Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay

Học thuyết triết học của Lão Tử có nội dung hết sức phong phú, bao gồm cả vấn đề bản thể luận, nhận

thức luận, đặc biệt là vấn đề phép biện chứng và các vấn đề đạo đức nhân sinh. Trong các tư tưởng triết

học của ông, không thể không nói đến quan niệm về mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên.Theo

đó, Lão Tử đã nêu lên tư tưởng về sự thống nhất, hài hòa giữa con người và giới tự nhiên; về sự gìn giữ,

bảo vệ giới tự nhiên. Những quan niệm ấy có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc trong việc ứng xử một

cách nhân văn đối với giới tự nhiên và trong việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay.

Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay trang 1

Trang 1

Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay trang 2

Trang 2

Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay trang 3

Trang 3

Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay trang 4

Trang 4

Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay trang 5

Trang 5

Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay trang 6

Trang 6

Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay trang 7

Trang 7

Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2740
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay

Quan niệm của Lão Tử về mối quan hệ con người – tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay
hiên của mình, chúng tồn tại, vận 
động, biến hóa theo lẽ tự nhiên, không cần 
biết đến ý nghĩa, mục đích của bản thân 
chúng, như cá bản thân nó là bơi lội dưới 
nước, chim là bay trên trời. Nghĩa là sống 
với cái vốn có tự nhiên, mộc mạc, thuần 
phác của mình, không trái với quy luật của 
tự nhiên, không can thiệp vào quá trình vận 
hành của các vật khác, biết chấp nhận và 
thích ứng với mọi hoàn cảnh, môi trường. 
Có thể nói rằng, Lão Tử cố gắng tìm ra 
quy luật khách quan trong sự biến hóa của 
vạn vật, hướng mọi người hành động theo 
quy luật tự nhiên. Nhưng ông cho rằng, con 
người chỉ thích ứng với quy luật tự nhiên 
một cách bị động, đứng trước tự nhiên con 
người không cần làm gì cả.Như vậy, ông 
đã dẫn người ta đến chỗ không cần phải 
tích cực đấu tranh, cải tạo tự nhiên. 
Như vậy, theo Lão Tử, tự nhiên là 
khách thể, khác với chủ thể con người, con 
người chỉ có thể theo nó chứ không thể 
ngược lại được. Ở phương diện này, Lão 
Tử đã hạ thấp tính năng động chủ quan của 
con người, con người không nên can thiệp 
vào giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên; mà 
trái lại, con người phải phục tùng giới tự 
nhiên, chịu khuất phục trước tự nhiên. 
Thực chất của quan niệm này là ở chỗ: 
“Người phỏng theo lẽ của đất, đất phỏng 
theo lẽ của trời, trời phỏng theo lẽ của đạo, 
đạo phỏng theo lẽ của tự nhiên” (Đạo đức 
kinh, Chương 25). Sở dĩ như vậy, bởi vì, 
theo Lão Tử, đạo chính là quy luật, quy 
luật đó không phải cái gì khác mà chính là 
lẽ tự nhiên. Bản thân lẽ tự nhiên là chuẩn 
mực, con người chỉ cần noi theo nó là đủ, 
chứ không cần phải làm gì khác ngoài tự 
nhiên. Do vậy, con người và loài người 
không cần phải phát triển đi đâu xa cả, mà 
chính là cần trở về với cái nguyên sơ của 
nó, trở về với tự nhiên. 
Song, cũng cần phải thấy rằng, thời 
Lão Tử sống là thời người ta chỉ biết tàn 
