Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Mác và Ăngghen đã đã xây dựng trên cơ sở

nghiên cứu quy luật phát triển khách quan của lịch sử về xã hội mà trong đó con

người được giải phóng, được phát triển toàn diện, xã hội không còn áp bức, bóc

lột, bất công là mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta.

Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ Đại

hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đến nay đã hơn 30 năm.

Thành tựu của 30 năm đổi mới là to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn phát

triển đất nước và những bài học kinh nghiệm qua chặng đường đổi mới cho thấy,

đường lối đổi mới của Đảng ta trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo, chứng tỏ con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội của cách mạng nước ta là phù hợp với thực tế Việt Nam và phù

hợp với quy luật phát triển của lịch sử.

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay trang 9

Trang 9

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 4960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Ái Quốc - Hồ Chí 
Minh tiếp cận được chủ nghĩa Mác - 
Lênin và truyền bá tư tưởng đó vào 
Việt Nam, gắn với sự ra đời của Đảng 
Cộng sản Việt Nam thì bước ngoặt 
căn bản trong phong trào yêu nước 
của dân tộc ta mới được xác lập; 
đánh dấu sự kết thúc thời kỳ khủng 
hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước 
của dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam 
tiến lên. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã 
khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, 
chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa 
chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách 
mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” (Hồ 
Chí Minh, 2011, tập 2: 289). 
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên 
của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 
1930) đã xác định rõ con đường đấu 
tranh làm cho nước Nam hoàn toàn 
độc lập để đi tới xã hội cộng sản. 
Luận cương chính trị tháng 10/1930 
đã xác định cách mạng Việt Nam “bỏ 
qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng 
lên con đường xã hội chủ nghĩa” 
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2005: 94). 
Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng 
sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái 
Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập đã lãnh 
đạo toàn dân tộc Việt Nam thực hiện 
mục tiêu, con đường đã lựa chọn và 
đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi 
khác. Thắng lợi của Cách mạng tháng 
Tám 1945 chấm dứt chế độ phong 
kiến, thuộc địa, mở ra thời đại độc lập 
của dân tộc. Thắng lợi của cuộc kháng 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (247) 2019 
22 
chiến chống thực dân, đế quốc, giải 
phóng dân tộc, thống nhất đất nước. 
Thắng lợi của công cuộc đổi mới đưa 
đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội 
với những thành tựu to lớn và ý nghĩa 
lịch sử của ngày hôm nay. 
Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội đã 
được khẳng định qua thực tiễn lịch sử 
cách mạng Việt Nam. Hiện nay, đất 
nước ta đang vững bước đi trên con 
đường ấy, ra sức đẩy mạnh sự nghiệp 
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước với một vị thế và tư thế 
mới. Vị thế và tư thế mới của những 
người là chủ và làm chủ vận mệnh 
của mình. Đảng khẳng định: chỉ có 
chủ nghĩa xã hội mới đem lại cuộc 
sống ấm no, tự do, hạnh phúc và địa 
vị làm chủ chân chính cho nhân dân, 
nâng tầm cao uy tín, vị thế của dân 
tộc Việt Nam trên trường quốc tế. 
Thứ hai, kiên định con đường đi lên 
chủ nghĩa xã hội là phù hợp với quy 
luật phát triển của lịch sử 
Hiện nay, một số nước vẫn đang xây 
dựng chủ nghĩa xã hội với những 
thành tựu đáng trân trọng và tự hào 
với sự dõi theo của nhân dân nhiều 
nước trên thế giới. Dù còn nhiều khó 
khăn, thách thức, phức tạp nhưng sự 
phát triển của các nước xã hội chủ 
nghĩa còn lại đã minh chứng một cách 
rõ ràng: chủ nghĩa xã hội là hiện thực, 
đã và đang cải cách, đổi mới, được 
xây dựng, phát triển trên cơ sở những 
bài học kinh nghiệm rút ra trong quá 
khứ; từ sự nhận thức đầy đủ và phát 
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin 
trong điều kiện mới, dựa trên cơ sở 
“hiện thực khách quan” mới, căn cứ 
