Quan niệm nhân sinh của F. W. Nietzsche trong “Zarathustra đã nói như thế”
“Zarathustra đã nói như thế” là tác phẩm được coi là đỉnh cao của nhà
triết học người Đức Friedrich Wilhemlm Nietzsche (1844-1900). Nội
dung sách gồm bốn phần, được viết trong thời gian từ năm 1883 đến
năm 1885. Cuốn sách đã gây tranh luận sôi nổi trong giới học thuật cả
Đông lẫn Tây, trong đó có cả các học giả Kitô giáo, bởi Nietzsche đã xem
xét giá trị nhân sinh của phương Tây nói riêng và của cả nhân loại nói
chung trong cách nhìn phủ định để làm tiền đề đưa ra một mẫu người
mới - siêu nhân.
Từ phương diện học thuật và trong không khí hội nhập hiện nay, chúng
tôi muốn được đóng góp một tiếng nói nhỏ vào việc tiếp cận tư tưởng
phương Tây thông qua quan niệm nhân sinh của Nietzsche trong tác
phẩm “Zarathustra đã nói như thế”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm nhân sinh của F. W. Nietzsche trong “Zarathustra đã nói như thế”
ời Quan niệm nhân sinh của F. W. Nietzsche 35 d−ờng nh− có vẻ tự do nh−ng về thực chất là không có. Vì thế, con ng−ời không nhất thiết phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình bởi: “Bất cứ con ng−ời làm gì, họ đều làm đúng - nghĩa là họ làm điều họ thấy tốt theo mức độ trí khôn của họ, là th−ớc đo hợp lý của họ” (1, tr.326). Con ng−ời và h−ớng đi lên của con ng−ời là chủ đề trung tâm của “Zarathustra đã nói nh− thế”. Khác với các nhà triết học tiền bối, Nietzsche không nghiên cứu con ng−ời để tìm cách giải thích cơ chế tồn tại, sự vận động của con ng−ời trong các mối quan hệ vốn có của nó; mà Nietzshe mổ xẻ phân tích con ng−ời trong hoàn cảnh châu Âu thế kỷ XIX để đi đến phủ định con ng−ời hiện tồn, xây dựng một mẫu ng−ời mới bao chứa đ−ợc −ớc vọng về sự tiến lên của con ng−ời theo quan niệm của ông, và Nietzsche đặt tên cho mẫu ng−ời đó là siêu nhân. Và đó cũng là cái đích mà triết học cần v−ơn tới: “Triết học chân chính nên trở thành triết học siêu nhiên” (1, tr.167). II. Siêu nhân là ng−ời nh− thế nào? Nietzsche ch−a bao giờ đ−a ra một định nghĩa về siêu nhân mà chỉ thông qua những ẩn dụ đặt trong sự so sánh với ng−ời hạng hai (từ của Nietzsche) để nêu lên những thuộc tính của siêu nhân. Với Nietzsche, siêu nhân có những phẩm tính sau đây: thứ nhất, là ng−ời không chấp nhận có tôn giáo, do vậy không có bất cứ một luận điểm nào của tôn giáo có ý nghĩa đối với siêu nhân; thứ hai, cuộc sống của siêu nhân là ở trên mặt đất, mọi giá trị của cuộc sống có thể đo đ−ợc bằng những xung lực cuồng say trong sự hủy diệt, đam mê, không chịu bất cứ sự chi phối nào ngoài ý chí sống; thứ ba, hiện hữu là quá trình sáng tạo ra giá trị, hiện sinh trong giác ngộ và giác ngộ để quy hồi vĩnh cửu và thứ t−, chấp nhận h− vô, tìm ý thức trong h− vô và biết v−ợt qua h− vô. Khi xem xét về khái niệm siêu nhân, chúng tôi nhất trí với nhận xét của L−u Phóng Đồng: “Siêu nhân của Nietzsche là một khái niệm có nhiều tầng lớp, có nhiều nội dung. Ng−ời ta có thể có nhiều cách giải thích khác nhau. Nội dung cơ bản của nó, siêu nhân chính là lý t−ởng hoá, nhân cách hoá sức sống và bản năng của con ng−ời, tức ý chí