Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm "Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên"

Sau Mác, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách lí giải đối tượng

của triết học theo chủ nghĩa Mác - Lênin, giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ

nghĩa Mác - Lênin ghi: “Triết học là hệ thống những quan điểm lí luận chung nhất

về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó”. Trong bài viết này, người

viết muốn đưa ra một vài nhận định khác trong cách xác định đối tượng nghiên cứu

của triết học của Ăngghen, chủ yếu dựa vào hai tác phẩm Chống Đuyrinh và Biện

chứng của tự nhiên. Với ông, triết học Hêghen là hệ thống triết học cuối cùng và

hoàn bị nhất, sau Hêghen, triết học chỉ còn lại logic học và phép biện chứng mà

thôi.

Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên trang 1

Trang 1

Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên trang 2

Trang 2

Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên trang 3

Trang 3

Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên trang 4

Trang 4

Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên trang 5

Trang 5

Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên trang 6

Trang 6

Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên trang 7

Trang 7

Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên trang 8

Trang 8

Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 1340
Bạn đang xem tài liệu "Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm "Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm "Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên"

Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm "Chống Đuyrinh và biện chứng của tự nhiên"
 của tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Dựa trên việc tổng kết các thành tựu của khoa học và triết học trong lịch sử nhân
loại, Mác - Ăngghen chủ trương xây dựng một thứ triết học “hiện đại”. Triết học của các
ông là một khoa học và hướng tới thực tiễn, cải tạo thực tiễn. “Thứ triết học đó mô tả về
tư duy và về phương thức hoạt động của những con người hiện thực - những người mà
bằng hoạt động sống của bản thân đang làm biến đổi không ngừng thế giới xung quanh và
biến đổi chính tư duy của mình” [7;4-5]. Mác đã nói "các nhà triết học đã chỉ giải thích
thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là phải cải tạo thế giới” [5;377]. Theo
đó, Ăngghen đặc biệt coi trọng vai trò của các khoa học tự nhiên đối với sự tồn tại và phát
triển của triết học: “Mỗi lần có một phát minh mang ý nghĩa thời đại ngay cả trong lĩnh
vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình
thức của nó ; và từ khi bản thân lịch sử cũng được giải thích theo quan điểm duy vật chủ
nghĩa thì ở đây, cũng mở ra một con đường phát triển mới” [3;409].
Khi thế giới chia ra thành các lĩnh vực khác nhau mà mỗi ngành khoa học chiếm
lấy một miếng đất, một khoảng thời gian của hiện thực để nghiên cứu thì triết học còn lại
cái gì khi mà các ngành khoa học ấy lấy hết miếng đất để triết học sống. Các đối tượng
của thế giới tự nhiên đã bị các khoa học chiếm lấy hết. Vậy triết học còn lại những gì, đối
tượng của triết học là gì? Như đã trình bày ở trên, Ăngghen cho rằng, triết học với tư cách
là khoa học của mọi khoa học đến Hêghen đã chết. Do đó, ông bắt đầu quá trình tìm kiếm
và luận giải cho sự hình thành một quan điểm mới về đối tượng của triết học.
Từ nhận định về vai trò của hệ thống triết học Hêghen, Ăngghen khẳng định, triết
học “Chỉ còn lại có phương pháp tư duy biện chứng và quan niệm về toàn bộ thế giới tự
nhiên, lịch sử và trí tuệ như là một thế giới không ngừng vận động, biến đổi, nằm trong
một quá trình thường xuyên xuất hiện và hủy diệt. Ngày nay không chỉ đứng trước triết
133
Ngô Bích Đào
học mà cả trước mọi khoa học đều đặt ra một yêu cầu là phát hiện ra các quy luật vận động
của quá trình biến đổi vĩnh viễn đó trong mỗi lĩnh vực riêng biệt. Và đó chính là di sản mà
triết học Hêghen đã để lại cho những người kế tục của mình” [2;40]. Hay ở một chỗ khác,
ông nói viết: “Thế là chỉ còn lại cho triết học, đã bị đuổi ra khỏi tự nhiên và lịch sử, vương
quốc tư tưởng thuần túy, chừng nào mà vương quốc đó còn tại tại: đó là học thuyết về các
