Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Mdân chưa tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại tỉnh Hậu Giang. Kết quả hồi quy Probit cho thấy ục tiêu của bài viết là nghiên cứu về sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của 170 người

yếu tố làm tăng xác suất sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện là số lần khám chữa bệnh trong quý, thái

độ đối với rủi ro tài chính và thái độ đối với rủi ro sức khỏe. Ngược lại, các yếu tố làm giảm xác suất sẵn

sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện gồm giới tính, học vấn và thu nhập. Ngoài việc tìm ra các yếu tổ ảnh

hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm y tế tự nguyện, bài viết cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới

về mối tương quan thuận chiều giữa thái độ sợ rủi ro của người dân với sự sẵn sàng chi trả. Thêm vào đó,

bài viết đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu thái độ sợ rủi ro của người dân, từ đó khuyến khích người

dân chủ động tham gia BHYT tự nguyện, hướng tới hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và phát triển bền

vững chính sách BHYT.

Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trang 1

Trang 1

Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trang 2

Trang 2

Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trang 3

Trang 3

Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trang 4

Trang 4

Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trang 5

Trang 5

Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trang 6

Trang 6

Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trang 7

Trang 7

Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trang 8

Trang 8

Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trang 9

Trang 9

Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trang 10

Trang 10

pdf 10 trang duykhanh 21640
Bạn đang xem tài liệu "Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
 khác biệt về suy nghĩ, lối 
sống và sở thích đối với rủi ro. Vì vậy nữ thường 
quan tâm đến an toàn sức khỏe cá nhân, trong khi 
nam thường chủ quan về sức khỏe. Kết luận này phù 
hợp với kỳ vọng và kết luận của Lê Cảnh Bích Thơ 
và cộng sự (2017); Azhar et al. (2018). 
Yếu tố “Trình độ học vấn” tương quan nghịch 
chiều với biến phụ thuộc (hệ số -0,099 với p < 0,05). 
Kết quả này hàm ý rằng, những người có trình độ 
học vấn cao hơn, họ có thể có sự cân nhắc so sánh 
về chất lượng dịch vụ BHYT hiện tại của địa 
phương. Kết quả này cho thấy chất lượng dịch vụ y 
tế KCB thấp hơn kỳ vọng thực tế của họ. Hơn nữa, 
phân tích thống kê cho thấy trình độ và thu nhập có 
tương quan thuận, vì vậy những người trình độ học 
vấn cao có thể họ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn 
để nhận được một chất lượng y tế tốt hơn, phù hợp 
với mong đợi của họ. Thực tế, khảo sát cũng cho 
thấy những đối tượng này đã sử dụng dịch vụ y tế 
tại các cơ sở KCB tốt hơn và sử dụng các sản phẩm 
bảo hiểm sức khỏe được cung cấp bởi công ty bảo 
hiểm nhân thọ. Nghiên cứu của Sepehri et al. 
(2009) cũng cho kết quả 
người có trình độ học vấn 
càng cao có xu hướng không 
dùng thẻ BHYT. Nguyễn Văn 
Phúc và Cao Việt Cường 
(2014) cũng cho rằng trình độ 
học vấn có tác động tiêu cực 
đến tham gia BHYT tự 
nguyện, lý do là những người 
có trình độ học vấn cao thì 
hiểu biết cao, họ là những 
người có việc làm tốt, có thu 
nhập cao hoặc rất cao, vì theo 