vào đặc điểm, đặc thù của từng quốc 
gia - dân tộc. Điều đó cho thấy sức 
sống mới của chủ nghĩa xã hội trong 
bối cảnh lịch sử mới. 
Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã 
hội ở Liên Xô và Đông Âu không đồng 
nghĩa với sự sụp đổ chủ nghĩa Mác - 
Lênin, bởi không có nguyên nhân từ 
bản thân học thuyết này. Đây là điều 
mà nhiều nhà lãnh đạo Liên Xô thời kỳ 
đó thừa nhận qua phát biểu và hồi ký. 
Theo đó, nguyên nhân chủ yếu và trực 
tiếp của sự sụp đổ bắt nguồn từ chủ 
nghĩa giáo điều và xét lại trong đường 
lối chính trị, tư tưởng và tổ chức của 
đảng cầm quyền, cùng sự phản bội 
của một số người lãnh đạo cao nhất ở 
đó đối với những nguyên tắc cơ bản 
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Do vậy, 
đây là sự sụp đổ của một mô hình chủ 
nghĩa xã hội cụ thể, không đồng nghĩa 
với “sự cáo chung chủ nghĩa Mác - 
Lênin”. Sự sụp đổ đó chứng tỏ: Đảng 
nào xa rời những nguyên tắc cơ bản 
của chủ nghĩa Mác - Lênin, thì đảng 
đó không còn là Đảng Mácxít - 
Lêninnít chân chính, công cuộc xây 
dựng chủ nghĩa xã hội ở đó khó đi 
đến thành công. Từ sự sụp đổ chế độ 
xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông 
Âu, chúng ta có thể nhận rõ hơn 
những khuyết tật của mô hình chủ 
nghĩa xã hội “Xô-viết” và nhiều bài học 
quan trọng về đấu tranh để giữ vững 
chính quyền cách mạng, nhất là về sự 
kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin. 
Nhận thức đúng nguyên nhân của 
những sai lầm, khuyết điểm trong thời 
NGUYỄN THỊ HIỀN OANH – SỨC SỐNG CỦA TƯ TƯỞNG XÃ HỘI... 
23 
kỳ mới giành độc lập, thống nhất đất 
nước, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã 
hội, tại Đại hội VI (năm 1986) Đảng ta 
khởi xướng công cuộc đổi mới, đề ra 
đường lối phát triển nền kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
và đạt được những thành tựu to lớn 
có ý nghĩa lịch sử, được thế giới ghi 
nhận, đánh giá cao. Những thành tựu 
to lớn đó có nguyên nhân cơ bản là 
Đảng và nhân dân ta tiến hành công 
cuộc đổi mới trên cơ sở kiên định và 
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực 
tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là minh 
chứng sinh động cho sức sống mãnh 
liệt của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc sống 
ngày nay. 
Tổng kết 30 năm đổi mới, Đại hội XII 
của Đảng khẳng định: “Đường lối đổi 
mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; 
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở 
nước ta là phù hợp với thực tiễn của 
Việt Nam và xu thế phát triển của lịch 
sử” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016: 
66). 
Thứ ba, kiên định con đường đi lên 
chủ nghĩa xã hội là trung thành với 
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ 
Chí Minh, đi tiếp con đường đã lựa 
chọn và hiện thực hóa con đường đó 
Đảng ta kiên định chủ nghĩa Mác - 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có cơ sở 
lý luận và thực tiễn khách quan. 
Trước hết, về phương diện lý luận, đó 
là sự phụ thuộc về bản chất chính trị 
của một đảng. Trong thực tiễn, bất cứ 
đảng chính trị nào cũng đều lựa chọn 
một hệ tư tưởng nhất định làm cơ sở 
tập hợp lực lượng, thống nhất hành 
động. Nếu không có hệ tư tưởng, lý 
luận dẫn đường, đảng chính trị chỉ là 
một tập hợp ngẫu nhiên, rời rạc, thiếu 
thống nhất và không có sức mạnh. 
Ngay từ năm 1927, quá trình vận 
động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc 
đã chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải 
có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai 
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ 
nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ 
nghĩa cũng như người không có trí 
khôn, tàu không có bàn chỉ nam” (Hồ 
Chí Minh, 2011, tập 2: 289). Các 
chính đảng theo khuynh hướng tư sản 
bao giờ cũng chọn hệ tư tưởng tư 
sản, còn các chính đảng mác-xít thì 
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, làm nền 
tảng tư tưởng của mình. 
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa 
xã hội là sự lựa chọn của Chủ tịch Hồ 
Chí Minh, của Đảng và nhân dân ta. 
Sự lựa chọn đúng đắn đã giúp cách 
mạng Việt Nam giành được chính 
quyền, làm nên những thắng lợi vĩ đại 
trong các cuộc kháng chiến chống 
xâm lược, hoàn thành cách mạng dân 
tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước 
tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện 
