Tác động của FTA thế hệ mới đến doanh nghiệp vừa và nhỏ thực trạng và giải pháp
Từ khi ký các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đến nay, nền kinh tế Việt
Nam đã phát huy tiềm lực trong nước kết hợp với các điều khoản của FTA và các tổ chức kinh
tế Quốc tế khác, nước ta đã gặt hái nhiều thành công; tuy nhiên c ng nảy sinh nhiều trở
ngại Kết quả nghiên cứu: Tham luận khái quát một số nét về FTA thế hệ mới (FTAs); phân
tích những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp vừa và nh (DNVVN) Việt Nam khi gia nhập
các FTAs; từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu tầm vĩ mô và tầm vi mô nh m nâng cao hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nh của Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của FTA thế hệ mới đến doanh nghiệp vừa và nhỏ thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của FTA thế hệ mới đến doanh nghiệp vừa và nhỏ thực trạng và giải pháp
inh tế Quốc tế khác, nước ta đã gặt hái nhiều thành công; tuy nhiên c ng nảy sinh nhiều trở ngại Kết quả nghiên cứu: Tham luận khái quát một số nét về FTA thế hệ mới (FTAs); phân tích những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp vừa và nh (DNVVN) Việt Nam khi gia nhập các FTAs; từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu tầm vĩ mô và tầm vi mô nh m nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nh của Việt Nam. Từ khóa: FTAs, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành quả, thách thức, giải pháp. 1. Khái quát nội dung về các FTA thế hệ mới FTA thế hệ mới có 4 đặc trưng cơ bản sau: thứ nhất là mức độ cam kết rộng nhất, bao gồm gần như toàn bộ hàng hóa và dịch vụ mà không có loại trừ; thứ hai là mức độ cam kết sâu nhất, cắt giảm thuế gần như về 0% hết mà không có loại trừ (tất nhiên có thể có lộ trình); thứ ba là cơ chế thực thi cực kỳ chặt chẽ; và thứ tư là nó bao gồm cả những lĩnh vực được coi là ―phi truyền thống‖ như lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa,.. Trong 4 đặc trưng trên thì 3 đặc trưng 1,2 và 3 chỉ là việc ―nâng cấp‖ các FTA truyền thống, còn riêng đặc trưng thứ tư thì đúng là cái mà nó làm nên sự khác biệt của một thế hệ FTA. Nếu căn cứ vào những đặc trưng trên để xác định một FTA thế hệ mới thì trong số 17 FTA mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia (10 cái đã phê chuẩn và đang thực hiện, 4 cái đã kết thúc đàm phán đang đợi ký và phê chuẩn và 3 cái đang đàm phán) thì chỉ có 2 FTA được coi là thế hệ mới là CPTPP và Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam - EU (EVFTA). Có FTA có vẻ cũng cực kỳ ―đồ sộ‖, ―hoành tráng‖ như Hiệp định RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực) gồm 16 nước (10 nước ASEAN và 6 nước đối tác) thì nếu căn cứ vào nội hàm của nó thì FTA này mặc dù là sẽ được ―sinh ra‖ sau TPP và EVFTA nhưng cũng chưa được coi là FTA ―thế hệ mới‖, thậm chí nếu hiệp định này đạt được mức độ ―tiên tiến‖ của FTA thế hệ cũ thì cũng đã là một tham vọng lớn rồi. Về mặt học thuật, nếu ta đã nói ―thế hệ mới‖ thì sẽ có người hỏi vậy thế hệ mới này là thế hệ thứ mấy và trước đó là những thế hệ nào? Sự phát triển của FTA qua các thời kỳ từ FTA nguyên thủy ban đầu chỉ là cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa (thương mại hàng hóa). Sau đó nâng lên là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Rồi sau đó các FTA lại được nâng cấp lên tiếp bằng cách bổ sung thêm cấu phần bảo hộ đầu tư và sau này thì bổ sung thêm sở hữu trí tuệ. Mô hình FTA gồm 3 – 4 cấu phần như trên được coi là khá phổ biến cho tới khi xuất hiện FTA thế hệ mới như đã nói ở phần trên.Cũng có thể 976 có một cách định nghĩa khác đơn giản hơn, đó là những FTA nào mà cao hơn và rộng hơn hẳn WTO thì đó là FTA thế hệ mới. 2. Lợi ích và khó khăn cho các DNVVN khi Việt Nam kí kết FTAs - Lợi ích Việc tham gia ký các hiệp định FTAs mở ra con đường hội nhập thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp (DN), trong đó có DNVVN của Việt Nam cũng