quyền lực, là sự lý t−ởng hoá nhân cách của quan niệm giá trị với giá trị con ng−ời của triết học phi lý tính và truyền thống Kitô giáo, nói cách khác là sự lý t−ởng hoá và nhân cách hoá tinh thần Dionysos. Vì vậy, nên xuất phát từ toàn bộ triết học của Nietzsche, đặc biệt là khuynh h−ớng cơ bản của thuyết ý chí quyền lực để tìm hiểu và đánh giá triết học siêu nhân của ông” (2, tr.170- 171). Nh−ng chúng tôi lại ch−a thoả mãn với nhận định của tác giả: “Về ý nghĩa nào đó, siêu nhân của Nietzsche dùng để thay Chúa Kitô giáo, và khái niệm lý tính tuyệt đối của Triết học phi lý tính truyền thống có ý nghĩa là Chúa” (1, tr.167). Theo chúng tôi, Nietzsche không chấp nhận bất cứ loại hình tôn giáo nào. Cái chết của Th−ợng đế về bản chất là một hiệu lệnh xoá bỏ tôn giáo, vì vậy không có lý gì phải tạo ra một Th−ợng đế mới. Siêu nhân thay Th−ợng đế chỉ nên hiểu theo nghĩa con ng−ời có toàn quyền định đoạt và kiến thiết mình nh− Th−ợng đế của Kitô giáo. Việc xác định các phẩm tính của siêu nhân không chỉ dừng lại ở mục đích xác định nội hàm của khái niệm siêu 36 Thông tin Khoa học xã hội, số 8.2012 nhân, mà còn thể hiện trật tự logic của chủ đề đ−ợc trình bày trong tác phẩm “Zarathustra đã nói nh− thế”. Có thể nói, nếu ví Triết học của Nietzsche là một hình chóp thì đỉnh cao của nó là siêu nhân. Các phẩm tính của siêu nhân biểu hiện trật tự tịnh tiến. Chính vì thế, khi trình bày về siêu nhân phải tuân theo logic của sự biến đổi tăng dần đó. Ph−ơng cách xây dựng siêu nhân của Nietzsche đ−ợc triển khai theo kiểu tam đoạn luận. Con ng−ời cổ truyền vẫn là con ng−ời bằng x−ơng bằng thịt, hít thở và tồn tại trong xã hội, nh−ng vì không làm chủ đ−ợc các giá trị của mình nên sa vào mê hồn trận của tôn giáo, của đạo đức duy lý. Cái phần xung lực đầy đam mê, sôi động, mạnh mẽ nh− thuốc súng đã bị −ớt mèm bởi những trận m−a của nghịch lý đang hiện diện trong đời th−ờng. Nh− thời đại của họ, con ng−ời truyền thống nhìn nhau, chung sống với nhau bằng những quan niệm −ớc lệ không thực chất, nhiều khi chỉ là võ đoán. Do vậy, cần phải bóc đi những màn che để thấy một sự thật, cho dù là sự thật không tốt đẹp: “Nếu ta lột bỏ những tấm mạng che, những khăn choàng, những sắc màu cùng những điệu bộ cử chỉ của các ng−ời, thì chỉ còn lại những cái làm hoảng sợ chim chóc” (1, tr.226). Sống trong trạng thái vong thân ấy ng−ời lấy mơ làm thực, lấy say làm tỉnh, lấy sai lầm làm th−ớc đo chân lý. Trong cảnh sống nh− thế, ng−ời đã gắng g−ợng xây đắp cho mình một hình bóng để h−ớng đến và ng−ời gọi đó là vĩ nhân. Nietzsche cho rằng, đó là sai lầm của sai lầm, vì trong tối tăm ng−ời muốn tìm tới ánh sáng, nh−ng vĩ nhân là con đẻ của u mê thì làm sao có ánh sáng để vạch đ−ờng. Với Nietzsche, thế giới này “xoay vần quanh những kẻ sáng tạo nên những giá trị mới” (1, tr.103), thế giới giống nh− một công tr−ờng ngổn ngang trong xây dựng, trong kiến thiết. Những kiến trúc s− tài năng phải là những ng−ời sáng tạo ra hoạ đồ không theo đ−ờng mòn, lối cũ. Sáng tạo không thể là rập khuôn. Sáng tạo là cái ch−a từng nh−ng đầy ý nghĩa. Nghĩa là vĩ nhân cũng chẳng hơn gì