Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ đến kinh tế -

xã hội, nhưng bên cạnh đó, cũng mang lại những cơ hội đặc biệt cho các doanh nghiệp. Từ số liệu

điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020 và bằng phương

pháp thống kê mô tả, phân tích thống kê cho thấy, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ đến

năng lực chuyển đổi số ở hầu hết các mặt, trong đó các tiêu chí “Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và

phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp”, “Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể sử dụng

công nghệ thông tin (CNTT) trong công việc”; “Tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị CNTT

tại nơi làm việc” phát triển mạnh mẽ hơn cả. Trong khi đó, không chỉ nguồn lực mà nhận thức

và tâm lý cũng là những rào cản đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số ở các doanh nghiệp.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trang 1

Trang 1

Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trang 2

Trang 2

Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trang 3

Trang 3

Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trang 4

Trang 4

Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trang 5

Trang 5

Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trang 6

Trang 6

Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trang 7

Trang 7

Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trang 8

Trang 8

Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2740
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam

Tác động của đại dịch Covid-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam
riển sản phẩm/dịch vụ hoặc hoạt động 
quảng cáo của doanh nghiệp. 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích thống kê để chỉ ra năng lực 
chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19. 
3.1. Thực trạng năng lực chuyển đổi số của các doanh nghiệp
Trước dịch COVID-19, năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp không cao. Ở tất cả tiêu 
chí đánh giá, đa phần tỷ lệ số hóa các lĩnh vực trong doanh nghiệp chỉ mới ở mức dưới 25%, số 
doanh nghiệp có tỷ lệ số hóa các lĩnh vực đạt trên 50% chiếm tỷ lệ thấp và rất ít doanh nghiệp 
có tỷ lệ số hóa đạt trên 75%. Mức độ chuyển đổi số giữa các lĩnh vực cũng phân hóa khác nhau. 
Trong đó, sự cải thiện về năng lực chuyển đổi số của người lao động là tiêu chí được đánh giá 
cao nhất, với gần một nửa doanh nghiệp có tỷ lệ trên 50% nhân viên được trang bị các thiết bị 
CNTT tại nơi làm việc cũng như có kiến thức và khả năng sử dụng CNTT. Xây dựng cơ sở dữ 
liệu khách hàng, chăm sóc khách hàng và hoạt động marketing là các lĩnh vực được đánh giá 
cao tiếp theo về tỷ lệ số hóa với 11,6% số doanh nghiệp có tỷ lệ thông tin khách hàng được số 
hóa của doanh nghiệp chiếm trên 50%, 11,3% số doanh nghiệp có tỷ lệ các hoạt động chăm sóc 
khách hàng và/tìm kiếm khách hàng mới được số hóa trong toàn bộ hoạt động chiếm trên 50%. 
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp giữa các bộ phận trong doanh 
nghiệp và Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, đánh giá và giám sát nhân viên cũng được đánh giá 
ở trình độ tương đồng. Ở mức thấp nhất là các chỉ tiêu Tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm/dịch vụ 
được số hóa trong doanh thu của doanh nghiệp và Tỷ lệ sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong số 
các dòng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, với hơn 50% số doanh nghiệp đánh giá các tỷ lệ 
này chỉ đạt mức dưới 10%.
Hình 2. Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Tỷ lệ sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong 
Tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm / dịch vụ 
Tỷ lệ doanh thu từ Thương mại điện tử 
Tỷ lệ các hoạt động chăm sóc khách hàng 
Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, đánh 
Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp giữa 
Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể sử dụng 
Tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị 
Tỷ lệ thông tin khách hàng được số hóa 
Tỷ lệ thông tin khách hàng được sử dụng 
Dưới 10%
10%-25%
25%-50%
50%-75%
Trên 75%
Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của VCCI
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
545
