Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI có tác động không nhỏ đến

tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu tác động

của dòng vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ 1991 đến 2014. Bài nghiên

cứu sử dụng mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế

tại Việt Nam. Các kết quả cho thấy FDI có tác động rất tích cực đến tăng trưởng

kinh tế tại Việt Nam và ngược lại. Nghiên cứu cũng chỉ rõ, nguồn vốn FDI đã kích

thích xuất khẩu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ, là những tiền đề

quan trọng cho sự tăng trưởng bền vững của kinh tế Việt Nam.

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trang 1

Trang 1

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trang 2

Trang 2

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trang 3

Trang 3

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trang 4

Trang 4

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trang 5

Trang 5

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trang 6

Trang 6

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trang 7

Trang 7

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trang 8

Trang 8

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trang 9

Trang 9

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3760
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
ng và giới thiệu các ngành công nghiệp mới cho nền kinh tế 
nước chủ nhà. FDI có thể trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi việc chuyển giao công 
nghệ dẫn đến việc mua lại tri thức bổ sung thông qua việc đào tạo lao động, phát triển kỹ 
năng, phương thức quản lý mới, và phong cách tổ chức mới (De Mello 1999). Từ quan 
điểm này, FDI chỉ có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn vì trong dài 
hạn các nguồn lực bị giảm dần. Trái với quan điểm đó, Barro và Sala-i-Martin (1995) đã 
chứng tỏ rằng FDI có tác động dài hạn đến tăng trưởng kinh tế, thông qua việc chuyển giao 
tri thức vĩnh viễn mà các công ty nước ngoài mang vào. Các hiệu ứng tích cực bên ngoài 
và hiệu ứng lan tỏa từ những tri thức mới sẽ mang lại lợi ích lớn dẫn đến tăng trưởng kinh 
tế trong dài hạn. Khi FDI được phân bổ trong các ngành công nghiệp tài nguyên, sẽ giúp 
kích thích GDI trong các ngành công nghiệp có liên quan. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm 
đã ủng hộ quan điểm này. Chẳng hạn, Sun (1998) đã tìm thấy bằng chứng về tương quan 
cùng chiều giữa FDI và GDI thông qua phân tích dữ liệu mảng. Shan (2002) đã sử dụng 
mô hình tự hồi quy dạng vector (VAR) với số liệu của Trung Quốc để nghiên cứu mối 
quan hệ thực nghiệm giữa FDI, tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp và các biến 
khác. Nghiên cứu của Shan (2002) cũng cho thấy có một tác động cùng chiều của FDI đến 
nền kinh tế Trung Quốc. 
 Ở chiều ngược lại, FDI có thể có tác động tiêu cực đến GDI và sự tăng trưởng của 
nền kinh tế nước chủ nhà nếu các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh với các doanh 
nghiệp trong nước trong việc sử dụng các nguồn lực trong nước và làm giảm cơ hội đầu tư 
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 121 
của các nhà đầu tư trong nước (Agosin và Mayer 2000). Lợi thế về quyền sở hữu của các 
doanh nghiệp đa quốc gia (như công nghệ tiên tiến, chi phí giao dịch thấp, kỹ năng quản lý, 
