Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó

Trong xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay nhiều vấn đề về đạo đức

được được đặt ra, và ý nghĩa của học thuyết về đạo làm người của Khổng Tử trong

thời đại mới như hiện nay có ý nghĩa rất lớn với công cuộc giáo dục con người của đất

nước. Trong bài viết này tác giả phân tích nội dung cơ bản của học thuyết về đạo làm

người của Khổng Tử và trên cơ sở đó nêu lên ý nghĩa của học thuyết này trong việc

giáo dục đạo đức cho con người trong thời đại mới.

Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó trang 1

Trang 1

Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó trang 2

Trang 2

Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó trang 3

Trang 3

Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó trang 4

Trang 4

Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó trang 5

Trang 5

Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó trang 6

Trang 6

Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó trang 7

Trang 7

Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó trang 8

Trang 8

Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3500
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó

Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó
thì xã hội mới dần dần tiến tới hai chữ trật tự. 
Thứ năm, năm đức tính “lễ, nghĩa, nhân, trí, tín” và “chính danh” có mối quan hệ 
chặt chẽ với nhau, để xây dựng một xã hội có trật tự ổn định thì mỗi sẽ đóng vai trò 
trọng yếu trọng tất cả các mối quan hệ của xã hội. Một người cần phải có cả năm đức 
tính này trong người, khi mỗi người tự ý thức được bản thân là ai và đang đóng vai trò 
gì đối gia đình, đối với xã hội, lúc đấy sẽ hành hành động theo đúng bổn phận và trách 
nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình. Nếu làm vua thì trọn đạo làm vua, là thần tử thì 
sống trọn đạo thần tử, là vợ chồng thì phải sống cho trọn đạo phu thê, cha mẹ thì tròn 
trách nhiệm của bậc cha mẹ, con cái phải sống theo đạo làm con, bạn bè thì sống theo 
nghĩa tình bạn bè. Nếu tất cả mọi người đều làm được như vậy thì quan hệ giữa người 
với người trong cuộc sống sẽ tốt đẹp và vững mạnh hơn. Muốn một công trình vững 
chắc thì nền móng của nó phải vững chắc, muốn một xã hội vững chắc thì mỗi một cá 
nhân phải vững chắc vì cá nhân là nền móng của xã hội. 
Trong sử sách Trung Hoa hơn nghìn năm đã trôi qua cũng đã ghi nhận và lưu 
danh rất nhiều vị vua và danh tướng như vậy. Nếu nói cả thời cổ đại thì hai vị vua 
Nghiêu và vua Thuấn là vị vua luôn được người đời ca tụng, về sau xuôi theo dòng 
chảy của lịch sử cũng đá có những vị minh quân lãnh đạo tài ba tuân thủ theo đạo trời 
lấy dân làm góc quan tâm chăm lo cho đời sống bá tánh trăm họ, coi trọng nhân nghĩa, 
khoan dung rộng lượng. Gần hơn cả là vị hoàng đế của triều đại nhà Thanh – hoàng đế 
Khang Hi (Thanh Thánh tổ Khang Hi), ông được học đạo nho, đọc tứ thư ngũ kinh, 
hiểu thiên mệnh nắm quy luật đất trời sử dụng triết lý nho gia để trị quốc. Thời gian 60 
năm ông trị vì cũng được xem là khoảng thời gian vương triều thái bình, quốc gia 
thịnh trị. Về hiếu đạo Trung Hoa có “Nhị thập tứ hiếu” là sử sách ghi lại tên tuổi và 
cuộc đời của hai mươi bốn người con hiếu thảo được cho là làm “cảm động cả trời 