quy luật của bản thân quá trình tư duy, tức là lô-gích học và phép biện chứng” [3;499].
Như vậy, triết học còn lại chính là “logic hình thức và phép biện chứng”, hay nói
cách khác đối tượng của triết học được Ăngghen nêu ra trong tập 20 này chính là học
thuyết về tư duy và những quy luật của tư duy - logic hình thức và phép biện chứng,
“những quy luật ấy, những quy luật như sợi chỉ đỏ xuyên qua lịch sử phát triển của tư duy
loài người, đang dần dần đi vào nhận thức của con người tư duy” [2;33].
Và một lần nữa Ăngghen khẳng định: “Chủ nghĩa duy vật hiện đại về bản chất là
biện chứng và nó không cần đến bất cứ một triết học nào đứng trên các khoa học khác.
Một khi người ta đặt ra trước mỗi khoa học cái yêu cầu là phải làm sáng tỏ vị trí của nó
trong mối liên hệ chung giữa các sự vật và những kiến thức về sự vật ấy thì bất kỳ một
khoa học đặc biệt nào về mối liên hệ chung ấy cũng đều trở nên thừa. Và khi đó trong toàn
bộ môn triết học trước kia, chỉ còn lại có học thuyết về tư duy và những quy luật của tư
duy - tức là logic hình thức và phép biện chứng - là còn tồn tại được một cách độc lập.
Mọi cái khác đều thuộc vào một khoa học cụ thể về tự nhiên và về lịch sử” [2;42].
Chính phép biện chứng - cái mà trước đây Hêghen đã đặt trên cơ sở duy tâm thì giờ
đây được Mác và Ăngghen lật ngược lại và đặt nó trên lập trường duy vật để giải thích tất
cả. “Chính phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự
nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương
pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những
mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sangg một lĩnh
vực nghiên cứu khác” [2;488]. Quan trọng hơn, theo Ăngghen, vấn đề không ở chỗ là đưa
những quy luật biện chứng từ bên ngoài vào để giải thích giới tự nhiên, mà phải phát hiện
ra chúng trong giới tự nhiên và rút chúng từ giới tự nhiên, bởi bản thân tự nhiên đã là biện
chứng, biện chứng một cách khách quan, còn biện chứng trong tư duy con người, chẳng
qua là sự biện chứng mang tính chất chủ quan mà thôi.
Đồng thời, trong bài tựa cho cuốn Chống Đuyrinh, Ăngghen nêu lên những lí do
mà ông phải viết bài lên báo để phê phán Đuyrinh. Đồng thời, ông cũng nêu lên tình hình
nghiên cứu triết học và các môn khoa học tự nhiên ở Đức lúc bấy giờ và chỉ ra những vấn
đề, những khó khăn mà các nhà khoa học tự nhiên đang gặp phải. Ăngghen viết: “Song
cùng với việc vứt bỏ chủ nghĩa Hêghen, người ta đã quăng luôn cả phép biện chứng -
đúng ngay vào lúc mà người ta không thể không tiếp nhận tính chất biện chứng của các
quá trình tự nhiên, vào lúc mà do đó chỉ có phép biện chứng mới có thể giúp cho khoa học
tự nhiên vượt khỏi những khó khăn về lí luận. Kết quả là người ta lại trở thành nạn nhân
của chủ nghĩa siêu hình cũ một cách không cứu vãn được” [2;261].
Sau khi đã xác định đối tượng nghiên cứu của triết học, Ăngghen bắt đầu luận đưa
134
Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học...
ra những quan niệm về các vấn đề mà đối tượng của triết học, theo ông, bàn tới, có thể
khái quát thành những vấn đề sau:
Về phép biện chứng, sau khi vạch ra cho các nhà khoa học tự nhiên thấy sự cần thiết
phải quay trở lại với phép biện chứng và chỉ ra con đường đi tới phép biện chứng duy vật,
phần này nêu tóm tắt về ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Đó là các quy
luật: Quy luật về sự chuyển hoá từ số lượng thành chất lượng và ngược lại; Quy luật về sự
xâm nhập lẫn nhau của các đối lập; Quy luật về sự phủ định của phủ định” [2;510].
Trong tác phẩm này Ăngghen nói đến một số cặp phạm trù như đồng nhất và khác
nhau, tất nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả. Đó là những cái đối lập chủ yếu
và nếu xét tách rời thì chuyển hoá cái này thành cái kia. Qua đó, ông chủ trương phác thảo
những nét cơ bản về phép biện chứng với tư cách là khoa học về những quy luật chung
nhất của mọi vận động, là học thuyết về sự phát triển, và là học thuyết về sự thống nhất
của các mặt đối lập. Những quy luật của phép biện chứng cần “phải có hiệu lực đối với
vận động trong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như đối với vận động của tư
duy” [2;768]. Phép biện chứng phải xuất phát từ tự nhiên và quay trở lại với giới tự nhiên
bởi “giới tự nhiên là hòn đá thử vàng đối với phép biện chứng”. Có tư duy biện chứng,
