Sai lầm của ứng viên khi đi phỏng vấn
Trễ giờ hẹn phỏng vấn
Nhà tuyển dụng không chấp nhận những lý do bạn trễ hẹn phỏng vấn, dù
bạn gặp các trường hợp như: kẹt xe, xe hỏng, vì đây là các lý do bạn cóthể kiểm soát được. Đặt trường hợp bạn gặp một vài lý do cá nhân thuộc về
gia đình thì bạn nên gọi điện báo với nhà tuyển dụng chuyển lịch hẹn. Điều
này thể hiện một tác phong chuyên nghiệp của ứng viên.
Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hài lòng nếu ứng viên có mặt trước 15 phút.
Với khoảng thời gian chờ này bạn nên tận dụng chúng để lấy lại tinh thần,
đọc lại các tài liệu quan trọng cần thiết, chỉnh lại phục trang. Hãy biết sử
dụng thời gian và biết cách kiểm soát thời gian một cách hiệu quả nhất, đây
là điều bạn có thể quản lý được.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sai lầm của ứng viên khi đi phỏng vấn
Sai lầm của ứng viên khi đi phỏng vấn Bạn nhận được cuộc hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Chúc mừng bạn, một cơ hội mới dần mở ra, điều này sẽ giúp bạn trải nghiệm những điều lý thú. Phỏng vấn – là dịp để bạn trổ hết tài năng, kinh nghiệm, kỹ năng để nhà tuyển dụng hiểu về bạn. Nhưng con người không phải hoàn hảo, trong một tình huống nào đó, bạn gặp vài sự cố, đó là điều không ai muốn. Làm cách nào để bạn tránh những sai lầm đấy? Trước khi bạn muốn ít sai sót hơn thì bạn phải nhìn rõ đâu là sai lầm phổ biến mà bạn thường mắc phải. Ứng viên tham gia phỏng vấn một phần vì quá căng thẳng, một phần vì chủ quan, chính vì điều này đã dẫn đến cuộc phỏng vấn diễn ra không như mong đợi. Sau đây là những sai lầm bạn cần nên tránh trong cuộc phỏng vấn: Trễ giờ hẹn phỏng vấn Nhà tuyển dụng không chấp nhận những lý do bạn trễ hẹn phỏng vấn, dù bạn gặp các trường hợp như: kẹt xe, xe hỏng, vì đây là các lý do bạn có thể kiểm soát được. Đặt trường hợp bạn gặp một vài lý do cá nhân thuộc về gia đình thì bạn nên gọi điện báo với nhà tuyển dụng chuyển lịch hẹn. Điều này thể hiện một tác phong chuyên nghiệp của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hài lòng nếu ứng viên có mặt trước 15 phút. Với khoảng thời gian chờ này bạn nên tận dụng chúng để lấy lại tinh thần, đọc lại các tài liệu quan trọng cần thiết, chỉnh lại phục trang. Hãy biết sử dụng thời gian và biết cách kiểm soát thời gian một cách hiệu quả nhất, đây là điều bạn có thể quản lý được. Không định hướng công việc rõ ràng Rất nhiều ứng viên tham gia phỏng vấn nhưng lại không có một định hướng công việc rõ ràng. Nghĩa là bạn chỉ nhận lời hẹn phỏng vấn, bạn tham dự. Lời khuyên dành cho bạn: khi vẫn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân thì cách tốt nhất là bạn nên cho bản thân thời gian để xem xét lại chính mình. Đừng để những định hướng không rõ ràng làm mất thời gian cũng như công sức của bạn, hãy dành thời gian quý báu ấy cho những kế hoạch khác, như tham gia một khóa học đào sâu nghiệp vụ chẳng hạn. Không đặt ra các câu hỏi Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp ứng viên không biết cách đặt câu hỏi dành cho họ. Cách tương tác duy nhất giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn cũng như nhận biết nhân tài đó chính là thông qua các câu hỏi. Đừng ngần ngại hỏi nhà tuyển dụng những điều bạn còn thắc mắc. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo những câu hỏi để tránh đưa ra câu hỏi khiến nhà tuyển dụng thất vọng. Trả lời những câu sáo mòn và khuôn mẫu Lời khuyên dành cho bạn: Hãy để nhà tuyển dụng hiểu bạn là một ứng viên có tính sáng tạo và nhiệt tình. Nên tránh những câu trả lời theo khuôn mẫu và sáo rỗng, chúng sẽ không giúp bạn tỏa sáng, ngược lại điều này có khả năng sẽ đánh rớt bạn. Vì vậy, cách tốt nhất bạn nên là chính mình, hãy nói những điều như thực tâm bạn nghĩ, bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng khuyến khích ứng viên điều này. Thổi phồng thành quả công việc Những thành tích bạn đạt được ở trường qua các hoạt động ngoại khóa hoặc tích lũy từ các công việc làm thêm, đây là điều rất đáng khích lệ và ghi nhận. tuy nhiên tất cả những thông tin này phải xác thực. Bạn phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, không thổi phồng thành quả, không nói dối về bất cứ thông tin nào. Kể xấu nơi làm việc cũ Đây là điều bạn tuyệt đối nên tránh. Nếu bạn không tạo được những mối quan hệ tốt đẹp thì cũng không nên làm chúng trở nên tồi tệ hơn. Bạn cần phải giữ một thái độ vui vẻ, lạc quan để cuộc phỏng vấn diễn ra một cách tốt đẹp. Thiếu nụ cười và lời cảm ơn Đây là hai cử chỉ thường ít được ứng viên lưu tâm, một phần vì bạn quá căng thẳng khi phải đối mặt, trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Một phần khác là do bạn không tập luyện chúng trước ở nhà. Cuộc phỏng vấn bản chất mang tính chất trang trọng, nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn không được phép cười. Hãy nói lời cảm ơn và mỉm cười với nhà tuyển dụng trước khi bạn sắp rời khỏi. Phỏng vấn tìm việc là một thử thách mà bạn phải đối mặt và vượt qua. Hãy thận trọng với những sai lầm được diễn giải cụ thể ở trên, tự chiêm nghiệm và trải nghiệm sẽ giúp bạn đạt được một kết quả phỏng vấn mỹ mãn nhất. Chúc bạn thành công! Nguyễn Ngọc Ly (First-Viec-Lam)
File đính kèm:
- sai_lam_cua_ung_vien_khi_di_phong_van.pdf