phá tự nhiên, biết chiến tranh liên miên 
đẫm máu để tranh giành ngôi báu, chỉ biết 
đặt ra những phép tắc phi nhân, vị kỷ. Do 
vậy , trong quan niệm của ông về sự hài 
hòa, thống nhất với tự nhiên đã lóe lên một 
tia sáng lấp lánh của tư tưởng thiết tha với 
sự bảo tồn và phát triển của giới tự nhiên. 
b. Sự giữ gìn, bảo vệ của con người 
đối với giới tự nhiên 
“Vô vi” cũng còn có ý nghĩa là bảo vệ, 
giữ gìn bản tính tự nhiên của mình và của 
vạn vật.Lão Tử chủ trương ngăn chặn, bài 
trừ những gì làm tổn hại đến bản tính tự 
nhiên của vạn vật, mà trước hết là chống lại 
sự xâm hại của con người và xã hội đối với 
giới tự nhiên. Ông nói: “Ta có ba của báu 
hằng nắm giữ và bảo vệ: một là từ ái, hai là 
tiết kiệm và ba là không dám đứng trước 
thiên hạ” (Đạo đức kinh, Chương 67). 
Vì từ ái cho nên không cưỡng ép vật, 
vì tiết kiệm cho nên không thái quá, không 
76 
trái với đạo tự nhiên và vì không dám đứng 
trước thiên hạ cho nên tự nhiên, thuần 
phác, không trái với tạo hóa, không áp chế 
nhau, không ai lấy không ai bỏ, không ai 
hơn không ai kém. Từ đó, Lão Tử phản đối 
mọi chủ trương “hữu vi”, bởi vì “hữu vi” 
chỉ khiến cho con người làm xáo trộn mọi 
trật tự của tự nhiên, con người bị ràng buộc 
bởi những danh vọng, ham muốn và mất đi 
bản tính tự nhiên của chính mình. Lão Tử 
viết: “Thánh nhân thường khéo cứu người 
nên không có người bỏ đi, thường khéo 
cứu vật nên không có vật bỏ đi” (Đạo đức 
kinh, Chương 44). Cho nên: “Thánh nhân 
bỏ nhiều, bỏ thừa, bỏ quá” (Đạo đức kinh, 
Chương 29). 
Từ quan điểm “vô vi”, Lão Tử đã rút 
ra những đức tính trong nghệ thuật sống 
của con người là: từ ái, cần kiệm, khiêm 
nhường, khoan dung, tri túc và kiến vi. 
Nhờ đó, con người luôn giữ được sự đồng 
nhất, hài hòa, chất phác với “đạo” tự nhiên, 
con người hòa mình vào khoảng không, 
nhưng lại biết dành cho người khác một 
chỗ mà không làm mất chỗ của mình. Đã là 
con người thì cần phải biết giảm ánh sáng 
của mình để có thể đắm mình vào bóng tối 
của kẻ khác. 
Trong học thuyết “vô vi”, Lão Tử còn 
cho rằng, “vô vi” không chỉ là sống một 
cách tự nhiên, thuần phác, không ham 
muốn dục vọng mà không cần đến cả tri 
thức, văn hóa, kỹ thuật và cả sự tiến bộ xã 
hội. Ông nói: “Trí tuệ sinh thì có đại ngụy” 
(Đạo đức kinh, Chương 18). Bởi theo ông, 
hiểu biết càng nhiều thì trí xảo càng nhiều, 
trí xảo càng nhiều càng ham muốn, tranh 
đoạt, chiếm đoạt, xâm phạm lẫn nhau, trái 
với đạo tự nhiên. Vì vậy: “ Theo học thì 
càng thêm phiền phức, mà theo đạo thì 
ngày càng bớt, bớt rồi thì lại bớt, bớt đến 
mức vô vi” (Đạo đức kinh, Chương 48). 
Cho nên, tốt nhất người ta hãy: “bỏ hẳn cái 
học đi thì không lo lắng gì cả, hiện ra cái 
nõn nà, ôm lấy cái chất phác, ít lòng tư, bớt 
lòng dục” (Đạo đức kinh, Chương 20). 
Quan điểm về mối quan hệ giữa con 
người và tự nhiên còn được thể hiện khi 
Lão Tử chủ trương trị nước bằng đạo “vô 
vi”, tức là trả bản chất con người về cho 
giới tự nhiên, không được trái với tạo hóa, 
phải gạt bỏ hết những gì trái với tự nhiên, 
trái với bản chất tự nhiên của con người, 
vượt quá bản tính, khả năng, nhu cầu tự 
nhiên, cần thiết của con người. Con người 
cần phải trở về với trạng thái tự nhiên, 
nguyên thủy, chất phác, không ham muốn, 
không dục vọng, không lễ giáo, không thể 
