Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ

Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là học phần có vai trò rất quan trọng

trong việc hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho sinh viên. Điều này

yêu cầu cần phải đảm bảo được tính khoa học, thực tiễn, logic, hệ thống trong giảng dạy. Bên cạnh đó,

bài giảng cũng cần phải sinh động, dễ hiểu và phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo của

người học. Với những ưu điểm vượt trội của mình, sơ đồ tư duy rất phù hợp trong giảng dạy học phần

này. Xuất phát từ việc kế thừa có chọn lọc những cơ sở lý luận về sơ đồ tư duy của các nhà khoa học

đi trước, tác giả đã phân tích làm rõ thực trạng sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ. Từ đó, tác giả đưa ra các bước

xây dựng sơ đồ tư duy và những nguyên tắc khi sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây chính là một phương pháp hữu hiệu trong dạy học

nói chung và trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường

Đại học Sao Đỏ nói riêng.

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ trang 1

Trang 1

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ trang 2

Trang 2

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ trang 3

Trang 3

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ trang 4

Trang 4

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ trang 5

Trang 5

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ trang 6

Trang 6

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ trang 7

Trang 7

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2480
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ
ng dạy học phần Những 
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở 
Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng.
3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG 
GIẢNG DẠY HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ 
BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Ở TRƯỜNG 
ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 
Mác - Lênin là học phần có vai trò rất quan trọng 
trong việc hình thành thế giới quan khoa học và 
nhân sinh quan cách mạng cho sinh viên, góp 
phần đào tạo nên người lao động vừa “hồng” vừa 
“chuyên”. Việc giảng dạy và học tập học phần này 
cần “phải sinh động, mềm dẻo, có thực tiễn và 
phù hợp với từng cấp; tạo được sự hứng thú và có 
trách nhiệm cho người dạy và người học; người 
học thích học hơn, có trách nhiệm phải học; người 
dạy có hứng thú hơn, có trách nhiệm cao hơn” 
[1]. Tuy nhiên, đây là học phần lý luận chính trị 
có những đặc thù tri thức riêng, là học phần gồm 
nhiều khối kiến thức của các khoa học: Triết học 
Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ 
nghĩa xã hội khoa học. Hệ thống tri thức trong học 
phần này rất rộng và có mối liên hệ mật thiết giữa 
các khoa học và từng nội dung trong một khoa 
học. Điều này yêu cầu cần phải đảm bảo được 
tính Đảng, tính khoa học, thực tiễn, logic, hệ thống 
trong giảng dạy. Bên cạnh đó, bài dạy cũng cần 
phải sinh động, dễ hiểu và phát huy được tính 
tích cực, năng động và sáng tạo của người học. 
Với những ưu điểm vượt trội của mình, sơ đồ tư 
duy rất phù hợp trong giảng dạy học phần Những 
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. 
Tuy nhiên, đối với việc giảng dạy các môn lý luận 
chính trị nói chung và giảng dạy học phần Những 
