Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương

I. TOÀN CẦU HÓA, THƯƠNG MẠI

QUỐC TẾ, TĂNG TRƯỞNG VÀ

PHÁT TRIỂN

Mục tiêu: giúp học viên có hiểu biết chung về bản chất sự đóng góp của

thương mại đối với toàn cầu hóa, để từ đó hoạch định các chiến lược phát

triển kinh tế vĩ mô hiện đại ở Châu Á trong bối cảnh toàn cầu này.

Vivek Prakash / Reuters1

A. Tự do hóa thương mại quốc tế là yếu tố then chốt của cải cách

kinh tế vĩ mô ra đời cùng với sự điều chỉnh cơ cấu và tái cấu trúc

nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển tiếp, và tiếp tục được

đưa vào chiến lược xoá đói giảm nghèo (PRSPs), bao gồm Mục

tiêu Phát triển Thiên niên kỉ thế hệ thứ hai (MDG) – dựa trên

PRSPs (như đã thảo luận ở Học phần 8). Mặc dù vậy, sự thật là

các thị trường được bảo hộ nhất trên thế giới lại chính là các thị

trường Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản.

B. Đối với các nước đã triển khai thực hiện các chương trình điều

chỉnh cơ cấu vào những năm 1980, có thể khẳng định là những

chương trình này đã giúp các nước đó trở nên sẵn sàng cho tiến

trình toàn cầu hóa thông qua việc tạo điều kiện để các nền kinh

tế này có cơ hội tiếp cận ngày càng sâu rộng với cạnh tranh

quốc tế vốn là một hệ quả của tự do hóa thương mại, bãi bỏ các

quy định thị trường, tư nhân hóa, bãi bỏ các quy định tài chính

và điều chỉnh tỉ giá theo hướng giảm. Theo một nghĩa nào đó,

sự điều chỉnh cơ cấu làm các nền kinh tế ngày càng trở nên theo

định hướng thị trường, thực hiện bước chuẩn bị cho thời kì toàn

cầu hóa mạnh mẽ.

C. Đối với các nước đã trải qua giai đoạn chuyển dịch tái cơ cấu

kinh tế và đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang

nền kinh tế thị trường, càng có thể khẳng định rằng những

chương trình tái cơ cấu đã giúp các nước này trở nên sẵn sàng

cho tiến trình toàn cầu hóa thông qua việc tạo điều kiện để các

nền kinh tế này có cơ hội tiếp cận ngày càng sâu rộng với cạnh

tranh quốc tế vốn là một hệ quả của tự do hóa thương mại ra

bên ngoài, bãi bỏ quy định về thị trường bên trong, các nhà sản

xuất ngày càng có năng lực cạnh tranh, tài chính hóa và điều

chỉnh tỷ giá theo hướng giảm, ngày càng tuân theo quy định

của thị trường, theo cách nào đó cũng giống như các chương

trình điều chỉnh cơ cấu. Theo một nghĩa nào đó, chuyển dịch

tái cơ cấu nền kinh tế khiến cho nền kinh tế kế hoạch tập trung

trước đây ngày càng trở nên theo định hướng thị trường, chuẩn

bị cho thời kì toàn cầu hóa mạnh mẽ.

D. Một số nước Châu Á đã đơn phương tự do hóa thương mại bằng

cách cắt giảm thuế quan hoặc xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu (ví

dụ: Việt Nam và Lào). Trong một số trường hợp khác, những yêu

cầu cần đáp ứng để có thể trở thành thành viên của Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO) đòi hỏi phải giảm thiểu các rào cản

thương mại.

Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương trang 1

Trang 1

Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương trang 2

Trang 2

Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương trang 3

Trang 3

Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương trang 4

Trang 4

Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương trang 5

Trang 5

Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương trang 6

Trang 6

Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương trang 7

Trang 7

Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương trang 8

Trang 8

Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương trang 9

Trang 9

Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 62 trang xuanhieu 5760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương

Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương
hế biến từ nguồn nguyên liệu thô 
đảm bảo không gây hại đến môi trường, nên bản thân các nhà 
máy cũng đạt được tính bền vững về sinh thái. Ví dụ, sử dụng hệ 
thống năng lượng mặt trời để đun sôi nước dùng trong công đoạn 
nhuộm hoa và sử dụng nhà kính để cung cấp nhiệt năng mặt trời 
để sấy khô cây hoa dại.
Ở cấp độ môi trường, tập trung sử dụng những loại cây hoa dại có 
thể dễ dàng mọc lại, và những chất thải nông nghiệp như vỏ quả 
bông đã đảm bảo được nguồn cung đầu vào bền vững và tránh 
được việc phải chuyển đổi đất trồng cây lương thực sang đất trồng 
cây phi lương thực xuất khẩu.
Cũng cần lưu ý rằng, vì ngành làm hoa khô không được hưởng lợi 
từ chương trình hỗ trợ của chính phủ đối với những ngành công 
nghiệp nhỏ nên ít bị ảnh hưởng hơn những ngành khác khi mà 
chương trình hỗ trợ của chính phủ bị bãi bỏ khi nền kinh tế được 
tự do hóa.
51
9
III. CÁC CHUYÊN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN 
THƯƠNG MẠI
Mục tiêu học tập: g iới thiệu về sự phức tạp phát sinh khi bổ sung những 
vấn đề mới vào đàm phán thương mại, những vấn đề mà tác động của 
chúng vẫn còn chưa rõ ràng.
A. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN 
THƯƠNG MẠI (TRIPS)
A. Các cơ chế về quyền sở hữu trí tuệ mang đến cho người sở hữu 
sự độc quyền về cơ hội được tiếp tiếp cận và sử dụng tài sản 
trí tuệ đó, ví dụ như những quyền liên quan đến thực phẩm, 
dược phẩm, và thông tin. Những cơ chế này mang lại cho những 
người sở hữu tài sản trí tuệ quyền được thu phí khi tiếp cận và 
sử dụng tài sản của họ và quyền truy cứu trách nhiệm chống lại 
những người vi phạm những quyền này. Sự phát triển của thị 
trường về quyền sở hữu trí tuệ trên quy mô toàn cầu đã thúc 
đẩy nhiều tập đoàn tìm kiếm xây dựng cơ chế cấp bằng sáng 
chế chung cho các nước thành viên WTO do phần lớn cơ chế 
cấp bằng sáng chế chỉ mới thuộc thẩm quyền tài phán ở cấp 
quốc gia.
52
B. Liên quan đến cơ chế về quyền sở hữu trí tuệ về thương mại có 
ba vấn đề nổi lên có liên hệ tới bình đẳng giới và nâng cao vị thế 
của phụ nữ. Đó là: tác động đến khả năng kiểm soát của phụ 
nữ về kỹ thuật nhân giống bằng hạt, một hoạt động được phân 
công truyền thống cho nữ giới trong sản xuất nông nghiệp; tác 
động đến cơ hội tiếp cận của phụ nữ đối với các loại thuốc chữa 
bệnh, bao gồm các loại thuốc chữa HIV/AIDS, do họ được phân 