như toàn bộ nền kinh tế với các đối tác thương mại lớn. Đồng thời, thông qua việc thực thi các cam kết trong đó môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam cũng được cải thiện mạnh mẽ, tạo điều kiện để DN tự do sáng tạo, kinh doanh, làm giàu cho mình và cho đất nước. Thêm vào đó, sau khi Việt Nam ký các FTA, các nguồn vốn ODA và FDI vào Việt Nam xu hướng ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam về giá trị tuyệt đối ngày được nâng cao: Từ đó, môi trường kinh doanh cho DNVVN liên tục được cải thiện do nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ DNVVN phát triển như các nghị quyết của Chính phủ (từ các năm 2014, 2015, 2016) và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 Theo đó, mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là đến năm 2020, xây dựng DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động, trong đó có các DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 35, nhiều giải pháp cụ thể đã được tiến hành, nhiều cam kết mạnh mẽ của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp đã được hiện thực hóa. Nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang kêu gọi DNVVN tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ logistics toàn cầu (Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng); bởi đây là một trong các ngành dịch vụ có ý nghĩa quan trọng trong thương mại quốc tế. Hiện DNVVN Việt Nam rất tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và tìm hiểu kinh nghiệm từ các nền kinh tế khác, từ đó có thêm những giải pháp và hành động cụ thể để phát triển. Việt Nam đã có Chương trình hành động quốc gia về phát triển dịch vụ logistics, chính vì vậy khi phát triển và quản lý logistics tốt từ cả phía chính phủ và doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế. - hó khăn Bên cạnh những cơ hội từ việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế mang lại cho DNVVN phát triển, liền theo đó là không ít khó khăn, thách thức đặt ra: Một là, do quy mô vốn nhỏ nên các DNVVN không có điều kiện đầu tư nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị công nghệ hiện đại. Vốn ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với các DNVVN, nhưng thực tế nhóm doanh nghiệp này rất khó tiếp cận được. Tại Lễ phát động Phong trào thi đua ―DN Việt Nam hội nhập và phát triển‖, Ông Bùi Ngọc Tường, Tổng Giám đốc doanh nghiệp chuyên vận hành, quản lý các nhà máy nước sạch, cho biết DN của ông đang phải vay vốn ngân hàng với lãi suất lên tới 11%/năm tại các 977 ngân hàng thương mại tư nhân. DN không thể tiếp cận được với nguồn vốn lãi suất thấp của nhóm ngân hàng quốc doanh, vì thiếu tài sản đảm bảo. Ông cho biết: ―Diện tích nhà xưởng, đất của chúng tôi được Nhà nước cho thuê miễn phí, cán bộ ngân hàng nói nếu xảy ra rủi ro không thể thu hồi đất này‖. Hai là, khó khăn về nguồn nhân lực: Đối với DN để bước lên bục vinh quang và được vinh dự là DN thành công thì nguồn vốn không hoàn toàn là yếu tố quyết định mà cốt lõi của nó chính là tư duy và định hướng của người chủ DN. Nói cách khác DN thành công phụ thuộc vào tầm nhìn của ông chủ và trình độ của lãnh đạo DN. Bên cạnh các chủ DN có xuất phát điểm từ hoàn cảnh khó khăn nhưng nhờ có trình độ, có động cơ phát triển và họ đã thành công thì có không ít các ―ông bà chủ‖ DN giàu lên từ hoạt động các lĩnh vực không liên quan kinh tế. Họ thành lập DN, mặc nhiên trở thành giám đốc, và là chủ doanh nghiệp. Đối với các vị ―công tử đại gia‖ này nếu khả năng họ có hạn mà không có tầm nhìn và sử dụng người thì chắc chắn DN hoạt động khó có hiệu quả Ngoài ra các DNVVN không đủ tiềm lực thu hút nhân tài và cách để nuôi dưỡng nhân tài để họ phục vụ lại cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ba là, việc nắm bắt thông tin về FTAs là vô cùng quan trọng vì nó có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, nhiều DN, đặc biệt là các DNVVN Việt Nam hiện vẫn chưa được trang bị đầy đủ hoặc ít quan tâm về những lợi thế mà FTAs và các tổ chức kinh tế khác (CPTPP, AEC) Việt Nam đã gia nhập mang lại. Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào năm 2018 cho thấy, tỷ lệ DN Việt Nam hiểu và sẵn sàng tham gia vào các ―sân chơi‖ như Hiệp định CPTPP, AEC chỉ khoảng 20 - 30%. Hầu hết các DN gần như ―mù tịt‖ về lộ trình của Việt Nam trong AEC. Có tới 60 - 70% DN được khảo sát cho rằng, các hiệp định này không mấy ảnh hưởng đến họ. Bốn là, DN Việt Nam, nhất là các DNVVN đang phát triển chủ yếu theo chiều rộng (tăng về số DN, lao động, vốn), nhưng chưa cải thiện nhiều về chất lượng và chiều sâu. Năm là, thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước đang tràn ngập các mặt hàng nhập khẩu có chất lượng, thương hiệu và giá cả cạnh tranh hơn từ các nước đối tác. Đây là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất trong nước. Hàng hóa Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu hấp dẫn khách hàng và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản Sáu là, môi trường kinh doanh của Việt Nam dù đã được cải thiện đáng kể, nhưng chưa đủ minh bạch, thông thoáng và còn thiếu một hệ thống pháp luật đồng bộ, hiệu quả. Trong khi đó, việc cải cách khung thể chế kinh tế sẽ đòi hỏi bản thân các DN phải tái cấu trúc cách tổ chức hoạt động, cách sử dụng các nguồn lực, cũng như hệ thống công nghệ có như vậy, DN mới có thể tồn tại trong môi trường kinh doanh thay đổi. Bảy là, nguồn lực của DNVVN Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công tác marketing còn kém hiệu quả. Điều đó làm cho các mặt hàng của DNNVV khó tiêu thụ trên thị trường, năng lực kinh doanh còn hạn chế. 978 3. Giải pháp nhằm phát huy lợi ích và khắc phục những khó khăn do FTAs mang lại cho DNVVN Một là, để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, DNVVN cần nâng cao nhận thức, chủ động trang bị kiến thức, tìm hiểu sâu các quy định của WTO, các cam kết trong các Hiệp định CPTPP, hiệp định FTA từ đó tận dụng cơ hội, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh để DN phát triển DN phải hoạt động sản xuất kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp, đúng pháp luật, bắt nhịp được những chuẩn mực của khu vực và quốc tế, doanh nhân phải năng động sáng tạo, có kiến thức, có bản lĩnh kinh doanh dám đương đầu với hội nhập để vươn ra biển lớn. Hai là, trong cạnh tranh thương mại, các DNVVN luôn phải nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu, sản phẩm, trí tuệ kinh doanh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mình. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã đối mặt với các vấn đề về bản quyền, sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp... dẫn tới hàng loạt các vụ tranh chấp, mâu thuẫn gây phiền hà cho hoạt động sản phẩm kinh doanh. Bởi vậy, tuân thủ quy tắc hoạt động của doanh nghiệp và biết bảo vệ các ―nguồn tài nguyên‖ của doanh nghiệp sẽ giúp cho chính mỗi DNVVN phát triển thật sự. Ba là, trong kinh doanh, khách hàng hay người tiêu dùng của mỗi doanh nghiệp luôn được coi là ―thượng đế‖. Các ―thượng đế‖ luôn đòi hỏi nhiều DNVVN phải đáp ứng các nhu cầu mong muốn của mình. Do vậy, bằng việc cung cấp sản phẩm tốt, chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì các doanh nghiệp đã tự tạo dựng được vị thế riêng cho mình. Việc nắm bắt nhu cầu, tâm lý của khách hàng hoặc nhóm khách hàng phù hợp với loại hình, ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng chính là một giải pháp mà các DNVVN có thể thực hiện được và tạo ra những kết quả vô cùng khả quan. Bốn là, mỗi DNVVN cần có phương hướng phát triển thông qua các kế hoạch, chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh hoạt động cụ thể. Đây được coi là cẩm nang cho sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời đây cũng chính là những hướng đi phù hợp nhất để mỗi doanh nghiệp nhanh chân bước tới thành công. Một giải pháp cũng được áp dụng đối với DNVVN đó là xây dựng tầm nhìn ngắn, trung và dài hạn trong sự phát triển