Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

TÓM TẮT

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam

trong ngắn hạn và dài hạn, trong đó có ngành bán lẻ. Mặc dù, bán lẻ được coi là một trong những

lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất, nhưng nó cũng thể hiện khả năng phục hồi nhanh so với

các lĩnh vực khác. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá và phân tích tổng thể những tác

động chính của đại dịch đối với ngành bán lẻ Việt Nam với 9 tác động trọng yếu: số lượng người

mua sắm giảm; sự biến động lớn trên thị trường cho thuê; cửa hàng đóng cửa, cắt giảm nhân viên

tối đa; doanh số bán lẻ sụt giảm nghiêm trọng; sự bùng nổ của thương mại điện tử và dịch vụ giao

hàng tận nhà; thay đổi chiến dịch và giảm ngân sách tiếp thị; đầu tư xây dựng các kênh bán hàng

trực tuyến mới; chuyển đổi tiêu dùng từ ngoại tuyến sang trực tuyến và tăng lượng hàng dự trữ

trong vùng dịch. Dựa trên những phân tích này, nhóm tác giả đề xuất một số đề xuất quan trọng

đối với Chính phủ Việt Nam bao gồm (1) hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho các cửa hàng đóng cửa

trong thời kỳ đại dịch bán lẻ truyền thống; (2) nhanh chóng triển khai các gói hỗ trợ thanh khoản

và cung cấp các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các nhà bán lẻ hiện đại; (3) giải quyết vấn đề

thiếu hụt lao động trong các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thiết yếu; (4) tăng nguồn dự trữ

thiết yếu và quản lý hiệu quả nguồn cung trên thị trường. Trong khi một số đề xuất được đưa ra

cho các doanh nghiệp bán lẻ để vượt qua suy thoái và thúc đẩy tăng trưởng sau đại dịch: (1) hiểu

vấn đề của khách hàng; (2) định hình lại chiến lược kinh doanh; (3) giữ liên lạc với các bên liên quan

và (4) mở rộng các kênh bán hàng mới. Các gợi ý trên được khuyến nghị trên cơ sở triển vọng sáng