v.v) có thể dẫn đến sức mạnh độc quyền và có thể dẫn đến việc kiểm soát nguồn cung 
đầu vào của nền kinh tế nước chủ nhà. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các 
doanh nghiệp nước ngoài so với các doanh nghiệp trong nước mà cuối cùng sẽ buộc các 
doanh nghiệp trong nước phải rời khỏi thị trường. Từ quan điểm này, một số tác giả cho 
rằng FDI có thể thay thế GDI trong dài hạn. FDI cũng có thể thay thế GDI khi các doanh 
nghiệp đa quốc gia cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước trong việc tìm kiếm các cơ 
hội đầu tư hạn hẹp và khi nó làm nhiễu loạn sự liên kết ngược thông qua việc thay thế hoạt 
động nhập khẩu vào vị trí của hàng hóa địa phương. Trong bối cảnh này, chúng ta nhận 
thấy FDI có thể lấn át GDI. FDI cũng có thể có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế nếu 
các doanh nghiệp nước ngoài không nhận được sự nhượng bộ từ nước chủ nhà (Buckley và 
C. Wang2002). Để có được lợi ích từ dòng vốn dài hạn, nước chủ nhà cần có đủ cơ sở hạ 
tầng, trình độ phát triển nguồn nhân lực phù hợp, một nền kinh tế ổn định và thị trường 
được tự do hóa (Bengoa và Sanchez-Robles 2003). 
Bài báo được bố cục như sau: Mục 1 giới thiệu tổng quan về hướng nghiên cứu; Mục 
2 trình bày mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu, các biến, độ đo của các biến và cách tiếp 
cận thực nghiệm. Mục 3 trình bày các kết quả nghiên cứu và mục cuối cùng trình bày một 
số thảo luận và khuyến nghị. 
2. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 
Để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa FDI và GDI cũng như ảnh hưởng của hai yếu tố 
này đến sự tăng trưởng bền vững kinh tế của Việt nam tác giả sử dụng mô hình VAR với 
nguồn dữ liệu thứ cấp từ năm 1991-2014, gồm 24 quan sát. Mô hình thực nghiệm như sau: 
Yt = C + F1 Yt-1 + F2 Yt-2; (t = 1,, 24) 
trong đó: Y = (DFDI, GDP, GDI, DHDI, DEX). 
Các biến trong mô hình này được xây dựng như sau: 
GDP: đo lường hoạt động của nền kinh tế ở Việt Nam, đơn vị tính USD hiện tại. 
HDI: Chỉ số phát triển con người là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ 
biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra 
một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. HDI là một thước đo tổng quát về 
phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau: 
Sức khỏe (đo bằng tuổi thọ trung bình); Tri thức (được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ 
và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục: tiểu học, trung học, đại học); Thu nhập (mức sống đo 
bằng GDP bình quân đầu người). 
EX: biến này được tính là phần trăm GDP của tổng giá trị xuất khẩu hàng năm. 
Thương mại quốc tế có thể đẩy mạnh tính cạnh tranh và đổi mới bởi vì một nền kinh tế mở 
122 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 
thể hiện tính cạnh tranh nhiều hơn và từ đó ít có khả năng cho các công ty đầu tư không 
hiệu quả. Tất cả những điều này dẫn đến giả thuyết là xuất khẩu có tác động tích cực đến 
tăng trưởng kinh tế. Biến này cũng có thể được xem là nhân tố thu hút đối với FDI tìm 
kiếm năng suất vì nó thường hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sản phẩm. 
GDI: tổng tích lũy tài sản được sử dụng để đại diện cho tổng vốn đầu tư trong nước 
bao gồm cả đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 
FDI: giá trị của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được sử dụng qua 
từng năm, đơn vị tính USD hiện tại. 