cao” đại diện cho hiếu đạo trong thiên hạ được lưu truyền qua nhiều thế hệ con cháu 
nghìn đời sau noi theo điển hình như: Ngô Mãnh người thời nhà Tấn, lúc mới lên 8 
tuổi đã biết thờ mẹ rất có hiếu, nhà nghèo, mùa hè nhiều muỗi, không có tiền mua 
 185 
màn, sợ cha mẹ bị muỗi đốt, Ngô Mãnh cởi trần nằm cho muỗi đốt mà chẳng dám xua 
đuổi, để cha mẹ được ngủ yên. Đạo vợ chồng sử sách cũng lưu truyền câu chuyện của 
Minh Hiếu Tông trong suốt một đời, ông chỉ có duy nhất một người vợ - Hiếu Thành 
Kính Hoàng hậu Trương thị. Hiếu Tông không hề nạp thêm phi thiếp nào nữa. Hai 
người sống với nhau hòa thuận, đối đãi chân tình không khác gì những cặp phu thê 
khác trong dân gian, mãi cho đến khi nhà vua qua đời. Những tấm gương điển hình 
trên là sự minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh và tính đúng đắn phù hợp với thời 
đại và bối cảnh xã hội của của học thuyết về đạo làm người của đức Khổng Tử. 
2.2. Ý nghĩa của học thuyết về đạo làm người trong bối cảnh xã hội hiện đại 
ở Việt Nam 
Hiện tại trong bối cảnh kinh tế đang chuyển sang kinh tế phẳng như ở Việt Nam 
thì “học thuyết về đạo làm người” dường như đang bị bỏ lại ở phía xa, hiện chúng ta 
đang đi theo cơ chế thị trường, và bên trong cơ chế thị trường là sự cạnh tranh khóc 
liệt giữa người với người mà dễ thấy đó là sự cạnh tranh về việc làm và thu nhập hay 
nói cách khác là sự cạnh tranh để tồn tại được trong xã hội, tất cả mọi người phải tự 
tìm kiếm cơ hội và quyền lợi cho mình, tất cả mọi người điều chỉ tuân theo pháp luật 
mà nhà nước lập ra. 
Việc giáo dục cho con người chúng ta đã và đang làm và được xem là nhiệm vụ 
hàng đầu nhưng hiệu quả đem lại còn khá hạn chế, hiện tại việc suy thoái đạo đức của 
con người được xem là vấn đề nóng và hiện nó đang ngày càng diển biến theo một 
chiều hướng xấu đi. 
 Trong vài năm trở lại đây khi việc thúc đẩy kêu gọi đầu tư từ các công ty tập 
đoàn trong nước và ngoài nước bỏ vốn đầu tư đã tạo thành đòn bẩy đẩy kinh tế phát 
triển mạnh nhưng đó cũng chính là thời kì ảm đạm với nhân cách con người, mãi quẩn 
quanh với tiền lương và việc làm mà nhiều người đã chối bỏ những giá trị đạo đức cơ 
bản để làm người, sự suy thoái về đạo đức biểu hiện rất rõ ràng và ngày càng tăng cả 
về tính chất lẫn mức độ qua từng vụ việc khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau 
trong đời sống ta có thể thấy rõ tình trạng trên, hàng loạt những vụ nữ sinh bị đánh hội 
đồng và ngay trước mặt rất nhiều người nhưng không một ai can ngăn hay giúp đỡ dù 
chỉ là can ngăn không cho những nữ sinh ấy tiếp tục bị đánh bị. Rồi tiếp đến là hàng 
loạt các vụ bạo hành trẻ em của các cô giáo giữ trẻ và còn có những vụ cha mẹ hành hạ 
đánh đánh đập chính con mình rồi những đoạn clip ghi lại cảnh người già bị bạo hành 
và những việc như con cái xua đuổi cha mẹ già quay lưng chối bỏ những người có ơn 
sinh thành và dưỡng nuôi, tình làng nghĩa xóm không còn nhà ai nấy ở với lối sống cá 
nhân, chỉ vì một vài lời nói không đáng mà tước đoạt mạng sống người khác chẳng 
những thế hiện một bộ phận rất lớn thanh thiếu niên cả những người có thân phận 
trong xã hội ngày càng thể hiện tính chất côn đồ và bạo lực, có thói quen dùng bạo lực 
để giải quyết sự việc. Nhiều công ty xí nghiệp vì muốn tăng sản phẩm, tăng lợi nhuận 
