Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam

Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến nền kinh

tế thế giới nói chung và ngành dịch vụ Logistics nói riêng. Bài viết này nhằm làm rõ tác động

của đại dịch COVID-19 đến ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp

góp phần thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam trong bối cảnh ảnh hưởng từ

đại dịch COVID-19.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam trang 1

Trang 1

Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam trang 2

Trang 2

Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam trang 3

Trang 3

Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam trang 4

Trang 4

Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam trang 5

Trang 5

Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam trang 6

Trang 6

Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam trang 7

Trang 7

Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam trang 8

Trang 8

Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 10480
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam

Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam
ào năm 2030; tăng trưởng với tốc độ trung bình năm là 14,5% trong giai đoạn 2020 - 2030. Các 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
366
yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường chuỗi lạnh là nhu cầu về các sản phẩm nhạy 
cảm với nhiệt độ (dược phẩm, vắc-xin, hóa mỹ phẩm, thực phẩm). Từ đầu năm 2020 đến nay, các 
nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuỗi lạnh đã liên tục phải cải tiến quy trình, công nghệ để đáp 
ứng các yêu cầu của Nhà nước và người tiêu dùng trong sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, 
cụ thể: 
- Dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ là những phân khúc nổi bật trong 
thị trường này giai đoạn 2020 - 2030.
- Yêu cầu về nhiệt độ thay đổi theo các sản phẩm cụ thể buộc các công ty Logistics luôn phải 
sẵn sàng với các tùy chọn mới cho khách hàng hoặc để đáp ứng các tiêu chuẩn mới theo quy định 
pháp luật. Trước mắt, trong năm 2021, nếu vắc-xin phòng ngừa COVID-19 được đưa vào các 
chương trình tiêm chủng rộng rãi, việc vận chuyển, bảo quản vắc-xin sẽ trở thành nhu cầu cấp 
bách ở tất cả các quốc gia. Đảm bảo chất lượng của thuốc hoặc vắc-xin trong suốt chuỗi cung ứng 
là yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu về các giải pháp chuỗi lạnh trong năm 2021.
- Hơn nữa, dịch bệnh COVID-19 sẽ tiếp tục thúc đẩy Chính phủ các nước đưa ra các quy định 
mới, tác động đến ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe, một mặt tạo điều kiện tăng trưởng 
mạnh, mặt khác lại đặt ra những yêu cầu cao hơn với dịch vụ chuỗi lạnh. 
- Ngoài ra, nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm sữa, rau và trái cây, cùng với việc tăng xuất 
nhập khẩu rau và trái cây cũng đang thúc đẩy nhu cầu về các giải pháp chuỗi lạnh trong thời gian tới. 
Với các thách thức nêu trên, để tận dụng tối đa các cơ hội, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics 
nên tập trung nhiều hơn vào các phân khúc tăng trưởng nhanh như: vận tải đa phương thức, 
Logistics trong thương mại điện tử, Logistics chuỗi lạnh..., đồng thời hợp tác chặt chẽ hơn để 
đảm bảo các mục tiêu về “xanh hóa” theo các quy định, cam kết quốc tế cũng như vì sự phát triển 
bền vững của chính mình. 
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG 
BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
4.1. Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp dịch vụ Logistics 
Để phát triển hiệu quả nguồn nhân lực ngành Logistics đang thiếu trầm trọng hiện nay, đến 
năm 2030, dự kiến cần khoảng 2 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực 
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, do vậy, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp dịch 
vụ Logistics cần tập trung vào các nội dung như sau:
- Xây dựng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực Logistics phù hợp với nền kinh tế 
hội nhập trong bối cảnh Việt Nam chưa có một đội ngũ cán bộ giảng dạy về Logistics có kiến 