điều kiện của họ thì họ sẽ đến 
và chọn những bệnh viện tư 
nhân, phòng khám tư để khỏi 
mất thời gian chờ đợi và 
hưởng được dịch vụ tốt hơn. 
Ngoài ra, nghiên cứu của 
Browne and Kim (1993) cho 
thấy trình độ học vấn cao hơn có thể dẫn đến mức 
độ sợ rủi ro lớn hơn và nhận thức rõ hơn về sự cần 
thiết của bảo hiểm. 
Yếu tố “Thu nhập” tương quan nghịch chiều với 
biến phụ thuộc (hệ số -0,146 với p < 0,01). Tác động 
biên dx/dy = -0,058 có nghĩa là khi thu nhập tăng 
thêm 1 triệu đồng/tháng thì xác suất người dân sẵn 
sàng chi trả cho BHYT tự nguyện giảm 5,8%. Điều 
này cũng phù hợp với thực tế, bởi vì dịch vụ KCB 
31
?
Sè 147/2020
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 9: Lý do không sẵn sàng chi trả cho BHYT tự nguyện của người dân 
Nguồn: Kết quả khảo sát 170 đáp viên tại tỉnh Hậu Giang năm 2020 
Lý do Sӕ ý kiӃn Tӹ lӋ (%) 
Phí mua BHYT tӵ nguyӋn cao 16 6,30 
*LDÿuQKTXiÿ{QJQJѭӡi, nӃu mua cho cҧ hӝ sӁ rҩt tӕn kém 10 4,00 
.K{QJFyWKyLTXHQÿL.&%WҥLFiFFѫVӣ y tӃ khi ӕPÿDX 26 10,30 
.K{QJÿѭӧc chӑQQѫL.&%EDQÿҫu theo nguyӋn vӑng 40 15,90 
Quy trình thӫ rөc rҳc rӕi 24 9,50 
ChҩWOѭӧng dӏch vө KCB BHYT không tӕt 37 14,70 
Khám chӳa bӋnh BHYT phҧi chӡ ÿӧi lâu 47 18,70 
Thuӕc trong danh mөc BHYT không có chҩWOѭӧng cao 28 11,10 
ĈmPXDJyLEҧo hiӇm sӭc khӓe bҧo hiӇm nhân thӑ 8 3,20 
&KѭDKLӇXÿ~QJlӧi ích cӫa BHYT 16 6,30 
Tәng 252 100,00 
?của hệ thống y tế là hướng đến phục vụ toàn dân và 
chính sách BHYT cũng nhằm mục đích nâng cao an 
sinh xã hội. Điều này thể hiện tính công bằng cho 
mọi người dân được hưởng quyền lợi từ chính sách 
của Nhà nước. Tuy nhiên, BHYT tự nguyện cũng là 
một loại hàng hóa được người tiêu dùng mua vì nhu 
cầu sức khỏe. Do vậy, khi thu nhập tăng lên nhu cầu 
chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên (Jowett et al., 
2003; Sepehri, 2013). Vì vậy người dân sẽ chuyển 
sang tiêu dùng các loại dịch vụ y tế tốt hơn. Điều 
này giải thích tại sao khi thu nhập cao thì xác suất 
mua BHYT tự nguyện giảm. Trong phần phân tích 
thực trạng tham gia BHYT cũng đã chỉ ra những 
nguyên nhân tại sao người dân không sẵn sàng chi 
trả mức giá BHYT hiện tại. Kết quả nghiên cứu này 
tương tự với Sepehri et al. (2009). 
Yếu tố “Số lần KCB” tương quan thuận chiều 
với biến phụ thuộc (hệ số 0,451; p < 0,01). Tác động 
biên dx/dy = 0,180 có nghĩa là khi số lần KCB trong 
quý tăng thêm 1 lần thì xác suất sẵn sàng chi trả cho 
BHYT tự nguyện tăng 1,8%. Thực tế cho thấy, 
những người có số lần đi KCB trong quý nhiều lần 
dường như tình trạng sức khỏe kém hơn nên sẽ sẵn 
sàng chi trả cho BHYT tự nguyện. Kết quả tương tự 
với kết luận của Shafie and Hassali (2013) và Lê 
Cảnh Bích Thơ và cộng sự (2017). 
Yếu tố “Thái độ đối với rủi ro tài chính” (số lựa 
chọn an toàn từ thang đo MPL) tương quan thuận 
chiều với biến phụ thuộc (hệ số 0,197 với p < 0,01). 
Kết quả này cho thấy người dân có thái độ sợ rủi ro 
tài chính thì xác suất sẵn sàng chi trả cho BHYT tự 
nguyện tăng lên. Thực tế chi phí KCB sẽ thật sự 
gánh nặng về tài chính, bệnh tật không chỉ tốn kém 
về tài chính mà còn làm giảm đáng kể thu nhập của 
cá nhân và gia đình. Hơn nữa, dịch vụ KCB hiện nay 
rất cao vì vậy sẽ rất khó khăn đối với những người 
dân có thu nhập thấp hoặc trung bình. Do đó, mua 
BHYT tự nguyện có thể là một phương án phòng rủi 
ro tốt cho người dân. 
Yếu tố “Thái độ đối với rủi ro sức khỏe” tương 
quan thuận chiều với biến phụ thuộc (hệ số 0,904 
