So sánh chiến lược marketing giữa Apple và Samsung

Trong thị trường đầy biến động như hiện nay, có lẽ doanh nghiệp nào cũng cần phải có chiến lược

Marketing cho riêng mình, Apple và Samsung cũng không ngoại lệ. Và mục đích của hai ông lớn

này trong việc sử dụng Marketing chắc chắn là giống nhau, vì đều là thu hút khách hàng. Tuy

nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ có mỗi cách xây dựng chiến lược khác nhau và chiến lược đó sẽ có

từng điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy, vấn đề khác nhau như thế nào? điểm mạnh, điểm yếu

là gì? cũng chính là vấn đề mà bài báo này sẽ đề cập đến. Từ đó, sẽ đưa ra kiến nghị giúp hai

doanh nghiệp khắc phục.

So sánh chiến lược marketing giữa Apple và Samsung trang 1

Trang 1

So sánh chiến lược marketing giữa Apple và Samsung trang 2

Trang 2

So sánh chiến lược marketing giữa Apple và Samsung trang 3

Trang 3

So sánh chiến lược marketing giữa Apple và Samsung trang 4

Trang 4

So sánh chiến lược marketing giữa Apple và Samsung trang 5

Trang 5

So sánh chiến lược marketing giữa Apple và Samsung trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 8780
Bạn đang xem tài liệu "So sánh chiến lược marketing giữa Apple và Samsung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh chiến lược marketing giữa Apple và Samsung