ng−ời, chính vĩ nhân cũng không biết đi đâu và về đâu, vĩ nhân là một con tằm đang sống trong một tổ kén to hơn. Bởi vậy, không ngần ngại Nietzsche gọi vĩ nhân là những con ruồi, những thằng hề đang diễn kịch bằng kịch bản của thời đại. Ng−ời đang diễn, kẻ vỗ tay trong ánh đèn màu hào nhoáng của kịch tr−ờng mà cứ nghĩ rằng đó hào quang của cuộc sống: “Chốn công tr−ờng thì đầy rẫy những thằng hề trang trọng và dân chúng lại hãnh diện hênh hoang vì những vĩ nhân của họ” (1, tr.104). Việc Nietzsche phủ nhận vai trò của vĩ nhân trong lịch sử tất nhiên là quan điểm sai lầm. Một số các học giả tr−ớc đây đã khẳng định Nietzsche xem th−ờng vai trò của quần chúng nhân dân và đề cao vai trò cực đoan của vĩ nhân trong lịch sử. Chúng tôi cho rằng đây là những kết luận đúng, nh−ng có lẽ cần bổ sung thêm là khái niệm vĩ nhân trong Triết học Nietzsche không trùng nghĩa với quan niệm của một số trào l−u t− t−ởng ph−ơng Tây. Vĩ nhân trong quan niệm của Triết học Nietzsche chỉ là con ng−ời cổ truyền đ−ợc phóng to lên. Cho nên, vĩ nhân cũng là đối t−ợng cần phải loại bỏ trên con đ−ờng kiến thiết mẫu ng−ời lý t−ởng siêu nhân. Quan niệm nhân sinh của F. W. Nietzsche 37 Các thần linh theo cùng Th−ợng đế đã chết, điều đó không có nghĩa là siêu nhân sẽ thay Th−ợng đế để bảo trợ cho cuộc sống của loài ng−ời ở trần gian. Siêu nhân cũng là ng−ời nh−ng là một thế hệ ng−ời mới. Nếu nh− con ng−ời cổ truyền sống ở trần gian thì siêu nhân phải là cắm rễ vào trong lòng đất, hút nhựa sống từ lòng đất. Siêu nhân giống nh− Antaios, con của thần Đất, trong thần thoại Hy Lạp. Nguồn sinh lực dũng khí là ở đấy. Xa rời mặt đất là chọn cho mình con đ−ờng b−ớc vào hoả ngục. Nh−ng không phải ai cũng có thể trở thành siêu nhân. Siêu nhân là một cá thể toàn vẹn không liên lạc với số đông, đoạn tuyệt với quá khứ và không h−ớng về t−ơng lai. Siêu nhân nh− một kẻ lữ hành đi trên con đ−ờng độc đạo để tự tìm kiếm và định đoạt giá trị. Hành trình của siêu nhân là hành trình sáng tạo và sáng tạo là ph−ơng thuốc màu nhiệm để xoa dịu những nỗi đau của tâm hồn. Là nguồn cảm hứng của sáng tạo, vì vậy đau khổ là cần thiết, càng nhiều đau khổ thì sự sáng tạo càng giàu ý nghĩa. Chính vì thế, siêu nhân ngạo nghễ, oai phong lẫm liệt không lệ thuộc câu thúc bởi bất cứ một ấn định nào có sẵn. Sáng tạo là quá trình không lặp lại nên sáng tạo của siêu nhân khác với quan điểm của tôn giáo. Với Kitô giáo, sáng tạo là độc quyền của Th−ợng đế. Bản thân con ng−ời cũng chỉ là kết quả sáng tạo của Th−ợng đế và con ng−ời trở thành biểu t−ợng tô điểm cho sự vĩ đại của Th−ợng đế. Nh−ng tại sao Th−ợng đế lại quay lại nguyền rủa, hành hạ con ng−ời bằng các tội tổ tông? Nietzsche cho rằng chính sự phản trắc của Judas là sự cứu tinh của Th−ợng đế, vì nếu Judas không bán Chúa cầu vinh thì đến bao giờ Chúa mới thực hiện đ−ợc sứ mệnh của Th−ợng đế giao phó. Với siêu nhân, sáng tạo đồng nghĩa với quá trình truy tìm giá trị cho mình chứ không phải quá trình ban phát. Nói cách khác, là quá trình h− vô hoá liên tục của những cái đã có đ−ợc để tiến lên phía tr−ớc bằng chính chí khí của siêu nhân: “nếu muốn leo lên cao, các ng−ời hãy sử dụng đôi chân của chính mình. Đừng bắt kẻ khác mang các ng−ời lên cao, đừng ngồi trên l−ng hay trên đầu của kẻ khác” (1, tr.358). Không đạp vào vết xe đổ, siêu nhân phải biết v−ợt qua lòng trắc ẩn ở con ng−ời mà siêu nhân đã lọc bỏ. Siêu nhân đang sáng tạo ra một tình yêu lớn. Một tình yêu ch−a từng có tiền lệ ở trên mặt đất, vì vậy phải biết đề phòng lòng th−ơng xót. Tuy nhiên, việc loại bỏ lòng ẩn trắc, th−ơng ng−ời trong siêu nhân chẳng khác gì cổ vũ cho những hành động bạo tàn, phi nhân tính của con ng−ời có đất bột phát. Cho dù đó là một ph−ơng cách để thúc đẩy hoạt động của con ng−ời theo chiều h−ớng đi lên (hiểu theo nghĩa đen) thì cũng không thể chấp nhận đ−ợc. Tất nhiên, mục đích của Nietzsche không phải là nh− vậy, nh−ng không thể vì mục đích mà có thể hy sinh tất cả và càng không thể lấy ph−ơng tiện để biện minh cho mục đích. Nếu Nietzsche sống lại, thì bản thân ông chắc khó đồng tình với các lò thiêu ng−ời của chủ nghĩa phát xít, với việc bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima, Nagasaki; chất độc da cam của Mỹ gieo rắc hủy diệt ở Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm l−ợc gây tang th−ơng đau khổ cho dân tộc Việt 38 Thông tin Khoa học xã hội, số 8.2012 Nam mà ngày nay di chứng của nó vẫn đang là nỗi đau của mỗi con ng−ời Việt. Và trong chừng mực nào đó, Nietzsche cũng khó chối bỏ đ−ợc ông đã tạo ra những tiền đề để cho chủ nghĩa phát xít lợi dụng, cho dù Nietzsche không cố ý. Siêu nhân là cấp độ phát triển cao nhất của con ng−ời, vì vậy siêu nhân không thể không có thân xác. Nietzsche ch−a định nghĩa siêu nhân nên vấn đề thân xác của siêu nhân càng trở nên mù mờ, thần bí gây tranh cãi. Trong nội dung sách, chỉ có một lần Nietzsche đề cập đến vấn đề thân xác của siêu nhân “Ta đang chờ đợi những ng−ời khác, vĩ đại hơn, mạnh mẽ hơn những con ng−ời mà thể xác lẫn linh hồn rất thăng bằng kiên cố; họ, những con s− tử đang c−ời vang, họ phải huy hoàng đi đến” (1, tr.524). Về điểm này có học giả cho rằng siêu nhân là “con dã thú tóc vàng” (2, tr.170). Chúng tôi cho rằng đây là quan điểm không thuyết phục. Bởi lẽ siêu nhân là ng−ời chứ không phải là dã thú. Điều mà Nietzsche muốn ở siêu nhân chỉ là siêu nhân cần có sức mạnh nh− s− tử. Nếu s− tử là Chúa tể của rừng xanh thì siêu nhân phải là Chúa (không phải là Chúa theo quan niệm của tôn giáo) của loài ng−ời xét về mặt ý chí lẫn thể chất. Nh−ng chúng tôi lại hoàn toàn nhất trí với đánh giá của L−u Phóng Đồng khi ông nhận xét: “Siêu nhân đã tiến hoá từ ng−ời và cao hơn ng−ời... Siêu nhân không phải là anh hùng, vĩ nhân có ý nghĩa chung, các nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử và xã hội, đều có tính ng−ời nên không phải là siêu nhân, nh−ng họ lại là những ng−ời có rất nhiều ý chí và quyền lực và nh− vậy phù hợp với sự lý giải của ông về siêu nhân” (1, tr.173). Siêu nhân - triết lý mới về con ng−ời của Nietzsche là một trong những nội dung gây tranh cãi nhiều nhất. Vì vậy, có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau là điều đ−ơng nhiên. Chính những quan điểm