với p < 0,01). Tương tự thái độ đối với rủi ro tài 
Sè 147/202032
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 10: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Probit 
Chú thích: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% và ns tương ứng không có ý nghĩa 
thống kê 
Nguồn: Kết quả khảo sát 170 đáp viên tại tỉnh Hậu Giang năm 2020 
BiӃQÿӝc lұp HӋ sӕ hӗi quy Sai sӕ chuҭn Giá trӏ p dy/dx 
Giӟi tính (nam) -0,503** 0,239 0,036 -0,191 
Ĉӝ tuәi -0,020ns 0,015 0,177 -0,008 
7UuQKÿӝ hӑc vҩn -0,099** 0,048 0,041 -0,039 
Thu nhұp/tháng -0,146*** 0,035 0,000 -0,058 
Sӕ thành viên -0,041ns 0,083 0,619 -0,016 
Sӕ QJѭӡi cao tuәi 0,143 ns 0,188 0,447 0,057 
1ѫLNKiPWX\Ӄn huyӋn) -0,108ns 0,269 0,689 -0,043 
Sӕ lҫn khám bӋnh (quý) 0,451*** 0,169 0,007 0,180 
7KiLÿӝ vӟi rӫi ro tài chính 0,197*** 0,069 0,004 0,079 
7KiLÿӝ vӟi rӫi ro sӭc khӓe 0,904*** 0,309 0,003 0,360 
HӋ sӕ chһn -2,985 1,744 0,087 - 
Prob > Chi2 0,000 
Pseudo R2 0,406 
Log pseudolikelihood -69,991 
Tӹ lӋ dӵ EiRÿ~QJWәng quát (%) 81,18 
chính, khi người dân càng có thái độ sợ rủi ro về sức 
khỏe thì xác suất sẵn sàng chi trả BHYT tự nguyện 
của họ càng tăng lên (36%). Kết quả này tương tự 
với kết luận của Schlesinger (1981) và Min (2008), 
tức là thái độ sợ rủi ro ảnh hưởng đến quyết định 
mua bảo hiểm của cá nhân. 
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân 
thường sẵn sàng trả một số tiền nào đó để tránh 
“dính” vào rủi ro. Cụ thể là người dân sẵn sàng chi 
trả mức giá BHYT 804.600 đồng/người/năm mà 
Chính phủ quy định để đảm bảo được hỗ trợ chi phí 
KCB trong tương lai. Kết quả này phù hợp với lý 
thuyết về rủi ro và bảo hiểm. Đồng thời, kết quả 
cũng cho thấy khuynh hướng sợ rủi ro của người 
dân có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương 
án chắc chắn (sẵn sàng trả BHYT tự nguyện). Kết 
quả này được giải thích theo lý thuyết triển vọng của 
Kahneman and Tversky (1979). 
Ngoài ra, một trong những cách để giảm thiểu 
thái độ sợ rủi ro của người dân là việc tiến tới đa 
dạng hóa các gói BHYT là giải pháp để giúp người 
dân đỡ bớt áp lực khi không may mắc bệnh, cũng 
như khắc phục những rủi ro trong chi tiêu y tế. Cụ 
thể, để đa dạng các gói BHYT và tăng cường liên 
kết giữa BHXH với BHYT thương mại, Bộ Y tế nên 
cho phép các doanh nghiệp BHYT thương mại tham 
gia vào BHYT xã hội và cung cấp các sản phẩm 
ngoài phạm vi quyền lợi của BHYT. Thực tế cho 
thấy, trên thế giới, nhiều tổ chức BHYT tư nhân, 
thương mại đang triển khai các gói y tế bổ sung. Ở 
Úc, BHYT chi trả từ 75 - 80% chi phí KCB của 
người dân nên các tổ chức thương mại tham gia vào 
lĩnh vực bảo hiểm này cung cấp các gói y tế bổ sung 
với 20% chi phí còn lại (Hoàng Thái Bình, 2018; 
Xuân Thuỷ, 2019). Chính vì thế, Việt Nam hoàn 
toàn có thể thiết kế được loại hình BHYT thương 
mại với các gói y tế bổ sung, gói nâng cao, các gói 
sản phẩm theo yêu cầu. 
5. Kết luận 
Kết quả cho thấy các yếu tố làm tăng xác suất 
sẵn sàng chi trả BHYT tự nguyện là số lần KCB gần 
nhất trong quý, thái độ đối với rủi ro tài chính và thái 
độ đối với rủi ro sức khỏe; các yếu tố làm giảm xác 
suất sẵn sàng chi trả cho BHYT tự nguyện gồm giới 
tính, trình độ học vấn và thu nhập. Kết quả nghiên 
cứu đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm mới 
cho thấy rằng thái độ sợ rủi ro của người dân có 
tương quan thuận chiều với sự sẵn sàng chi trả cho 
BHYT tự nguyện. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho 