thức chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm thực tế, cũng như chưa có hệ thống chuẩn kỹ năng 
làm cơ sở cho việc thiết kế các chương trình đào tạo và giáo trình cho các vị trí công việc trong 
ngành Logistics.
- Coi việc phát triển nguồn nhân lực Logistics Việt Nam là một chiến lược liên tục và lâu dài, 
cần phát triển nguồn nhân lực này theo hướng chính quy, chuyên nghiệp. Trong chiến lược dài 
hạn, Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hỗ trợ và tài trợ xây dựng và hoạch định chính 
sách có tính định hướng, đồng thời hiện thực hóa bộ Luật Thương mại, chương về Logistics. Mặt 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
367
khác, cần thiết lập hệ thống chứng nhận năng lực cấp quốc gia về Logistics, đáp ứng các yêu cầu 
chuẩn mực cho người lao động hoạt động trong ngành.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chính sách khuyến khích mở các bộ môn và khoa Logistics 
trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế, ngoại thương, hỗ trợ những nơi này xây dựng các 
chương trình, giáo trình đào tạo được chuẩn hóa và hệ thống đào tạo liên thông giữa các cơ sở 
với nhau.
- Những địa phương có tiềm năng phát triển dịch vụ cảng biển và Logistics như nên chú trọng 
huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực xây dựng chính sách và biện pháp, tổ chức và 
quản lý các Trung tâm Logistics hiện đại. Bên cạnh đó, các địa phương này cần có biện pháp hỗ 
trợ thực hiện ngay các chương trình huấn luyện nhận thức về quản trị Logistics và chuỗi cung 
ứng cho các doanh nghiệp trên địa bàn, hỗ trợ quá trình đào tạo chuyên sâu và xây dựng một 
chiến lược dài hạn phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tương lai.
- Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn 
trong và ngoài nước; phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức như Liên đoàn các Hiệp hội 
Giao nhận Vận tải Quốc tế (International Federation of Freight Forwarders Association - FIATA), 
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association - IATA),... và các 
tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn. Mặt khác, các doanh 
nghiệp Logistics cũng cần phải kết hợp chặt chẽ với các hiệp hội có điều kiện mở các khóa đào 
tạo nhân lực cho mình.
4.2. Nhân lực ngành dịch vụ Logistics cần tận dụng thành tựu của Cách mạng 
công nghiệp 4.0 để đối phó với những thách thức từ đại dịch COVID-19
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với đặc trưng của nền kinh tế số dựa trên dữ 
liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo đã tạo nên một mô hình kinh doanh sáng tạo hết sức 
đa dạng của doanh nghiệp. Hơn nữa, thế giới phẳng cũng đã mang lại cơ hội cho doanh nghiệp 
có tầm hạn kinh doanh không biên giới, và kinh tế chia sẻ đã khiến cho các khái niệm về nguồn 
lực của doanh nghiệp hoàn toàn thay đổi. Một doanh nghiệp du lịch lữ hành và nghỉ dưỡng như 
Agoda có thể không sở hữu bất cứ khách sạn và phương tiện chuyên chở nào, một tập đoàn bán 
lẻ như Alibaba, Amazon có thể không sở hữu hàng hóa họ bán, và công ty vận tải quy mô lớn như 
Uber, Lift, Grab cũng không cần sở hữu bất cứ chiếc ô tô và thuê người lái nào. Với mô hình này, 
nguồn nhân lực của doanh nghiệp đã trở thành đối tác thay vì người làm thuê. Cả hai bên đều có 
sự cạnh tranh trong lựa chọn đối tác, và chính vì thế, quản trị nguồn nhân lực đã điều chỉnh theo 
hướng mới, đòi hỏi người làm chính sách nhân sự phải truyền thông tốt, xử lý vấn đề tốt và luôn 
ở quy mô lớn. Những nghiên cứu đa chiều về nhân sự đòi hỏi được thực hiện thường xuyên, có 
chiều sâu đòi hỏi kiến thức về quản trị, về chiến lược và về con người hết sức sâu sắc. Hệ thống 
công cụ sử dụng trong nghiên cứu cũng đã trở nên vô cùng đa dạng và thông minh. Mạng xã hội 
Linkedin và Facebook được sử dụng để tuyển dụng, tìm nhà cung cấp dịch vụ, tìm kiếm đối tác 
hợp tác. Các ứng dụng Mobile và tiện ích truy cập như Smart wifi, Member login được thiết kế 
hết sức đa dạng và phong phú để thu thập dữ liệu lớn, phân tích hành vi, đặc tính, nhu cầu hoặc 
ý kiến phản hồi của người lao động.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
368
