Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning”

Tóm tắt

Như chúng ta đã biết, bộ não con người chia ra làm hai bán cầu não trái và phải, mỗi bên

bán cầu não đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong quá trình điều khiển các hoạt động

của con người, từ những hành động đơn giản đến những tư duy phức tạp. Bán cầu não trái với

chức năng suy nghĩ logic, phân tích, lý giải, ghi nhớ, sắp xếp, tính toán; bán cầu não phải gắn

liền với khả năng sáng tạo, tưởng tượng, điều khiển cảm xúc. Khoa học cũng đã chứng minh mỗi

con người có xu hướng, hay thiên hướng, phát triển mạnh hơn một bên bán cầu não. Từ đó,

những khả năng của mỗi người sẽ gắn liền với việc họ phát triển, hay thuận sử dụng phần não

bên nào hơn trong suốt cuộc đời của họ. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả cao nhất trong

học tập, nghiên cứu, công việc, người ta đã sử dụng nhiều phương pháp kích não, trong đó có

phương pháp “Học bằng hai bán cầu não” (Whole brain learning) Vận dụng tất cả bộ phận

của não bộ cùng một lúc, giúp kiến thức được tiếp thu một cách sinh động và lưu giữ lại lâu nhất.

Trong số các phương pháp học tập ứng dụng “Whole brain learning” có phương pháp ghi chú

thông tin Sketchnote, kỹ thuật ghi chép lưu trữ thông tin giúp người học phát huy được tối đa

năng lực tư duy của cả hai bán cầu não, đem lại những hiệu quả to lớn về phát triển năng lượng

cá nhân cũng như lợi ích xã hội.

Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning” trang 1

Trang 1

Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning” trang 2

Trang 2

Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning” trang 3

Trang 3

Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning” trang 4

Trang 4

Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning” trang 5

Trang 5

Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning” trang 6

Trang 6

Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning” trang 7

Trang 7

Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning” trang 8

Trang 8

Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning” trang 9

Trang 9

Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning” trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning”