thấy người dân vẫn chưa thật sự nhận thức đúng lợi 
ích và chất lượng của BHYT.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. Oyekale, A. S., 2012, Factors Influencing 
Households’ Willingness to Pay for National Health 
Insurance Scheme (NHIS) in Osun State, Nigeria. 
Studies on EthnoMedicine, 6(3), 167-172. 
2. Arrow, K. J., 1965, Aspects of the Theory of 
Risk Bearing, Academic Publishers. 
3. Azhar, A., Rahman, M. M., & Arif, M.T., 
2018, Willingness to Pay For Health Insurance in 
Sarawak, Malaysia: A Contingent Valuation 
Method. Bangladesh Journal of Medical Science, 
17(2), 230-237. 
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang, Báo cáo tổng 
kết công tác năm 2017, 2018 và 2019. 
5. Blais, A. R., & Weber, E. U., 2006, A Domain-
Specific Risk-Taking (DOSPERT) scale for adult pop-
ulations, Judgment and Decision Making, 1, 33-47. 
6. Braun, M., & Muermann, A., 2004, The 
Impact of Regret on the Demand for Insurance, The 
Journal of Risk and Insurance, 71(4), 737-767. 
7. Browne, M. J., & Kim., K., 1993, An 
International Analysis of Life Insurance Demand, 
The Journal of Risk and Insurance, 60, 616-634. 
8. Bùi Thị Tú Quyên & Đào Hồng Chinh, 2016, 
Sử dụng thẻ BHYT và những yếu tố ảnh hưởng đến 
khả năng tham gia BHYT hộ gia đình của người lao 
động phi chính thức quận Long Biên, Hà Nội. Tạp 
chí Y tế Công cộng, 3(40), 181-188. 
9. Champ, P. A., Boyle, K. J., & Brown, T. C., 
2012, A primer on nonmarket valuation (Vol. 3), 
Berlin: Springer Science & Business Media. 
10. Galizzi, M. M., Miraldo, M., & 
Stavropoulou, C., 2016, In sickness but not 
inwealth: field evidence on patients’ risk preferences 
in the financial and health domain, Medical 
Decision Making, 36(4), 503-517. 
11. Jowett, M., Contoyanis, P., & Vinh, N. D., 
2003, The impact of public voluntary health insur-
ance on private health expenditures in Vietnam, 
Social Science & Medicine, 56(2), 333-342. 
12. Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấn, & Trương 
Thị Thanh Tâm, 2017, Các yếu tố ảnh hưởng đến 
quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân 
thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học trường Đại 
học Cần Thơ, 48, 20-25. 
13. Lê Khương Ninh, 2016, Kinh tế học vi mô, 
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 
14. Min, L., 2008, Factors Influencing 
Households’ Demand For Life Insurance, A Thesis 
presented to the Faculty of the Graduate School at 
the University of Missouri-Cokumbia. 
33
?
Sè 147/2020
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
15. Mitchell, R. C., & Carson, R. T., 1989, Using 
surveys to value public goods: The contingent valuation 
method, Washington, D.C.: Resources for the Future. 
16. Hanawi, M. K. A., Vaidya, K., Alsharqi, O., 
& Onwujekwe, O., 2018, Investigating the 
Willingness to Pay for a Contributory National 
Health Insurance Scheme in Saudi Arabia: A Cross-
sectional Stated Preference Approach, Appl Health 
Econ Health Policy, 16, 259-271. 
17. Hoàng Thái Bình, 2018, Theo hướng mở 
rộng phạm vi chi trả, đa dạng hoá gói dịch vụ bảo 
hiểm?, Tạp chí của Ban tuyên giáo trung ương. 
mo-rong-pham-vi-chi-tra-da-dang-hoa-goi-dich-vu-
bao-hiem-116127 
18. Nguyễn Văn Ngãi, & Nguyễn Thị Cẩm 
Hồng, 2012, Thông tin bất đối xứng trong thị trường 
bảo hiểm y tế tự nguyện: Trường hợp tỉnh Đồng 
Tháp, Tạp chí Khoa học trường Đại học mở thành 
phố Hồ Chí Minh, 4, 19-28. 