công theo truyền thống là thực hiện chức năng chăm sóc trong 
gia đình; cũng như là cơ hội để nữ giới tiếp cận và kiểm soát 
thông tin và các sản phẩm văn hóa.
C. Tiến bộ trong công nghệ sinh học, bao gồm sự phát triển đa 
dạng các loại hạt giống mới, đã làm sản sinh ra sự bất bình đẳng 
càng được hoạt động bảo hộ các giống cây trồng và các chế độ 
có liên quan đến sở hữu trí tuệ củng cố. Điều này đặc biệt gây 
hại đến sinh kế vì việc kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh 
học mới sẽ làm mất đi cơ hội có thu nhập cho phụ nữ chứ không 
phải tạo thêm.
D. Ở Thái Lan, rất nhiều tổ chức xã hội dân sự có vai trò quan trọng 
trong việc tuyên truyền và vận động để đảm bảo cơ hội được 
tiếp cận với các loại thuốc điều trị HIV/AIDS vốn rất quan trọng 
trong chăm sóc những người sống chung với HIV/AIDS. Nghĩa 
vụ chăm sóc của người phụ nữ có thể được giảm bớt hay nặng 
nề hơn tùy thuộc vào cơ hội được tiếp cận thuốc men và các 
dịch vụ liên quan. Xem thêm trường hợp của người dân Ấn Độ 
được đề cập ở Ô số 7.
E. Các nguồn thông tin và sản phẩm văn hóa có thể có những 
đặc tính của hàng hóa công phục vụ cho các nhu cầu của xã 
hội. Những hàng hóa này không chỉ phục vụ mục đích mang 
lại niềm vui như giải trí mà chúng còn có thể có vai trò như đối 
thoại vượt qua các rào cản giữa các nhận dạng giới và thúc đẩy 
tính đoàn kết. Đối thoại này cũng có thể mang lại tiếng nói cho 
những đối tượng bị gạt ra bên lề. Các cơ chế bảo vệ quyền sở 
hữu trí tuệ cần được cân bằng với những mục đích xã hội này.
53
9
Ô SỐ 7: HIỆp địNH Tự Do THƯƠNG MẠI 
Liên minh Châu Âu và Ấn Độ đang cố gắng những nỗ lực cuối cùng 
trong đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại. Theo những tiết 
lộ không chính thức, rõ ràng rằng Liên minh Châu Âu, có vai trò 
trung gian trong ngành công nghiệp dược phẩm, đang tạo áp lực 
lớn đòi chính phủ Ấn Độ phải chấp nhận các thay đổi trong chính 
sách về giấy phép độc quyền vốn dĩ vẫn bảo vệ ngành sản xuất 
thuốc gốc (generic drug) của Ấn Độ.
Trong năm 2012, thuốc gốc được sản xuất ở Ấn Độ cung cấp đến 
80% tổng số thuốc chữa AIDS ở các nước đang phát triển, giúp cho 
hàng triệu người được sống sót. Ngay sau khi thuốc gốc được đưa 
ra thị trường, giá của chúng đã giảm tới 99%! Năm 2008, trong số 
100 nước có nhu cầu về thuốc kháng virus, 96 nước đã mua thuốc 
do Ấn Độ sản xuất. Nếu việc sản xuất các loại thuốc gốc hay giá 
thuốc rẻ bị đe dọa thì sinh mạng của hàng triệu người cũng sẽ chịu 
nhiều rủi ro.
Liên minh Châu Âu đang ra yêu sách phải có ba sự nhượng bộ lớn. 
Đầu tiên, phải có sự thay đổi trong cái được gọi là “độc quyền dữ 
liệu”, ảnh hưởng từ thay đổi này có thể gây trì hoãn quá trình đăng 
kí các loại thuốc gốc có thể là trong nhiều năm và như thế sẽ ngăn 
không cho các loại dược phẩm này được sớm lưu hành trên thị 
trường. Thứ hai là, phải có sự thực thi nghiêm ngặt hơn và mở rộng 
phạm vi điều chỉnh các quy định về tài sản trí tuệ để các công ty 
dược phẩm có tên tuổi trên thị trường có thể thực hiện những vụ 
kiện tụng, thậm chí là chống lại Chính phủ Ấn Độ trong những 
phiên tòa kín, mà nguyên nhân chỉ thuần túy mang tính hình thức. 
Theo quá trình này, công ty sản xuất thuốc gốc, các nhà cung cấp 
thứ ba và người mua có thể bị trói buộc vào những vụ kiện tụng 