Sketchnote - Kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “Whole brain learning”
 Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản phương pháp “Whole brain learning” (học bằng hai 
bán cầu não) là một phương pháp huy động tổng lực cả khả năng sử dụng óc phân tích, đọc hiểu 
kèm theo trí tưởng tượng, hình dung khiến khả năng lưu giữ, ghi nhớ thông tin trở nên sâu sắc 
hơn, lâu dài hơn. Không chỉ vậy, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân được kích thích khi thông tin 
lưu trữ trong bộ não không chỉ xuất hiện khi chúng ta cần đến mà còn có khả năng đến dưới 
những hình thái khác nhau tùy thuộc trí tưởng tượng, cảm xúc của mỗi người. Rất nhiều quốc gia 
như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã áp dụng phương pháp học tập bằng cách kích thích sự 
liên kết cả hai bán cầu não và đã thành công khi tạo ra được nhiều con người có suy nghĩ vượt 
trội, làm tiền đề cho sự phát triển đất nước. Nói như vậy để chứng minh một điều: không phải dân 
tộc nào thông minh hơn dân tộc nào, mà dân tộc nào có phương pháp học tập tư duy khác biệt 
hơn, huy động được trí tuệ, mọi khả năng vượt trội của cá nhân hơn, sẽ đạt được những thành tựu 
to lớn hơn. 
1.2. Phương pháp học tập “Whole brain learning” - Tư duy bằng hai bán cầu não 
Bản chất của phương pháp “Whole brain learning” là gì? Đó thực chất là sự tăng cường liên 
kết giữa hai phần của bộ não thông qua hệ thống các dây thần kinh nằm bên dưới vỏ não, gọi là 
thể chai. Thông thường một cá nhân có thể phát triển nổi trội hơn về bán cầu não trái hay não phải 
nhưng giữa hai não vẫn có mối liên kết nhờ vào thể chai, do vậy chúng ta vẫn thấy có những 
người phát triển đều cả hai não chứ không hẳn thiên về bên nào. Ví dụ một người am hiểu về 
ngôn ngữ, phân tích vẫn có thể có hiểu biết và say mê nghệ thuật, thậm chí là thực hành nghệ 
thuật. Chúng ta vẫn thấy có người rất giỏi Toán học nhưng vẫn yêu thích âm nhạc và chơi đàn rất 
giỏi, hay một nhà nghiên cứu thị trường chứng khoán vẫn có thể sáng tác các bức tranh nghệ 
thuật. Tuy nhiên, không có nhiều người có thể thuận cả hai não như vậy. Trong thực tế các 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 
13 
phương pháp giáo dục của chúng ta cũng đặt trên nền tảng phát triển trí tuệ lý tính, logic, hay nói 
cách khác là thiên về phát triển não trái nhiều hơn. Với đa số các môn học như Tự nhiên, xã hội, 
ngoại ngữ cách mà chúng ta vẫn dạy cho con em mình là lý thuyết và ghi nhớ thuộc lòng bằng 
cách đọc sách giáo khoa, sách tham khảo. Chẳng hạn khi học ngoại ngữ, học sinh được dạy hết từ 
vựng này đến từ vựng khác bằng cách viết đi viết lại và đọc đến thuộc lòng. Nhưng thật không 
may số từ vựng đó thường biến mất khỏi bộ nhớ của họ sau một thời gian không sử dụng đến 
hoặc khi học thêm nhiều từ vựng mới. Nhưng nếu áp dụng phương pháp học “Whole brain 
learning” khiến người học phải tư duy bằng cả hai bán cầu não thì hiệu quả ghi nhớ tăng lên gấp 
nhiều lần. Phương pháp “Whole brain learning” chủ yếu bao gồm những bước sau: 
1. Visualization (nâng cao sức mạnh của sự hình dung): Khi học đến một vấn đề gì đó, ví 
dụ từ vựng, người học sẽ hình dung những gì liên quan đến từ đó bằng những hình dung tưởng 
tượng cụ thể như: tranh ảnh, hình vẽ Đây là cách học trực tiếp sinh động nhất mà được áp dụng 
rộng rãi hiện nay, nhất là trong học từ vựng. 
2. Association (tăng cường khả năng tư duy kết nối): Khi học một vấn đề mới, người học sẽ 
chủ động tạo ra những liên tưởng có tính kết nối giữa các vấn đề, chi tiết cũ và mới. Ví dụ khi học 
ngoại ngữ, khi học những từ vựng mới, người học sẽ kết hợp từ đó và những từ đã học để tạo nên 
một câu chuyện, một ngữ cảnh có sự tham gia của các từ mới học và từ đã học. Điều đó tạo nên sự 
kết nối và khả năng xây dựng nên các tổng thể, bố cục, câu chuyện từ những chi tiết đơn lẻ. Điều 