sủa từ cả các yếu tố vĩ mô và thị trường bán lẻ nội địa

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị trang 1

Trang 1

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị trang 2

Trang 2

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị trang 3

Trang 3

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị trang 4

Trang 4

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị trang 5

Trang 5

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị trang 6

Trang 6

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị trang 7

Trang 7

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị trang 8

Trang 8

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 5320
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
như sau:
Khuyến nghị đối với Nhà nước
Để giúp các công ty bán lẻ có thể sống sót qua thời
kỳ hậu khủng hoảng và kích thích tăng trưởng trong
ngành, chính phủ cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp bán
lẻ tương tự như các doanh nghiệp trong các lĩnh vực
khác. Tuy nhiên, đặc thù của ngành bán lẻ đòi hỏi
nhiều chính sách khác biệt hơn. Cụ thể, ngành bán
lẻ hiện nay bao gồm hai loại kênh chính là bán lẻ
hiện đại và bán lẻ truyền thống. Trong khi bán lẻ
truyền thống chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, tiểu
thương, không đăng ký ký doanh, chưa thành lập
doanh nghiệp, nhưng loại hình này lại chiếm tới gần
80% thị phần bán lẻ trong nước (Nielsel, 2020). Do
đó, dựa trên đặc thù của từng loại hình khác nhau,
chính phủ cần thực hiện các chính sách hỗ trợ cụ thể
và nhanh chóng.
Đối với kênh bán lẻ truyền thống
Bản chất của kênh truyền thống là các cửa hàng kinh
doanh nhỏ lẻ, không lo về mặt bằng, ít nhân viên, tác
động của dịch lên kênh này chủ yếu là sự sụt giảm
doanh thu trong thời kỳ dịch, buộc phải đóng cửa
trong thời gian cách ly xã hội. Sau dịch, loại hình này
nhanh chóng phục hồi. Do đó, tác động của dịch lên
kênh bán lẻ truyền thống không nghiêm trọng như
bán lẻ hiện đại. Nhưng chính phủ cũng cần hỗ trợ
thông qua các gói trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho
các cửa hàng bị đóng cửa trong thời gian dịch. Kích
cầu tiêu dùng cũng là cách gián tiếp thúc đẩy doanh
thu cho bán lẻ truyền thống. Cụ thể chính phủ đã hỗ
trợ tiềnmặt cho các hộ dân gặp khó khăn doCovid-19
trên toàn quốc. Tuy nhiên, các gói này cần được triển
khai nhanh chóng và minh bạch để phát huy hiệu quả
của chính sách.
Đối với kênh bán lẻ hiện đại
Đầu tiên, chính phủ cần thực hiện nhanh chóng các
gói hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp bán lẻ,
đưa ra các gói tín dụng cho vay với lãi suất ưu đãi để
giúp các nhà bán lẻ dự trữ hàng hoá, đảm bảo bình
ổn giá thị trường. Bên cạnh đó, chính phủ cần thực
hiện đồng bộ các chính sách nhằm giảm gánh nặng
tài chính cho doanh nghiệp như giảm hoặc hoãn các
khoản thuế phải thu, giảm giá điện nước, giảm giá cho
thuê mặt bằng.. Trong đó quan trọng là đơn giản hóa
và nới lỏng các điều kiện cho vay, để đảm bảo rằng
các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được các
gói hỗ trợ này. Bài học ở nhiều quốc gia và ở Việt
Nam thời gian qua cho thấy, mặc dù nhiều gói hỗ trợ
doanh nghiệp được Chính phủ thông qua, nhưng tỉ
lệ giải ngân rất thấp vì doanh nghiệp không đáp ứng
được các điều kiện của ngân hàng.
Thứ hai, chính phủ cần giúp đỡ các doanh nghiệp
bán lẻ giải quyết vấn đề về thiếu hụt lao động trong
các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thiết yếu và dư
thừa lao động trong các doanh nghiệp khác. Tác động
mạnhmẽ của đại dịch Covid lên thị trường quốc tế và
trong nước đã khiến hàng trăm doanh nghiệp đóng
cửa, hoặc giảm năng suất một phần. Điều này buộc
các doanh nghiệp phải cắt giảm một bộ phận lớn
người lao động, và ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thu
nhập và an sinh xã hội8.
Ngoài ra, các nhà bán lẻ trực tiếp được khuyến khích
đa dạng hóa các kênh bán hàng, đặc biệt mở rộng các
hoạt động sang bán hàng online9. Do đó, chính phủ
cần thực hiện các chính sách để hỗ trợ, đặc biệt cho
các doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi sang hình thức on-
line. Ngoài các gói hỗ trợ về tài chính, chính phủ cần
quan tâmvà tháo gỡ các rào cản thamgia vào nền tảng
bán hàng online của các doanh nghiệp nhỏ như chính
sách bảo vệ người tiêu dùng, bảomật, điều kiện thanh
toán.
Cuối cùng, trong đợt khủnghoảng đã cho thấy khuynh
hướng người dân có nhu cầu cao về dự trữ các sản
phẩm thiết yếu. Do đó, chính phủ cần có kế hoạch dự
trữ những nhu yếu phẩm thiết yếu, quản lý tốt nguồn
cung thị trường, không để tình trạng găm hàng, tăng
giá, tạo khan hiếm giả. Đặc biệt về thực phẩm thiết
yếu, các sản phẩm y tế cần được đa dạng hóa về nguồn
cung ứng, cải thiện khả năng dự báo về nhu cầu và khả
năng cung ứng trong nước.
Khuyến nghị đối với doanh nghiệp
Một số khuyến nghị được đề xuất cho hai loại kênh
bán lẻ như sau:
Kênh bán lẻ hiện đại
Không như kênh bán lẻ truyền thống, các doanh
nghiệp trong kênh bán lẻ hiện đại chịu áp lực rất lớn
về chi phí vận hành gồm tiền thuêmặt bằng, trả lương
nhân viên, chi phí điện nước, chi phí tồn kho...Kết
quả dẫn tới rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa lâu
dài, các khuyến nghị sau đây được đưa ra nhằm giúp
doanh nghiệp tái định hình chiến lược và phương án
kinh doanh trong thời gian sắp tới.
1400
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1395-1403
Thấu hiểu những vấn đề của khách hàng
Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp bán lẻ, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền
kinh tế nói chung, bao gồm cả những khách hàng của
doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất cho sự phục hồi
của doanh nghiệp đó là thấu hiểu khách hàng, tìm
hiểu vấn đề khách hàng đang gặp phải và họ quan
tâm về điều gì sau dịch10. Dựa trên những vấn đề mà
khách hàng đang đối mặt, doanh nghiệp bán lẻ cần
tìm ra các giải pháp kinh doanh, định vị sản phẩm
phù hợp với tình hình mới. Tạo sự tin tưởng, thấu
hiểu, đồng cảm giữa doanh nghiệp và khách hàng là
chìa khóa then chốt để thu hút khách hàng trở lại.
Định hình lại chiến lược kinh doanh
Có thể nhận thấy rằng dịch bệnh Covid-19 đã làm
gián đoạn hoạt động kinh doanh của hầu hết doanh
nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp phải đứng bên bờ
vực đóng cửa. Mặc dù tình hình dịch bệnh đã được
kiểm soát ở trong nước, chính phủ cũng đã ban hành
nhiều chính sách để tháo gỡ khó khăn, nhưng thị
trường bán lẻ vẫn còn nhiều bất ổn, hành vi người tiêu
dùng cũng thay đổi. Do đó, nhiệmvụ cấp bách của các
doanh nghiệp bán lẻ ở thời điểm hiện tại là cần phải
tái cấu trúc lại các hoạt động kinh doanh, định hình
lại các chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với
tình hìnhmới10. Cụ thể các doanh nghiệp bán lẻ cần:
(i) Xem xét và đánh giá toàn diện cấu trúc tài chính
của doanh nghiệp, nhận diện các rủi ro, biến động về
chi phí kinh doanh, khả năng doanh thu và sinh lời
trong ngắn hạn và dài hạn; (ii) Điều chỉnh lại ngân
sách truyền thông một cách hợp lý, giảm bớt truyền
thông ngoài trời, tăng ngân sách cho truyền thông
trực tuyến; (iii) Cung cấp các dòng sản phẩm mới để
đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Tập trung
vào sáng tạo, phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới
liên quan đến sức khỏe; (iv) Rà soát và đánh giá lại
các nguồn cung ứng của doanh nghiệp, phân tích khả
năng ảnh hưởng của dịch bệnh đối với từng nhà cung
ứng, đưa ra các điều chỉnh cần thiết; (v) Xây dựng và
đề xuất các chiến lược marketing mới thích ứng với
tệp khách hàng mới; khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào các mô hình/kênh trực tuyến và dịch vụ giao
hàng. Đồng thời nâng cao trải nghiệm người mua và
chất lượng dịch vụ cung cấp.
Giữ liên lạc với các bên liên quan
Tác động của đại dịch làm cho mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với các bên liên quan có nhiều sự thay
đổi. Sự đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau giữa các bên
là điều rất quan trọng để giải quyết các bài toán sau