So sánh chiến lược marketing giữa Apple và Samsung
2054 
SO SÁNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GIỮA APPLE 
VÀ SAMSUNG 
Trần Thị Thu Mỹ, Lê Nhã Phương 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Lê Quang Hùng, Trịnh Thành Vũ 
TÓM TẮT 
Trong thị trường đầy biến động như hiện nay, có lẽ doanh nghiệp nào cũng cần phải có chiến lược 
Marketing cho riêng mình, Apple và Samsung cũng không ngoại lệ. Và mục đích của hai ông lớn 
này trong việc sử dụng Marketing chắc chắn là giống nhau, vì đều là thu hút khách hàng. Tuy 
nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ có mỗi cách xây dựng chiến lược khác nhau và chiến lược đó sẽ có 
từng điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy, vấn đề khác nhau như thế nào? điểm mạnh, điểm yếu 
là gì? cũng chính là vấn đề mà bài báo này sẽ đề cập đến. Từ đó, sẽ đưa ra kiến nghị giúp hai 
doanh nghiệp khắc phục. 
Từ khóa: Apple, chiến lược, marketing, samsung, so sánh. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngày nay, khi nhắc đến lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn không thể nào không nhắc đến 2 doanh 
nghiệp đi đầu là Apple và Samsung, mặc dù mấy năm gần đây thị trường này đã và đang thu hút 
được rất nhiều doanh nghiệp gia nhập. Vậy lý do nào đã giúp hai ông lớn này giữ vững được vị trí 
của mình? Chắc chắn một trong những yếu tố quan trọng chính là chiến lược Marketing của doanh 
nghiệp. Vậy chiến lược Marketing của hai ông lớn này là gì? Có gì giống và khác nhau? Cần cải 
thiện những điểm nào để tiếp tục đứng vững trong thị trường? 
2 THỰC TRẠNG CHIẾN DỊCH MARKETING CỦA APPLE VÀ SAMSUNG 
2.1 Chiến dịch marketing của Apple 
Apple ” một trong những tập đoàn công nghệ máy tính hàng đầu thế giới đến từ đất nước Mỹ. 
Mức doanh thu của họ đạt đến mức hàng tỷ đô là chuyện không mấy bất ngờ (trong giai đoạn 
2004 ” 2014 từ 8 tỷ $ đến 180 tỷ $), nhưng thành công của họ không chỉ dừng lại ở việc kiếm rất 
nhiều tiền, mà họ còn mang lại lòng tin lớn đối với sản phẩm của mình. Apple đã có một lượng 
người hâm mộ cực kì lớn, hình ảnh hàng nghìn người xếp hàng hàng giờ chỉ để sở hữu phiên bản 
đầu tiên của bất kì sản phẩm nào vừa mới ra mắt là chuyện không lạ lẫm gì đối với mọi người. Vì 
vậy, do đâu mà Apple đã mang lại được lòng tin của hàng triệu fan trên thế giới đối với sản phẩm 
của họ, mặc dù trên thị trường còn có rất nhiều nhãn hàng nổi tiếng khác mà giá cả của nó cũng 
phải chăng hơn? Để giải thích cho mối nghi vấn này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chiến lược 
Marketing của thương hiệu khiến cả thế giới phải thán phục này. 
2055 
Quảng cáo: Apple hầu như không giống với các thương hiệu khác, cùng nhau chạy theo quảng 
cáo để pr cho sản phẩm của mình, mà họ chọn cách như người dùng tự đánh giá tự cảm nhận. 
Như là vị trí của sản phẩm (đặc biệt là với những người nổi tiếng hoặc trong các chương trình nổi 
tiếng) và tiếng vang được tạo ra bởi các đánh giá tích cực trên truyền thông. Mặc dù cũng có rất 
nhiều bình luận khiếm nhã về sản phẩm của họ, nhưng điều đó không làm cho thương hiệu của họ 
bị đánh giá thấp mà ngược lại còn gây sự chú ý hơn cả sự quảng cáo. Khi ra mắt sản phẩm mới, 
Apple sẽ tổ chức một sự kiện quy mô , thậm chí còn đóng cửa các cửa hàng điện tử Apple để mọi 
người biết có điều gì đó quan trọng đang xảy ra và họ cần chú ý. 
Hình 1: Sự kiện ra mắt sản phẩm mới 
của Apple năm 2018 
Hình 2: Buổi sự kiện ra mắt sản phẩm của Apple 
Hiểu rõ giá trị của sản phẩm và tránh việc cạnh tranh giá cả: Apple hiểu rõ cạnh tranh giá 
cả thực sự ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp của họ, vì thế họ nhấn mạnh giá trị trong sản phẩm 