liên tu bất tận. Thứ ba là, phải nghiêm khắc thực hiện các biện 
pháp kiểm soát biên giới khắt khe đến mức phi lý để cho phép 
các cán bộ hải quan có quyền thu giữ các loại thuốc gốc dành cho 
những bệnh nhân ở các nước đang phát triển.
54
Nếu chỉ vì lợi ích do những lời hứa về tăng trưởng thương mại mà 
chính phủ Ấn Độ thỏa hiệp với những yêu sách này thì có thể thấy 
trước thiệt hại về nhân mạng đối với vô số đàn ông, đàn bà và trẻ 
em. Có những khía cạnh mỉa mai thật khủng khiếp. Hiệp định tự 
do thương mại đến vào đúng thời điểm khi chúng ta biết làm thế 
nào để đánh bại đại dịch AIDS, và chiến thắng này hoàn toàn nhờ 
vào các loại thuốc có giá thành thấp. Hơn thế nữa, FTA đến chính 
xác vào thời điểm khi các nguồn tài trợ đang cạn dần, cạn kiệt đến 
mức Quỹ Toàn cầu Phòng chống AIDS, bệnh Lao và bệnh Sốt rét 
cũng đã phải hủy bỏ đợt tài trợ gần nhất. 
Nếu ngành sản xuất thuốc gốc ở Ấn Độ, một ngành hầu như được 
cả thế giới trông chờ, giờ đây phải chịu sự kìm kẹp bởi các quy 
định về sở hữu trí tuệ tai ác thì cuộc tấn công vào những người 
nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương khác trên trái đất này 
coi như là hoàn tất. 
Lewis, S. 2012 Dean’s Signature Speaker Series, Ted Rogers School 
of Management, Ryerson University, Toronto, February 13, 2012. 
The-Diabolical-Consequences-of-EU-India-Free-Trade-Agreement.
B. GATS VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG NƯỚC 
A. Một chủ đề đặc biệt gây tranh cãi trong chính sách thương mại 
quốc tế đó là khi nào các quy định trong nước có thể được phân 
loại như một hàng rào phi thuế quan. Các cuộc tranh luận đã 
được thực hiện theo Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật đối với 
Thương mại và Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch 
Thực vật cũng như theo các quy định chi phối các ngành dịch 
vụ được nêu trong Hiệp định chung về Thương mại trong các 
ngành dịch vụ. Nhiều điểm gây tranh cãi trong số này vẫn còn 
đang được thảo luận hoặc vẫn đang được đàm phán. Rất khó để 
có thể phân định rạch ròi giữa các tiêu chuẩn xã hội và rào cản 
thương mại.
55
9
B. Cơ hội tiếp cận thị trường của các sản phẩm từ các nước đang 
phát triển có thể bị hạn chế bởi các điều luật quy định về tiêu 
chuẩn chất lượng tối thiểu. Ví dụ, tại Sri Lanka, vai trò của phụ 
nữ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm có thể được tăng 
cường nếu họ được quan tâm và bố trí chủ yếu làm những 
việc liên quan đến sấy khô và chế biến. Kiến thức của phụ nữ 
về những kỹ thuật xử lý nông sản sau khi thu hoạch sẽ đem lại 
nhiều tiềm năng để cải thiện triển vọng xuất khẩu.
C. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH 
ĐA PHƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG
A. Các biện pháp chế tài trong thương mại đôi khi rất cần thiết để 
đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường. Khoảng 20 hiệp 
định về môi trường đa phương có các quy định về việc tuân thủ 
này. Một điểm gây tranh cãi là mối quan hệ giữa các hiệp định về 
môi trường đa phương với các hiệp định WTO. Thế nên từ trước 
đến nay, không một quốc gia thành viên nào trong WTO viện 
đến Cơ quan Giải quyết Tranh chấp để có được sự giải thích thấu 