mà chèn ép người lao động nặng nề, còn có cả những vụ xả thải đọc hại ra môi trường 
bị phanh phui. Rồi rất nhiều lần dư luận lại phải phẫn nộ với những vụ án kinh hoàng 
như những vụ án giết người yêu vì bị nói lời chia tay, rồi đến những vụ việc thầy giáo 
dâm ô, quan hệ tình dục với học sinh, rồi lại đến những vụ án hiếp dâm vô nhân tính 
 186 
đã đẩy cuộc đời nhiều cô gái đi vào ngõ cụt, rồi những chuyện nữ sinh bị lừa tình đi 
đến bước đường tự tử, rồi đến đau xót với những vụ cha xâm hại tình dục con gái mình 
đã gây phẫn nộ trong dư luận trong suốt một thời gian dài. 
Hiện tại đây đều là những vấn đề vô cùng nhức nhối mà xã hội chúng ta đang 
phải đối mặt, xã hội văn minh tiến bộ là sự phát triển tất yếu của cuộc sống, tuy nhiên 
song hành với sự văn minh tiến bộ đó là sự quên lãng các giá trị đạo đức của con 
người, khi những yếu tố mang tính nền tảng cuộc sống của Khổng Tử bị cho là lỗi thời 
lạc hậu không phù hợp với xu thế hiện đại của cuộc sống. Nhưng tồn tại xã hội hiện 
nay đang ngày càng cho thấy mức độ phù hợp, cấp thiết và vai trò rất quan trọng của 
học thuyết về đạo làm người của Khổng Tử trong bối cảnh hiện nay, muốn phát triển 
đất nước vững mạnh, muốn xã hội ổn định và trật tự thì phải đưa được những quan 
niệm những yếu tố nền tảng của cuộc sống trong học thuyết này vào giảng dạy sâu 
rộng trong nền giáo dục nước nhà. 
Ba yếu tố quốc gia – gia đình – cá nhân phải được xây dựng một cách chặt chẽ, 
vì chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau chỉ khi mỗi một cá nhân đều tốt thì mới có 
thể xây dựng gia đình tốt được, gia đình là chỗ dựa tinh thần nơi đó phải đầy ấp tiếng 
cười phải có sự sẽ chia, có sự quan tâm và đùm bọc lẫn nhau. Khi tạo lập một gia đình 
mà chưa ý thức được vai trò vị trí cũng như trách nhiệm của mỗi người bên trong gia 
đình đó thì nó sẽ nhanh chóng đổ vỡ, nơi đấy sẽ là nơi áp lực nhất, mệt mỏi nhất, chán 
nản nhất và từ là một nơi luôn được khát khao có được sẽ trở thành một nơi chán ghét 
nhất. Phải xây dựng gia đình vững chắc, từ gia đình vững chắc mới có thể thể xây 
dựng quốc gia giàu mạnh và vững bền. 
 Vận dụng yếu tố “chính danh” trong học thuyết chúng ta phải giáo dục cho mỗi 
người ý thức được vai trò và vị trí của bản thân mình, trong từng môi trường khác 
nhau thì vai trò vị trí của mình là những gì rồi từ đó mới dẫn dắt và điều chỉnh hành vi 
của bản thân mình cho phù hợp. Như trong nhà với vai trò là người con thì phải hiếu 
thuận với cha mẹ ông bà, biết yêu thương đùm bọc anh chị em, với cộng thì phải biết 
tình làng nghĩa xóm giúp đỡ tương trợ nhau, là người học trò phải kính trọng biết ơn 
thầy cô, với quốc gia thì phải luôn là người công dân tốt nỗ lực vì non sông phát triển 
bền vững. Với vai trò là người chồng người vợ trong gia đình phải thương yêu nhau 
thật lòng giữ lòng dạ thủy chung son sắc một lòng, là người cha người mẹ phải yêu 
thương chăm sóc và giáo dục con cái đúng đắn, còn với vai trò là một người công dân 
hãy ra sức dựng xây cho quê hương, đất nước vững bền. 
“Nhân” lòng thương người, đối đãi với người khác chân thành, ủng hộ điều hay 
chia sẽ với nhau điều tốt, những điều tốt đẹp mình mong muốn thì cũng biết rằng 
người khác cũng mong muốn, điều không tốt thiệt thòi mình không muốn thì cũng 
