Sinh trưởng và năng suất rừng trồng xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkman) ở một số tỉnh phía Bắc
Kết quả điều tra, đánh giá 15 mô hình rừng trồng Xoan đào ở các tỉnh phía Bắc cho thấy, Xoan đào đang được trồng với mục đích cung cấp gỗ lớn theo 3 phương thức gồm: trồng rừng thuần loài, trồng hỗn giao và trồng làm giàu rừng. Nhìn chung trong các mô hình rừng trồng Xoan đào đều có tỷ lệ sống không cao, dao động từ 51,6% đến 87,5%. Tỷ lệ sống của Xoan đào trong các mô hình này có xu hướng giảm dần theo tuổi: Tại tuổi 2 - 3 tỷ lệ sống trung bình của loài Xoan đào trong các mô hình rừng trồng đạt từ 77,3% đến 89,6%, đến tuổi 27 tỷ lệ sống của Xoan đào trong mô hình chỉ còn 62,8%. Trong các mô hình trồng hỗn loài Xoan đào với các loài cây bản địa, đến giai đoạn 10 - 13 tuổi, Xoan đào đều cho sinh trưởng nhanh hơn các loài cây bản địa khác là Lim xanh, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng và chỉ chậm hơn so với Sồi phảng và Keo lai. Từ tuổi 2 đến tuổi 19, Xoan đào sinh trưởng tương đối nhanh và sau đó sinh trưởng chậm lại ở tuổi cao hơn. Tại tuổi 11 đạt thể tích trung bình là 0,1569 m3/cây, đến tuổi 19 đạt 0,4599 m3/cây và đến tuổi 27 đạt thể tích trung bình là 0,5592 m3/cây. Với mật độ hiện tại là 393 cây/ha nên năng suất của rừng trồng thuần loài Xoan đào ở tuổi 27 đạt 219,89 m3/ha (tăng trưởng bình quân chung về năng suất là 8,14 m3/ha/năm)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sinh trưởng và năng suất rừng trồng xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkman) ở một số tỉnh phía Bắc
các tỉnh phía Bắc D1,3 (cm) Hvn (m) Ký hiệu mô hình Loài cây trồng trong mô hình Tuổi (năm) Mật độ ban đầu (cây/ ha) Tỷ lệ sống (%) Mật độ hiện tại (cây/ ha) TB (cm) D1.3 (cm/ năm) Hệ số biến động (%) TB (m) vn (m/ năm) Hệ số biến động (%) Dt (m) M (m3/ ha) M (m3/ ha/ năm) MH1 Xoan đào 2 1.660 82,9 1375 2,4 24,2 2,7 14,6 1,2 0,97 0,49 MH2 Xoan đào 26 1.100 11,1 122 19,6 21,5 18,0 15,7 3,5 37,92 1,46 MH3 Xoan đào 27 625 62,8 393 27,0 22,9 17,2 11,8 5,6 219,89 8,14 Xoan đào 2 665 89,6 596 2,5 1,2 38,2 2,9 29,2 2,3 0,48 0,24 Keo tai tượng 2 665 83,6 556 4,8 2,4 20,2 4,9 16,5 2,6 2,78 1,39 MH4 Chung của MH 1330 86,6 1152 3,6 1,8 29,2 3,9 1,9 22,9 2,4 3,26 1,63 Xoan đào 2 665 89,3 594 2,2 25,9 2,5 17,3 1,3 0,31 0,16 Xoan nhừ 2 665 75,5 502 3,4 34,4 3,9 19,5 1,2 1,02 0,51 MH5 Chung của MH 1330 82,4 1096 2,8 1,4 30,1 3,2 1,6 18,4 1,2 1,33 0,66 Xoan đào 2 554 87,0 482 1,7 0.9 35,3 3,0 26,7 1,8 0,19 0,09 Keo tai tượng 2 553 81,2 449 4,7 22,7 5,1 18,9 2,7 2,26 1,13 Xoan nhừ 2 553 78,5 434 3,8 32,8 4,2 21,6 1,3 1,18 0,59 MH6 Chung của MH 1660 82,2 1365 3,4 1,7 30,3 4,1 2,1 22,4 1,9 3,63 1,81 Xoan đào 3 554 77,3 428 2,2 21,1 2,9 27,2 2,6 0,26 0,09 Keo tai tượng 3 553 71,4 395 7,4 26,4 6,6 33,1 2,7 6,30 2,10 Mỡ 4 553 56,8 314 5,2 50,6 5,3 56,7 2,2 2,03 0,51 MH7 Chung của MH 1660 68,5 1137 4,9 1,5 32,7 4,9 1,5 39,0 2,5 8,59 2,69 Xoan đào 10 550 57,9 318 7,4 28,0 11,2 19,7 4,2 8,80 0,88 Keo lai 10 550 59,7 329 17,4 20,8 16,4 8,6 4,6 73,01 7,30 MH8 Chung của MH 1100 58,8 647 12,4 1,2 24,4 13,8 1,4 14,1 4,4 