đa chiều đã nói lên tính thời sự hấp dẫn của vấn đề. Sự cống hiến của Nietzsche về ph−ơng diện triết học chính là ở chỗ đó. Cuộc tranh luận về siêu nhân mặc dù ch−a đi đến hồi kết nh−ng b−ớc đầu các học giả đã thống nhất với nhau: Siêu nhân là con ng−ời lý t−ởng của Nietsche, là đứa con tinh thần của Nietzsche, là ng−ời phát ngôn thời đại của Nietzsche. ở ph−ơng Tây hiện đại, siêu nhân đã trở thành biểu t−ợng của sức mạnh siêu phàm mà con ng−ời cần v−ơn tới (n−ớc Mỹ đã khai thác triệt để điều này trong điện ảnh) và không ít những lực l−ợng phản động cũng đã lợi dụng siêu nhân để biện luận cho những hành động dã man, tàn bạo của chúng nh− chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, thậm chí cả chủ nghĩa khủng bố. Siêu nhân là sản phẩm của đời sống kinh tế - xã hội ở ph−ơng Tây thế kỷ XIX. Chính vì thế, trong chừng mực nào đó siêu nhân là tiếng nói tố cáo chủ nghĩa t− bản đã chà đạp nhân phẩm, làm tha hoá con ng−ời từ trong lòng xã hội t− bản. Từ ý nghĩa đó, có thể xem, siêu nhân nh− nổi loạn bột phát của con ng−ời trong cuộc tìm kiếm những giá trị ng−ời mà chủ nghĩa t− bản đã c−ớp đoạt. Siêu nhân không phải là cách giải quyết khoa học về loài ng−ời. Siêu nhân mãi mãi chỉ là con ng−ời lý t−ởng trong học thuyết của Nietzsche cho dù ông đã gán cho siêu nhân quá nhiều năng lực siêu phàm. Chúng ta trân trọng Quan niệm nhân sinh của F. W. Nietzsche 39 Nietzsche là ở cái nhìn chứ không phải là ở cách giải quyết vấn đề nhìn thấy. Nietzsche cả cuộc đời cô độc - Siêu nhân của Nietzsche cũng là vậy. Bởi vì, siêu nhân chỉ có thể là con ng−ời ảo trong xã hội của ph−ơng Tây. Sự phát triển toàn diện của con ng−ời chỉ có thể có đ−ợc ở một xã hội không có giai cấp, một xã hội mà hạnh phúc, tự do “của mỗi con ng−ời là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi ng−ời” (3, tr.509). “Zarathustra đã nói nh− thế” là tác phẩm khép lại hệ thống triết học của Nietzsche. Một tác phẩm không chỉ làm rõ phong cách sáng tạo của bậc thầy văn học Đức mà còn là tác phẩm tiêu biểu cho t− t−ởng chín muồi của nhà triết học tài năng nh−ng đầy uất ức, trớ trêu của số phận. Điều bất ngờ đối với hậu sinh không phải là ở sức làm việc của Nietzsche mà còn ở những vấn đề ông đặt ra trong tác phẩm này: “Tác phẩm này của Nietzsche đã thể hiện ông cần dùng một thứ triết học mới, tôn giáo mới, con đ−ờng mới, để giải phóng ng−ời Đức thoát khỏi sự mê muội của triết học cũ, đạo đức Kitô giáo, tình hình nhu nh−ợc và thoái hoá, khôi phục lại sự hùng dũng ngày x−a, xây dựng lại sự tồn tại loài ng−ời cao hơn hiện thực, chí h−ớng cao cả sáng tạo một thế giới và nền văn hóa mới” (4, tr.105). Với ý nghĩa đó, mọi kết luận về t− t−ởng Nietzsche sẽ là luôn luôn mở. Tài liệu tham khảo 1. F. Nietzsche. Zarathustra đã nói nh− thế. H.: Văn học, 1999. 2. L−u Phóng Đồng. Triết học ph−ơng Tây hiện đại. Tập 1. H.: Chính trị quốc gia, 1999. 3. Mác - Ănghen toàn tập. Tập 4. H.: Chính trị quốc gia, 1995. 4. Felicien Challaye. Nietzsche cuộc đời và triết lý. Sài Gòn: Ca dao, 1972.
File đính kèm:
- quan_niem_nhan_sinh_cua_f_w_nietzsche_trong_zarathustra_da_n.pdf