Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Năm 2020, nền kinh tế toàn cầu chịu tác động mạnh mẽ của dịch bệnh COVID-19 buộc

Chính phủ các quốc gia phải thực hiện các chính sách kích thích nền kinh tế. Việt Nam cũng

là một nước phải đối mặt với các làn sóng dịch bệnh, tác động nặng nề đến nền kinh tế. Chính

phủ đã phải đưa ra các quyết sách quan trọng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động.

Bằng việc sử dụng dự liệu thứ cấp từ các báo cáo khác nhau, bài viết phân tích các tác động của

đại dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phân tích hiệu quả

chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, các chính sách hỗ trợ đã

rất kịp thời và đạt một số kết quả nhất định; tuy nhiên, khả năng tiếp cận của nhiều doanh nghiệp

còn hạn chế. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị liên quan đến các chính sách hỗ trợ

doanh nghiệp trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trang 1

Trang 1

Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trang 2

Trang 2

Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trang 3

Trang 3

Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trang 4

Trang 4

Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trang 5

Trang 5

Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trang 6

Trang 6

Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trang 7

Trang 7

Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trang 8

Trang 8

Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trang 9

Trang 9

Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 5120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Tác động của đại dịch Covid-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam
áp dụng giảm giá điện xuống bằng mức giá điện áp dụng cho các hộ 
sản xuất. Về giảm tiền điện: Các cơ sở cách ly, khám chữa tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã 
nhiễm COVID-19 được giảm 100% tiền điện; Các cơ sở khám, chữa bệnh có thực hiện khám, 
xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 và các khách sạn và cơ sở lưu 
trú du lịch được sử dụng để cách ly bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 đều được giảm 
20% tiền điện. 
Thứ	hai,	chính	sách	hỗ	trợ	tín	dụng	
Giảm lãi suất vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà 
nước đã thực hiện ba lần giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô lớn và liên tục (17/3/2020, 
13/5/2020 và 01/10/2020) với tổng mức giảm khoảng 1,5% - 2%/ năm lãi suất điều hành. Cụ thể, 
lãi suất tiền gửi, lãi suất qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO), lãi suất cho vay, lãi suất tái chiết 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
323
khấu... để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với đại dịch COVID-19. Trong đó, lãi suất tái cấp vốn giảm 
từ 6%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất 
chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất 
cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong 
thanh toán bù trừ của NHNN giảm từ 7%/năm xuống 5%/năm.
Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động với 
mức lãi suất 0% được quy định cụ thể trong Nghị Quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/
QĐ-TTg. 
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 01/2020/
TT-NHNN. Thực hiện giảm lãi suất đối với các khoản dư nợ cũ. 
Ngoài ra, không phân biệt lãi suất và điều kiện vay vốn cho mọi đối tượng khách hàng.
Thứ	ba,	chính	sách	an	sinh	xã	hội	
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/2020/NĐ-CP “về các biện pháp hỗ trợ người dân 
gặp khó khăn do đại dịch COVID-19” với gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Nghị định đã quy 
định rõ người lao động có chế độ hợp đồng phải nghỉ việc không lương từ 01 tháng trở lên do 
doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng. 
Hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng mà không được 
chi trả bảo hiểm thất nghiệp, người lao động không có hợp đồng lao động bị mất việc. Hỗ trợ 
thêm 500 nghìn đồng/người/tháng đối với những người nhận trợ cấp xã hội hàng tháng. Hộ 
nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Hộ gia đình 
kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 