81,81 8,18 Xoan đào 11 367 52,2 191 14,9 35,4 12,7 30,1 4,1 24,13 2,19 Re gừng 11 367 60,9 223 7,4 41,6 8,0 26,5 3,7 4,38 0,40 Lim xanh 11 366 92,0 338 10,4 31,3 8,5 19,2 4,3 13,88 1,26 MH9 Chung của MH 1100 68,3 752 10,9 1,0 36,1 9,8 0,9 25,3 4,0 42,40 3,85 Xoan đào 11 550 80,7 444 12,3 32,2 12,4 15,3 4,1 37,52 3,41 Dẻ cau 11 550 98,6 542 10,5 32,8 11,4 15,1 3,6 30,48 2,77 MH10 Chung của MH 1100 89,7 986 11,4 1,0 32,5 11,9 1,1 15,2 3,8 67,99 6,18 Xoan đào 11 275 69,1 191 14,4 30,9 12,2 28,6 3,9 21,64 1,97 Dẻ đỏ 11 275 71,6 197 8,5 36,4 8,4 36,3 2,9 5,40 0,49 MH11 Re gừng 11 275 73,9 203 9,4 33,5 7,1 25,8 4,2 5,73 0,52 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 113 Sồi phảng 11 275 60,2 165 22,8 24,7 13,9 16,2 6,5 53,31 4,85 Chung của MH 1100 68,7 756 13,8 1,3 31,4 10,4 0,9 26,7 4,4 86,09 7,83 Xoan đào 11 275 87,5 241 21,8 24,2 18,4 11,4 6,6 94,50 8,59 Dẻ đỏ 11 275 83,3 229 15,7 32,2 14,8 19,2 5,7 37,21 3,38 Re gừng 11 275 92,9 255 11,5 31,2 11,2 22,3 4,2 16,90 1,54 Kháo vàng 11 275 57,1 157 13,2 40,5 13,7 35,7 3,9 16,89 1,54 MH12 Chung của MH 1100 80,2 882 15,6 1,4 32,0 14,5 1,3 22,2 5,1 165,50 15,05 Xoan đào 12 367 51,6 189 21,0 21,6 18,3 9,0 6,3 68,37 5,70 Re gừng 12 367 61,7 226 14,1 27,4 13,1 16,2 5,0 26,28 2,19 Kháo vàng 12 366 22,2 82 6,0 66,3 8,3 45,6 3,2 1,11 0,09 MH13 Chung của MH 1100 45,2 497 13,7 1,1 38,4 13,2 1,1 23,6 4,8 95,76 7,98 Xoan đào 13 550 67,6 372 16,8 23,8 15,7 6,8 4,2 73,55 5,66 Re gừng 13 550 92,3 507 16,7 31,4 14,7 9,9 4,7 93,29 7,18 MH14 Chung của MH 1100 79,9 879 16,7 1,3 27,6 15,2 1,2 8,4 4,5 166,84 12,83 MH15 Làm giàu rừng 19 167 72,6 121 24,7 1,3 20,81 16,81 0,88 7,27 6,86 55,67 2,93 Ghi chú: MH 1, 4, 5, 6 trồng tại Nậm Tha, Văn Bàn, Lào Cai, MH 2, 14, 15 trồng tại Cầu Hai, Đoan Hùng, Phú Thọ; MH 11, 12, 13 trồng ở Lương Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái; MH 8, 9, 10 ở Hữu Lũng, Lạng Sơn; MH 7 trồng ở Bình An, Lâm Bình, Tuyên Quang và MH 3 trồng ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình. Hình 1. Sinh trưởng D1,3 của các loài cây trồng 11 tuổi trong MH12 Điều này cho thấy sinh trưởng đường kính và chiều cao của Xoan đào trong các rừng trồng hỗn loài có mức độ phân hóa thấp hơn so với các loài cây khác. Điển hình như ở MH13, Xoan đào hỗn loài với Re gừng và Kháo vàng ở Lương Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái, sau 12 năm trồng, Xoan đào cho sinh trưởng tốt nhất đạt D1,3 = 21,0 cm, Hvn = 18,3 m và Dt = 6,3 m, trong khi đó sinh trưởng của Re gừng là D1,3 = 14,1 cm, Hvn = 13,1 m và Dt = 5,0 m và sinh trưởng của Kháo vàng chỉ đạt D1,3 = 6,0 cm, Hvn = 8,3 m và Dt = 3,2 m. Như vậy có thể thấy rằng, trong mô hình MH13, sau 12 năm trồng sinh trưởng đường kính của Xoan đào vượt 49,3% so với Re gừng và 247,5% so với Kháo vàng, về chiều cao sinh trưởng của Xoan đào vượt 39,5% so với Re gừng và 121,7% so với Kháo vàng. Tương tự như vậy, trong mô hình MH12, Xoan đào hỗn loài với Re gừng, Kháo vàng, Dẻ đỏ sau 11 năm tại Lương Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái thì sinh trưởng của Xoan đào cũng nhanh hơn so với các loài cây khác trong cùng mô hình. Số liệu hình 1 và 2 cho thấy rõ hơn sinh trưởng của các loài cây trồng trong mô hình MH12. Hình 2. Sinh trưởng Hvn của các loài cây trồng 11 tuổi trong MH12 Trong các mô hình rừng trồng hỗn loài này đến giai đoạn 11-13 tuổi, các loài cây mọc nhanh như keo lai hoặc Xoan đào đã vượt lên tầng trên, lấn át các loài cây bản địa mọc chậm khác như Kháo vàng, Re gừng đang nằm ở tầng dưới. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 114 Bảng 2. Năng suất của các mô hình rừng trồng Xoan đào hỗn loài ở các địa phương Tuổi Mật độ hiện tại (cây/ha) D1,3 (cm) Hvn (m) Năng suất (m3/ha) Tăng trưởng trung bình (m3/năm) 2 1204 3,3 3,7 2,74 1,37 3 1137 4,9 4,9 8,59 2,86 10 647 12,4 13,8 81,81 8,18 11 844 12,9 11,7 90,50 8,23 12 497 13,7 13,2 95,76 7,98 13 879 24,7 16,8 166,84 12,83 Hình 3. Xoan đào trồng thuần loài 27 tuổi tại VQG Cúc Phương (MH3) Hình 4. Xoan đào trồng hỗn loài theo hàng với Re gừng 13 tuổi tại Cầu Hai, Phú Thọ (MH14) Về năng suất chung của các mô hình rừng trồng hỗn loài Xoan đào với các loài cây khác (tổng năng suất của các loài cây trong mô hình): Do mật độ hiện tại của các mô hình rừng trồng ở các địa phương rất khác nhau nên năng suất chung của các loài cây trồng các mô hình cũng rất khác nhau. Kết quả tổng hợp năng suất của các mô hình rừng trồng Xoan đào ở các địa phương được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2 cho thấy, các rừng trồng Xoan đào 2-3 tuổi, do cây trồng trong mô hình còn nhỏ nên mặc dù có mật độ hiện tại cao (1.137 - 1.204 cây/ha) nhưng năng suất chỉ đạt từ 2,74 - 8,59 m3/ha. Khi rừng trồng hỗn loài Xoan đào với các loài cây khác đến tuổi 10-11 tuổi với mật độ còn lại từ 647 - 844 cây/ha thì năng suất đạt từ 90,50 - 95,76 m3/ha. Mô hình rừng trồng hỗn loài Xoan đào ở tuổi 13 với mật độ hiện còn 879 cây/ha đạt năng suất là 166,84 m3/ha. + Mô hình trồng làm giàu rừng bằng Xoan đào: Cho đến nay ở các tỉnh phía Bắc chỉ còn lại mô hình làm giàu rừng Xoan đào (trồng theo rạch) ở Cầu Hai, Phú Thọ. Sau khi trồng làm giàu rừng được 19 năm thì Xoan đào trồng trong mô hình này còn tỷ lệ sống là 72,6%, với đường kính trung bình là 24,7 cm (tăng trưởng trung bình 1,3 cm/năm) và chiều cao đạt 16,8 m (tăng trưởng trung bình là 0,9 m/năm) tương ứng với thể tích trung bình là 0,46 m3/cây. Do mật độ trồng ban đầu của mô hình này thấp (167 cây/ha) và sau 19 năm còn lại 121 cây/ha nên năng suất của rừng trồng này chỉ đạt 55,67 m3/ha. Các cá thể Xoan đào trồng trong mô hình làm giàu rừng này có sinh trưởng chiều cao tương đối đồng đều, với hệ số biến động về chiều cao là 7,3% và sinh trưởng đường kính của cây Xoan đào biến động mạnh hơn, với hệ số biến động về đường kính là 20,8%. Nhìn chung, khi trồng Xoan đào theo rạch trong rừng tự nhiên nghèo kiệt thì Xoan đào sẽ có điều kiện thuận lợi trong giai đoạn đầu khi trồng, nhưng do có các cây rừng tự nhiên để lại trong các băng chừa nên có sự cạnh tranh mạnh giữa các cây trong băng chừa với cây Xoan đào trồng trong băng chặt. Tại thời điểm điều tra cây Xoan đào và các cây rừng tự nhiên trong băng chừa đang có sự cạnh tranh mạnh về không