của mình và cố gắng tập trung vào đó. Đó chính là chiến lược Marketing hiệu quả nhất của Apple 
và mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn. [1] 
Ví dụ: Hai máy tính giống nhau đều chạy i5 core processors và 13.3 inch. Phiên bản PC của máy 
Dell Inspiron chỉ có giá 750$ trong khi đó Macbook Pro có giá hơn 1000$. Tại sao Apple vẫn giữ 
được lượng người tiêu dùng với giá cả cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh? Đó là bởi vì Apple 
không xem PCs như đối thủ của mình. Apple tập trung hoàn toàn vào sản phẩm và sự thật là các 
sản phẩm của Apple có giá cao hơn bởi vì chất lượng linh kiện và cấu thành sản phẩm luôn ở top 
đầu. 
Khuyến mãi: Apple giảm giá sản phẩm thông qua các đợt mua lại các sản phẩm cũ của mình để 
thúc đẩy doanh số. Như Apple từng tung banner trên tang web đưa ra giá Iphone Xr có giá 449 
USD (thấp hơn 300USD so với giá niêm yết) và cuối trang chú thích mức giá trên được áp dụng với 
khách hàng đổi mẫu Iphone 7 Plus. Tuy nhiên Apple rất hiếm khi sử dụng chiến lược khuyến mãi. 
Xây dựng ngôn ngữ kết nối riêng với người tiêu dùng: Apple không sử dụng những thuật 
ngữ gây khó hiểu cho người tiêu dùng mà họ dùng những từ ngữ mà cho dù có là người ‚m công 
nghệ‛ thì đọc vào vẫn có thể hiểu được rằng chiếc điện thoại mình đang dùng có tính năng như thế 
nào hay sự bền bỉ ra sao hoặc là cấu hình như thế nào, ví dụ như: ‚góc cạnh có kính cường lực‛, 
‚màn hình có đèn led‛, những cụm từ này đơn giản nhưng dễ hiểu, thậm chí còn có thể ghi nhớ lâu 
2056 
hơn. Apple nắm bắt được tâm lý đó của người tiêu dùng nên họ đã dần tiến thêm bước kết nối hơn 
với mọi người. 
Luôn cố gắng cải thiện trải nghiệm khách hàng: Việc mà có thể những doanh nghiệp khác 
không thể làm được đó là luôn cố gắng cải thiện chất lượng sản phẩm cũ của mình, họ muốn 
khách hàng của mình có thể trải nghiệm sản phẩm một cách thoải mái. Đã có ai từng hỏi tại sao lại 
có hàng nghìn, hàng triệu người thay phiên nhau ‚đập hộp‛ một sản phẩm mới của Apple, đặc biệt 
là điện thoại Iphone chưa? Tại sao không phải là những thương hiệu lớn khác như Samsung, 
Oppo Đó là bởi vì Apple đã xây dựng sự trải nghiệm của khách hàng phải nói là quá tuyệt vời, 
vượt xa những con số bán lẻ ở cửa hàng. Đây cũng là lý do tại sao Apple không cần phải đầu tư 
quá nhiều vào lĩnh vực quảng cáo sản phẩm, vì chính khách hàng của họ đã tự làm điều đó thay 
cho doanh nghiệp của họ. Thậm chí điều này còn đáng tin hơn rất nhiều so với những gì chúng ta 
xem được trên quảng cáo. 
Hướng tới cảm xúc của khách hàng: Apple hiểu được rằng sự kết nối cảm xúc chính là chìa 
khóa thành công cho mọi chiến dịch Marketing. Mọi chương trình quảng cáo của Apple đều rất 
đơn giản, nhưng đều đánh vào tâm lý của người xem, không như những thương hiệu khác họ 
quảng cáo sản phẩm chỉ chú ý đến chức năng cấu tạo của máy, còn riêng Apple họ đánh vào cảm 
xúc của người xem chứ không đánh vào túi tiền của họ. Ví dụ như năm 2010, Apple tung ra quảng 
cáo đầu tiên cho sản phẩm iPad, nội dung chẳng có gì ngoài hình ảnh vui vẻ, thoải mái, khi họ sử 
dụng sản phẩm. Chỉ những hình ảnh đơn giản như vậy cũng đủ làm cho con người cảm thấy yêu 
thích sản phẩm. 
Xây dựng cộng đồng người dùng: Hình ảnh hàng trăm người xếp hàng đợi mua sản phẩm 
mới ở mỗi cửa hàng của Apple không còn là hình ảnh xa lạ. Apple đã tạo dựng được cộng đồng 
người tiêu dùng thân thiện, tích cực, vui vẻ và khiến cho mọi khách hàng đều muốn gắn bó với cộng 
đồng đó. [1] 
Hình 3: Hàng trăm người xếp hàng chờ mua iphone11 
2.2 Chiến dịch marketing của Samsung 
Samsung ” một thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới trong các lĩnh vực công nghệ hiện nay. Sau 