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đạt được 
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa 
lịch sử. Việt Nam từ một nước bị xóa 
tên trên bản đồ chính trị thế giới đã trở 
thành một nước độc lập, có chủ 
quyền. Nhân dân Việt Nam từ thân 
phận người nô lệ trở thành người làm 
chủ đất nước (Nguyễn Thị Hiền Oanh, 
2017: 97). 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (247) 2019 
24 
Đảng và nhân dân ta tiếp tục đưa đất 
nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đẩy 
mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội 
chủ nghĩa. Đó là quá trình làm cho đất 
nước phồn vinh, nhân dân được ấm 
no, hạnh phúc, quyền làm chủ của 
nhân dân được đảm bảo, thực hiện 
thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước 
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
Đó chính là quá trình hiện thực hóa 
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, 
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa 
xã hội ở nước ta trong thời kỳ mới. 
Thứ tư, kiên định con đường đi lên 
chủ nghĩa xã hội, chúng ta kiên quyết 
bảo vệ con đường đó 
Quá trình đổi mới theo con đường xã 
hội chủ nghĩa đã tạo ra những chuyển 
biến căn bản và sâu sắc diện mạo của 
đất nước, xã hội và đời sống nhân 
dân. Một là, đã chuyển đổi từ nền kinh 
tế kế hoạch hóa tập trung, khép kín, 
kinh tế hiện vật, công hữu, bao cấp 
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều 
thành phần, đa sở hữu, vận hành theo 
cơ chế thị trường có sự quản lý của 
nhà nước, nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa; Hai là, về 
chính trị, từ thực hiện những chức 
năng, nhiệm vụ của chuyên chính vô 
sản sang xây dựng, hoàn thiện hệ 
thống chính trị, xây dựng nhà nước 
pháp quyền, không ngừng hoàn thiện 
hệ thống pháp luật, phát huy dân chủ 
xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền 
công dân, quyền con người. Đổi mới 
và nâng cao năng lực lãnh đạo, năng 
lực cầm quyền của Đảng; Ba là, thực 
hiện tốt hơn những vấn đề xã hội và 
chính sách xã hội, củng cố đoàn kết 
và đồng thuận xã hội, bảo đảm an 
sinh xã hội, không ngừng cải thiện đời 
sống vật chất và văn hóa, tinh thần 
của nhân dân, từng bước thực hiện 
tiến bộ, công bằng xã hội; Bốn là, tích 
cực chủ động hội nhập quốc tế, thực 
hiện đường lối đối ngoại, tự chủ, đa 
phương hóa, đa dạng hóa các quan 
hệ. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, 
thành viên có trách nhiệm của cộng 
đồng quốc tế, khẳng định vị thế của 
Việt Nam trên trường quốc tế; tăng 
cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ 
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống 
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của 
Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân 
tộc. 
Với những thành tựu bước đầu trong 
lĩnh vực kinh tế chính trị, xã hội ở 
nước ta đã nói lên tầm quan trọng to 
lớn của vấn đề đổi mới và phát triển lý 
luận ở Việt Nam hiện nay. Đây là một 
quá trình hết sức khó khăn, nhưng chỉ 
bằng cách đó chúng ta mới bảo vệ 
được những tư tưởng của chủ nghĩa 
xã hội khoa học, mới bảo vệ được sự 
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở 
nước ta. Nhờ có những kết quả thực 
tiễn vừa qua mà niềm tin vào con 
đường xã hội chủ nghĩa ở nhiều 
người, vốn có lúc bị lung lay, đã tự 
nhận thức lại. Những đổi mới và phát 
triển về lý luận, cùng với những thành 
công bước đầu trong thực tiễn đổi mới 
đã tiếp thêm sức sống cho tư tưởng 
xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, một lần 
NGUYỄN THỊ HIỀN OANH – SỨC SỐNG CỦA TƯ TƯỞNG XÃ HỘI... 
25 
nữa vai trò quan trọng của lý luận lại 
được khẳng định trong thực tế đổi mới 
ở nước ta. 
Việt Nam là một dân tộc đã từng là 
nạn nhân của chủ nghĩa tư bản, chủ 
nghĩa đế quốc xâm lược, mỗi người 
dân Việt Nam, hơn ai hết thấu hiểu 
bản chất thực tế của chế độ tư bản 
chủ nghĩa là bất công, nô dịch, bần 
cùng hóa đối với nhân dân lao động. 
Chủ nghĩa tư bản là mới đối với Việt 
Nam nhưng người Việt Nam không xa 
lạ với bản chất bóc lột, bất công của 
chủ nghĩa tư bản. Vì thế, “khước từ” 
con đường phát triển tư bản chủ 
nghĩa, kiên định con đường xã hội chủ 
nghĩa đã là lựa chọn tất yếu đối với 
dân tộc Việt Nam. 
Dưới sự lãnh đạo Chủ tịch Hồ Chí 
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, 
dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - 