Năng lực chuyển đổi số hiện nay (trong bối cảnh COVID-19 đang bùng phát và không ngừng 
lây lan) của các doanh nghiệp nói chung được mô tả chi tiết trong Hình 3. Dịch bệnh COVID-19 
bùng phát đã gây nên những xáo trộn to lớn trên mọi phương diện và lĩnh vực của đời sống, kinh 
tế - xã hội. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải điều chỉnh liên tục với những thách 
thức lớn chưa từng có. Doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy nhu cầu về việc hoạt động sản xuất 
- kinh doanh và khía cạnh kỹ thuật số phối hợp đồng thời với nhau để giúp cuộc sống doanh 
nghiệp thích ứng và trở lại bình thường. Vì thế, trên tất cả các tiêu chí, Tỷ lệ số hóa ở nhiều lĩnh 
vực trong doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể so với thời điểm trước COVID-19 với số lượng lớn 
hơn các doanh nghiệp đạt tỷ lệ số hóa trên các lĩnh vực trên 50% và trên 75%. Một vài tiêu chí 
vẫn tiếp tục dẫn đầu về mức độ chuyển đổi số như: Tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị 
CNTT tại nơi làm việc hay Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và khả năng sử dụng CNTT trong doanh 
nghiệp. Các tiêu chí khác tuy không có sự thay đổi đáng kể về mặt thứ tự cao thấp, xong đang 
dần trở nên đồng bộ hơn về mức độ chuyển đổi số, không còn phân hóa nhiều như trước dịch 
COVID-19. Một số tiêu chí như Tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong 
doanh thu của doanh nghiệp hay Tỷ lệ sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong số các dòng sản 
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực, số lượng doanh 
nghiệp đánh giá các tỷ lệ này ở mức dưới 10% chỉ còn chiếm khoảng 1/3. 
Hình 3. Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Tỷ lệ sản phẩm/dịch vụ được số 
Tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm / 
Tỷ lệ doanh thu từ Thương mại 
Tỷ lệ các hoạt động chăm sóc 
Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, 
Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp 
Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể 
Tỷ lệ nhân viên được trang bị các 
Tỷ lệ thông tin khách hàng được số 
Tỷ lệ thông tin khách hàng được sử 
Dưới 10%
10%-25%
25%-50%
50%-75%
Trên 75%
Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của VCCI
3.2. Phân tích thống kê về năng lực chuyển đổi số của các doanh nghiệp 
Từ các mô tả trên cho thấy, năng lực chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch 
bệnh COVID-19 đã tăng lên đáng kể ở tất cả các tiêu chí. Sự khác biệt về năng lực chuyển đổi 
số trước và trong dịch bệnh, một lần nữa được khẳng định, thông qua các kiểm định khác biệt 
được mô tả trong Bảng 1. 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
546
Bảng 1. Bảng kiểm định sự khác biệt về năng lực chuyển đổi số
Biến số Mean Std. Err. P(T<t)
Tỷ lệ SP/DV được số hóa trước đại dịch COVID-19 1,74 0,046
0,000
Tỷ lệ SP/DV được số hóa trong đại dịch COVID-19 2,08 0,048
Tỷ lệ đóng góp của các SP/DV được số hóa trước đại dịch COVID-19 1,73 0,046
0,000
Tỷ lệ đóng góp của các SP/DV được số hóa trong đại dịch COVID-19 2,05 0,049
Tỷ lệ doanh thu từ thương mại điện tử trước đại dịch COVID-19 1,74 0,047
0,000
Tỷ lệ doanh thu từ thương mại điện tử trong đại dịch COVID-19 2,05 0,049
Tỷ lệ các hoạt động chăm sóc khách hàng số hóa trước đại dịch 
COVID-19
1,95 0,053
0,000
Tỷ lệ các hoạt động chăm sóc khách hàng số hóa trong đại dịch 
COVID-19
2,28 0,052
Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, đánh giá và giám sát nhân viên 
trước đại dịch COVID-19
1,96 0,489
0,000
Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, đánh giá và giám sát nhân viên 
trong đại dịch COVID-19
2,32 0,053
Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp trước đại dịch COVID-19 2,18 0,052
0,000
Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp trong đại dịch COVID-19 2,59 0,057
Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể sử dụng CNTT trong công 
việc trước đại dịch COVID-19
2,31 0,053
0,000
Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể sử dụng CNTT trong công 
việc trong đại dịch COVID-19
2,70 0,056
Tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị CNTT tại nơi làm trước 
đại dịch COVID-19
2,64 0,065
0,000
Tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị CNTT tại nơi làm trong 
đại dịch COVID-19
3,04 0,062
Tỷ lệ thông tin khách hàng được số hóa trước đại dịch COVID-19 2,16 0,055