đừng đem đến cho người khác không ai có quyền đem đến đau thương cho người khác. 
Điều này rất quan trọng vì nó hiện diện hầu hết trong các lĩnh vực của đời sống như 
học tập, vui chơi, lao động, trong mọi hoạt động của mình chúng ta điều phải tương tác 
với người khác nếu chúng ta cứ mãi tư lợi chỉ tranh thủ giành lấy những điều mình 
muốn có mà không nghĩ đến người khác thì chẳng bao lâu sau chúng ta sẽ bị đào thải 
khỏi sự phát triển của cuộc sống trở thành người đơn độc và chắc chắn sẽ là kẻ thất 
 187 
bại. Phải giáo dục được suy nghĩ này trong thái độ của mỗi con người ngay từ khi còn 
nhỏ, biết nghĩ cho mình thì cũng nên nghĩ cho người khác, tranh thủ quyền lợi cho 
mình những phải nghĩ cho quyền lợi người khác, phải sớm ngăn ngừa thói ích kỷ tư lợi 
cá nhân trong cuộc sống thì mới mong có được một cuộc sống tốt đẹp thật sự. 
 “Lễ” cần giữ lễ nghi truyền thống phong tục của tổ tiên, xây nền văn hóa tiên 
tiến phù hợp với thời đại phát triển nhưng phải đậm đà bản sắc dân tộc như lễ nghi thờ 
cúng, nhớ ơn ông bà, kẻ nhỏ kính trọng người lớn.Ngăn chặn việc hội nhập dồn dập 
làm mất đi truyền thống văn hóa dân tộc, một khi các văn hóa từ bên ngoài hội nhập 
nhanh và mạnh thông qua giao lưu kinh tế và sự phát triển như bão táp của mạng lưới 
thông tin thì văn hóa của các nơi, các quốc gia khác sẽ tiến vào nước ta mạnh mẽ và ồ 
ạc khiến chúng ta không thể kiểm soát và điều tiết cho phù hợp với đặc thù văn hóa 
nước nhà thì dẫn đến việc hiểu sai về văn hóa mới dẫn đến các hành vi sống sai lệch 
với truyền thống nước nhà làm mất đi vẽ đẹp vốn có của bản sắc dân tộc, khiến văn 
hóa nước nhà ngày một mờ nhạt và mất đi các giá trị, dẫn đến không thể gìn giữ và 
truyền lại cho con cháu đời sau, văn hóa là linh hồn của dân tộc hay đúng hơn là 
những linh hồn tốt đẹp bên trong của mỗi con người sẽ dẫn dắt và điều chỉnh hành vi 
của mỗi người cần phải nuôi dưỡng và bồi đắp không thể xem nhẹ. 
Tình yêu, sự thủy chung một lòng là “nghĩa” trong tình yêu phải thật lòng tìm 
hiểu nhau đến với nhau bằng những động cơ trong sáng không vì ham muốn cục bộ 
nhất thời mà đến với nhau vì đấy là nền móng của một gia đình hạnh phúc, trong cuộc 
sống vợ và chồng cần thực hiện đúng vai trò trách nhiệm của mình, phải làm đúng bổn 
phận của mình, trọn đạo phu thê một lòng yêu thương nhau, đây là nền tảng tinh thần 
trong cuộc sống của mỗi người, tạo ra niềm vui, tạo ra động lực để hoạt động trong 
cuộc sống. 
Tiếp theo là chữ “tín” phải coi trọng giá trị bản thân thân mình bằng việc giữ 
đúng lời hứa, coi trọng lời nói của mình, hãy học cách để bản thân mình là người có 
trách nhiệm, là người đáng tin cậy mà người khác có thể coi trọng và giao phó cho 
trách nhiệm cũng như nhiệm vụ, có như thế thì bản thân mới tồn tại lâu dài trong cuộc 
sống. 
“Trí” phải học tập không ngừng, không ngừng gia tăng về tri thức và kỹ năng chỉ 
có khi có tri thức vững thì mới có thể lĩnh hội những phẩm chất cần thiết để làm người, 
là người kém hiểu biết thì làm sao sống tuân thủ theo đạo lý sống theo khuôn mẩu của 
đạo đức, phải không ngừng trang bị đa dạng các loại tri thức của nhân loại phát triển 
năng lực bản thân, hướng con người đi vào đạo đức và nhân văn, học đi đôi với hành, 
học đạo đức, hiểu đạo đức, rèn luyện để hình thành đạo đức và làm theo đạo đức, đây 