1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng.
Trong đợt dịch bùng phát lần thứ hai, gói hỗ trợ với tổng kinh phí khoảng 18.600 tỷ đồng chủ 
yếu tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, lao động 
mất việc làm... chịu tác động bởi dịch COVID-19.
Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ doanh nghiệp bằng một số biện pháp khác như: Các doanh 
nghiệp chịu tác động của dịch COVID-19 phải giảm 50% lao động tham gia đóng bảo hiểm xã 
hội trở lên sẽ được tạm dừng đóng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Các doanh nghiệp có từ 50% 
số lao động tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc được lùi đóng phí công đoàn.
3.3. Tác động của các chính sách hỗ trợ đến các doanh nghiệp Việt Nam
Đối với việc gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất, theo báo cáo của Trường Đại học Kinh tế 
Quốc dân và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2020), tính đến ngày 28/7/2020, số giấy 
đề nghị gia hạn gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất của doanh nghiệp là 119.119 giấy đề nghị (chỉ 
chiếm xấp xỉ 17% so với 700.000 doanh nghiệp hoạt động) và đến ngày 31/8/2020, cơ quan thuế 
đã tiếp nhận 184.906 giấy đề nghị với số tiền đã gia hạn là 66.392,9 tỷ đồng. Như vậy, việc triển 
khai chính sách đến các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả khi số lượng doanh nghiệp được 
hưởng chính sách không đáng kể.
Đối với chính sách hỗ trợ tín dụng, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), đến 7/12/2020 đã cơ 
cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 270 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1.037,7 nghìn tỷ đồng, cho 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
324
vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến tháng 12/2020 đạt trên 2.235,2 nghìn tỷ 
đồng cho 386.365 khách hàng. Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện gia nợ cho 167.554 
khách hàng với dự nợ 4.179 tỷ đồng, cho vay mới đối với 1.968.039 khách hàng với số tiền 
71.370 tỷ đồng. 
Đối với gói an sinh xã hội, tính đến giữa tháng 8/2020 chỉ hơn 16 triệu người thuộc các nhóm 
đối tượng lao động nhận được hỗ trợ, với tốc độ giải ngân chỉ đạt hơn 17.000 tỷ đồng (chiếm 
19%) với nhóm được hỗ trợ đa phần là nhóm lao động thuộc khối bảo trợ, lao động là người có 
công, hộ nghèo. Trong khi đó, lao động chịu tác động mạnh nhất là người lao động tự do, lao 
động yếu thế thuộc khối phi chính thức lại không tiếp cận được với hỗ trợ này. (Báo điện tử Đảng 
Cộng sản Việt Nam, 2020)
Theo khảo sát doanh nghiệp của VCCI (2020), các chính sách của Chính phủ hỗ trợ doanh 
nghiệp trong dịch bệnh COVID-19 đã được nhiều doanh nghiệp tiếp cận và hưởng được những 
lợi ích từ các chính sách. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ này vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa 
tiếp cận được. 
Hình 4. Tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp
Nguồn: VCCI (2020)
Kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đối với doanh 
nghiệp của VCCI cho thấy, có khoảng 28,1% doanh nghiệp được khảo sát chưa tiếp cận được 
với các chính sách hỗ trợ liên quan đến dịch bệnh COVID-19. Đối với các doanh nghiệp đã tiếp 
cận được chính sách thì tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận ở các nhóm chính sách cũng khác nhau. Khả 
năng tiếp cận nhóm chính sách về, thuế, phí, tiền thuê đất, tiền điện, của các doanh nghiệp là 
cao nhất. Trong đó, doanh nghiệp đã tiếp cận với chính sách gia hạn nộp thuế thu nhập doanh 
nghiệp, giá trị gia tăng (GTGT) và tiền thuê đất đạt 40,5%, tiếp theo là các chính sách giảm chi 
phí kinh doanh như tiền điện, tiền nước, đạt 25,2% và giảm các loại phí, lệ phí thì có khoảng 
19,5% doanh nghiệp. Đối với nhóm các chính sách hỗ trợ tín dụng cũng có nhiều doanh nghiệp 
tiếp cận, cụ thể như chính sách gia hạn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất đã được 23,2% 
doanh nghiệp tiếp cận. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp tiếp cận với chính sách vay qua 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
325
Ngân hàng chính sách xã hội để trả lương cho người lao động gần như chưa có doanh nghiệp 
nào tiếp cận được vì tỷ lệ trả lời trả lời khảo sát chỉ đạt 1,7%. Tiếp theo là nhóm các chính sách 