này rất có lợi cho sự phát triển óc sáng tạo, thiết kế, phát minh hoặc khơi gợi những khả năng 
sáng tạo của cá nhân trong các vấn đề, mà ta có thể gọi là sự liên tưởng, sự tưởng tượng của trí óc 
trước mỗi hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên và trong xã hội. 
3. Imagination (thúc đẩy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng): Hầu hết những danh nhân và 
người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực đều thuộc loại này, tức là có óc tưởng tượng và sự liên kết giữa 
một vấn đề hiện tại và viễn cảnh tương lai. Ví dụ: Leonardo Da Vinci, nhà bác học người Ý, ông có 
ý tưởng phát minh ra loại động cơ có thể bay trên trời mà ngày nay ta gọi là máy bay, dựa trên quan 
sát cấu tạo của chim và dơi. Hay tàu ngầm là sản phẩm của con người khi quan sát các loài cá có 
khả năng lặn sâu dưới đáy biển hàng kilomet mà không cần trồi lên mặt biển để tiếp dưỡng khí. 
Hoặc gần đây nhất, dịch vụ gọi xe “Uber”, một hình thái “kinh tế chia sẻ” ra đời và phát triển lan 
rộng trên khắp thế giới, lại bắt nguồn từ một sự cố không gọi được xe taxi và tiếp đó là sự hình dung 
liên tưởng đến viễn cảnh mọi chiếc xe hơi lưu thông trên đường đều có thể trở thành phương tiện 
chuyên chở tiện lợi thông qua một ứng dụng kết nối trên điện thoại di động. Dĩ nhiên để mọi ý 
tưởng, phát minh muốn trở thành hiện thực thì người ta có rất nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng 
cơ bản của khởi đầu này luôn là sự tưởng tượng, liên tưởng, kết nối các vấn đề lại với nhau trong 
một chuỗi suy tính logic, chứ không phải những ý tưởng hoang tưởng, điên rồ. [3] 
Đến đây chúng ta đã có những hình dung cơ bản về phương pháp học tập “Whole brain 
learning” - Tư duy bằng hai bán cầu não - là như thế nào rồi. Tuy nhiên, khi tiến hành phương 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018) 
14 
pháp học tiên tiến này cho học viên, người ta nhận thấy lứa tuổi tiếp thu và thực hành tốt nhất là 
khi còn trong độ tuổi trẻ em khoảng 2 -15 tuổi, do trong lứa tuổi này các em vẫn giữ được sự đơn 
giản và trong sáng của tuổi thơ, rất phù hợp cho những phương pháp kích thích trí não bằng 
những hình thức như vui chơi, tham quan trực tiếp, trực quan sinh động, sáng tạo nghệ thuật 
qua những hoạt động như: vẽ tranh, chơi nhạc, chơi thể thao, đi tham quan, cắm trại 
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có kết quả tốt với người học lớn hơn như học sinh trung 
học, sinh viên đại học, vì họ vẫn đang trong một quy trình của việc học tập kiến thức. Thậm chí cả 
những người đã tốt nghiệp đi làm như nhân viên, công nhân, doanh nhân, bà nội trợ vẫn có thể sử 
dụng phương pháp này trong cuộc sống hằng ngày để đạt được những hiệu quả trong công việc 
của họ. 
2. Phương pháp ghi chú Sketchnote - Ứng dụng nghệ thuật vào phương pháp học tập kiểu 
“Whole brain learning” - Tư duy bằng hai bán cầu não 
2.1. Tác động của nghệ thuật đối với sự phát triển của bộ não 
Chúng ta không thể phủ nhận được tác động của nghệ thuật đến tâm tư tình cảm, cảm xúc 
thậm chí là quá trình hình thành nhân cách của một con người. Có những người có khả năng cảm 
thụ nghệ thuật và sáng tác nghệ thuật như nghệ sĩ, nhưng cũng có người chỉ có cảm xúc đối với 
nghệ thuật tự nhiên không qua trường lớp hay sách vở. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não của 
chúng ta có chức năng cảm thụ nghệ thuật một cách tự nhiên, đứng trước một tác phẩm nghệ thuật 
bộ não luôn hoạt động để tạo ra những cảm xúc, đa số là cảm xúc tích cực, có ảnh hưởng lớn đến 
tâm trạng, tình cảm của con người. Nghệ thuật có những chức năng giúp phát triển trí não con 
người hoàn thiện hơn là những lý tính thông thường. Nghệ thuật giúp con người hoàn thiện cả trí 
tuệ lẫn thể xác. Một số kỹ năng mà một các nhân có thể rèn luyện được từ học tập các môn nghệ 
thuật như: 
- Kỹ năng vận động: (Motor skills) 