dịch. Do đó, doanh nghiệp cần phải truyền thông
rõ ràng, minh bạch, kịp thời và chính xác về hoạt
động kinh doanh, chiến lược tiếp thị, phương án nhân
sự và hoạt động cung ứng đối với tất cả các đối tác
của mình10. Cụ thể: (i) Đối với nhân viên: doanh
nghiệp nên truyền thông đầy đủ về kế hoạch kinh
doanh và tình hình nhân sự, để giúp họ thấu hiểu và
đồng hành cùng với doanh nghiệp. (ii) Đối với khách
hàng: chìa khóa then chốt cho khả năng phục hồi là
khả năng kết nối, tương tác với khách hàng về hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp sau dịch. Sự thay
đổi về hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động
cần được truyền tải một cách khéo léo đến cho khách
hàng. Doanh nghiệp cần gia tăng các hoạt động chăm
sóc khách hàng, giới thiệu sản phẩm và cung cấp các
chương trình xúc tiến hợp lý để thu hút khách hàng
mới và giữ chân các khách hàng trung thành. (iii)Đối
với nhà cung cấp: thông tin giữa doanh nghiệp và các
nhà cung ứng phải được được kết nối thường xuyên,
nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá lại khả năng cung
ứng hàng hóa trong thời gian tới, đưa ra các lựa chọn
thay thế nếu cần thiết.
Mở rộng các kênh bán hàng mới
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã cho thấy vai trò vô
cùng quan trọng của việc bán hàng đa kênh, cả of-
fline và online đối với hoạt động kinh doanh của hầu
hết doanh nghiệp. Bán hàng đa kênh không phải là
xu hướng, mà là giải pháp tất yếu đối với các doanh
nghiệp bán lẻ để có thể tồn tại và phát triển trong thời
kỳ nhiều biến động như hiện nay. Bán hàng qua các
kênh khác nhau vừa giúp giảm thiểu rủi ro để tiếp cận
khách hàng thay vì một kênh duy nhất như bán hàng
truyền thống, đồng thời khai thác tối đa các tệp khách
hàng khác nhau để gia tăng doanh thu. Thậm chí, rất
nhiều doanh nghiêp hoàn toàn phải kinh doanh on-
line để duy trì hoạt động trong thời gian bùng phát
dịch3.
Kênh bán lẻ truyền thống
Các loại hình bán lẻ truyền thống được đánh giá là
ít bị ảnh hưởng hơn so với các hình thức bán lẻ hiện
đại dựa vào lợi thế vào mặt bằng, chi phí đầu tư thấp,
nhân sự ít. Tuy nhiên, các cơ sở bán lẻ truyền thống
cũng cần tái cơ cấu lại danh mục hàng hóa, gia tăng
dự trữ các loại sản phẩm thiết yếu. Ngoài ra, các cơ
sở bán lẻ truyền thống cũng cần thay đổi tư duy trong
bán hàng, hướng đến ứng dụng thương mại điện tử
trong phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
KẾT LUẬN
Đại dịch COVID-19 là một thách thức rất lớn cho sự
phát triển của toàn thế giới. Ngành bán lẻ đang đóng
góp ngày càng to lớn vào GDP của Việt Nam và cũng
đang chịu những tác động mạnh mẽ của đại dịch này.
Do đó, để có cái nhìn sâu sắc hơn về những ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19, bài báo chỉ tập trung nghiên
cứu, phân tích và đưa ra các khuyến nghị hành động
1401
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1395-1403
cho chính phủ và doanh nghiệp vào ngành bán lẻ sản
phẩm tiêu dùng hữu hình dưới góc nhìn của 3 đối
tượng chính: bán lẻ hiện đại, bán lẻ truyền thống và
người tiêu dùng.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
WB: Ngân hàng thế giới
EVFTA: Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu
Âu- Việt Nam
IMF: Qũy tiền tệ thế giới
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
TUYÊN BỐ XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung
đột lợi ích nào trong công bố bài báo.
TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC
GIẢ
1. Tác giả 1 chịu trách nhiệm nội dung: thu thập
dữ liệu, viết phần tổng quan và thực trạng ảnh
hưởng.
2. Tác giả 2 chịu trách nhiệm nội dung: liên hệ với
tạp chí, chỉnh sửa bài báo và viết các phần về giải
pháp.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. COVID-19. Dashboard by the Center for Systems Science and
Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University (JHU), ArcGIS.
Đại học Johns Hopkins. 2020;.
2. Uyên P. Hậu Covid-19. bán lẻ Việt đang bật dậy
mạnh mẽ. Cuộc sống an toàn. 2020;Available from:
https://cuocsongantoan.vn/hau-covid-19-ban-le-viet-dang-