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói 
riêng ở Trường Đại học Sao Đỏ, việc vận dụng sơ 
đồ tư duy vào giảng dạy vẫn đang còn rất hạn chế.
Trên thực tế, học phần Những nguyên lý cơ bản 
của chủ nghĩa Mác - Lênin được sinh viên quan 
niệm là môn học khô khan, trừu tượng, khó hiểu 
cho nên trong quá trình giảng dạy, có giảng viên 
chỉ cốt làm sao truyền đạt đủ nội dung tinh thần 
của giáo trình. Cùng với đó, sinh viên chỉ cần thuộc 
lòng để có kiến thức khi thi. Hệ quả của việc dạy 
và học trên là chất lượng giảng dạy học phần này 
không cao, chưa tạo được hứng thú học tập cho 
sinh viên. Bên cạnh đó, đặc điểm của sinh viên 
Đại học Sao Đỏ là điểm đầu vào thấp (không cao) 
cho nên trình độ nhận thức của sinh viên cũng chỉ 
ở mức trung bình, mà đặc thù của môn học cần có 
một tư duy logic để kết nối giữa các phần trong nội 
dung học tập. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy 
và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ 
nghĩa Mác - Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ, một 
trong những biện pháp quan trọng nhất chính là 
đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm 
qua, đội ngũ giảng viên dạy các môn lý luận chính 
trị nói chung, giảng dạy học phần Những nguyên 
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng 
luôn xác định đổi mới phương pháp dạy học là 
một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong tình hình 
hiện nay vì nó góp phần quan trọng quyết định 
đến chất lượng đào tạo, khẳng định uy tín, sự tồn 
tại của một trường đại học. Đổi mới phương pháp 
dạy học là nhu cầu tất yếu của mỗi giảng viên, bởi 
vì đổi mới là sự cải tiến, nâng cao chất lượng dạy 
học để đóng góp nâng cao chất lượng hiệu quả 
của môn học. Hiện nay, đội ngũ giảng viên giảng 
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 117
dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ 
nghĩa Mác - Lênin ở Khoa Giáo dục chính trị và 
Thể chất, Trường Đại học Sao Đỏ có 9 giảng viên. 
Trong quá trình giảng dạy học phần này, giảng 
viên là chủ thể của hoạt động dạy, giữ vai trò chủ 
đạo với chức năng tổ chức, điều khiển, hướng 
dẫn hoạt động học cho sinh viên nhằm đảm bảo 
cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng 
cao những yêu cầu được quy định phù hợp với 
mục tiêu môn học. Dạy học đại học hiện đang đặt 
ra yêu cầu bức thiết là phát huy tối đa tính tích 
cực chủ động của người học. Dạy học phải thực 
sự hướng vào người học, đó chính là hướng đổi 
mới phương pháp dạy học nhằm phát huy cao 
độ tính tích cực, sáng tạo của sinh viên trong quá 
trình dạy học theo học chế tín chỉ hiện nay. Trong 
thời gian qua, về cơ bản các giảng viên giảng 
dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ 
nghĩa Mác - Lênin đã có nhận thức đúng đắn về 
vị trí vai trò quan trọng của phương pháp dạy 
học ở bậc đại học, về tính đặc thù, về tính tất 
yếu phải đổi mới phương pháp dạy học và 100% 
các giảng viên đã tích cực đổi mới phương pháp 
theo hướng phát huy tính tích cực, khuyến khích 
tự học, áp dụng những phương pháp giáo dục 
hiện đại để bồi dưỡng cho sinh viên năng lực 
tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề khi 
học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 
Mác - Lênin. Khảo sát về mức độ thường xuyên 
sử dụng một số phương pháp giảng dạy của 
giảng viên với câu hỏi: ”Mức độ sử dụng một số 