Lênin, nắm vững ngọn cờ độc lập dân 
tộc và chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta 
đã giành lại độc lập, tự do cho dân 
tộc; thống nhất non sông và ngày nay 
cả nước đang trên con đường xây 
dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta cũng 
nhận thấy trong công cuộc xây dựng 
xã hội mới, Đảng ta cũng có lúc phạm 
phải sai lầm, khuyết điểm. Nguyên 
nhân dẫn đến những hạn chế, khuyết 
điểm đã được Đảng ta chỉ rõ. Do vậy, 
không thể dựa vào những khuyết 
điểm trong công tác lãnh đạo của 
Đảng thời gian qua để bác bỏ vai trò 
của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với 
cách mạng Việt Nam. Thực tiễn lịch 
sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của 
Đảng Cộng sản Việt Nam là minh 
chứng làm “phá sản” những quan 
điểm thù địch, sai trái; đồng thời làm 
cho nhân dân ta nhận thức đầy đủ, rõ 
ràng hơn, vững tin hơn vào sự lãnh 
đạo của Đảng và con đường mà dân 
tộc ta đang đi, cái đích chúng ta sẽ 
đến (Học viện Chính trị Công an nhân 
dân, 2017: 270). Đi lên chủ nghĩa xã 
hội là tất yếu khách quan, phù hợp với 
xu thế lịch sử, chúng ta tiếp tục kiên 
định và hiện thực hóa lý luận chủ 
nghĩa xã hội. Kiên định chủ nghĩa 
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa 
xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp 
đổi mới. Đó chính là câu trả lời rõ 
ràng, đanh thép của chúng ta, là vũ 
khí sắc bén làm thất bại mọi âm mưu, 
thủ đoạn chống phá của các thế lực 
thù địch, cơ hội chính trị, bảo vệ vững 
chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn 
lãnh thổ của Tổ quốc. Đó vừa là niềm 
vinh dự, tự hào, là lương tâm, trách 
nhiệm, là quyền và nghĩa vụ của mỗi 
công dân Việt Nam. 
4. KẾT LUẬN 
Từ đường lối cách mạng xã hội chủ 
nghĩa trong văn kiện Đại hội III (tháng 
9/1960), Đại hội IV (tháng12/1976), 
đến đường lối đổi mới của Đại hội VI 
(tháng 12/1986) là bước phát triển rất 
quan trọng về tư duy lý luận của 
Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ 
nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên 
chủ nghĩa xã hội. Đường lối đổi mới 
toàn diện do Đại hội VI khởi xướng là 
kết tinh của tư duy lý luận mới, nhận 
thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và 
quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (247) 2019 
26 
thực tiễn Việt Nam, khắc phục tư duy 
chủ quan, nóng vội, giáo điều. Đó 
cũng là kết quả của sự tổng kết và 
khảo nghiệm thực tiễn rất phong phú 
và sinh động. Trên cơ sở đổi mới tư 
duy lý luận và trả lời những vấn đề do 
thực tiễn đặt ra mà Đại hội VII của 
Đảng (tháng 6/1991) thông qua 
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong 
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và 
Cương lĩnh này đã được bổ sung, 
phát triển tại Đại hội XI của Đảng 
(tháng 1/2011). 
Với cái nhìn khoa học và biện chứng, 
chúng ta tin tưởng rằng với một Đảng 
Cộng sản kiên định lấy chủ nghĩa 
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 
làm kim chỉ nam cho mọi hành động, 
Đảng ta nhất định sẽ lãnh đạo thành 
công sự nghiệp đổi mới và giữ vững 
mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với 
chủ nghĩa xã hội.  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2016. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà 
Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2005. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2. Hà Nội: Nxb. Chính 
trị Quốc gia. 
3. Hồ Chí Minh. 2011. Toàn tập, tập 2. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
4. Học viện Chính trị Công an nhân dân. 2017. Đấu tranh chống các quan điểm, luận 
điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hà Nội: Nxb. Chính trị 
Quốc gia - Sự thật. 
5. Lê Hữu Nghĩa. 2017. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với công cuộc đổi 
mới của Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
6. Lênin, V.I. 1980. Toàn tập , tập 23. Mátxcơva: Nxb. Tiến bộ. 
7. Nguyễn Thị Hiền Oanh. 2017. Nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc của sinh viên các 
trường đại học tại TPHCM qua dạy và học các môn lý luận chính trị hiện nay. Hà Nội: 
Nxb. Lý luận Chính trị. 
8. Phạm Quang Nghị (chủ biên). 2017. Một số vấn đề lý luận về nghiệp vụ công tác tư 
tưởng. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật. 

File đính kèm:

  • pdfsuc_song_cua_tu_tuong_xa_hoi_chu_nghia_va_su_kien_dinh_con_d.pdf