19. Nguyễn Văn Phúc, & Cao Việt Cường, 2014, 
Thông tin bất cân xứng, lựa chọn ngược và rủi ro 
đạo đức: Nghiên cứu trường hợp mua và sử dụng 
thẻ BHYT tự nguyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí 
Minh, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 208, 9-16. 
20. Nguyễn Văn Song, & Lê Trung Thực, 2010, 
Xác định nhu cầu bảo hiểm y tế tự nguyện của nông 
dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Tạp chí khoa 
học và phát triển, 6, 1037 - 1045. 
21. Pratt, J. W., 1964, Risk Aversion in the Small 
and Large, Econometrica, 32(1/2), 22-136. 
22. Schlesinger, H., 1981, The Optimal Level of 
Deductibility in Insurance Contracts, The Journal of 
Risk and Insurance, 48, 465-481. 
23. Sepehri, A., Sarma, S., & Serieux, J., 2009, 
Who is giving up the free lunch? The insured 
patients’ decision to access health insurance bene-
fits and its determinants: Evidence from a low-
income country, Health Policy, 92(2), 250-258. 
24. Sepehri, A., 2013, How much do I save if I 
use my health insurance card when seeking outpati-
tent care? Evidence from a low-income country, 
Health Policy and planning, 29(2), 246-256. 
25. Shafie, A., & Hassali, M., 2013, Willingness 
to pay for voluntary community-based health insur-
ance: Findings from an exploratory study in the 
state of Penang, Malaysia. Social Science & 
Medicine, 96, 272-276. 
26. Szpiro, G. G., 1985, Optimal Insurance 
Coverage, The Journal of Risk and Insurance, 52, 
704-710. 
27. Smith, V. L., 1968, Optimal Insurance 
Coverage, Journal of Political Economy, 76, 68-77. 
28. Xuân Thủy, 2019, Tiến tới đa dạng hóa các 
gói bảo hiểm y tế, Báo Đại đoàn kết, cơ quan trung 
ương của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. 
ket.vn/suc-khoe/tien-toi-da-dang-hoa-cac-goi-bao-
hiem-y-te-tintuc438924 
29. Vũ Ngọc Huyên, & Nguyễn Văn Song, 2014, 
Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của 
nông dân tỉnh Thái Bình, Tạp chí khoa học và phát 
triển, 12(6), 853-861. 
30. Wright, E. G., Asfaw, A., & Gaag, J. V. D., 
2009, Willingness to Pay for Health Insurance: An 
Analysis of the Potential Market for New Low Cost 
Health Insurance Products in Namibia, Social 
Science & Medicine, 69(9),1351-1359. 
Summary 
The paper aims to study the willingness to pay 
for voluntary health insurance of 170 people who 
have not yet participated in voluntary health insur-
ance in Hau Giang province. Probit regression 
results show that the factors raising the willingness 
to pay for voluntary health insurance include the 
number of medical visits in the quarter, the attitude 
to financial risks, and the attitude to health risks. In 
contrast, factors that reduce the willingness to pay 
for voluntary health insurance include gender, edu-
cation and income. Besides exploring the influential 
factors in the willingness to pay, the study provides 
new empirical evidence of positive correlation 
between people's fear of risks and their willingness 
to pay for voluntary health insurance. Moreover, the 
paper proposes solutions to reduce people’s fear of 
risks, thereby encouraging them to actively partici-
pate in voluntary health insurance helping to 
achieve the national health insurance target and sus-
tainably develop health insurance policy. 
Sè 147/202034
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfsu_san_sang_chi_tra_bao_hiem_y_te_tu_nguyen_cua_cac_ca_nhan.pdf