phương pháp trong giảng dạy của các thầy cô 
như thế nào?”, kết quả theo bảng 1.
Bảng 1. Mức độ sử dụng một số phương pháp 
trong giảng dạy của giảng viên
Mức độ 
Phương 
pháp
Thường 
xuyên
Thỉnh 
thoảng
Không sử 
dụng
Thuyết trình 9/9=100% 0 0
Thảo luận 9/9=100% 0 0
Nêu vấn đề 6/9=66,7% 3/9=33,3% 0
Sơ đồ tư duy 0 5/9=55,6% 4/9=44,4%
Qua bảng số liệu cho thấy, các giảng viên dạy 
học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 
Mác - Lênin thường xuyên sử dụng các phương 
pháp như: thuyết trình, thảo luận tỷ lệ đạt 100% 
(9/9 giảng viên); còn phương pháp nêu vấn đề 
các giảng viên thường xuyên sử dụng là 66,7% 
(6/9 giảng viên), thỉnh thoảng sử dụng phương 
pháp này là 33,3% (3/9 giảng viên); Trong đó, 
tỷ lệ giảng viên sử dụng phương pháp sơ đồ tư 
duy trong giảng dạy đối với giảng viên giảng dạy 
học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 
Mác - Lênin chưa thường xuyên, chỉ có 55,6% 
(5/9 giảng viên) là thỉnh thoảng mới sử dụng 
phương pháp này và có đến 44,4% (4/9 giảng 
viên) là chưa bao giờ sử dụng. Trong số giảng 
viên thỉnh thoảng sử dụng sơ đồ tư duy trong 
giảng dạy, khi khảo sát với câu hỏi: “Các thầy cô 
thường sử dụng sơ đồ tư duy giảng dạy trong nội 
dung nào?”, kết quả theo bảng 2.
Bảng 2. Mức độ giảng viên sử dụng sơ đồ tư duy 
trong giảng dạy các nội dung của học phần Những 
nguyên lý cơ bản của CNM-LN
Nội dung 
sử dụng 
sơ đồ tư 
duy
Triết học 
Mác - Lênin
Kinh tế 
chính trị 
Mác - Lênin
Chủ nghĩa 
xã hội 
khoa học
Giảng 
viên sử 
dụng
4/4 = 100% 1/4 = 25% 3/4 = 75%
Qua bảng số liệu cho thấy, các giảng viên khi sử 
dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những 
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là 
không đồng đều, chủ yếu sử dụng trong phần Triết 
học Mác - Lênin là 100% (4/4 giảng viên), trong 
phần chủ nghĩa xã hội khoa học là 75% (3/4 giảng 
viên), trong đó phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin 
là một nội dung của học phần khá khó và rất cần 
có sự tư duy logic thì các thầy cô lại ít sử dụng sơ 
đồ tư duy trong nội dung này chỉ chiếm 25% (1/4 
giảng viên), thậm chí trong từng phần sử dụng khi 
được phỏng vấn các thầy cô cho biết cũng chỉ sử 
dụng ở một số nội dung tiêu biểu, ở một số tiết 
giảng của mình chứ không sử dụng thường xuyên 
trong cả quá trình giảng dạy. Giảng viên trong quá 
trình giảng dạy chưa thực hiện đúng các bước xây 
dựng sơ đồ tư duy, sơ đồ tư duy mới đạt ở cấp độ 
nhỏ, ngắn, ít nhánh, chưa sâu chuỗi được nhiều 
nội dung, vấn đề, quá trình giảng dạy chỉ trình 
118
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
chiếu ra sơ đồ tư duy giảng mang tính cơ học, 
không phân tích hết mối liên hệ của các nhánh, 
không khai thác hết giá trị của sơ đồ.
Đối với sinh viên, khi khảo sát thực nghiệm sử 
dụng các phương pháp dạy học của giảng viên tại 
lớp 08 ôtô2 (29 sinh viên) với câu hỏi: "Theo em, 
trong các phương pháp dạy học của giảng viên 
em thấy hứng thú với phương pháp nào nhất?", 
kết quả như trong bảng 3.
Bảng 3. Mức độ hứng thú của SV đối với các 
phương pháp giảng dạy của giảng viên
Mức độ 
Phương 
pháp
Bình 
thường
Hứng thú
Không 
hứng thú
Thuyết trình 13/29 = 45%
11/29 
= 38% 5/29 = 17%
Thảo luận 10/29 = 34,4%
17/29 
= 58,6% 2/29 = 7%
Nêu vấn đề 11/29 = 38%
15/29 
= 52% 3/29 = 10%
Sơ đồ tư duy 6/29 = 21%
20/29 
= 69% 3/29 =10%
Qua bảng số liệu cho thấy, mức độ hứng thú của 