con người kết hợp cùng với quá trình lao động, biến đổi giới tự nhiên theo mục đích cuộc
sống của mình. Để thực hiện được điều đó, con người cần một lối thoát khỏi tư duy cũ,
những tư duy theo lối mòn, không vận động, không sáng tạo, “không còn một khả năng
nào để có thể nhìn thấy ánh sáng nếu không từ bỏ tư duy siêu hình mà quay trở lại với tư
duy biện chứng, bằng cách này hay cách khác” [2;490].
Về khoa học logic, Ăngghen nêu lên vấn đề logic biện chứng, đặc biệt là vấn đề
phân loại các phán đoán, đặt ra những vấn đề về phương pháp quy nạp trong nghiên cứu
khoa học. “Lô-gích học biện chứng, ngược lại của lô-gích học cũ, hoàn toàn hình thức,
không bằng lòng với việc chỉ nêu ra những hình thức vận động của tư duy, tức là những
hình thức khác nhau của phán đoán và suy lí, và với việc xếp những hình thức ấy cái nọ
bên cạnh cái kia không có sự liên hệ nào cả. Lô-gích học biện chứng, trái lại, suy từ hình
thức này ra hình thức khác; xác định mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng, chứ
không phối hợp chúng với nhau; nó phát triển những hình thức cao từ những hình thức
thấp” [2;710].
Trong khi đặt vấn đề về đối tượng của triết học, Ăngghen đồng thời cũng đặt ra
những nhiệm vụ đối với nền triết học mới, theo đó, triết học phải thật sự xâm nhập vào
các khoa học cụ thể, vừa đóng vai trò thế giới quan, vừa thực hiện vai trò phương pháp
luận phổ biến: “Chủ nghĩa duy vật hiện đại - phủ định cái phủ định - không chỉ là phục
hồi lại đơn giản chủ nghĩa duy vật cũ, mà đưa thêm vào nền móng vững chắc của chủ
nghĩa duy vật cũ tất cả nội dung tư tưởng của hai nghìn năm phát triển của triết học của
khoa học tự nhiên, và cả nội dung tư tưởng của chính hai nghìn năm lịch sử đó nữa. Nói
chung, đây không còn là một triết học nữa, mà là một thế giới quan, nó không cần phải
được chứng thực và biểu hiện thành một khoa học đặc biệt nào đó của các khoa học, mà
được chứng thực và biểu hiện trong các khoa học hiện thực. Như vậy là ở đây, triết học
đã được “vượt qua”, nghĩa là “vừa được khắc phục, vừa được bảo tồn, được khắc phục về
135
Ngô Bích Đào
hình thức, được bảo toàn về nội dung hiện thực” [2;197].
Chủ trương của Ăngghen là xây dựng một học thuyết khoa học, dựa trên cơ sở
kế thừa một cách biện chứng những tư tưởng của các triết gia thời trước. Trong thư
Ph.Ăngghen gửi cho Phlo-ren-xơ Ken-li-vi-sne-vét-xcai-a ngày 28 tháng Chạp 1886, ông
viết: “Lý luận của chúng tôi không phải là một giáo điều, mà là sự giải thích quá trình phát
triển, quá trình này bao hàm trong bản thân nó một loạt những giai đoạn kế tiếp nhau”
[4;785]. Tính khoa học và cách mạng trong hệ thống triết học Mác - Ăngghen đã được
chính Lênin, người bảo vệ, bổ sung và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định
lại. Ngay trong phần đầu tác phẩm Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xét lại, Lênin nói: “nhưng
chủ nghĩa Mác, sau mỗi lần bị khoa học chính thống "thủ tiêu" thì lại càng vững mạnh,
càng được tôi luyện và càng sinh động hơn”, mặc dù “chủ nghĩa Mác hoàn toàn không
phải ngay lập tức đã củng cố được vị trí của mình” [6;785], ông khẳng định sự chiến thắng
của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Mác đã “chiến thắng một cách tuyệt đối tất cả những hệ tư
tưởng khác của phong trào công nhân”.
Tóm lại, triết học nên khiêm tốn hơn với vai trò của mình như là khoa học của các
khoa học, nên bớt tham vọng hơn trong việc vẽ ra một bức tranh tổng thể về thế giới và
con người, nên giảm bớt gánh nặng trong hành trình tìm kiếm chân lí và tri thức. Như thế,
sẽ hợp lí hơn nếu chúng ta tạm hài lòng với tập hợp những bức tranh nhỏ về thế giới được
vẽ lên bởi các ngành khoa học chuyên biệt. Tùy theo độ phát triển của khoa học mà những
bức tranh này sẽ được bổ sung, sửa chữa sao cho phù hợp. Còn nếu cố công gò ép mọi
thứ vào một bức tranh lớn duy nhất, con người đã tự chặt chân mình trên con đường tìm
kiếm tri thức về thế giới và chính bản thân mình. Triết học nên quay lại với những vấn đề
mà Ăngghen đã nêu ra trong Chống Đuyrinh và Biện chứng của tự nhiên, đó là trở lại với
phép biện chứng và logic hình thức - khoa học về tư duy và những quy luật của tư duy.
Tuy nhiên không phải triết học chỉ còn lại có hai bộ phận đó, mà thứ triết học hai ông