Nếu như trước đây, người ta thường đưa về phòng nhân sự những người không có khả năng 
thích ứng với kinh doanh, kỹ thuật hay con số nhưng là người biết đối nhân xử thế, tuân thủ pháp 
luật và không cần phải có nền tảng kiến thức quản trị nguồn nhân lực nào, thì ngày nay, việc đó 
đã quá lỗi thời. Nhiều người làm quản trị nguồn nhân lực chuyên nghiệp giờ đây đã là những 
người được đào tạo bài bản về quản trị kinh doanh và quản trị nguồn nhân lực trong môi trường 
hàn lâm và sau đó liên tục cập nhật kiến thức, công cụ, và xu hướng quản trị mới trong quá trình 
làm việc. Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực đòi hỏi bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp 
phải có khả năng thực hiện các khảo sát, nghiên cứu và phân tích bài bản dựa trên các mô hình 
thống kê và mô hình khái niệm của từng vấn đề chặt chẽ. Nhà quản trị nguồn nhân lực phải đặt 
ra được các yêu cầu thiết kế và khai thác sử dụng được các phần mềm quản trị nguồn nhân lực 
chuyên biệt của doanh nghiệp đồng thời với các ứng dụng khác để phục vụ cho việc xử lý các vấn 
đề nhân sự, xây dựng chính sách và ra quyết định nhanh, chính xác của lãnh đạo doanh nghiệp. 
Khả năng thực hiện các hoạt động quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả cùng với việc số hóa quản 
trị nguồn nhân lực theo hướng tận dụng các thành quả của CMCN 4.0 là một xu hướng được gọi 
là “Quản trị nguồn nhân lực 4.0”, viết tắt là HR4.0, đã mở ra một cơ hội mới cho nhà quản trị 
nguồn nhân lực được đóng vai trò chiến lược trong doanh nghiệp, xứng đáng là một trong ba trụ 
cột chính của quản trị doanh nghiệp: kinh doanh, tài chính và nhân sự.
Nhân lực ngành dịch vụ Logistics có thể tận dụng thành tựu của CMCN 4.0 để đối phó với 
những thách thức từ đại dịch COVID-19 theo những định hướng sau:
Theo	kịp	xu	hướng: Sự tiến bộ trong công nghệ có thể mang lại năng suất cao hơn nhưng 
cần đến con người ít hơn. Không khó để nhận thấy sự xuất hiện các kho hàng tự động của các 
“ông trùm” về thương mại điện tử như: Amazon, Alibaba. Các phương tiện tự động, robot giao 
hàng,... cũng đang được phát triển và thử nghiệm rộng rãi. Tuy nhiên, công nghệ luôn luôn thay 
đổi. Trong một vài năm, tự động hóa có thể trở nên phổ biến rộng rãi, dần nhường chỗ cho các xu 
hướng mới phát triển. Do đó, lực lượng lao động cần trở nên năng động, linh hoạt. Trong khi lực 
lượng lao động cần dõi theo xu hướng để đảm bảo công việc của họ không có nguy cơ bị thay thế 
bởi công nghệ, thì các nhà quản lý nên chủ động tiếp cận và quản lý chuỗi cung ứng bằng cách 
luôn tìm ra công nghệ mới để tối đa hóa năng suất.
Học	hỏi	và	thích	nghi:	Sự thay đổi lớn trong lực lượng lao động cũng đã từng diễn ra trước 
đây. Vào năm 1870, gần 50% dân số Hoa Kỳ làm nông nghiệp; tính đến năm 2008, chưa tới 2% 
dân số Hoa Kỳ làm việc trong ngành này. Nguyên nhân là do nền kinh tế chuyển từ nông nghiệp 
sang công nghiệp khiến nhiều việc làm mới xuất hiện; các kỹ năng và cơ hội mới cũng trở nên 
cần thiết cho sự đổi mới và phát triển. Trong CMCN 4.0, các công việc liên quan đến công nghệ 
được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, lực lượng lao động của thời đại mới phải luôn theo kịp xu hướng, 
tập trung học hỏi và thích nghi với công nghệ và ứng dụng mới.
Tận	dụng	phần	mềm	nâng	cao	để	hỗ	trợ	các	công	việc	vận	hành	hàng	ngày:	Hệ thống quản lý 
vận tải, hệ thống quản lý kho, phần mềm tối ưu hóa lộ trình, hệ thống quản lý đơn hàng, phần mềm 
phân tích dữ liệu lớn (Big Data) là những cách dễ dàng nhất để cải thiện doanh nghiệp. Mỗi loại phần 
mềm được tạo ra để giải quyết các vấn đề về Logistics khác nhau. Chúng có thể quản lý và phân tích 
dữ liệu, từ đó hỗ trợ người dùng đưa ra quyết định theo định hướng dữ liệu (Data-driven). Nhiệm vụ 
của con người là xác định chính xác vấn đề cần cải tiến bằng công nghệ. Ví dụ, trong trường hợp kế 
hoạch lộ trình kém, thiếu cập nhật tiến độ theo thời gian thực hay không có sự giao tiếp với khách 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
369
hàng, giao hàng chặng cuối (last-mile Logistics) có thể chiếm tới 28% tổng chi phí Logistics. Nhằm 