gian sinh dưỡng, cần có biện pháp tác động để tạo điều kiện thuận lợi cho cây Xoan đào phát triển tốt hơn. Từ kết đánh giá nêu trên đã cho thấy, mặc dù tỷ lệ sống của Xoan đào thường thấp hơn so với các loài cây bản địa khác nhưng do sinh trưởng nhanh hơn nên năng suất của loài Xoan đào vẫn đạt cao hơn so với các loài cây bản địa trồng trong cùng mô hình. Kết quả điểu tra sinh trưởng của Xoan đào ở các tỉnh phía Bắc cũng chỉ ra rằng, các mô hình rừng trồng Xoan đào được xây dựng ở các địa phương khác nhau KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 115 nên có lập địa trồng hoàn toàn khác nhau. Vì vậy sinh trưởng Xoan đào trong các mô hình này cũng sẽ khác nhau. Để có cái nhìn tương đối về sinh trưởng của Xoan đào theo tuổi khác nhau ở các phương thức trồng khác nhau, trên cơ sở tổng hợp giá trị các sinh trưởng (D, H và V) bình quân theo tuổi ở các địa phương đã điều tra cho thấy, Xoan đào sinh trưởng nhanh trong giai đoạn đầu (2 - 13 tuổi) và sinh trưởng chậm lại ở giai đoạn tuổi 27. Số liệu cụ thể như trong bảng 3. Bảng 3. Sinh trưởng của Xoan đào theo tuổi trong các mô hình rừng trồng ở các tỉnh phía Bắc Tuổi (năm) D1,3 (cm) Hvn (m) V/cây (m3) 2 2,2 2,8 0,0006 3 2,2 2,9 0,0006 10 7,4 11,2 0,0277 11 15,8 14,0 0,1569 13 16,8 15,7 0,1976 19 24,7 16,8 0,4599 27 27,0 17,2 0,5592 Bảng 3 cho thấy, từ tuổi 2 đến tuổi 19, Xoan đào sinh trưởng tương đối nhanh, tuổi 2-3 đạt thể tích trung bình là 0,0006 m3/cây, đến tuổi 11 đạt thể tích trung bình là 0,1569 m3/cây, đến tuổi 19 đạt 0,4599 m3/cây nhưng đến tuổi 27 cây sinh trưởng chậm lại nên cũng chỉ đạt thể tích trung bình là 0,5592 m3/cây. 4. KẾT LUẬN Hiện nay trong thực tiễn sản xuất ở các tỉnh phía Bắc đang có 3 loại mô hình trồng rừng Xoan đào cung cấp gỗ lớn gồm: Mô hình trồng rừng thuần loài Xoan đào, mô hình trồng rừng hỗn giao Xoan đào với các loài cây lâm nghiệp khác và mô hình làm giàu rừng bằng cây Xoan đào. Nhìn chung trong các mô hình rừng trồng Xoan đào đều có tỷ lệ sống không cao, dao động từ 51,6% đến 87,5%. Tỷ lệ sống của Xoan đào trong các mô hình này có xu hướng giảm dần theo tuổi: Tại tuổi 2-3 tỷ lệ sống trung bình của loài Xoan đào trong các mô hình rừng trồng đạt từ 77,3% (MH7) đến 89,6% (MH4)%, đến tuổi 10 - 13 tỷ lệ sống của loài Xoan đào giảm còn từ 51,6 - 87,5% và đến tuổi 27 tỷ lệ sống của Xoan đào trong mô hình chỉ còn 62,8%. Trong các mô hình trồng hỗn loài Xoan đào với các loài cây bản địa, ở giai đoạn 10-13 tuổi, Xoan đào đều cho sinh trưởng nhanh hơn các loài cây bản địa khác là Lim xanh, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng và chỉ chậm hơn so với Sồi phảng và keo lai. Từ tuổi 2 đến tuổi 19, Xoan đào sinh trưởng tương đối nhanh và sau đó sinh trưởng chậm lại ở tuổi cao hơn. Tại tuổi 11 đạt thể tích trung bình là 0,1569 m3/cây, đến tuổi 19 đạt 0,4599 m3/cây nhưng đến tuổi 27 cây sinh trưởng chậm lại nên cũng chỉ đạt thể tích trung bình là 0,5592 m3/cây. Với mật độ hiện tại là 393 cây/ha nên năng suất của rừng trồng thuần loài Xoan đào ở tuổi 27 đạt 219,89m3/ha (tăng trưởng bình quân chung về năng suất là 8,14 m3/ha/năm). LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tài trợ kinh phí để nghiên cứu này được thực hiện thông qua đề tài “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkman) cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc” thực hiện trong giai đoạn 2017-2021. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Cao Văn Lạng, ThS. Hoàng Văn Thành, TS. Vũ Văn Định, ThS. Nguyễn Văn Giáp, ThS. Phạm Văn Viện, ThS. Nguyễn Anh Duy và CN. Trịnh Thị Thu Hà đã tham gia hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu tại hiện trường các mô hình rừng trồng tại các địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Văn Định, 2016. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Xoan đào bản địa (Pygeum arboreum Endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh Lào Cai. Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 2. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Văn Thông, Đỗ Văn Thảo, 2009. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây bản địa vùng trung tâm Bắc bộ. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. 4. Hoàng Văn Thắng, Cao Văn Lạng, Hồ Trung Lương, Hoàng Văn Thành, 2019. Báo cáo chuyên đề “Tổng kết, đánh giá các mô hình và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Xoan đào hiện có ở một số tỉnh phía Bắc”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 116 GROWTH AND PRODUCTIVITY OF Prunus arborea PLATATION IN SOME NORTHERN PROVINCES Hoang Van Thang, Ha Thuy Quynh Summary Results of the evaluation of 15 models of Prunus arborea plantation in the Northern provinces show that P. arborea is being planted with the purpose of providing timber in three modes: pure planting, mixed planting and enrichment planting. In general, models of P. arborea plantation have low survival rates, ranging from 51.6% to 87.5%. Survival rate of P. arborea in these models trends to decrease with age: At age 2 - 3, the average survival rate of P. arborea species in planted models from 77.3% to 89.6%; by the age of 27, the survival rate of P. arborea in the model is only 62.8%. In mixed plantaion of P. arborea species with indigenous tree species, up to the period of 10 - 13 years old, P. arborea all grow faster than other indigenous species such as Erythrofloeum fordii, Lithocarpus vestitus, Lithocarpus ducampii and Machilus bonii, Cinnamomum obtusifolium and only slower than Castanopsis cerebrina and Acacia hybrid. From age 2 to age 19, P. arborea grows relatively fast and then grows slowly at a higher age. At age 11, the average volume of P. arborea was 0.1569 m3/tree, at age 19, it reached 0.4599 m3/tree and by age 27, the average volume was 0.5592 m3/tree. With the current density of 393 trees/ha, the productivity of P. arborea plantation at 27 years old reaches 219.89 m3/ha (the average growth of productivity is 8.14 m3/ha/year). Keywords: Productivity, growth, Prunus arborea. Người phản biện: PGS.TS. Lê Xuân Trường Ngày nhận bài: 19/6/2020 Ngày thông qua phản biện: 20/7/2020 Ngày duyệt đăng: 27/7/2020
File đính kèm:
- sinh_truong_va_nang_suat_rung_trong_xoan_dao_prunus_arborea.pdf