chế, không pháp luật, không bị ràng buộc 
bởi truyền thống đạo đức, văn hóa, không 
cần tri thức, trí xảo, văn hóa, kỹ thuật, mà 
theo bản tính, khả năng sở thích tự nhiên, 
mọi người tự làm những việc mà mỗi 
người cần phải làm một cách tự nhiên. 
Lão Tử nói: “Thiên hạ nhiều kỵ húy thì 
dân càng nghèo, dân nhiều khí giới nhà nước 
càng loạn, người nhiều tài khéo vật xảo càng 
thêm, pháp luật càng tăng trộm cướp càng 
nhiều” (Đạo đức kinh, Chương 57). Cho nên 
phải “dứt thánh, bỏ trí dân lợi gấp trăm; dứt 
nhân bỏ nghĩa dân quay về lòng hiếu thảo và 
tự ái; dứt kỹ xảo, bỏ lợi trộm cướp không 
còn” (Đạo đức kinh, Chương 19). Kết quả 
là: “Không chuộng hiền khiến dân không 
tranh, không trọng vật nên dân không trộm 
cướp, không thấy vật đáng ham khiến lòng 
dân khỏi loạn. Cho nên lối trị dân của bậc 
thánh nhân là làm cho dân lòng trống, bụng 
no, ý chí yếu, xương cốt mạnh, thường khiến 
dân không biết, không muốn” (Đạo đức 
kinh, Chương 3). 
Hơn nữa, Lão Tử còn chủ trương đưa 
đức tính con người trở lại với thời kỳ trẻ 
thơ, hồn nhiên, chân chất, vô dục. Ông nói: 
77 
“Không xa đức trở lại thời kỳ trẻ thơ”. Ông 
chủ trương “không làm cho dân sáng mà 
làm cho dân ngu” (Đạo đức kinh, Chương 
65). Dân không sáng mà dân ngu ở đây, 
theo Lão Tử, không hàm nghĩa là sự ngu 
dốt, tối tăm, mà là đức tính chất phác, giản 
dị, tự nhiên, vô tội. Người lý tưởng trở về 
với đạo tự nhiên “vô vi”, theo Lão Tử, là 
người mà “người đời sáng chói, riêng ta lù 
mù; người đời rạch ròi, riêng ta hỗn độn 
Người đời đều có chỗ dùng, riêng ta ngu 
dốt, thô lậu” (Đạo đức kinh, Chương 20). 
Cái lù mù, ngu dốt, hỗn độn, thô lậu của 
Lão Tử chính là cái thấu suốt mọi lẽ của tự 
nhiên mà sống hòa vào tự nhiên, theo đúng 
bản tính quy luật của nó, không tự mãn, 
không tự phụ, không xáo động, không phô 
trương, không thái quá, không bất cập. Cái 
ngu đó của ông là bậc “thượng trí”. 
Trong học thuyết “vô vi”, Lão Tử mơ 
ước trở lại đời sống chất phác của thời đại 
công xã nguyên thủy, không thể chế, không 
pháp luật, không có chế độ tư hữu và trao 
đổi hàng hóa, sống tự cấp tự túc. Đó là 
cảnh mộc mạc, sống hòa vào tự nhiên, 
thống nhất với tự nhiên, như đạo vô danh 
của ông. Theo đó: “Nước nhỏ, dân ít. Dù 
có khí cụ gấp trăm gấp chục sức người 
cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi sự 
chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có xe 
thuyền mà không ai ngồi. Có gươm giáo 
mà không bao giờ dùng. Bỏ văn tự, bắt 
người ta trở lại dùng lối thắt dây ghi dấu 
thời thượng cổ. Ai nấy đều chăm chú vào 
việc ăn no, mặc ấm, ở yên, vui với phong 
tục của mình. Ở nước này có thể nghe thấy 
tiếng gà gáy chó sủa của nước kia, nhân 
dân trong những nước ấy đến già chết mà 
vẫn không qua lại lẫn nhau” (Đạo đức 
kinh, Chương 80). 
Với quan niệm này, một mặt, nó có giá 
trị to lớn và sâu sắc, khi nó khuyên con 
người cần phải sống hài hòa với tự nhiên, 
tuân theo các quy luật của tự nhiên, sống 
một cách thanh tao, không ham muốn, 
không vụ lợi; sống một cách thanh thản, 
không suy tính, không ganh đua, không thủ 
đoạn theo đúng với quy luật của tự nhiên 
và phù hợp với bản tính tự nhiên của mình. 
Với cách hiểu ấy, con người có được một 
hệ thống giá trị tinh thần sâu sắc, góp phần 
tạo nên sự ổn định xã hội. 
Nhưng mặt khác, quan niệm ấy không 
