Tác động các cam kết của hiệp định CPTTP đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) tại Việt Nam
Hiệp định CPTTP là Hiệp định tự do thế hệ mới tác động tới nhiều khía
cạnh và lĩnh vực kinh tế xã hội Việt Nam, trong đó việc gia tăng sức cạnh tranh trong một số
lĩnh vực trở nên gay gắt hơn. Hơn nữa, cạnh tranh đối với nhiều khu vực đã được thể hiện bởi
sức cạnh tranh cấp tỉnh của nhiều địa phương nhưng dưới góc độ thu hút đầu tư và chính
sách. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã được Phòng thương mại và công nghiệp
Việt Nam thực hiện thường niên và công bố rộng rãi. Tuy nhiên, những thay đổi ở các địa
phương, các tỉnh đôi khi chưa kịp thời với những Hiệp định thương mại do Chính phủ Việt
Nam thực hiện. Đâu đó vẫn còn tình trạng thụ động, chờ đợi và thực hiện theo chỉ thị từ trung
ương dẫn đến tình trạng bị động, mất năng lực cạnh tranh mới lo can thiệp. Nhiều quy định
của Việt Nam có khả năng thích ứng nhưng nhiều quy định cần phải rà soát chỉnh sửa, nhiều
cơ hội và cũng không ít thách thức cho Việt Nam. Những cam kết của Việt Nam trong Hiệp
định CPTPP tất yếu phải thực hiện ngay nên Việt Nam cần có những giải pháp tức thời. Vì
vậy, những phân tích và giải pháp trong bài này góp phần vào việc nhận định các tác động
của những cam kết trong Hiệp định CPTPP đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam và
đưa ra một số giải pháp Việt Nam thực thi có hiệu quả theo cam kết đó.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động các cam kết của hiệp định CPTTP đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) tại Việt Nam
khăn. Nếu khách hàng quốc tế theo cách ứng x đó mà doanh nghiệp Việt không đáp ứng sẽ viện dẫn đến cam kết bảo vệ người tiêu dùng trong CPTPP sẽ có bất đồng về cách hiểu. - Các tác động được đánh giá theo lĩnh vực Việt Nam cam kết tích cực và tiêu cực, xếp hạng thứ bậc các nước có thế mạnh quốc gia khi mở c a theo CPTPP cụ thể như sau: Lĩnh vực /nƣớc VN Nhật Canada Brunei Úc Malay Sing NewZe Chile Mexi Peru Quần áo, giầy dép, đồ gỗ 3 1 8 11 9 2 7 10 6 5 4 M phẩm, 11 1 2 9 8 3 6 7 10 4 5 Điện, điện t , vi tính.. 11 1 3 10 4 5 2 9 7 6 8 Đồ dùng gia đình, 5 1 6 11 7 2 8 9 4 3 10 Văn phòng phẩm 10 1 7 11 8 3 2 9 5 4 6 Thực phẩm 10 1 7 8 2 6 10 3 4 5 11 Phim ảnh, ca nhạc 10 1 8 6 7 5 10 11 4 3 2 Game, video 8 1 3 11 10 4 2 9 6 5 7 Dầu khí 4 11 8 1 7 6 10 0 3 5 2 Khác 8 1 2 10 4 5 3 11 7 6 9 Nguồn: Tạ Văn Lợi- Hội thảo quốc tế về Kinh doanh và marketing số trong kỷ nguyên 4.0, 11/2019, Hà Nội. Hình 3: So sánh tương quan lợi thế quốc gia CPTPP về cạnh tranh đối với một số ngành hàng Như vậy, trên giác độ tác động giữa các quốc gia thành viên của CPTPP về các lĩnh vực và lợi thế quốc gia có thể thấy Việt Nam có ưu thế hơn về các lĩnh vực thực phẩm, quần áo, giầy dép và đồ gỗ. Khả năng phát triển mạnh sang các thị trường nước khác. Trong khi đó các lĩnh vực m phẩm, phim ảnh Việt nam sẽ bị xâm thực và du nhập nhiều hơn. Điều đó c ng có nghĩa Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp thúc đẩy thương mại cho các lĩnh vực có lợi thế và hoàn thiện thể chế tốt hơn về thương mại cho các lĩnh vực sẽ hiện diện tại Việt Nam khi thực thi CPTPP. Các địa phương có lợi thế về các ngành hàng điện t , du lịch, công nghiệp nhẹ sẽ có cơ hội gia tăng ch tiêu năng lực cạnh tranh cấp t nh do làn sóng đầu tư trong và ngoài nước