nhiệm về
nội dung các phần: Kết quả nghiên cứu và thảo luận,
Kết luận và hàm ý.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Bộ Công thương Việt Nam. Báo cáo Xuất nhập khẩu. 2019;.
2. Sỹ NT. Kinh tế vi mô. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh. 2012;p. 32.
3. Plummer MG, Cheong D, Hamanaka S. Methodology for Im-
pact Assessmet of Free TradeAgreements, ADB sốRPT102843.
2010;.
4. Assarson J. The Impacts of the Europe Union - South Africa
Free Trade Agreement. Uppsala University. 2005;.
5. Mondal B, Sirohi S, Thorat V. Impact of ASEAN - India
Free Trade Agreement on Indian Dairy Trade: A Quantitative
Approach, National Dairy Research Institute, Karnal, Ấn Độ.
2012;.
6. Dina IJ. Assessment of Bangladesh Australia FTA Potentiality,
Bangladesh Foreign Trade Institute . 2014;.
7. HovhansianH,ManasyanH. SouthCaucasus - People’s Repub-
lic of China Bilateral Free Trade Agreements: Why It Matters,
ADBWorking Paper Series on Regional Economic Integration,
Số 125. 2014;.
8. Hadjinikolov D, Zhelev P. Expected Impact of EU - Vietnam
Free TradeAgreement on Bulgaria’s Exports. Tạp chí Economic
Alternatives. 2018;(4):467 –479.
9. Vu HT. Assessing potential impacts of the EVFTA on Vietnam’s
pharmaceutical imports from the EU: an application of SMART
analysis, SpringerPlus. 2016;5:1503. PMID: 27652076. Avail-
able from: https://doi.org/10.1186/s40064-016-3200-7.
10. TrangNTH. Hiệp định thươngmại tự do EU - Việt Nam (EVFTA):
cơ hội và thách thức đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương
Hà Nội. 2016;.
11. Hương VT, Phương NTM. Đánh giá tác động ngành của
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU: Sử dụng các chỉ
số thương mại, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh
doanh. 2016;32(3):28 –38.
12. HàNT. Phân tích ảnhhưởng của các FTAđến xuất khẩudagiày
Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại họcNgoại thươngHàNội.
2016;.
13. Thu VT, Hoa LQ, Hang HT. Effects of EVFTA on Vietnam’s
apparel exports: An application of WITS - SMART simula-
tion model, Journal of Asian Business and Economic Stud-
ies. 2018;02:04 –28. Available from: https://doi.org/10.24311/
jabes/2018.25.S02.1.
14. Tân PVP. Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đến
hoặt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang
thị trường EU, Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Ngoại
thương TP. HCM. 2019;.
1506
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1499-1508
15. Ngan TT. Impacts of EVFTA on Exportation of Vietnamese
Agricultural Products to EU Market, Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Ngoại thương TP. HCM. 2020;.
16. Thanh NPH. Impacts of EVFTA on the Exportation of Vietnam
Textile andGarment Products to EU, Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Ngoại thương TP. HCM. 2020;.
1507
Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 5(2):1499-1508
Open Access Full Text Article Research Article
Foreign Trade University, Vietnam
Correspondence
Nguyen Tien Hoang, Foreign Trade
University, Vietnam
Email: nguyentienhoang.cs2@ftu.edu.vn
History
 Received: 27/01/2021 
 Accepted: 04/5/2021 
 Published: 08/5/2021
DOI : 10.32508/stdjelm.v5i2.767 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Impacts of EVFTA on exportation of Vietnamese footwear
products to EUmarket
Nguyen Tien Hoang*, Nguyen Thi Bich Hanh
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
The European Union - Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), which officially came into play on
August 1, 2020, is one of the latest endeavors of Vietnam regarding the international integration
process and is expected to create a great boost for Vietnamese exports to the EU. Footwear, one of
the Vietnamese key export products, is also inevitably affected by this agreement. This study was
conducted to evaluate the impacts of the EVFTA on the growth of Vietnam footwear exportation to
the EUmarket by quantitative analysismethod through the SMARTmodel based on the database of
trade and tariffs between Vietnam - EU and under a scenario inwhich tariffs are reduced to 0%once
the EVFTA comes into force. The authors have collected, synthesized, and analyzed secondary data
from trustworthy sources, and conducted in-depth interviews with professional experts who have
been working for several years in the international integration field. Results from the study show
that the EU's removal of import tariffs on Vietnamese footwear products under EVFTA not only
increases Vietnamese export value but also makes these products more competitive than those of
competitors, even domestic manufacturers in the EU. Some implications, therefore, are suggested
to promote Vietnamese footwear exportation to the EU market in the coming time.
Key words: impacts, EVFTA, footwear, Vietnam, EU
Cite this article : Hoang N T, Hanh N T B. Impacts of EVFTA on exportation of Vietnamese footwear 
products to EU market. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 5(2):1499-1508.
1508

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_hiep_dinh_evfta_den_xuat_khau_mat_hang_giay_dep.pdf