thấy được tầm quan trọng của tri thức, kỹ 
thuật của con người trong mối quan hệ 
giữa con người và tự nhiên, nó thủ tiêu khả 
năng nhận thức của con người về bản chất 
và các quy luật của tự nhiên. Do vậy, nó 
phủ nhận vấn đề chinh phục giới tự nhiên, 
cải tạo giới tự nhiên vì cuộc sống của con 
người; nó làm cho con người ta an phận, trì 
trệ, không cầu tiến và thờ ơ lãnh đạm trước 
cuộc đời. Chính vì thế, quan niệm ấy kìm 
hãm sự phát triển xã hội. Hơn nữa, trong 
xã hội có giai cấp mà lại phủ nhận mọi 
truyền thống đạo đức, luân lý, chính trị, 
pháp luật, văn hóa,, có nghĩa là, rút cuộc, 
quan niệm ấy đã kéo thụt lùi lịch sử, nó 
muốn đưa xã hội trở về thời kỳ nguyên 
thủy. Như vậy, dưới góc độ này, quan niệm 
“vô vi”của Lão Tử mang tính chất ảo 
tưởng và bộc lộ rõ nét những hạn chế về 
mặt lịch sử. Mặc dù vậy, quan niệm của 
Lão Tử về mối quan hệ con người – tự 
nhiên có ý nghĩa phương pháp luận quan 
trọng trong việc ứng xử một cách nhân văn 
đối với giới tự nhiên và giải quyết vấn đề 
môi trường tự nhiên hiện nay. 
3. Ý nghĩa của quan niệm của 
Lão Tử về mối quan hệ con người – 
tự nhiên đối với việc giải quyết vấn đề 
môi trường tự nhiên hiện nay 
Tư tưởng về sự thống nhất, hài hòa với 
tự nhiên; về sự gìn giữ, bảo vệ giới tự 
78 
nhiên mà Lão Tử nêu ra vẫn có ý nghĩa sâu 
sắc đối với cuộc sống đương đại. Ngày 
nay, môi trường tự nhiên thường được gọi 
là môi trường sinh thái. Vấn đề môi trường 
sinh thái là một trong những vấn đề toàn 
cầu cấp bách và khó giải quyết trong thời 
đại ngày nay. Nghiên cứu quan niệm của 
Lão Tử về mối quan hệ con người – tự 
nhiên, chúng ta có thể rút ra những bài học 
sau đây: 
Thứ nhất,con người không nên quá tự 
hào về những thành quả của mình trong 
việc chinh phục giới tự nhiên. 
Trong thời đại ngày nay con người 
dùng khoa học, kỹ thuật và công nghệ để 
khai thác và biến đổi giới tự nhiên, đồng 
thời cũng đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa 
con người và tự nhiên, làm kiệt quệ tài 
nguyên, thiên nhiên, đặt loài người trước 
sự “trả thù của giới tự nhiên”. Nhưng cũng 
chỉ bằng cách dùng khoa học, kỹ thuật và 
công nghệ, con người mới quay trở về với 
cội nguồn của mình là giới tự nhiên. Vì 
vậy, con người phải sống hài hòa thực sự 
với tự nhiên trong một môi trường sống 
mới – trí tuệ quyển, trên cơ sở hiểu biết sâu 
sắc các quy luật của tự nhiên và điều khiển 
một cách có ý thức mối quan hệ mật thiết 
giữa con người và tự nhiên. 
Hai là, con người phải thực hiện 
nguyên tắc đồng tiến hóa giữa con người 
và tự nhiên 
Phương thức sống hài hòa với tự 
nhiên, thích nghi với sự vận động của tự 
nhiên để giữ trạng thái cân bằng của cả 
phức hợp hệ thống “con người – xã hội – 
tự nhiên” nhằm đảm bảo tính cân bằng, 
tính tự tổ chức, tự điều khiển, tự bảo vệ của 
sinh quyển, bảo đảm tính thống nhất giữa 
con người, xã hội và tự nhiên, đảm bảo sự 
tồn tại và phát triển bền vững hiện nay. 
Bởi vậy, con người cần phải sống hòa 
nhập, hài hòa, thống nhất với tự nhiên, coi 
việc quay trở về với tự nhiên sẽ mang lại 
một hệ thống các giá trị tinh thần quý báu 
cho đời sống con người. 
Ba là, cần phải khai thác một cách 
hợp lý giới tự nhiên phục vụ đời sống con 
người. 
Việc bảo vệ môi trường tự nhiên 
không có nghĩa là con người phải ngừng 
tác động vào tự nhiên, hay tạm ngừng tăng 