đổ vào nhiều hơn, trong khi đó các t nh có thế mạnh về các ngành hàng nông nghiệp, chăn nuôi, sẽ dễ bị cạnh tranh và tụt hạng trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp t nh các năm tới. 358 3. Các kiến nghị và giải pháp tăng cƣờng thực thi các cam kết của Hiệp định CPTPP đối với cạnh tranh tại Việt Nam - Đối với Chính phủ: Một là: Tiếp tục tăng cường cải cách thủ tục hành chính và chế tài thực thi pháp luật. + Trong việc cải cách thủ tục hành chính Việt Nam nên rà soát và phân đoạn các công việc hành chính công và quản l Nhà nước rõ ràng hơn. Một số dịch vụ và lĩnh vực nên chuyển sang dịch vụ và cho tư nhân đấu thầu thực hiện sẽ tốt hơn để các bộ phận của cơ quan quản lý thực thi nên cơ chế “v a đá bóng, v a thổi còi” “lợi ích cục bộ”, “lợi ch hành ch nh” vẫn diễn ra thường xuyên. Có lộ trình chuyển dần các lĩnh vực còn được bảo hộ, cam kết bảo lưu sang cơ chế thị trường có sự giám sát của Nhà nước, tách bạch yêu cầu an ninh quốc phòng với mục tiêu kinh doanh như xăng dầu, năng lượng. Nhà nước cần có yêu cầu cụ thể về đơn hàng đảm bảo an ninh còn lại cho phép vận hành theo cơ chế thị trường. Các dịch vụ công chuyển sang cơ chế phục vụ và có thu sẽ có bồi thường và có qu thực thi việc cam kết bồi thường đó. + Cơ chế tự kiểm soát và giám sát lẫn nhau nên minh bạch, công khai. Yêu cầu các trang web, các trang điện t phải đăng công khai các điều kiện kinh doanh quả ngành nghề thay vì phải thành lập các bộ phận giám sát tại các cơ quan công quyền. C a sổ của mục điều kiện đó b t buộc phải link với trang web về Hiệp định CPTPP để người tham gia thương mại điện t lúc nào c ng tự kiểm tra các điều kiện lĩnh vực ngành nghề và các cam kết để tự đánh giá và quyết định tham gia. + Tăng cường các chế tài thực thi pháp luật khi có tranh chấp xảy ra trong thương mại. Th a nhận một số án lệ, tiền lệ hợp lý và phổ biến, phổ thông là các quy định có tính chất pháp l tương đương. Xóa b các cơ chế cơ quan quản lý trở thành các trọng tài phán xét ngữ nghĩa của các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư Cần có những phản biện độc lập, mô hình đánh giá tác động ch nh sách rõ ràng hơn trước khi áp dụng và thực thi. Các tình huống phổ thông, phổ biến cần có cập nhật và th a nhận cho phù hợp với cam kết trong CPTPP. + Đối với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân: Nhà nước cần tạo điều kiện tham gia và rút lui kh i thị trường minh bạch và công bằng hơn. Loại b các thủ tục tham gia thị trường và cơ chế xin cho trong cấp phép kinh do- anh hoặc các điều kiện kinh doanh. Nên tập trung vào các giải pháp thị trường như tạo điều kiện tiếp cận vốn, tăng cường tư vấn và hỗ trợ dịch vụ phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp tiềm năng tạo thành các đối trọng lớn trong kinh doanh tại Việt nam. Mặc dù các doanh nghiệp nước ngoài có vốn lớn, kinh nghiệm nhiều nhưng khó có thể triển khai nhanh và rộng các hệ thống hạ tầng kh p các t nh thành ngay t đầu, vì vậy các tập đoàn Việt Nam phải nhanh chóng phát huy lợi thế cốt lõi đó thành lợi thế cạnh tranh và lợi thế khác biệt. Muốn vậy cần có sự tích cực t chính các tập đoàn trên và sự hỗ trợ t phái nhà nước về vốn, dịch vụ phát triển kinh doanh Hai là: Rà soát và sửa đổi các nội dung luật, nghị định và thông tư liên quan đến kinh doanh và cạnh tranh + Việc thực thi cam kết khi có các mâu thuẫn tất