0,000
Tỷ lệ thông tin khách hàng được số hóa trong đại dịch COVID-19 2,49 0,053
Tỷ lệ thông tin khách hàng được sử trước đại dịch COVID-19 1,89 0,049
0,000
Tỷ lệ thông tin khách hàng được sử dụng trong đại dịch COVID-19 2,27 0,052
Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của VCCI dựa trên phần mềm Stata16
Từ kết quả kiểm định sự khác biệt về năng lực chuyển đổi số được trình bày trong Bảng 1 
cho thấy, khả năng chuyển đối số của các doanh nghiệp trong đại dịch cao hơn với trước khi đại 
dịch COVID-19 xảy ra. Kết quả này hoàn toàn đồng nhất với các thống kê mô tả ở trên. Trong 
bối cảnh dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, gây nên nhiều xáo trộn về hầu hết các lĩnh vực, đặc 
biệt là lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, để tồn tại thì cộng đồng doanh nghiệp đã tìm cho mình 
những hướng đi phù hợp và chuyển đổi số là một giải pháp chiếm ưu thế. Do vậy, ngoài những 
mặt tiêu cực mà đại dịch COVID-19 gây ra thì cuộc khủng hoảng này cũng thúc đẩy mạnh mẽ 
năng lực chuyển đổi số.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
547
3.3. Rào cản về khả năng chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng về khả năng chuyển đổi 
số đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh vẫn không ngừng bùng phát và gây hậu quả nghiêm trọng 
nhưng tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vẫn cò ở mức hạn chế, hầu như dưới 50%. Phần 
lớn tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số tương ứng dưới 25% và 25% - 50% trước và trong 
đại dịch COVID-19. Một số rào cản đối với việc ứng dụng công nghệ số trong các doanh nghiệp 
được đề cập đến như: “Thiếu thông tin về công nghệ số; Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công 
nghệ số; Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số (VD: cơ sở hạ tầng CNTT chưa phát triển); Thiếu 
cam kết/hiểu biết của cấp lãnh đạo doanh nghiệp; Thiếu cam kết/hiểu biết của người lao động; 
Chi phí ứng dụng công nghệ số cao; Sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp; Khó khăn trong thay 
đổi tập quán kinh doanh truyền thống trong nhóm ngành; Khó khăn trong việc tích hợp các công 
cụ CNTT nội bộ; Các quy định, quy tắc không phù hợp với số hóa (Ví dụ: văn bản gốc, chữ ký); 
Các quy định, quy tắc phải tuân theo không rõ ràng; Không cần thiết phải ứng dụng công nghệ 
số” (xem Hình 4).
Hình 4. Rào cản đối với doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ số 
2.3
8.5
10.3
15.0
15.8
18.3
21.9
30.4
32.3
33.9
38.9
55.6
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0
Không cần thiết phải ứng dụng công nghệ số
Các quy định, quy tắc phải tuân theo không 
Thiếu cam kết/hiểu biết của cấp lãnh đạo 
Thiếu cam kết/hiểu biết của người lao động
Các quy định, quy tắc không phù hợp với số 
Khó khăn trong việc tích hợp các công cụ 
Khó khăn trong thay đổi tập quán kinh 
Thiếu thông tin về công nghệ số
Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công 
Sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp
Thiếu cở sở hạ tầng công nghệ số (VD: cơ 
Chi phí ứng dụng công nghệ số cao
Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của VCCI
Theo phân tích từ kết quả khảo sát (Hình 4), có 55,6% doanh nghiệp cho biết, rào cản mà 
họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là bởi Chi phí cao trong ứng dụng công nghệ số. Để áp 
dụng được các công cụ kỹ thuật số, các phần mềm quản lý chuyên dụng đôi khi đòi hỏi doanh 
nghiệp bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn, đặc biệt là đầu tư vào mua sắm các thiết bị máy 
móc mới hoặc dây chuyền tự động hóa hiện đại cũng như đồng bộ hóa lại cơ sở hạ tầng về công 
nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Do vậy, Thiếu cơ sở hạ tầng về công nghệ số cũng trở thành 
rào cản lớn tiếp theo với 38,9% doanh nghiệp gặp khó khăn về lĩnh vực này. Rào cản lớn thứ ba 
đối với doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 33,9% doanh nghiệp chính là Sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh 
nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của CNTT tạo ra động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhưng 
cũng làm nảy sinh những nguy cơ về lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm mạng lợi dụng 
tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật. Trong khi đó, đa phần doanh nghiệp Việt Nam chưa 