trưởng và phát triển để giữ cân bằng sinh 
thái cho cả phức hợp hệ thống “tự nhiên – 
con người – xã hội”. Triết học chỉ ra rằng, 
điều kiện tự nhiên đóng vai trò hết sức 
quan trọng đối với sự phát triển xã hội, 
nhưng phải được khai thác một cách hợp 
lý, vận dụng chúng một cách chính xác. 
Cụ thể là, con người cần phải thay đổi 
phương thức hoạt động thực tiễn, không 
chỉ vì lợi ích vật chất mà còn vì lợi ích tinh 
thần, không chỉ vì thế hệ hôm nay mà cả vì 
thế hệ ngày mai. Muốn vậy, con người cần 
phải nắm vững các quy luật của tự nhiên và 
vận dụng các quy luật đó một cách phù hợp 
vào trong hoạt động thực tiễn của mình, 
trước hết là vào quá trình sản xuất xã hội. 
Bốn là, phát triển con người nhằm đáp 
ứng yêu cầu phát triển bền vững. 
Mặc dù nhân tố tự nhiên đóng vai trò 
quan trọng đối với sự phát triển xã hội, 
nhưng chúng chỉ là những nhân tố thụ 
động, còn con người mới là tác nhân tích 
cực. Do vậy, phải có cơ chế, chính sách, 
biện pháp phát triển con người một cách 
phù hợp mới là nhân tố quyết định sự phát 
triển năng động và bền vững. Không phải 
ngẫu nhiên, Hội nghị lần thứ chín Ban chấp 
hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng 
định, cần phải xây dựng và phát triển nền 
văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng 
yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 
Trong đó, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng 
79 
và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi 
người, mọi người vì mỗi người”; hình 
thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, 
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp 
luật, bảo vệ môi trường;” [2, tr. 50]. 
4. Kết luận 
Mối quan hệ giữa con người và tự 
nhiên từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của 
nhiều triết gia, nhiều trường phái. Đặc biệt, 
quan niệm mà Lão Tử đã đặt ra cách đây 
trên hai ngàn năm khi giải quyết mối quan 
hệ giữa con người và tự nhiên không chỉ có 
ý nghĩa đối với thời đại lúc bấy giờ, mà 
ngay cả trong cuộc sống đương đại hiện 
nay. Quan niệm của ông đã để lại những 
giá trị gợi mở, có ý nghĩa phương pháp 
luận quan trọng trong việc giải quyết vấn 
đề môi trường sinh thái hiện nay. Chỉ trên 
cơ sở thống nhất, hòa nhập, hài hòa giữa 
con người và tự nhiên, điều khiển có ý thức 
mối quan hệ ấy thì xã hội hiện đại mới có 
được một sự phát triển nhanh và bền vững. 
Vấn đề môi trường tự nhiên, vấn đề 
quan hệ giữa con người và tự nhiên hiện 
nay không đơn giản chỉ là vấn đề thuần túy 
khoa học hay kinh tế – kỹ thuật, nó còn là 
vấn đề tư tưởng chính trị. Do vậy, các khoa 
học xã hội, đặc biệt là triết học có vai trò 
phương pháp luận quan trọng trong việc 
làm rõ trách nhiệm của con người trong 
việc bảo vệ môi trường tự nhiên không chỉ 
liên quan đến thế hệ hôm nay mà cả các thế 
hệ mai sau. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, 
t. 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện 
Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung 
ương Đảng khóa XI, Văn phòng Trung ương 
Đảng, Hà Nội. 
3. Lão Tử (2008), Đạo đức kinh, Nxb Thanh 
Niên, TP. Hồ Chí Minh. 
Ngày nhận bài: 18/11/2015 Biên tập xong: 15/12/2015 Duyệt đăng: 20/12/2015 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_cua_lao_tu_ve_moi_quan_he_con_nguoi_tu_nhien_va_y.pdf