đáo. Trong Hội nghị Bộ trưởng Doha, các cuộc đàm phán bắt 
đầu xác định mối quan hệ giữa hai cơ quan này trong hệ thống 
luật pháp quốc tế. Vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra cho 
đến tận thời điểm này.
BÀI Tập 3:
Học viên dành 15-20 phút để thảo luận toàn thể những vấn đề liệt kê 
trong danh sách dưới đây. Câu hỏi định hướng cho cuộc thảo luận này 
là:
 „ Những chiến lược nào trong số các chiến lược này đang được triển 
khai thực hiện tại quốc gia của học viên? Những chiến lược nào 
trong số chúng đang được các đối tác thương mại lớn thực hiện?
56
 „ Thảo luận về những trường hợp khi quy định trong nước được một 
đối tác thương mại đưa ra như là rào cản thương mại. Chính phủ 
của bạn ứng phó như thế nào?
 „ Bạn có thể nghĩ ra được ví dụ hoặc trường hợp nào cho thấy việc 
áp dụng hoặc xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan đã mang lại kết 
quả đặc biệt về giới? Chọn một trong những quy định dưới đây và 
thảo luận ở điểm nào nó có thể được coi là một rào cản thương 
mại. Những cái không bao giờ nên bị coi là rào cản thương mại và 
tại sao?
 – Các lệnh cấm nhập khẩu
 – Hạn ngạch chung hoặc hạn ngạch đối với các sản 
phẩm cụ thể
 – Quy định về nguồn gốc xuất xứ
 – Các điều kiện về chất lượng mà các nước nhập khẩu áp 
đặt đối với các nước xuất khẩu
 – Các điều kiện về vệ sinh và kiểm dịch thực vật
 – Điều kiện đóng gói 
 – Điều kiện về nhãn hiệu
 – Tiêu chuẩn sản xuất
 – Môi trường pháp lý phức tạp
 – Những tiêu chí xác định một nước xuất khẩu có đủ điều 
kiện được nước nhập khẩu đưa ra
 – Những tiêu chí xác định một cơ sở xuất khẩu đủ điều 
kiện được nước nhập khẩu đưa ra
 – Các chứng từ thương mại bổ sung khác như chứng 
nhận xuất xứ, giấy chứng nhận tính xác thực, vv
 – Các quy định về an toàn lao động và sức khỏe
 – Luật lao động
 – Giấy phép nhập khẩu
 – Trợ cấp, thu mua, buôn bán của nhà nước, sở hữu nhà 
nước
57
9
 – Trợ cấp xuất khẩu
 – Cố định một mức giá nhập khẩu tối thiểu
 – Phân loại sản phẩm 
 – Các phần hạn ngạch
 – Kiểm soát và điều chỉnh thị trường ngoại hối 
 – Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện
 – Chính sách “khuyến khích dùng hàng nội” (“buy 
national”)
 – Tiền tệ được định giá quá cao
 – Luật sở hữu trí tuệ (bằng sáng chế, bản quyền tác giả)
 – Giấy phép có giới hạn
 – Cơ chế nhập khẩu theo mùa
 – Thủ tục hải quan nhũng nhiễu và/hoặc rườm rà 
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Carr, M., Williams, M. 2010. Trading Stories: Experiences with Gender and 
Trade. Commonwealth Secretariat.
Caliari, A. and M. Williams. 2004. Capacity of International Financial 
Institutions to Support Trade Liberalization in Low-Income and Vulnerable 
Countries. Civil Society Briefing Paper for the 2004 Commonwealth
Finance Ministers Meeting, London, 26–29 July. Available at: http://
www.tradeobservatory.org/library.cfm?refID=37027 (accessed 9 June 
2010). 
Chakrabarti, S. 2009. Gender dimensions of the informal sector and 
informal employment in India. Presented to the Global Forum on Gender 
Statistics, Accra, Ghana, 26 – 28 January. Available at: 
un.org/unsd/demographic/meetings/wshops/Ghana_Jan2009/Doc41.
pdf (accessed 30 September 2011).
Chen, M., J. Vanek and M. Carr. 2004. Mainstreaming Informal Employment 