nhận thức hết được tầm quan trọng trong việc đầu tư áp dụng các giải pháp hỗ trợ để bảo mật 
thông tin trong doanh nghiệp.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
548
Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số và Thiếu thông tin về công nghệ số là hai rào 
cản lớn tiếp theo, chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,3% và 30,4%. Để áp dụng được các công cụ kỹ thuật 
số vào trong quy trình sản xuất - kinh doanh, không chỉ đòi hỏi lao động trong doanh nghiệp phải 
biết cách sử dụng hệ thống máy móc, thiết bị, phần mềm hiện đại mà còn phải đảm bảo khả năng 
sửa chữa khi có lỗi phát sinh và tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Các tổ 
chức làm nhiệm vụ môi giới và dịch vụ trong thị trường công nghệ để kết nối giữa nguồn cung 
và cầu công nghệ còn hạn chế, dẫn đến doanh nghiệp thiếu sự cập nhật và hiểu biết về những xu 
thế công nghệ mới.
Ngoài hạn chế nguồn lực thì những hạn chế hạn chế trong nhận thức và tâm lý là những rào 
cản khiến nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn đứng ngoài cuộc trong xu thế chuyển đổi số hiện 
nay. Chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh 
doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới, thiết lập lại quy trình làm việc, loại bỏ 
những công đoạn trung gian, rườm rà trên cơ sở ứng dụng công nghệ số. Tâm lý ngại thay đổi, 
ngại từ bỏ những tập quán kinh doanh truyền thống được duy trì nhiều năm khiến 21,9% doanh 
nghiệp cảm thấy khó khăn khi tiến hành chuyển đổi số. 
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đại dịch COVID-19 như một hồi chuông cảnh báo các doanh nghiệp phải kịp thời nắm bắt 
xu thế chuyển đổi số để nhanh chóng vượt qua đại dịch. Nghiên cứu này cho thấy nhận thức về 
chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực, cụ thể là một tỷ lệ 
lớn doanh nghiệp đã áp dụng các công nghệ số trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra và khi đại 
dịch xảy ra thì tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số hay khả năng chuyển đổi số cũng 
đã tăng lên một cách đáng kể. Tuy phần lớn các doanh nghiệp đã trang bị những năng lực nhất 
định để tiến hành chuyển đổi số nhưng mới chỉ ở mức độ cơ bản và sơ khai, tỷ lệ số hóa chiếm 
trong sản phẩm/dịch vụ còn thấp, tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong 
tổng doanh thu không cao. 
Những rào cản chủ yếu khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong chuyển đổi số được kể đến 
như: chi phí ứng dụng công nghệ số cao, thiếu cơ sở hạ tầng, sợ rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp, thiếu 
nhân lực có trình độ, trong đó, chi phí cho việc ứng dụng công nghệ số là rào cản lớn nhất.
Từ những kết quả kể trên có thể thấy, chuyển đổi số là một trong những hướng đi chủ đạo 
giúp các doanh nghiệp vượt qua đại dịch, nhưng để chuyển đổi số được thực hiện thì các doanh 
nghiệp cũng gặp không ít các rào cản. Để giúp cộng đồng các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, 
đồng thời, nhanh chóng áp dụng tối đa ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động để phát triển, 
Chính phủ nên có thêm những hỗ trợ để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong chuyển đổi số. Đặc biệt, 
Chính phủ có nên chú trọng xây dựng các quy tắc, quy định thúc đẩy kinh doanh điện tử thay cho 
hình thức sử dụng giấy tờ truyền thống, hỗ trợ tài chính cho ứng dụng công nghệ số, minh bạch 
hóa các quy tắc, quy định về quản lý dữ liệu để có thể hy vọng có những thay đổi lớn trong xu 
thế chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
549
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eisenhardt, K. M., & Martin, J. A. (2000), “Dynamic capabilities: What are they?”, 
Strategic Management Journal, 21(10 - 11), 1105-1121. https://doi.org/10.1002/1097-
0266(200010/11)21:10/113.0.CO;2-E.
2. Porter, M. E., & Millar, V. E. (1985), “How information gives you competitive advantage”, 
Harvard Business Review, 63(4), 149 - 160.
3. Sambamurthy, V., Bharadwaj, A. and Grover, V., 2003, “Shaping Agility through Digital 
Options: Reconceptualizing the Role of Information Technology in Contemporary Firms”, 
Management Information Systems Research Center, University of Minnesota, Vol.27, No.2, 
pp.237 - 263.

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dai_dich_covid_19_den_kha_nang_chuyen_doi_so_cu.pdf