hỗ trợ khác như lùi thời điểm đóng phí công đoàn có khoảng 13,3% doanh nghiệp và chính sách 
tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất chiếm 9,6%. 
Nhìn chung, khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ của các doanh nghiệp 
đang ở mức thấp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận với các chính 
sách hỗ trợ từ phía Chính phủ. 
Hình 5. Nguyên nhân chính của việc tiếp cận khó khăn tiếp cận chính sách của doanh nghiệp
Nguồn: VCCI (2020)
Biểu đồ trên đưa ra các rào cản cơ bản khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận các chính sách hỗ 
trợ từ phía Chính phủ. Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân lớn nhất chính là việc thỏa mãn các 
điều kiện để được tiếp cận chính sách hỗ trợ. Nguyên nhân này được 52,9% doanh nghiệp đánh 
giá. Trong khi đó, nguyên nhân về thời gian chờ xác minh và phê duyệt hồ sơ hỗ trợ cũng chiếm 
tỷ lệ khá cao là 42,2% và có khoảng 38% doanh nghiệp cho rằng khó tiếp cận với các thông tin 
cụ thể và quy trình thủ tục đăng ký hỗ trợ hoặc kê khai hồ sơ đăng ký hỗ trợ. 
4. CÁC KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP 
TRONG ĐIỀU KIỆN DỊCH BỆNH COVID-19
Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã rất kịp thời và có ý nghĩa quan trọng đối với các 
doanh nghiệp. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận với các chính sách này của doanh nghiệp đang ở mức 
thấp do nhiều nguyên nhân trong đó các nguyên nhân chính từ các thông tin tuyên truyền, thủ 
tục đăng ký, Hơn nữa, việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp đối với Ngân hàng chính sách 
chỉ được lợi thế lãi suất ưu đãi còn các các thủ tục, thời hạn cho vay thì Ngân hàng Thương mại 
lại có lợi thế hơn. Do đó, kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh 
nghiệp chưa cao. 
Theo báo cáo của VCCI (2020), nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục những khó khăn 
do dịch bệnh COVID-19 gây ra, Chính phủ cần tiếp tục các chính sách hỗ trợ một cách sâu rộng 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
326
hơn đồng thời bổ sung thêm các hỗ trợ khác. Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp tham 
gia khảo sát đã kiến nghị Chính phủ cần có tiếp tục giảm lãi suất cho vay (64,2%) và đồng thời hạ 
thấp điều kiện cho vay (54,7%). Kiến nghị này được các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và nhỏ 
kỳ vọng nhiều nhất. Có gần 62% doanh nghiệp mong muốn Nhà nước tiếp tục giảm các khoản 
thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất phải nộp trong trong năm 2020 và 
có thể sang năm 2021. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần Chính phủ có chính sách hỗ 
trợ phòng dịch cho người lao động (64,4%), tiếp theo là hỗ trợ để giúp doanh nghiệp trả lương 
(50,1%) và đảm bảo việc làm cho người lao động (47,7% DN). Bên cạnh đó, cần có các chính 
sách miễn hoặc giảm BHXH, Quỹ công đoàn để giảm bớt gánh nặng đóng góp của cả doanh 
nghiệp và người lao động. 
 Trên cơ sở các phân tích và đánh giá trên, một số khuyến nghị về chính sách hỗ trợ doanh 
nghiệp được đưa ra nhằm tiếp tục giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong điều kiện dịch 
bệnh COVID-19 đang diễn biến khó lường. 
- Rà soát quy trình triển khai thực hiện các gói hỗ trợ của chính phủ để cập nhất các vướng 
mắc, bất cập để điều chỉnh phù hợp.
- Giảm thiểu các thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là các thủ tục chứng 
minh về tài chính. 
- Thiết kế các hình thức hỗ trợ phù hợp với quy mô và ngành nghề của doanh nghiệp nhằm 
đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp, tránh các hiện tượng trục lợi từ chính sách hỗ trợ.
- Đánh giá cả hiệu quả của chính sách hỗ trợ nhằm điều chỉnh nội dung, cách thức triển khai 
phù hợp và tối ưu nhất cho đối tượng thụ hưởng. 
- Chính phủ cần phải nghiên cứu và tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giảm thuế, tiền 
thuê đất, tiếp tục giảm lãi suất cho vay và điều kiện vay đối với doanh nghiệp. Mặt khác, tiếp tục 
hỗ trợ doanh nghiệp trong việc trả lương cho người lao động, và phòng dịch cho người lao động 
trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Cần nới lỏng một số điều kiện nhằm mở rộng đối tượng 
thủ hưởng. 