sinh viên lớp 08 ôtô2 đối với các phương pháp 
giảng dạy của giảng viên là khác nhau, đối với 
phương pháp thuyết trình, mức độ hứng thú của 
sinh viên chỉ chiếm 38% (11/29 SV), bình thường 
là 45% (13/29 SV), không hứng thú là 17% ( 5/29 
SV); Phương pháp thảo luận, mức độ hứng thú 
của sinh viên đạt 58,6% (17/29 SV), bình thường 
34,4% (10/29 SV), không hứng thú là 7% (2/29 
SV); Phương pháp nêu vấn đề, mức độ hứng thú 
của sinh viên là 52% (15/29 SV), bình thường là 
38% (11/29 SV), không hứng thú chiếm 10% (3/29 
SV); Phương pháp sơ đồ tư duy, mức độ hứng 
thú chiếm 69% (20/29 SV), bình thường chiếm 
21% (6/29 SV), không hứng thú là 10% (3/29 SV). 
Như vậy, thông qua kết quả khảo sát đã cho thấy 
trong các phương pháp giảng dạy của giảng viên 
thì mức độ hứng thú của sinh viên đối với phương 
pháp sử dụng sơ đồ tư duy là chiếm tỷ lệ cao nhất 
(69%) mặc dù phương pháp này chưa phổ biến, 
chưa được giảng viên sử dụng nhiều trong các tiết 
giảng của mình mà chỉ sử dụng ở một số nội dung 
của môn học.
Qua thực tế áp dụng sơ đồ tư duy trong việc giảng 
dạy một số nội dung của học phần Những nguyên 
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể thấy 
bước đầu đã tạo sự hứng khởi cho sinh viên, khắc 
phục phần nào khiếm khuyết trong cách dạy và 
học theo lối truyền thống, buộc sinh viên phải chủ 
động trong việc học tập và nghiên cứu. Sơ đồ tư 
duy hỗ trợ giảng viên tổ chức hoạt động dạy - học 
một cách khoa học, hệ thống, giúp sinh viên hệ 
thống hóa được kiến thức rõ ràng, đồng thời góp 
phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên phù 
hợp với các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy 
học: dạy học tích cực, lấy người học làm trung 
tâm, chống lại thói quen học tập thụ động. Vì vậy, 
mỗi giảng viên phải cần tích cực vận dụng sơ đồ 
tư duy vào quá trình giảng dạy để nâng cao chất 
lượng giáo dục.
4. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY 
VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG SƠ 
ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN 
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA 
MÁC - LÊNIN 
4.1. Các bước xây dựng sơ đồ tư duy
Để thực hiện được các bước xây dựng sơ đồ tư 
duy, trước hết, chúng ta phải hiểu nội dung kiến 
thức, tiến hành xác định nội dung trung tâm, phân 
chia thành các ý chính và xác định các ý phụ của 
từng ý chính. Việc này có thể tiến hành bằng việc 
lập sơ đồ tóm tắt kiến thức hay phân nhánh để 
thuận tiện cho việc xây dựng sơ đồ tư duy tương 
ứng. Để xây dựng một sơ đồ tư duy, chúng ta cần 
thực hiện các bước sau: 
Bước 1: Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một 
hình ảnh phản ánh chủ đề. 
Bước 2: Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính 
nối với chủ đề. Trên mỗi nhánh chính viết một từ, 
cụm từ phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. 
Các chữ trên nhánh chính nên viết bằng chữ in 
hoa. Nhánh chính và chữ viết trên đó được vẽ 
và viết cùng một màu và mỗi nhánh là một màu 
khác nhau.
Bước 3: Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh 
phụ (nhánh phụ cấp 1) để làm rõ cho nhánh chính 
đó. Các chữ trên nhánh phụ nên viết bằng chữ in 
thường. Nhánh phụ và chữ trên đó cùng màu với 
nhánh chính tương ứng.
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 119
Bước 4, 5...: Tiếp tục vẽ các nhánh phụ cấp độ 2, 
3...
Hình 3. Các bước vẽ sơ đồ tư duy