Các thống kê cơ bản về các biến trên được cho trong Bảng 1 sau đây. 
Bảng 1: Tóm tắt thống kê của các biến được sử dụng trong mô hình 
 GDP HDI FDI GDI XK 
 Mean 6.43E+10 0.624458 3.88E+09 2.04E+12 55.42301 
 Median 4.03E+10 0.657500 1.95E+09 1.28E+12 51.73529 
 Maximum 1.81E+11 0.733000 1.20E+10 6.44E+12 83.87515 
 Minimum 9.61E+09 0.464000 3.75E+08 1.45E+11 28.72278 
 Std. Dev. 5.36E+10 0.091728 3.54E+09 1.76E+12 17.35542 
Observations 24 24 24 24 24 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Trước khi đưa các biến vào mô hình, chúng tôi tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị 
(Unit Root Test) của các chuỗi số liệu bằng tiêu chuẩn kiểm định nghiệm đơn vị 
Augmented Dickey-Fuller (ADF), Phillip-Perron (PP) và Elliott-Rothenberg-Stock DF-
GLS test statistic (DF-GLS). Kết quả kiểm định tính dừng trong Bảng 2 cho thấy các biến 
HDI, FDI, XK đều dừng ở sai phân bậc 1; các biến còn lại GDP, GDI dừng ở chuỗi gốc. 
Bảng 2. Các kết quả của kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP 
 Tên chuỗi Dickey Fuller Phillip-Perron 
GDP 9.69
** 
9.82
** 
GDI 1.65
** 
1.76
** 
HDI 0.16 0.21 
D(HDI) -3.21
** 
-3.02
** 
FDI 1.65 1.72 
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 123 
D(FDI) -3.01
** 
-2.84
** 
EX 2.12 2.35 
D(EX) -4.36
** 
-4.13
** 
 Nguồn: tác giả ước lượng từ số liệu 
Ghi chú: (**) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. 
Để chọn được độ trễ tối ưu cho mô hình VAR, chúng tôi tiến hành sử dụng công cụ 
Lag Structure trong Eviews. Kết quả lựa chọn độ trễ với các tiêu chuẩn lựa chọn khác nhau 
được cho trong Bảng 3. Với các tiêu chuẩn lựa chọn AIC, PPE, SC, HQ ta nhận thấy độ trễ 
2 phù hợp với mô hình. 
Bảng 3. Xác định độ trễ tối ưu 
 Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 
0 -1613.486 NA 6.03e+60 154.1416 154.3902 154.1955 
1 -1513.278 143.1550 5.07e+57 146.9788 148.4710 147.3027 
2 -1472.236 39.08730* 1.81e+57* 145.4511* 148.1867* 146.0448* 
Tiếp theo, kiểm định tính ổn định cho thấy các nghiệm của đa thức đặc trưng (Roots 
of Characteristic Polynominal) đều nhỏ hơn 1 và nằm trong vòng tròn đơn vị. 
Cuối cùng, tiến hành kiểm định tự tương quan trong mô hình (Bảng 4) ta nhận thấy 
mô hình VAR thoả mãn giả thiết, hầu như không gặp hiện tượng tự tương quan của các sai 
số ngẫu nhiên trong các hồi qui. 
Bảng 4. Tương quan giữa các phần dư 
 D(FDI) GDP GDI D(EX) D(HDI) 
D(FDI) 1.000 0.611 0.779 0.549 0.296 
GDP 0.611 1.000 0.225 0.929 0.032 
GDI 0.779 0.225 1.000 0.234 0.351 
D(EX) 0.549 0.929 0.234 1.000 -0.031 
D(HDI) 0.296 0.032 0.351 -0.031 1.000 
Bây giờ, ta phân tích tác động từ hàm phản ứng nhằm đánh giá phản ứng của tất cả 
các biến đối với các cú sốc của mỗi biến trong mô hình. Chúng tôi thực hiện phân tích hàm 
phản ứng theo thứ tự các biến: GDP, D(FDI), GDI, D(EX), D(HDI). Kết quả thu được cho 
trong các bảng sau. 
124 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 
Bảng 5. Tác động của tăng trưởng đến thu hút FDI 
Response of DLNGDP: 
Period GDP D(FDI) GDI D(HDI) D(EX) 
1 0.007651 0 0 0 0 
2 0.004391 8.65E-05 0.001491 -0.00028 0.000333 
3 0.00255 0.000861 0.002088 -0.00014 0.000595 
4 0.001144 0.001205 0.0014 0.000273 -8.97E-05 
5 0.001418 0.000689 -0.00057 7.67E-05 -0.00033 
Bảng 6. Tác động của biến động FDI đến tăng trưởng kinh tế 
Response of DLNFDI: 
Period GDP D(FDI) GDI D(HDI) D(EX) 