Các động tác nâng lên thành kỹ năng như: tô màu, quét màu, pha trộn màu, vẽ phác thảo, 
nặn tượng, nhào trộn đất nặn, khiến người học tăng khả năng vận động tay đi kèm với tư duy 
não để tạo ra những tác phẩm đẹp. Đối với trẻ em những kỹ năng vận động trong nghệ thuật này 
rất quan trọng giúp hình thành khái niệm về không gian 2 chiều, 3 chiều 
- Phát triển ngôn ngữ (Language Development) 
Mỗi khi thảo luận về các tác phẩm nghệ thuật, hay tham gia sáng tạo, chúng ta có thể học 
thêm vô số các danh từ, tính từ mô tả màu sắc, hình dạng, hay khó hơn là các động từ chỉ hành 
động, cảm xúc. 
- Đưa ra quyết định (Decision Making) 
Các môn học nghệ thuật làm tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phân tích. 
Trong quá trình học, chúng ta phải tự đưa ra các quyết định và lựa chọn, ví dụ: chọn màu sắc, 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 
15 
hình dạng, tỉ lệ sao cho phù hợp với bố cục, ý tưởng tác phẩm. Điều này sẽ tạo thành một khả 
năng xuyên suốt trong cả cuộc đời. 
- Học tập trực quan (Visual Learning) 
Vẽ tranh, chơi đàn, nặn tượng, diễn kịch, ca hát, múa hát, đều là những hoạt động mang 
tính trực quan sinh động giúp chúng ta hiểu biết và thực hành nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật. 
Quan trọng hơn là cách chúng ta học cách thể hiện thế giới thực trên bề mặt tác phẩm nghệ thuật. 
- Sáng tạo (Inventiveness) 
Nghệ thuật là cách khuyến khích phát triển theo những quy trình, thử nghiệm các ý tưởng 
và đồng thời cải thiện để các ý tưởng trở nên hiệu quả hơn. “Xã hội cần những người suy nghĩ về 
tương lai, đưa ra các ý tưởng mới, chứ không cần những người chỉ biết nghe lời” (Kolh). 
- Nhận thức về văn hóa (Cultural Awarness) 
Nhờ sự phát triển về công nghệ thông tin và toàn cầu hóa, chúng ta có thể nhận thức về sự 
tồn tại của nhiều nền văn hóa trên thế giới. [4] 
Một cá nhân được trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng nghệ thuật sẽ tăng cường phát 
triển bộ não một cách toàn diện hơn, chất lượng cảm thụ cuộc sống sẽ tốt hơn và hiệu quả công 
việc sẽ được nâng cao hơn. 
2.2. Sketchnote - Diễn họa thông tin - Phương pháp huy động cả hai bán cầu não vào hoạt 
 động tư duy, nghiên cứu 
Phương pháp học bằng cả hai bán cầu não đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới 
trong đó có các nước phương Tây, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Hiệu quả lâu dài thì vẫn 
còn phải cần những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Nhưng hiệu quả trước mắt thì đã được chứng 
thực khi người học phát huy hết khả năng ghi nhớ lâu dài, hiệu quả trong học tập nghiên cứu. 
Trước khi Sketchnote ra đời đã có nhiều phương pháp khác được áp dụng như: Sơ đồ tư duy Mind 
Map, Spidergram, Concept Maps, phương pháp ghi chú Cornell Notes, Skeleton Prose Tuy 
nhiên, trong quá trình nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng một trong cách thức để tăng trí nhớ, 
vận động não bộ hiệu quả nhất là vẽ, đặc biệt là kiểu vẽ nguệch ngoạc trên giấy chứ không hẳn là 
kiểu vẽ tỉ mỉ của hội họa. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một chuỗi thử nghiệm để so sánh giữa 
phương pháp viết và các phương pháp khác để ghi nhớ từ ngữ, kết quả vẽ là phương pháp tối ưu 
nhất. Ở thử nghiệm đầu tiên, họ cho các tình nguyện viên những từ dễ vẽ minh họa (ví dụ “quả 
táo”) và yêu cầu họ vẽ hoặc viết các từ đó. Để đảm bảo các tình nguyện viên dành lượng thời gian 
bằng nhau, mỗi người được cho phép 40 giây cho mỗi từ và dùng hết khoảng thời gian đó. Vì vậy 
họ có thể viết hoặc vẽ đi vẽ lại, hoặc chỉ làm một lần và dành thời gian còn lại để thêm các chi tiết 
khác. Sau đó họ kiểm tra xem các tình nguyện viên nhớ được bao nhiêu từ. Kết quả vẽ giúp họ 
nhớ nhiều gấp đôi viết. Thí nghiệm sau đó so sánh giữa vẽ với các phương pháp khác: viết lại các 
đặc tính của vật (chẳng hạn như màu sắc, hình dạng, kích thước, chủng loại) hay nhìn vào hình 
CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018) 
16 
ảnh của vật đó. Và vẽ vẫn là phương pháp tối ưu nhất. Các nhà nghiên cứu cho rằng, vẽ là phương 
pháp hiệu quả nhất và nó tích hợp nhiều kỹ năng khác nhau. Khi ta vẽ một vật, ta phải cân nhắc 
các đặc điểm vật lý, tưởng tượng nó trong đầu, dùng kỹ năng vận động để truyền đạt lại trên giấy. 
Sự tích hợp này đem lại cho chúng ta một lượng thông tin phong phú hơn là khi chúng ta chỉ viết 
hay nhìn vào tranh ảnh. Ngoài ra không thể phủ nhận, vẽ là một cách giúp chúng ta giải thoát 
năng lượng cá nhân rất hiệu quả, giúp giảm stress và khiến tinh thần hưng phấn hơn. [5] 
Phương pháp Sketchnote được phát triển bởi nhà thiết kế Mike Rohde với hai cuốn sách 
The Sketchnote Handbook, The Sketchnote Workbook. Rohde dùng khái niệm sketchnote để gọi 
tên cách anh vẽ các hình khối, tranh ảnh kết hợp trong các bản ghi chép để ghi lại các ý chính 
trong các buổi hội thảo, thay vì chép lại từng nội dung nhỏ. Rohde khuyến khích mọi người dùng 
kí hiệu và hình khối như hộp, mũi tên, cỡ chữ to nhỏ khác nhau và những hình vẽ để minh họa 
cho bản ghi chép. 
Phương pháp Sketchnote chủ yếu rèn luyện cho chúng ta những kỹ năng gì: thực chất 
sketchnote không làm cho quá trình ghi chép nhanh hơn lối ghi chép truyền thống, vì vẽ là một 
việc tốn thời gian hơn chúng ta nghĩ. Nhưng Sketchnote rèn luyện cho chúng ta kỹ năng tập trung 
cao độ vào những gì người thuyết trình đang nói; kỹ năng nắm bắt ý chính, lọc bỏ những chi tiết 
không cần thiết; kỹ năng bao quát vấn đề, phân tích, tổng hợp vấn đề; kỹ năng trình bày thành bố 
cục dễ hiểu, dễ đọc, dễ ghi nhớ; và kỹ năng vẽ - hình họa hóa các đối tượng từ khái niệm thành 
hình vẽ cụ thể. Đến đây sẽ có nhiều người ngần ngại khi cho rằng mình không có khả năng vẽ 
hoặc vẽ không đẹp, nên có thể phương pháp Sketchnote sẽ không phù hợp. Nhưng thực chất 
Sketchnote không yêu cầu khả năng vẽ đẹp như họa sĩ từ người học, mà là kỹ năng vẽ các đối 
tượng theo cách mà người đọc người xem có thể hiểu được người ghi chú muốn nói gì, đề cấp đến 
vấn đề gì. 
Để bắt đầu với phương pháp ghi chú Sketchnote, người học sẽ phải trải qua một khóa học 
bao gồm những bài học cơ bản về tập vẽ các đối tượng đơn giản, các biểu tượng, nghệ thuật chữ, 
sử dụng màu sắc, kích thước độ lớn của chữ và các đối tượng, các hình vẽ chỉ dẫn như hộp bao, 
mũi tên chỉ dẫn, Và quan trọng hơn là cách thức ghi chú một bài giảng, bài học, bài thuyết trình 
theo một bố cục hợp lý để dễ dàng sử dụng và ghi nhớ sau này. 
Tuy mới bắt đầu được giảng dạy ở Việt Nam vài năm gần đây, phương pháp Sketchnote đã 
thu hút được sự chú ý của rất nhiều người, phần lớn là các bạn học sinh, sinh viên vì tính hiệu 
quả, tính sáng tạo, tính cá nhân và khả năng vẽ được ứng dụng và đề cao trong những bản ghi chú 
này. Phương pháp Sketchnote giúp cho việc ghi chép, ghi nhớ và ứng dụng bài học trở nên hứng 
thú hơn nhiều so với những cách ghi chép truyền thống trước đó. Nó đánh thức tính sáng tạo và 
khả năng tưởng tượng trình bày, diễn đạt của các bạn và khiến các bạn tự tin hơn khi các vấn đề 
được ghi chú và hiểu theo cách hiểu của cá nhân, đầy đủ nhưng vẫn ngắn gọn, sáng tạo, thuyết 
phục hơn. Đây được coi là một kỹ năng mềm cần thiết trong số nhiều kỹ năng mà các bạn học 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 
17 
sinh sinh viên cần được trang bị để tự tin học tập tiếp thu kiến thức trong thời đại tri thức toàn cầu 
hóa hiện nay. 
Hình 2. Sketchnote bài học lịch sử lớp 6 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] https://vi.wikipedia.org/wikiNão_người 
[2] https://tuonglaivietnam.weebly.com/sinh trắc vân tay.html 
[3] https://gonhub.com/cach-day-tre-hoc-bang-2-ban-cau-nao-trai-va-nao-phai.html 
[4]  
[5]  

File đính kèm:

  • pdfsketchnote_ky_thuat_ghi_chu_thong_tin_ung_dung_phuong_phap_w.pdf