Lưu ý: Sơ đồ tư duy bắt đầu từ trung tâm với một 
chủ đề, các nhánh chính (cấp một) nối với chủ đề 
trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh 
cấp một, nối các nhánh cấp ba đến các nhánh cấp 
hai, bằng các đường kẻ với mỗi nhánh là một 
màu sắc khác nhau. Khi các đường kẻ được nối 
với nhau, người học sẽ hiểu và ghi nhớ hiệu quả 
hơn vì điều này phản ánh đúng chức năng làm 
việc của não bộ. Vẽ nhánh chính to hơn nhánh 
phụ và nhánh chính phải nhỏ dần về ngọn; Tóm 
tắt nội dung các ý, chọn lọc và sử dụng các thuật 
ngữ quan trọng để viết tên chủ đề và nội dung 
trên các nhánh; Tích cực khai thác hình ảnh phù 
hợp để minh họa cho các ý trên các nhánh chính, 
nhánh phụ. Đặc biệt là phải vẽ theo đúng nguyên 
tắc cấu trúc. Trên cơ sở các bước thực hiện như 
trên, chúng ta có hai cách vẽ sơ đồ tư duy: vẽ 
bằng tay hoặc vẽ bằng sự hỗ trợ của công nghệ 
thông tin.
Ví dụ minh hoạ hình 4:
Hình 4. Sơ đồ tư duy nội dung Triết học Mác - Lênin
4.2. Những nguyên tắc khi sử dụng sơ đồ tư 
duy trong giảng dạy học phần Những nguyên 
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ sơ đồ tư duy với các 
phương pháp dạy học hiệu quả, phát huy tính tích 
cực của sinh viên. Trước hết giảng viên phải thật 
vững kiến thức chuyên môn của các môn khoa 
học Mác - Lênin để hoàn toàn làm chủ được nội 
dung giảng dạy và xử lý những tình huống sư 
phạm có thể xảy ra. Trình độ chuyên môn của 
giảng viên là nền móng vững chắc cho hoạt động 
giảng dạy khoa học Mác - Lênin. Bên cạnh đó, 
giảng viên phải có kỹ năng sử dụng phương pháp 
dạy học để tổ chức tốt các hoạt động dạy học làm 
cho việc sử dụng sơ đồ tư duy mềm mại, uyển 
chuyển, hiệu quả, phát huy được tính tích cực tự 
giác của sinh viên. Về phía sinh viên, khi học tập 
sơ đồ tư duy nên thay đổi phương pháp học và 
cả phương pháp ghi chép bài học. Tham gia nhiệt 
tình vào các hoạt động học tập do giảng viên tổ 
chức, mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình và 
góp ý trên tinh thần xây dựng với các ý tưởng của 
bạn khác. Sinh viên không nên giành quá nhiều 
thời gian cho việc ghi chép, tránh ghi cả đoạn 
văn dài dòng và những ý vụn vặt. Hãy thay đoạn 
văn bằng từ khóa ngắn gọn hoặc là một hình 
ảnh minh họa. 
Thứ hai, luôn đảm bảo được tính khoa học và 
thẩm mỹ trong sử dụng sơ đồ tư duy. Thiết lập một 
sơ đồ tư duy trong dạy học môn Những nguyên lý 
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là 
việc làm quá phức tạp. Tuy nhiên, để tạo ra được 
một sơ đồ tư đảm bảo các yếu tố khoa học, hiệu 
quả, thẩm mỹ,... yêu cầu người giảng viên phải 
đầu tư trí tuệ và thời gian. Cơ chế hoạt động của 
sơ đồ tư duy chú trọng đến hình ảnh, màu sắc 
với các mạng lưới liên tưởng. Một sơ đồ tư duy 
khoa học phải phản ánh rõ nét nội dung của bài 
giảng, mối quan hệ giữa những nội dung đó, từ 
khóa ngắn gọn chính xác, hình ảnh đơn giản dễ 
hiểu. Bên cạnh tính khoa học, yếu tố thẩm mỹ của 
sơ đồ tư duy cũng rất cần được chú ý. Giảng viên 
cần có năng lực thẩm mỹ nhất định để thiết kế 
sơ đồ tư duy đẹp về mặt hình thức, các hình ảnh 
minh họa của từng nội dung thật sự tiêu biểu. Một 
sơ đồ tư duy của giảng viên thiếu tính khoa học và 
thẩm mỹ có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của 
cả bài giảng, thậm chí dẫn đến lối tư duy hời hợt, 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_so_do_tu_duy_trong_giang_day_hoc_phan_nhung_nguyen_l.pdf