của doanh nghiệp mình bằng việc xác định rõ các vấn đề về kinh tế, khách hàng, sự cạnh tranh, định hướng tương lai, triển vọng của doanh nghiệp, tính chuyên môn hóa cao trong việc tiếp xúc với khách hàng, uy tín, thương hiệu và giá trị cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, xã hội... Năm là, để hạn chế tối đa các thất bại như buộc phải giải thể, tự giải thế, tình trạng kinh doanh bị trì trệ, tạm, ngưng hoạt động thì các DNVVN cần thiết phải xác định được phạm vi và đối tượng mà doanh nghiệp mình hướng tới. Nói cách khác, trên cơ sở quy mô, tiềm lực của loại hình doanh nghiệp mình, các DNVVN cần có chiến lược phù hợp trong việc lựa chọn thị trường, phân khúc thị trường để khai thác, kinh doanh. Có thể nói, chọn lựa phân khúc thị trường phù hợp là một giải pháp và đồng thời cũng là sự chuẩn bị kỹ lưỡng, an toàn cho sự phát triển ổn định của mỗi doanh nghiệp. 979 Sáu là, chính mỗi DN cần khai thác hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ, thúc đẩy cho sự phát triển của DNVVN như: các giải pháp hỗ trợ từ nhà đầu tư trong và ngoài nước; các chính sách, kế hoạch hỗ trợ của Nhà nước về nguồn vốn, tài chính, công nghệ, quản trị, kinh doanh... Đồng thời, sự liên minh, liên kết của nhóm doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động cùng ngành nghề dưới các hình thức như hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên danh... cũng là một giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của mỗi DN. Bảy là, tận dụng tối đa những tiềm lực về vốn, nhân lực, thị trường, văn hóa, kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp lớn để từ đó có nền tảng giúp các DNVVN học tập hoặc nhận được sự giúp đỡ trực tiếp từ các doanh nghiệp lớn. Đây cũng chính là sự tự thân vận động quan trọng của mỗi DNVVN trong kế hoạch thực hiện các chiến lược, mục tiêu kinh doanh của mình cùng với các đối thủ nặng ký trên thị trường. Hiểu về đối thủ và cân bằng hài hòa được các lợi ích với đối thủ trong kinh doanh sẽ tạo những cơ hội phát triển ổn định cho các DNVVN. Điều đó đồng nghĩa rằng các DNVVN cần biết cách giữ mối quan hệ tốt đẹp với các DN lớn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt. KẾT LUẬN: Dòng chảy hội nhập các hiệp định tự do thương mại (FTA) thế hệ mới, cùng với sự phát triển nhanh chóng khoa học - kỹ thuật và công nghệ, là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng bên cạnh đó cũng không ít khó khăn và thách thức đặt ra trong quá trình thực thi cam kết. DNVVN cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Việc tận dụng được các ưu đãi và cơ hội, vượt qua thách thức, giảm thiểu rủi ro đòi hỏi các DN Việt Nam phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhận thức rõ những cơ hội và thách thức để mở rộng thị trường, vươn ra thế giới. Theo đó, DN cần quan tâm tới một số nội dung: Thứ nhất, nhận thức đầy đủ về các ưu đãi về thuế quan, lộ trình áp dụng và những điều kiện cụ thể để được hưởng các ưu đãi từ các FTA thế hệ mới trong đó có CPTPP và EVFTA. Thứ hai, lường trước áp lực cạnh tranh gay gắt từ các DN nước ngoài. Thứ ba, cải thiện hiệu quả quản trị DN, ứng dụng công nghệ, nâng cao các tiêu chuẩn hoạt động của mình để đáp ứng yêu cầu cao của các FTA thế hệ mới. Thứ tư, chủ động tìm kiếm các đối tác phù hợp, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài; đồng thời, tìm kiếm các cơ hội tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng trong khu vực và toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại Tây Dương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo về tình hình hoạt động DN 2. Đậu Anh Tuấn (2015), Giải pháp hỗ trợ DN khi hội nhập 3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo năng lực cạnh tranh (PCI 2018) 4. Tổng cục Thống kê (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5. Các website tapchitaichinh.vn, thoibaotaichinhvietnam.vn, trungtamwto.vn
File đính kèm:
- tac_dong_cua_fta_the_he_moi_den_doanh_nghiep_vua_va_nho_thuc.pdf