yếu sẽ vận dụng các quy định của Hiệp định CPTPP khi được phê chuẩn. Tuy nhiên, việc rà soát và s a đổi các luật và văn bản dưới luật liên quan đến kinh doanh và cạnh tranh luôn là cần thiết và chuẩn bị càng tốt sẽ hỗ 359 trợ cho thực thi cam kết tốt hơn, t xung đột và tranh chấp hơn. Điều đó c ng đồng nghĩa với việc nâng cấp dần các luật quốc gia đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Các quy định về điều kiện tham gia kinh doanh ở Việt Nam khá chặt chẽ và quá nhiều nhưng thiên về thủ tục hành chính, cần có giám sát, thanh tra t cơ quan công quyền nên được bãi b và thay thế bằng các quy định về biện pháp k thuật và kinh tế. + Luật thương mại cần s a đổi những quy phạm về phương thức kinh doanh và các cam kết mang t nh đặc th trong thương mại. Những quy định về giao dịch trong chào giá, đặt hàng, cam kết mua bán nên chuyển đổi theo các quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa. Có 11 điều cần s a đổi t các định nghĩa về hợp đồng giao dịch mua bán đến hình thức hợp đồng (liên quan đến hình thức giao kèo qua mạng), x lý tranh chấp, cam kết giao hàng, khiếu nại hàng hóa (cho phép bảo vệ người tiêu d ng được quyền đổi trả và bảo hành trong 1 thời hạn nhất định); việc t chối mua hàng; quyền hủy hợp đồng; thanh toán và địa điểm thanh toán; bảo hộ pháp lý. + Luật thuế giá trị gia tăng cần có thay đổi nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng cho các chủ thể tham gia: Ngoài cơ chế tự giám sát lẫn nhau, các quy định về biện pháp kinh tế cần có như áp dụng chiết khấu hóa đơn mua bán qua mạng, nếu người mua hàng lấy và giữ hóa đơn hợp lệ, phát hành đúng và đủ các cam kết đã tuyên bố bảo hành thì v a coi là giấy bảo hành đương nhiên được nhà nước th a nhận và sẽ nhận chiết khấu thuế VAT t 10% xuống 8%. Khuyến kh ch thanh toán thương mại điện t qua ngân hàng và lấy hóa đơn GTGT. Người tiêu dùng là người chịu thuế và cần được biết thông tin và giám sát doanh nghiệp có nộp hộ đúng và đủ cho ngân sách Nhà nước. Tranh nguy cơ chuyển giá có thể nghiên cứu áp dụng thuế chi phí gia tăng thay cho thuế giá trị gia tăng, giảm đầu mối và chi ph bôi trơn của doanh nghiệp. + Về các cam kết quốc tế: Việt Nam chủ động đàm phán kéo dài lộ trình Với các sản phẩm dễ tổn thương, giải pháp chủ yếu c ng là kéo dãn lộ trình giảm thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh. Theo hướng đó, lộ trình cần được s dụng một cách chủ động, hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại vào lộ trình dẫn đến chậm đổi mới và t đó là bị động, lúng túng khi thách thức đến. Đặc biệt, cần đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi doanh nghiệp đều nhận thức được cơ hội và thách thức của CPTPP nói riêng c ng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các FTA thế hệ mới nói chung. Ba là: Tăng cường nguồn lực cho các doanh nghiệp Việt Nam Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cần có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp không phân biệt nhà nước hay tư nhân những nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp phát triển. Về vốn cần có đối x công bằng, minh bạch và hợp lý giữa các thành phần kinh tế. Lãi suất cần phải điều ch nh hạ hơn nữa để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực. Về nhân lực cần có hỗ trợ cần thiết để đào tạo nghề, k năng và nghiệp vụ cho các ngành nghề Việt Nam