giải quyết vấn đề này, các công ty có thể tìm tới các giải pháp như TMS - phần mềm tối ưu hoá lộ 
trình. Abivin vRoute là một giải pháp như vậy, tích hợp các công nghệ của CMCN 4.0 bao gồm: IoT, 
học máy (Machine learning), thuật toán cao cấp (Advanced algorithm) để giải quyết vấn đề hoạch 
định tuyến đường (Vehicle routing problem) và số hóa quá trình giao hàng.
4.3. Cải tiến công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới
Dịch vụ Logistics là ngành mang tính quốc tế cao và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công 
nghệ vào các hoạt động. Hiện nay, các nước phát triển đang từng bước thực hiện E-Logistics, green 
Logisitics, E-Documents... và ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, công nghệ Blockchain... 
Trong điều kiện CMCN 4.0, các nước đã bắt đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo hay robot vào thực hiện 
một số dịch vụ, như dịch vụ đóng hàng vào container hay dỡ hàng khỏi container, xếp dỡ hàng hóa 
trong kho, bãi... Trong khi đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc hàng này của các 
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics của Việt Nam hiện nay còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sử 
dụng phần mềm khai hải quan điện tử, công nghệ định vị xe, email và internet cơ bản,... 
Trong bối cảnh các công ty Logistics trên thế giới đang nhanh chóng cải tiến công nghệ để 
bắt kịp xu hướng này và cải thiện tỷ suất lợi nhuận, các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam cần 
phải không ngừng cải tiến công nghệ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới. Các công 
cụ tự động, hiện đại trong ngành dịch vụ Loigistics có thể kể đến như sau: 
- Robot giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí lao động phổ thông;
- Xe chuyển hàng tự động (Automation Guided Vehicle - AGV) có thể thực hiện đơn hàng, 
tự bổ sung hàng trong kho bãi;
- Thiết bị theo dõi, định vị, dẫn đường và quan sát bằng các thiết bị sử dụng WiFi, Bluetooth;
- Ứng dụng Co-pilot trên Android của điện thoại di động được sử dụng trong hoạt động 
Logistics quốc tế;
- Ứng dụng cung cấp định tuyến (mapping) và định hướng (direction routing), tạo điều kiện 
cho chuyển hướng thông qua việc theo dõi trực tuyến phương tiện vận tải;
- Ứng dụng quét mã vạch trực tuyến trong quản lý kho; tối ưu hóa hàng tồn kho dựa trên điện 
toán đám mây;
- Ứng dụng kiểm soát lao động hàng ngày trong Logistics (ứng dụng Web fleet của Android); 
- Tích hợp hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn hàng, quan hệ khách hàng trong Logistics trực tuyến...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Duc, D. A., Van, L. H., Yu, V. F., Chou, S. Y., Hien, N. V., Chi, N. T., & Dat, L. Q. (2021), A 
dynamic generalized fuzzy multi-criteria group decision making approach for green supplier 
segmentation. Plos One, 16(1): e0245187. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0245187
2. Inbound Logistics. https://www.inboundLogistics.com/cms/index.php
3. Sarkodie, S. A., & Owusu, P. A. (2020), Global assessment of environment, health and 
economic impact of the novel coronavirus (COVID-19). Environment, Development and 
Sustainability, Jun 5, 1 - 11.Available at: 10.1007/s10668-020-00801-2
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
370
4. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 phê duyệt Kế 
hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến 
năm 2025.
5. Thủ tướng Chính phủ 2021), Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 về việc sửa đổi, bổ 
sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng 
cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025.
6. Wang, C., Horby, P. W., Hayden, F. G., & Gao, G. F. (2020), A novel coronavirus outbreak 
of global health concern. The Lancet, 395, 470 - 473. Available at: https://doi.org/10.1016/
s0140-6736(20)30185-9
7. World Bank (2020), The global economic outlook during the COVID-19 Pandemic: 
A changed world. Washington, D.C: World Bank
8. World Health Organisation (2021), WHO coronavirus disease (COVID-19) dashboard.

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dai_dich_covid_19_den_nganh_dich_vu_logistics_v.pdf