nhiều năm nỗ lực phấn đấu Samsung đã phát triển vô vùng mạnh mẽ khiến ông lớn Apple phải e 
ngại. Samsung cũng là doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ lớn nhất tính theo doanh thu và là một 
trong 7 doanh nghiệp có giá trị nhất hành tinh. Để đạt thành công như hiện tại, ngoài chất lượng 
2057 
sản phẩm và dịch vụ thì còn phải nhắc đến chiến lược marketing của Samsung. Sau đây là một số 
chiến lược marketing quan trọng mang lại thành công cho Samsung. 
Bán hàng cá nhân: Công tác chào hàng và bán trực tiếp thông qua các nhân viên được xem là 
chiến lược marketing đạt hiệu quả cao. Vì chiến lược này giúp Samsung bán được sản phẩm, tạo 
được mối quan hệ giữa khách hàng với nhân viên bán hàng (cũng như với doanh nghiệp). Chiến 
lược này còn giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin sản phẩm một cách chi tiết và cụ thể cho từng 
khách, đồng thời giúp doanh nghiệp thu thập được thông tin (mong muốn hoặc phản hồi) của 
khách hàng về sản phẩm. 
Khuyến mãi: Những công cụ khuyến mãi của samsung thường sử dụng là catalog, hàng mẫu, 
film, slide film, hội trợ, triễn lãm thương mại và các tài liệu, công cụ tại điểm bán hàng [2]. Đối với 
Samsung cũng như các đại lý phân phối sản phẩm, họ đưa ra rất nhiều hình thức khuyến mại, vào 
nhiều thời điểm khác nhau như: tặng kèm phiếu cào, phiếu quà tặng khi mua hàng, các chương 
trình khuyến mại, ưu đãi trả góp dành cho khách hàng không đủ khả năng trả một lần. 
Ví dụ: Từ ngày 12/02 ” 05/3, khách hàng đã có thể đặt trước bộ ba sản phẩm thuộc thế hệ Galaxy 
S20 tại FPT Shop để nhận ngay bộ quà công nghệ trị giá đến 4,5 triệu đồng và ưu đãi trả góp 0% lãi 
suất. 
Phát hành tạp chí samsung: Samsung tự biên tập và ấn hành tạp chí để thông tin về các hoạt 
động của samsung cho nội bộ và khách hàng biết. [2] 
Quan hệ cộng đồng: Tổ chức các cuộc thi, tham gia các hội chợ thương mại, tài trợ cho nhiều 
đơn vị (như nhà hát Opera, Sydney, quỹ châu đại dương,... và đặc biệt Samsung tài trợ cho rất 
nhiều sự kiện thể thao trên toàn thế giới. 
Năm vừa qua, Quỹ Khoa học & Công nghệ Samsung đã công bố 44 dự án tài trợ nghiên cứu được 
chọn trong nửa đầu năm 2019, bao gồm các nghiên cứu tiên phong về vật lý và khoa học đời sống, 
các giải pháp kỹ thuật mới cho môi trường trong sạch cũng như các dự án đột phá về trí tuệ nhân 
tạo (AI). Cũng trong năm trên, Samsung Việt Nam đã tổ chức cuộc thi chạy mang tên ‚Samsung 
Running together‛, thông qua đó, các vận động viên sẽ góp phần tạo nên ‚Qũy vì cộng đồng‛ phục 
vụ cho các hoạt động giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn của nhân viên Samsung và người dân 
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đây có thể xem là một hoạt động góp phần giúp Samsung tạo được 
mối quan hệ và dấu ấn tốt đẹp trong cộng đồng. 
Quảng cáo: Nội dung quảng cáo luôn dựa theo nguyên tắc AIDA: lôi cuốn sự chú ý (Attention), 
làm cho thích thú (Interest), tạo sự ham muốn (Desire), dẫn đến hành động mua hàng (Action) [2]. 
Samsung sử dụng rất nhiều hình thúc quảng cáo: quảng cáo trên truyền hình; quảng cáo thông 
qua các bộ phim, sản phẩm âm nhạc; quảng cáo qua các áp phích, pano, phương tiện giao 
thông (xe bus, taxi,..), tạp chí; quảng cáo trên internet; tổ chức các sự kiện lớn, hoành tráng để ra 
mắt sản phẩm. 
Hồi tháng 12 vừa đây, nhân dịp Tết sắp đến, Samsung đã cho ra mắt MV Thấy Tết Lớn, Mừng Tết 
Lớn với sự trình bày của ca sĩ Trúc Nhân nhằm quảng cáo cho TV Samsung. MV này đã được người 
xem đón nhận với sự thích thú và vô cùng yêu thích, hiện MV đã hơn 70 triệu lượt xem trên Youtube. 
2058 
Đây là một ví dụ cụ thể về cách quảng cáo rất thành công của Samsung, khi đã đưa được sản 