có thể mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn nhân lực trở về sau khi đi xuất khẩu lao động. Về đất đai và các tài nguyên khác cần có cơ chế minh bạch và bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia. Tránh tình trạng một số doanh nghiệp phất lên dựa vào khai thác và bán tài nguyên thô của đất nước hoặc giầu lên dựa vào địa tô chênh lệch về đất đai. 360 Bốn là: Tăng cường công tác truyền thông, tập huấn và hỗ trợ về CPTPP và cạnh tranh Khi tham gia chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng toàn cầu, các công ty Việt Nam dễ bị lệ thuộc và làm gia công thuê cho các thương hiệu nếu không có công tác chuẩn bị tham gia t sớm với thế mạnh đặc thù. Các doanh nghiêp Việt Nam đa phần là v a và nh nên cần hỗ trợ cả về thông tin và các biện pháp hỗ trợ. Nhà nước nên tập trung vào truyền thông và tập huấn hỗ trợ t sớm giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt khi tham gia và thực thi các cam kết trong CPTPP. Đặc biệt, kiến thức và cách thức quản trị của doanh ngiệp Việt Nam còn khá yếu vì vậy rất cần được tập huấn cả về nội dung, cơ hội và thách thức khi tham gia Hiệp định CPTPP và về cạnh tranh hợp pháp. Những k thuật và biện pháp cạnh tranh được phép về mặt pháp lý sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh nhiều sai sót trong các vụ tranh chấp quốc tế. Năm là: Tăng cường hỗ trợ đầu tư hạ tầng và giảm chi phí logistics Hệ thống cơ sở hạ tầng Việt Nam đã được chú trong đầu tư nhưng sự đa dạng và tính kết nối vẫn còn thấp. Đặc biệt Việt Nam mới phát triển hệ thống giao thông đường bộ và độ phủ mạng thông tin nhưng gần như không có các hệ thống giao thông tầu điện ngầm, sky train, đường s t cao tốc, đường thủy liên vận tốc độ cao, thậm ch đường truyền net còn thấp. Do đó, chi ph logistics tại Việt Nam khá cao so với các nước khác trong khu vực. Việc phát triển hệ thống đường bộ c ng kéo theo chi ph và các trạm thu phí quá dày so với các nước khác. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp t nh và môi trường kinh doanh quốc gia. Việt nma cần thực hiện đồng bộ các giải pháp t trung ương đến địa phương, mà đặc biệt là các địa phương phải nỗ lực nâng cao ch số cạnh tranh cấp t nh tất yếu tạo ra môi trường cạnh tranh quốc gia được thăng hạng so với các nước khác trên thế giới. - Đối với các địa phương: Một là: Các địa phương cần rà soát các quy định và chính sách phù hợp với các thay đổi của cam kết Hiệp định CPTPP Nhiều địa phương có nhiều ch nh sách và quy định vượt rào hoặc trái với cam kết sẽ có nguyên cơ bị kiện bởi các thực thể và pháp nhân nước ngoài. Các cam kết Việt Nam đang triển khai thấy rõ các cơ quant rung ương chuyển đổi khá mạnh mẽ, thậm chí có cả Ban về hội nhập kinh tế quốc tế do phó thủ tướng làm trưởng ban đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm thay đổi cơ chế và chính sách cấp trung ương, tuy nhiên các địa phương có chuyển biến chậm và không đồng đều, nhiều địa phương còn thụ động và mâu thuẫn vơi những cam kết quốc tế. Vì vậy, chính quyền các t nh cần phải rà soát lại các quy định và chsinh sách cho phù hợp với các cam kết của Hiệp định CPTPP. Hai là: Cần sang lọc các ngành hàng có thế mạnh tại địa phương và dựa vào sự so sánh với năng lực cạnh tranh của 10 quốc gia khác trong khối của Hiệp định CPTPP để phát triển Theo như đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP đối với các ngành hàng cho thấy Việt Nam có những xu hướng có thể khai thác về: + Các t nh có thu hút nhiều FDI nước ngoài có thể tham gia các ngành hàng, điện t , hàng dân dụng, nhựa và giày da, may mặc tập trung vào tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, cải cách hành chính, cải cách thể chế, tăng t nh minh bạch t tiêu ch 7 đến 10 nhằm tăng sức cạnh tranh cấp t nh. Phần lớn các t nh này nằm ở nhóm đầu của bảng xếp hạng vì nhiều năm qua đã mở c a thu hút FDI như Hà Nội, thành phố Hồ Ch Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, 361 B c Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng Tuy nhiên, hạn chế lớn của các t nh này là giá trị đất đai tăng cao, chi ph bôi trơn lớn . Vì vậy nên tập trung vào các tiêu chí về thể chế, tính minh bạch sẽ hiệu quả hơn. + Các t nh có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp, du lịch, lâm nghiệp hoặc chậm thu hút FDI nên tập trung rà soát các điều kiện kinh doanh, môi trường kinh tế và kinh doanh t tiêu ch 1 đến 6 nhằm gia tăng nhiều doanh nghiệp có thể tham gia kinh doanh, hỗ trợ do- anh nghiệp phát triển mạnh tạo sức thu hút các nhà đầu tư mới sẽ hiều quả hơn và tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp t nh của các năm s p tới, sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Ba là: Cần chú trọng nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế Phần lớn các địa phương t có những nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Những địa phương có thu hút nhiều FDI có thể tốt hơn nhưng phần lớn năng lực về kiến thức, k năng, chuẩn ngôn ngữ còn hạn chế. Vì vậy, rất nhiều nhân lực có trình độ về các thành phố lớn làm việc càng làm cho nguồn nhân lực địa phương bị thiếu hụt. Các địa phương muốn gia tăng năng lực cạnh tranh cấp t nh tất yếu phải chuẩn bị tốt nguồn lực cho hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể: + C cán bộ đi học tập tập trung và co chính sách thu hút nhân lực trình độ cao trở về địa phương làm việc. + Thu hút các trường đại học, học viện, các trường cao đẳng dạy nghề đầu tư tại địa phương hoặc liên kết mở tại địa phương nhằm đào tạo nâng cao nguồn nhân lực tại địa phương. + Khuyến kh ch người lao động tham gia làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài hoặc nước ngoài trở về địa phương tham gia vào phát triển kinh tế địa phương. + Tập trung đào tạo tại chỗ bằng nhiều phương pháp truyền dạy, thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu trước m t và lâu dài cho nguồn nhân lực địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2018), Toàn văn “Hiệp định CPTPP”, 30/12/2018. 2. Thư viện pháp luật Việt Nam (2019), “Luật pháp Việt Nam” 2019. 3. VCCI (2019), “Nội dung toàn văn Hiệp đinh CPTPP” 4.USAID (2018,2019),“Năng lực cạnh tranh cấp t nh – PCI 2017,2018” ttps://www.usaid.gov/vi/vietnam/program-updates/mar-2018-2017-provincial- competitiveness-index-pci-report-shows-remarkable-improvements 5. Tạ Văn Lợi (2016), “Tham luận về các cam kết của Hiệp định TPP và tác động tới thương mại điện tử Việt Nam” phiên tọa đàm tại quốc hội 8/2016. 6. Tạ Văn Lợi (2019), “Tác động của các cam kết của Hiệp định CPTPP tới thương mại điện tử Việt Nam” Hội thảo quốc tế “ Kinh doanh và marketing số trong kỷ nguyên 4.0” Hà Nội 2019.
File đính kèm:
- tac_dong_cac_cam_ket_cua_hiep_dinh_cpttp_den_nang_luc_canh_t.pdf