1 0.101232 0.103323 0 0 0 
2 0.041011 0.05547 0.01421 0.005771 0.009638 
3 0.068033 0.003215 -0.05921 -0.01062 -0.01654 
4 -0.00679 -0.02147 -0.01603 - -0.00902 0.008308 
5 0.002489 -0.01273 0.004806 -0.0107 0.007592 
Dựa vào các Bảng 5 và 6, một tác động của nhịp tăng vốn FDI (còn gọi là một cú 
sốc) ảnh hưởng đến nhịp tăng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ngay ở thời kỳ thứ 1 ngoại trừ 
nhịp tăng GDP. Một cú sốc FDI năm t sẽ: 
- Tác động tăng nhịp tăng GDP từ năm thứ 2 và kéo dài khoảng 4 năm. Tuy nhiên, 
1% tăng của FDI có tác động đến nhịp tăng của GDP không đáng kể (hệ số dương nhưng 
lại nhỏ). Điều đó cho thấy sự phù hợp với mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam trong những 
năm qua là nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Song, số liệu thực tế lại cho thấy FDI có ảnh hưởng 
nhưng chưa thực sự là đòn bẩy cho tăng trưởng GDP như mong đợi. 
- Sốc FDI có tác động kích thích tích lũy vốn trong nước trong vòng từ năm thứ hai 
nhưng lại làm chậm quá trình tăng vốn trong nước trong các năm sau đó. Điều này cho 
thấy do có sự gia tăng về nguồn FDI đã gây ra sự cạnh tranh đầu tư với nguồn vốn, làm 
tăng tích lũy vốn trong nước để tạo đối trọng với khu vực FDI hay ít nhất là một tỷ lệ đối 
ứng cao hơn của vốn trong nước trong năm thứ hai khi nhịp tăng FDI cao hơn. Kết quả 
cũng cho thấy ở năm thứ 3 và năm thứ 4 dấu phản ứng của tích lũy vốn trong nước với sự 
gia tăng FDI là âm. Điều này hàm ý để quá trình tích lũy vốn trong nước được gia tăng liên 
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 125 
tục ở những năm sau đó thì việc duy trì nhịp tăng FDI hàng năm là cần thiết ở Việt Nam 
hiện nay. 
- Đối với HDI, FDI có tác động tích cực đến giáo dục, y tế nhằm thúc đẩy tăng 
trưởng bền vững. Tuy nhiên, tác động này là không lớn và có xu thế yếu dần theo thời 
gian. Như vậy, nhịp tăng về HDI không có tác động tích cực đến việc thu hút FDI nhưng 
ngược lại FDI có vai trò như thúc đẩy nhịp tăng của HDI. 
- Tạo nên một kích thích cho EX của nền kinh tế ngay năm đó. Năm thứ 3 có tác 
động âm và các năm tiếp theo có tác động dương nhưng giảm dần. Điều này phản ánh thực 
tế về mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là thông thường trong ngắn hạn họ chiếm 
lĩnh và cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước và về trung và dài hạn là tận dụng lợi thế 
về nguồn tài nguyên và lao động rẻ tại nước tiếp nhận đầu tư để sản xuất ra hàng hóa và 
bán ra thị trường thế giới. Do đó, xuât khẩu của nền kinh tế từ sốc FDI làm cho hệ số ảnh 
hưởng từ năm thứ 4 trở đi lại có dấu dương. 
Một trong những ứng dụng quan trọng của mô hình VAR là chức năng phân rã 
phương sai nhằm phân tích mức tác động của cú sốc mỗi biến trong việc giải thích biến 
động của một biến trong mô hình. Kết quả phân rã phương sai như sau: 
Bảng 7. Bảng phân rã các nhân tố tác động đến biến FDI trong mô hình VAR 
Period S.E. GDP D(FDI) GDI D(HDI) D(EX) 
1 0.14465 48.97758 51.02242 0 0 0 
2 0.16353 44.61013 51.42982 0.755091 0.124558 0.347346 
3 0.188109 46.79466 38.89724 10.47888 0.41291 1.03531 
4 0.190572 45.71942 39.16735 10.91764 0.626507 1.198791 
5 0.191995 45.06129 39.02842 10.81913 0.92782 1.337475 
Tăng trưởng FDI biến động do chính quá trình này sinh ra khoảng 39%-51%. Các 
yếu tố khác có ảnh hưởng từ 39% -61%. Trong đó, tăng trưởng kinh tế gây ra biến động 