là quá trình rèn luyện lâu dài cần được côi trọng và quan tâm sát sao của mọi người và 
các thành phần khác như gia đình nhà trường và xã hội. 
Nhìn về góc độ giáo dục của nước ta hiện nay thì những đạo lý căn nguyên của 
Khổng Tử đưa vào giảng dạy rất hạn chế vì thời đại của nó, những bài học đạo đức của 
chúng ta hiện tại còn chủ yếu nói về lễ phép, hiếu thảo, giúp đỡ người khác, hay uống 
nước nhớ nguồn. Ta nên xác định việc giáo dục đạo đức cho con người là phải làm sao 
 188 
để mỗi một người đều phải biết tự kiểm soát và xây dựng bản thân mình làm theo đạo 
đức, học theo nghĩa lý. 
Và đồng thời ở môi trường gia đình cha mẹ phải dạy cho con những tư tưởng 
những đạo lý để tôi rèn nhân cách cho con trẻ. Nhân cách là thứ phải rèn luyện qua 
thời gian lâu dài mới có thể hình thành được. Nếu chúng ta có thể sử dụng được những 
ưu điểm của học thuyết này vào thực tiễn giáo dục thì sẽ tạo được bước đột phá mạnh 
mẽ trong vấn giáo dục nhân cách cho con người. Trong xã hội hiện tại nếu mỗi một 
người điều có thể ý thức về bản thân mình, ý thức về vai trò trách nhiệm của mình thì 
cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều. Chúng ta nên loại bỏ suy nghĩ rằng học thuyết 
này đã lỗi thời và không phù hợp với cuộc sống hiện tại, để hình thành và phát triển 
nhân cách cũng như đạo đức cho con người ta cần có nhiều giải pháp song hành nhau 
và việc áp dụng những điểm mạnh và phù hợp của học thuyết này cũng là một giải 
pháp rất khả thi và có tác dụng rất lớn. 
3. Kết luận 
Học thuyết về đạo làm người của Khổng Tử là một học thuyết rất tiến bộ trong 
bối cảnh lịch sử đương thời. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển 
xã hội qua hằng thế kỷ, những đức tính như “lễ, nghĩa, nhân, trí, tín” và yếu tố “chính 
danh” rất sát thực và điều phát huy vai trò của mình khi đào tạo nhân cách con người. 
Xác định cá nhân là yếu tố chủ đạo trong tồn tại xã hội, vì xã hội được cấu thành từ gia 
đình mà gia đình lại được cấu thành cá nhân, vì vậy chỉ khi nào mỗi cá nhân vững 
mạnh thì đất nước mới vững mạnh, tư tưởng lấy dân làm góc thể hiện rất rất rõ ràng. 
Khi mỗi người tự ý thức được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của bản thân mình biết bản 
thân mình phải làm gì thì lúc đấy xã hội sẽ đi vào trật tự và ổn định có ổn định thì mới 
có sự phát triển bền vững. Và tác dụng to lớn của học thuyết này đã được thừa nhận và 
trong bối cảnh xã hội hiện tại nếu ta biết sử dụng những điểm mạnh của học thuyết này 
ứng dụng vào giáo dục và đời sống sẽ góp phần phát triển nền giáo dục, và ngày càng 
hướng cuộc sống đến chân – thiện – mỹ, tạo ra cuộc sống tốt đẹp và bền lâu cho con 
người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Võ Văn Dũng (2011), Chữ Lễ của Khổng Tử và công dụng của nó , Văn hóa 
Nghệ An, 20/04. 
[2].
Khổng Tử (2003), Tứ thư (người dịch Dương Hồng), Nxb. Quân đội Nhân 
Dân, Hà Nội. 
[3]. Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình. 
 [4]. Những lời dạy hay của Khổng Tử rất ý nghĩa và giá trị, 
https://hoasenphat.com/goc-suy-ngam/nhung-loi-day-cua-khong-tu-rat-y-nghia-va-gia-
tri.html HOA SEN PHAT, [truy cập ngày 8/03/2019]. 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_cua_khong_tu_ve_dao_lam_nguoi_va_y_nghia_hien_thoi.pdf