Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng

Điều 1. Mục đích, yêu cầu của quản lý đầu tư và xây dựng

1. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

2. Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí.

3. Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình.

Điều 2. Nguyên tắc cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng

1. Phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước và phân cấp quản lý về đầu tư và xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư và chủ đầu tư. Thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng theo dự án, quy hoạch và pháp luật.

2. Các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư phải được quản lý chặt chẽ theo trình tự đầu tư và xây dựng quy định đối với từng loại vốn.

3. Đối với các hoạt động đầu tư, xây dựng của nhân dân, Nhà nước chỉ quản lý về quy hoạch, kiến trúc và môi trường sinh thái.

4. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của chủ đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng.

 

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trang 1

Trang 1

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trang 2

Trang 2

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trang 3

Trang 3

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trang 4

Trang 4

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trang 5

Trang 5

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trang 6

Trang 6

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trang 7

Trang 7

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trang 8

Trang 8

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trang 9

Trang 9

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 61 trang xuanhieu 13720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
1. Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư:
Trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, tất cả các báo cáo quyết toán phải được tổ chức thẩm tra quyết toán. Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định hình thức tổ chức thẩm tra quyết toán theo quy định:
a) Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán do cơ quan chức năng trực thuộc cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thực hiện hoặc thuê tổ chức kiểm toán;
b) Trách nhiệm thẩm tra quyết toán:
Đối với các dự án do cơ quan chức năng trực thuộc cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thẩm tra thì cơ quan thẩm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra;
Đối với các dự án do tổ chức kiểm toán thẩm tra thì tổ chức kiểm toán chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả thẩm tra; cơ quan chức năng thẩm tra chịu trách nhiệm nội dung kiểm tra lại.
2. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm A của Nhà nước theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Đối với các dự án còn lại thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
3. Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư được tính trong tổng dự toán được duyệt. Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý sử dụng chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Điều 58. Hoàn trả vốn đầu tư
1. Thu hồi vốn đầu tư là nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả các dự án đầu tư có quy định thu hồi vốn.
2. Đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp mà chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn hoặc trả nợ vay thì nguồn vốn để thu hồi và trả nợ vay bao gồm toàn bộ khấu hao cơ bản, một phần lợi nhuận và các nguồn vốn khác (nếu có).
Trường hợp không thu hồi được vốn và hoàn trả hết nợ vay, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay do chủ đầu tư trực tiếp vay của nước ngoài có bảo lãnh của Nhà nước hoặc vốn vay thương mại có bảo lãnh của Nhà nước thì chủ đầu tư có trách nhiệm thống nhất với cơ quan bảo lãnh về kế hoạch trả nợ vốn vay theo hợp đồng vay vốn và quy định của pháp luật.
Chương V
HÌNH THỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều 59. Các hình thức quản lý thực hiện dự án
Tùy theo quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, chủ đầu tư lựa chọn một trong các hình thức quản lý thực hiện dự án sau:
1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án;
2. Chủ nhiệm điều hành dự án;
3. Chìa khóa trao tay;
4. Tự thực hiện dự án.
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định dầu tư quyết định hình thức quản lý thực hiện dự án.
Bộ Xây dựng quy định chi phí quản lý thực hiện dự án sau khi thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 60. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
1. Chủ đầu tư phải có bộ máy quản lý dự án đủ năng lực hoặc thành lập Ban quản lý dự án để quản lý dự án.
2. Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án phải đăng ký hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền.
Điều 61. Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án
1. Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành dự án; chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án.
2. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng.
3. Chủ nhiệm điều hành dự án có trách nhiệm:
a) Trực tiếp ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng (trường hợp được chủ đầu tư giao) hoặc giao dịch để chủ đầu tư ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng với các tổ chức khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, xây lắp và thanh toán hợp đồng với các nhà thầu trên cơ sở xác nhận của chủ nhiệm điều hành dự án;
b) Chịu trách nhiệm thay mặt chủ đầu tư giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án;
c) Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật trong việc quản lý dự án từ quá trình thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng và các vấn đề liên quan khác được ghi trong hợp đồng.
Điều 62. Hình thức chìa khóa trao tay
1. Hình thức chìa khóa trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế, hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.
2. Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Điều lệ này, khi áp dụng hình thức chìa khoá trao tay chỉ thực hiện đối với các dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.
Điều 63. Hình thức tự thực hiện dự án
1. Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án.
Hình thức tự thực hiện dự án chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động từ các nguồn khác).
2, Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng), chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây dựng.
Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết các hình thức quản lý dự án.
Chương VI
CHI PHÍ XÂY DỤNG
Điều 64. Nguyên tắc lập dự toán chi phí xây dựng
1. Các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, đều phải lập đủ các tài liệu dự toán xác định chi phí cần thiết của công trình.
2. Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn phải căn cứ vào những quy định quản lý chi phí xây dựng của Nhà nước để lập và trình người có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình làm căn cứ để tổ chức đấu thầu xây lắp và quản lý chi phí sau đấu thầu.
3. Nhà thầu xây lắp căn cứ vào những quy định quản lý chi phí xây dựng của Nhà nước để tham khảo khi lập giá dự thầu các công trình xây dựng.
Điều 65. Quản lý chi phí xây dựng
1. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí xây dựng thông qua việc ban hành các chế độ chính sách, các nguyên tắc và phương pháp lập đơn giá, dự toán; các định mức kinh tế kỹ thuật; định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng; suất vốn đầu tư để xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án, tổng dự toán, dự toán công trình.
2. Bộ Xây dựng cùng các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước các cấp liên quan có trách nhiệm quản lý chi phí xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên.
3. Sở Xây dựng chủ trì cùng các cơ quan có liên quan lập bộ đơn giá xây dựng ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, áp dụng cho các công trình xây dựng của Nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố,
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng.
Điều 66. Tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình
1. Tổng dự toán công trình là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng bao gồm các khoản chi phí về khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí bảo hiểm công trình xây dựng, thuế, chi phí khác kể cả chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đối với các dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép vì chi phí dự phòng 10% (bao gồm cả trượt giá và khối lượng phát sinh).
2. Đối với các dự án đầu tư và xây dựng do các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước đầu tư, giá thanh toán công trình trong mọi hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu hoặc tự làm đều không được vượt tổng dự toán công trình hoặc dự toán hạng mục công trình đã được duyệt. Trường hợp phát sinh bất khả kháng vượt tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình được duyệt phải tiến hành thẩm định và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định
Chương VII
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 67. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư và xây dựng
1. Tất cả các hoạt động đầu tư và xây dựng thuộc mọi tổ chức, cá nhân có liên quan kể cả người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng nhà nước theo từng lĩnh vực quản lý, có phân biệt các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, của doanh nghiệp liên doanh hoặc của nhân dân tự đầu tư xây dựng.
2. Tùy tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư có thể thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình đầu tư và xây dựng.
3. Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư và xây dựng phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về thanh tra và kiểm tra.
Điều 68. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân kể cả người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động đầu tư và xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam nếu vi phạm các quy định của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan chức năng nhà nước, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng mà không làm đầy đủ nhiệm vụ được giao hoặc tự đặt ra các thủ tục, yêu cầu ngoài qui định, trì hoãn việc giải quyết các yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đầu tư và xây dựng khi đã đủ các điều kiện quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 69. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế và không ban hành các văn bản hướng dẫn riêng cho từng Bộ, ngành, địa phương (trừ các Bộ được Chính phủ giao trong Quy chế này).
Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ quản lý ngành khác có liên quan chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra việc thi hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều 70. Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế trong cả nước./.
PHỤ LỤC
PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số: 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ)
Các dự án đầu tư (không kể dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) được phân loại thành 3 nhóm A, B, C theo các quy định sau đây:
STT
Loại dự án đầu tư
Tổng mức vốn đầu tư
I. NHÓM A
1
Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới.
Không kể mức vốn
2
Các dự án: sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư.
Không kể mức vốn
3
Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.
Trên 400 tỷ đồng
4
Các dự án: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm I-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.
Trên 200 tỷ đồng
5
Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản.
Trên 100 tỷ đồng
6
Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Trên 75 tỷ đồng
II. NHÓM B
1
Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.
Từ 30 đến 400 tỷ đồng
2
Các dự án: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm ii-1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.
Từ 20 đến 200 tỷ đồng
3
Các dự án hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản.
Từ 15 đến 100 tỷ đồng
4
Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Từ 7 đến 75 tỷ đồng
III. NHÓM C
1
Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng mới tàu, lắp ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ, các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn).
Dưới 30 tỷ đồng
2
Các dự án: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm III-1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.
Dưới 20 tỷ đồng
3
Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản.
Dưới 15 tỷ đồng
4
Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục, thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Dưới 7 tỷ đồng
Ghi chú:
1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu, theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ./.

File đính kèm:

  • docxquy_che_quan_ly_dau_tu_va_xay_dung.docx