cho quá trình này khoảng 45%-49%. Các yếu tố còn lại góp phần không đáng kể vào biến 
động của FDI. 
4. KẾT LUẬN 
Trong bài báo này, chúng tôi phân tích được phản ứng đồng thời của các biến qua mô 
hình VAR. Kết quả nghiên cứu khẳng định quan hệ tương tác hai chiều theo hướng tích 
cực của FDI và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Nhịp tăng vốn FDI sẽ ảnh hưởng đến nhịp 
tăng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ngay ở thời kỳ thứ nhất ngoại trừ nhịp tăng GDP. Quá 
trình tăng FDI có tính quán tính với chính nó rất rõ ràng và có thể duy trì quán tính trong 2 
năm, sau đó có thể tốc độ tăng giảm dần vào các năm tiếp theo. Một hệ thống chính sách 
126 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 
thu hút nguồn vốn FDI tốt sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng, tích luỹ vốn, nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Agosin Manuel R. and Ricardo Mayer, Foreign ivestment in developing countries: 
Does it crowd in domestic Investment? UNCTAD Discussion Paper, No.146, 
Geneva: UNCTAD, 2000. 
2. Barro, R J. and X. Sala-i-Martin, Economic Growth, Boston: McGraw-Hill, 1995. 
3. Bengoa, M. and B.a Sanchez-Robles, Foreign direct investment, economic 
freedom and growth: New evidence from Latin America, European Journal of 
Political Economy 19, 2003, pp.529-545. 
4. Buckley, P. J., J. Clegg and C. Wang, The impact of inward FDI on the 
performance of Chinese manufacturing firms, Journal of International Business 
Studies 33(4), 2002, pp.637-655. 
5. De Mello, L.R. Jr., Foreign direct investment-led growth: Evidence from panel 
data, Oxford Economic Papers5, 1999, pp.133-151. 
6. Granger, C.W.J., Causality, cointegration, and control, Journal of Economic 
Dynamics and Control 12, 1988, pp.551-559. 
7. Johansen, S. and K. Juselius, Maximum likelihood estimation and inference on 
cointegration with applications the demand for money, Oxford Bulletin of 
Economics and Statistics 52(2), 1990, pp.169-210. 
8. Nguyen, P.L. and Sajid A., Foreign direct investment and economic growth in 
Vietnam, Asia Pacific Business Review 16, 2010, pp.183-202. 
9. Nguyên, T.T., FDI và đầu tư trong nước của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á – 
Thái Bình Dương, Kỳ chuyên đề tháng 5, 2015, tr.42-44. 
10. Shan, J., A VAR Approach to the economics of FDI in China, Applied 
Economics 7(34), 2002, pp.885-893. 
11. Sun, H., Macroeconomic impact of direct foreign investment in China: 1979-
96, World Economy 21(5), 1998, pp. 675-694. 
THE IMPACT OF FDI ON THE GROWTH OF VIETNAM ECONOMY 
Abstract: In recent years, FDI flows have a significant impact on the growth of 
Vietnam economy. In this research, we study the impact of FDI inflows on total investment 
in the period from 1991 to 2014. This research uses VAR model to analyse the relation 
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 127 
between FDI and the growth of economy in Vietnam. The results show that FDI has 
positive effect on the growth of Vietnam economy and the contrary. In addition, this 
research also indicates that FDI flows stimulated export as well as improved human 
resources’s quality, technology, being important premiss for firm gorwth of Vietnam 
economy. 
Keywords: FDI, growth of economy, VAR model. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_fdi_den_tang_truong_kinh_te_cua_viet_nam.pdf