hướng tới là thứ triết học phục vụ con người, vì con người. Bởi vậy Mác trên cơ sở sáng
lập ra quan niệm duy vật về lịch sử đã chỉ ra Triết học cần trở lại với những vấn đề của
con người, vì con người. Làm như thế, chừng nào con người còn sống thì Triết học còn
tồn tại, gần gũi và thiết thực hơn đối với nhân loại.
3. Kết luận
Chúng ta đang sống trong một thế giới biến đổi hàng ngày. Triết học và các khoa
học cũng cần biến đổi để đáp ứng và giải quyết những vấn đề đặt ra của con người. Thế kỉ
XIX, trong bối cảnh của một nước Đức có nhiều biến động về chính trị - kinh tế và những
thay đổi, những phát triển lớn lao của khoa học tự nhiên, cùng với sự ảnh hưởng lan rộng
của triết học Đức thế kỉ XVII - XVIII, Ăngghen đã đưa ra nhận định của mình về triết học
với tư cách là khoa học nghiên cứu về khoa học logic và phép biện chứng trong hai tác
phẩm Chống Đuyrinh và Biện chứng của tự nhiên. Nhưng đó là đối tượng triết học theo
cách mà Ăngghen đặt ra ở thế kỉ XIX, triết học sau Ăngghen không hề chết đi, mà tiếp
tục phát triển và tự tìm con đường đi mới cho mình, điều đó chứng tỏ triết học của Mác -
136
Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học...
Ăngghen không phải là một hệ thống đạt đến đỉnh cao, hoàn bị và hoàn hảo nhất. Những
trường phái triết học hiện đại: triết học hiện sinh, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa thực
dụng, triết học phân tích,. . . cũng đi tìm một đối tượng riêng của triết học để chứng minh
triết học còn tồn tại trong thế giới này, sau khi các khoa học cụ thể đã tách ra khỏi nó.
Trong chương trình giáo dục quốc dân ở Việt Nam, triết học vẫn là một môn học
khó, để triết học thực sự trở thành một môn học dễ tiếp cận, môn khoa học có ý nghĩa thì
trước tiên, phải cho người học thấy được lợi ích của nó, một cách gián tiếp hoặc trực tiếp.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải đưa triết học đến với cái mục đích nghiên cứu chân chính
của nó; triết học cần phải quay về với con người và giải quyết những vấn đề con người
đang đặt ra, đang gặp phải và cần giải quyết.
Theo ý kiến của người nghiên cứu, đối tượng của triết học không phải là một cái gì
đó cố hữu, không biến đổi, mà nó luôn thay đổi để đáp ứng những vấn đề cụ thể mà lịch
sử nhân loại đặt ra, nhưng trước tiên, triết học cần trở về đồng hành với con người, thâm
nhập vào cuộc sống con người, do con người và vì con người. Triết học không chết, nhưng
triết học cần tự điều chỉnh, điểu chỉnh để thích ứng với một thế giới đang biến đổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 3, 1995. Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà
Nội
[2] C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 20, 1994. Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà
Nội.
[3] C.Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, tập 21, 1995. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[4] C.Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, tập 36, 1999. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[5] C.Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, tập 42, 2000. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[6] V.I. Lênin toàn tập, tập 17, 1979. Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
[7] TS. Trần Thị Hồng Thúy, TS. Phạm Thái Việt, 2001. Những nội dung cơ bản của
triết học Mác - Lênin qua các tác phẩm tiêu biểu - phần chủ nghĩa duy vật biện
chứng, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
ABSTRACT
F.Engels’s thoughts on the object of philosophy in Anti–Duhring
and Dialectics of Nature
After Marx, there are many different views on how to interpret the object of
philosophical Marxism–Leninism. In The basic principles of Marxism–Leninism it is
writen: “Philosophy is the system of the most common theory about the world and about
man’s position in that world.” In this essay, the writer observed that identifying other
objects of philosophical study is based on two of Engels’s works: Anti-Duhring and
Dialectics of Nature. For him, Hegel’s philosophy is the final and complete philosophical
system which, after Hegel, leaves only logic and dialectics as the object of philosophy.
137

File đính kèm:

  • pdfsu_xac_lap_quan_diem_cua_ph_angghen_ve_doi_tuong_cua_triet_h.pdf