phẩm của mình đến cho mọi người biết mà không bị nhàm chán hay gây khó chịu. Ngoài ra, có thể 
thấy trong những năm gần đây, Samsung rất chịu chi trong việc quảng bá sản phẩm của mình đến 
cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Dưới đây là một số hình ảnh quảng cáo của Samsung. 
Hình 4: Biển quảng cáo của Samsung nằm trên tòa 
nhà Gidroproekt, thủ đô Matxcơva, Nga 
Hình 5: Biển quảng cáo của Samsung tại lâu đài 
Castel Sant’Angelo, Rome, Ý 
Hình 6: Ảnh màn trình diễn ánh sáng đèn LED ngoài 
trời của Samsung tại tòa nhà Burj Khalifa, Dubai 
Hình 7: Biển quảng cáo của Samsung tại quảng 
trường Plaza del Callao, Madrid, Tây Ban Nha 
2.3 So sánh chiến lược marketing giữa Apple và Samsung 
Nhìn chung có thể thấy mục đích của chiến lược marketing của Apple và Samsung là giống nhau 
nhưng cách đi trong chiến lược thì không giống nhau. 
Điểm mạnh 
Apple: Chủ yếu tập trung vào trải nghiệm của khách hàng, xây dựng được khách hàng trung 
thành, khi đó khách hàng sẽ giúp Apple bán hàng. Apple còn tập trung vào việc cho khách hàng 
nhìn thấy được giá trị của sản phẩm, đồng thời khiến khách hàng cảm thấy khi sở hữu sản phẩm 
của Apple mình trở nên đẳng cấp và có giá trị hơn. 
Samsung: Vì đi sau Apple nên Samsung thiên về việc quảng bá sản phẩm, Samsung có thể được 
xem là một trong những doanh nghiệp đi đầu về việc chi tiền cho quảng cáo trong chiến lược 
marketing. Và điều này đã giúp Samsung thu hút được lượng lớn khách hàng. Mặt khác, phân 
khúc sản phẩm của Samsung rộng, điều đó cũng giúp doanh nghiệp có thị trường người tiêu thụ 
nhiều hơn Apple. 
2059 
Điểm yếu: 
Apple: Chiến thuật tiếp thị còn yếu, tuy nhiên sau những thành công như hiện tại Apple gần như 
không bổ sung đầu tư vào các quỹ tiếp thị nữa. Và Apple cũng không thực sự cạnh tranh với đối 
thủ, bình thường họ hầu như không tiếp thị sản phẩm của mình trừ khi chuẩn bị ra mắt sản phẩm 
mới. Ngoài ra, vì Apple tập trung vào giá trị của sản phẩm nên phân khúc sản phẩm tương đối cao. 
Samsung: Chi tiền mạnh cho quảng cáo là điểm mạnh của Samsung nhưng đồng thời cũng là 
điểm yếu của Samsung. Không phải quảng cáo lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao, trong một số 
trường hợp quảng cáo sẽ gây phản ứng ngược hoặc gây lãng phí, không cần thiết ảnh hưởng đến 
doanh thu cũng như lợi nhuận. 
3 KIẾN NGHỊ 
3.1 Kiến nghị dành cho Apple 
Tiếp tục duy trì chiến lược hiện tại, xây dựng thêm nhiều khách hàng trung thành. Tuy nhiên vẫn 
không nên quá chủ quan vào chiến lược hiện tại, luôn luôn sáng tạo và ở trong tư thế sẵn sàng 
thay đổi. Ở thời điểm thích hợp thì nên đổi mới phương thức, tạo cho khách hàng sự mới lạ. 
3.2 Kiến nghị dành cho Samsung 
Không nên quá lạm dụng vào việc quảng bá sản phẩm, để tránh gây lãng phí và cảm giác nhàm 
chán cho khách hàng. Nên xây dựng thêm những chiến lược đầu tư vào trải nghiệm cũng như cảm 
xúc của người dùng. uy tín và chất lượng luôn là mục tiêu cao nhất của bất cứ doanh nghiệp nào, 
được khách hàng tín nhiệm, tin tưởng cũng là cách quảng bá thương hiệu vô cùng hiệu quả vì độ 
tin cậy có thể đạt 80% đến 90%. Vì vậy, Samsung nên học hỏi Apple ở điểm này, vì Apple đã thực 
sự thành công trong chiến lược của mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Giải mã chiến lược Marketing của Apple khiến cả thế giới thán phục. Website: 
https://ooc.vn/chien-luoc-marketing-cua-apple/ 
[2] Chiến dịch marketing của tập đoàn Samsung có gì đặc biệt? Website: 
https:/www.sapo.vn/blog/chien-dich-marketing-cua-tap-doan-samsung-co-gi-dac-biet/ 

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_chien_luoc_marketing_giua_apple_va_samsung.pdf