bat-day-manh-me-6960.html.
3. Worldpanel K. Thay đổi trong hành vi mua sắm và chuyển
động bán lẻ tại Việt Nam. Brandsvietnam. 2020;Available
from: https://bbgv.org/buscen-news-tieng-viet/covid-19-
thay-doi-trong-hanh-vi-mua-sam-va-chuyen-dong-ban-le-
tai-viet-nam/?lang=vi.
4. Palexy. Báo cáo chuyên sâu ngành bán lẻ. Khảo sát về ảnh
hưởngcủadịchCovid-19 tới cácnhàbán lẻ tại ViệtNam. 2020;.
5. PhươngT. Covid-19, đại phẫungànhbán lẻ ra sao? 2020;Avail-
able from: https://www.ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/tin-
kinh-te/tin-tuc/1886334.
6. Nielsen. Ba viễn cảnh cuộc sống hậu Covid-19: phục hồi, vực
dậy hay tái tạo. 2020;.
7. Savills. Thông cáo báo chí thị trường bán lẻ Việt Nam, quý I,
năm 2020. 2020;.
8. Tổng cục thống kê. Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế xã
hội quý 1, quý 2 năm 2020. Hà Nội. 2020;.
9. OECD. Covid-19 and the retail sector: impact and pol-
icy responses. 2020;Available from: 
coronavirus/policy-responses/covid-19-and-the-retail-sector-
impact-and-policy-responses-371d7599/.
10. Linh T. Doanh nghiệp cần làm gì để hồi phục sau dịch Covid?
2020;Available from: https://94now.com/blog/doanh-nghiep-
can-lam-gi-de-hoi-phuc-sau-mua-dich-covid.html.
1402
Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 5(2):1395-1403
Open Access Full Text Article Research Article
1Univerisy of Economics, University of
Danang.
2FPT University
Correspondence
Nguyen Le Dinh Quy, FPT University
Email: QuyNLD@fe.edu.vn
History
 Received: 11-01-2021 
 Accepted: 15-3-2021 
 Published: 18-4-2021
DOI : 10.32508/stdjelm.v5i2.750 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
The impacts of COVID-19 pandemic on retailing in Vietnam:
current situations and recommendations
Tran Xuan Quynh1, Nguyen Le Dinh Quy2,*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
The COVID-19 pandemic seriously impacted almost the fields of the Vietnameconomy in the short-
term and long-term, including the retail industry. While, retailing is regarded as one of the most
strongly-impacted fields, but it also expresses the quick capability of recovery in comparison to
other sectors. This study has been carried out to evaluate and analyze holistically the major effects
of the pandemic on the Vietnam retail industry with nine critical impacts: the number of shoppers
decreases; great volatility in the rental market; closed shops, maximum staff cuts; retail sales decline
seriously; the explosion of e-commerce and home delivery services; change the campaign and de-
crease marketing budget; invest in building new online sales channels; convert consumption from
offline to online and increase stockpiles of goods in the epidemic. Based on these analyses, the
author recommends several significant suggestions for the Vietnam government including (1) di-
rectly support by in cash for the closed-stores during the pandemic for the traditional retailing; (2)
quickly implement liquidity support packages and offer credit packages with preferential interest
rates for the modern retailers; (3) solving problems of labor shortages in businesses that produce
essential products; (4) increasing the essential stockpile source and manage efficiently the mar-
ket supply. While some suggestions are delivered for retail businesses to overcome the recession
and boost growth after the pandemic: (1) understand customers' problems; (2) reshape business
strategy; (3) keep in touch with stakeholders and (4) expand new sales channels. The above sug-
gestions are recommended on the basis of the bright outlooks from both macro factors and the
internal retailing market.
Key words: Covid-19 pandemic, retailing, effects, solutions
Cite this article : Quynh T X, Quy N L D. The impacts of COVID-19 pandemic on retailing in Vietnam: 
current situations and recommendations. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 5(2):1395-1403.
1403

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dai_dich_covid_19_den_nganh_ban_le_viet_nam_thu.pdf