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công làm động lực cho phát triển kinh tế nói 
chung và doanh nghiệp nói riêng
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn nữa trong công cuộc tìm kiếm cơ hội 
phát triển thị trường trong nước; Tăng cường chuỗi cung ứng nội địa; đặc biệt các doanh nghiệp 
cần nghiên cứu và ứng dụng thương mại điện tử. 
Như vậy, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp từ Chính phủ đã có ý nghĩa quan trọng đối 
với các doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh gây ra. Điều này thể hiện những nỗ 
lực trong thực hiện mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Trong thời gian tiếp theo, 
dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Chính phủ cần phải thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách 
hỗ trợ nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn đồng thời các doanh nghiệp cũng chủ động 
tìm hướng đi mới, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
327
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Gói hỗ trợ COVID-19 lần hai cần cụ thể và đi 
vào nhóm đối tượng doanh nghiệp, https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/goi-ho-tro-
COVID-19-lan-hai-can-cu-the-va-di-vao-nhom-doi-tuong-doanh-nghiep-563992.html
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và năm 2020.
3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2020), Đánh 
giá các chính sách ứng phó với COVID-19 và các khuyến nghị.
4. Guo, Y. M., & Shi, Y. R. (2021), Impact of the VAT reduction policy on local fiscal pressure 
in China in light of the COVID-19 pandemic: A measurement based on a computable general 
equilibrium model, Economic Analysis and Policy, 69, 253–264. https://doi.org/https://doi.
org/10.1016/j.eap.2020.12.010
5. Hossain, M. (2020), The effect of the COVID-19 on sharing economy activities, Journal of 
Cleaner Production, 124782. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2020.124782
6. Maneenop, S., & Kotcharin, S. (2020), The impacts of COVID-19 on the global airline 
industry: An event study approach, Journal of Air Transport Management, 89, 101920. 
https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.jairtraman.2020.101920
7. Mirza, N., Rahat, B., Naqvi, B., & Rizvi, S. K. A. (2020), Impact of COVID-19 on corporate 
solvency and possible policy responses in the EU, The Quarterly Review of Economics and 
Finance. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.qref.2020.09.002
8. Nguyễn Thành Hiếu; Trương Tuấn Anh; Đỗ Thị Đông; Hà Sơn Tùng (2020), Ảnh hưởng của 
đại dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: Nghiên cứu thực 
tiễn ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 274 tháng, tr 54-63.
9. Padhan, R., & Prabheesh, K. P. (2021), The economics of COVID-19 pandemic: A survey, 
Economic Analysis and Policy, 70, 220–237. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.
eap.2021.02.012
10. Phạm Hồng Chương (2020), Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam, 
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 274 tháng, tr 2-13.
11. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2020), Báo cáo khảo sát tác động của 
dịch COVID-19 đến doanh nghiệp và người lao động.
12. Rapaccini, M., Saccani, N., Kowalkowski, C., Paiola, M., & Adrodegari, F. (2020), 
Navigating disruptive crises through service-led growth: The impact of COVID-19 on Italian 
manufacturing firms, Industrial Marketing Management, 88, 225–237. https://doi.org/https://
doi.org/10.1016/j.indmarman.2020.05.017
13. Song, H. J., Yeon, J., & Lee, S. (2021), Impact of the COVID-19 pandemic: Evidence from 
the U.S. restaurant industry, International Journal of Hospitality Management, 92, 102702. 
https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.ijhm.2020.102702
14. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020. https://
www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/baocao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-
quy-iv-va-nam-2020/
15. Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (2020), Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý VI và cả 
năm 2020.

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dai_dich_covid_19_va_hieu_qua_chinh_sach_ho_tro.pdf