and Gender in Poverty Reduction: A Handbook for Policymakers and Other 
Stakeholders. London: Commonwealth Secretariat. Available at: http://
www.idrc.ca/openebooks/173-6/#page_111 (accessed 9 June 2010).
Fernandez-Layos, A.L. and B. Specht. 2004. UNCTAD XI: A Missed 
Opportunity? Available at:  
e0039raz.htm (accessed 9 June 2010).
Ford, Nathan, et al. (2009). ‘Challenge and co-operation: civil society 
activism for access to HIV treatment in Thailand.’ Tropical Medicine and 
International Health. Volume 14, No. 3, Pages 258–266.
Gammage, S., H. Jorgensen and E. McGill. 2002. Framework for Gender 
Assessments of Trade and Investment Agreements. Washington, DC: 
Women’s EDGE.
Harilal, K.N., N. Kanji, J. Jeyaranjan, M. Eapen and P. Swaminathan. 
2006. Power in Global Value Chains: Implications for Employment and 
Livelihoods in the Cashew Nut Industry in India – Summary Report. London: 
International Institute for Environment and Development. Available at: 
 (accessed 10 October 2011)
59
9
International Gender and Trade Network-Asia. 2006. Trade-Finance 
Linkages and Gender: Implications to Asian Women. Available at: http://
www.sarpn.org.za/documents/d0002554/Trade_Finance_Linkages_
Asian_women_2006.pdf (accessed 9 June 2010).
Kanji, N., C. Vijfhuizen, C. Braga and L. Artur. 2001. ‘Cashing in on Cashew 
Nuts: Women Producers and Factory Workers in Mozambique.’ In Carr, 
M. (ed.). Chains of Fortune: Linking Women Producers and Workers with 
Global Markets.London: Commonwealth Secretariat. Available at: http://
www.wiego.org/publications/Chains%20of%20Fortune%20Chapters/
Kanji%20Vijfhuizen%20Braga%20Artur%20Cashing%20in%20on%20
Cashew%20Nuts.pdf (accessed 9 June 2010).
Khor, M. 2005. Serious Effects of Free Trade Treaties. Third World 
Network Features. Available at  
informes/3312.html (accessed 9 June 2010).
Klasen, S. 1999. Does Gender Inequality Reduce Growth and Development? 
Evidence from Crosscountry Regressions. Background Paper for 
Engendering Development. Washington, DC.: World Bank.
Mayoux, L. and Mackie, G. 2007. Making the Strongest Links: A Practical 
Guide to Mainstreaming Gender Analysis in Value Chain Development. 
Geneva: International Labour Organization. Available at:  
ilo.org/wcmsp5/groups/public/—-ed_emp/—-emp_ent/documents/ 
instructionalmaterial/wcms_106538.pdf (accessed 9 June 2010).
Rodrik, D. 2001. The Global Governance of Trade As If Development Really 
Mattered. Background Paper. New York: United Nations Development 
Programme. Available at:  
files/529__Rodrik5.pdf (accessed 9 June 2010).
Seguino, S. 2000. ‘Gender Inequality and Economic Growth: A Cross-
Country Analysis.’ World Development. Volume 28, No. 7, Pages 1211 
1230.
Set Aung, W. 2009. The Role of Informal Cross-border Trade in Myanmar.
Institute for Security and Development Policy Asia Paper, September.
Available at: 
Th
án
g 
2,
 2
01
4
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc 
25-29 Phan Bội Châu
Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84 4) 3942 1495
Fax: (84 4) 3942 2267
Email: registry.vn@undp.org
www.undp.org.vn

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_quan_ly_ve_gioi_va_chinh_sach_kinh_te_o_chau_a_va.pdf