Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ

Theo C.Mác, công bằng xã hội là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu của sự tiến bộ xã

hội, sự phát triển con người, đồng thời nó còn là động lực cơ bản của sự phát triển xã hội. Cùng với

khái niệm công bằng xã hội, C.Mác luôn quan tâm đến vấn đề về dân chủ cũng như quá trình để đạt

đến dân chủ đích thực cho giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân lao động nói chung. Tư tưởng

chủ yếu của C.Mác về dân chủ là tự do, công bằng và quyền lực của nhân dân. Mặc dù C.Mác không

bàn trực tiếp đến mối quan hệ giữa công bằng xã hội và dân chủ, nhưng tư tưởng của ông về các vấn

đề đó đã thể hiện một cách gián tiếp mối quan hệ biện chứng giữa công bằng xã hội và dân chủ.

Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ trang 1

Trang 1

Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ trang 2

Trang 2

Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ trang 3

Trang 3

Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ trang 4

Trang 4

Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ trang 5

Trang 5

Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ trang 6

Trang 6

Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ trang 7

Trang 7

Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6800
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ

Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ
ng 
từng nhấn mạnh đến tính giai cấp của khái 
niệm công bằng xã hội. Ông thường xuyên 
đấu tranh chống lại quan điểm phi giai cấp 
của những nhà tư tưởng đối lập về công 
bằng xã hội. Với C.Mác, thực chất của công 
bằng xã hội đầu tiên là giải quyết vấn đề 
mối quan hệ về lợi ích của con người trong 
từng xã hội cụ thể. Đặc biệt, khi xem xét 
khái niệm công bằng xã hội một cách hợp 
lý, cần thiết phải chú ý đến nhóm xã hội, lợi 
ích giai cấp, quan hệ lợi ích giữa các giai 
cấp, các tầng lớp xã hội và các điều kiện vật 
chất gắn liền với nó. 
Theo C.Mác, lợi ích của con người được 
thể hiện ở trong các lĩnh vực khác nhau 
nhưng suy cho cùng lợi ích kinh tế đóng vai 
trò quyết định. Cho nên, thực hiện công 
bằng xã hội đầu tiên phải giải quyết vấn đề 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 - 2019 
20 
công bằng xã hội trong lĩnh vực kinh tế. Từ 
phương diện này, công bằng phân phối là 
một hình thức biểu hiện cụ thể của công 
bằng xã hội về góc độ kinh tế. C.Mác cho 
rằng, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên 
chủ nghĩa xã hội vừa “thoát thai từ chính xã 
hội tư bản chủ nghĩa và do đó về mọi 
phương diện, kinh tế, đạo đức tinh thần còn 
mang dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt 
lòng ra” [4, tr.47]. Đồng thời, trong chủ 
nghĩa xã hội, nguyên tắc giữa cống hiến và 
hưởng thụ là làm theo năng lực, hưởng theo 
số lượng và chất lượng lao động. Khi nêu ra 
một số dự báo về chủ nghĩa xã hội, C.Mác 
đã phân tích và luận giải khái niệm công 
bằng xã hội thông qua nguyên tắc phân 
phối theo lao động trong xã hội xã hội chủ 
nghĩa. Theo C.Mác: “Mỗi người sản xuất sẽ 
được nhận trở lại từ xã hội một số lượng 
sản phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số 
lượng lao động mà anh ta đã cung cấp cho 
xã hội, sau khi đã khấu trừ số lao động của 
anh ta trong các quỹ xã hội” [2, t.19, tr.31-
32]. Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn còn bao 
hàm tình trạng bất bình đẳng xã hội. Bởi vì 
cái quyết định trong nguyên tắc phân phối 
theo lao động vẫn chỉ là nguyên tắc trao đổi 
ngang giá trong nền kinh tế thị trường tư 
bản chủ nghĩa. Nhưng trong xã hội vẫn tồn 
tại những người lao động có những điều 
kiện, phẩm chất, năng lực, sức khoẻ khác 
nhau. C.Mác cho rằng: “Với một công việc 
ngang nhau và do đó, với một phần tham dự 
như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì 
trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn 
người kia, người này vẫn giàu hơn người 
kia Muốn tránh tất cả những thiếu sót ấy 
thì quyền phải là không bình đẳng, chứ 
không phải là bình đẳng” [31, tr.35]. Đó 
cũng chính là mặt tiến bộ, đồng thời cũng là 
mặt hạn chế của nguyên tắc phân phối theo 
lao động. Theo C.Mác, hạn chế này là tất 
yếu trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư 
bản lên chủ nghĩa xã hội [2, t.19, tr.34-36]. 
Với C.Mác, bình đẳng xã hội thật sự 
gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô 
sản. Còn Ph.Ăngghen cho rằng: “Bình 
đẳng tư sản (xoá bỏ đặc quyền giai cấp) rất 
khác với bình đẳng vô sản (xoá bỏ bản 
thân giai cấp)” [1, tr.842]. Như vậy, xóa bỏ 
giai cấp đồng nghĩa với xóa bỏ bất bình 
đẳng từng tồn tại trong lịch sử loài người. 
Theo C.Mác, tư hữu tư bản là giai đoạn 
phát triển cao nhất của chế độ tư hữu nói 
chung, là biểu hiện cuối cùng và hoàn bị 
nhất của phương thức sản xuất và chiếm 
hữu dựa trên cơ sở đối kháng giai cấp [3, 
t.4, tr.615-616]. Trong Phê phán cương 
lĩnh Gôta, C.Mác đã nhấn mạnh việc xoá 
bỏ giai cấp bóc lột không có nghĩa là xã 
hội sẽ bình đẳng hoàn toàn. Còn theo 
Ph.Ăngghen: “Vấn đề bình đẳng - công 
bằng là một nguyên tắc tối cao và là một 
chân lí cuối cùng, thì thật là ngu xuẩn. 
Bình đẳng chỉ tồn tại trong khuôn khổ đối 
lập với bất bình đẳng, công bằng chỉ tồn 
tại trong khuôn khổ đối lập với không công 
bằng” [1, tr.840]. Tư tưởng này có ý nghĩa 
phương pháp luận để hiểu một cách đúng 
đắn bình đẳng xã hội và công bằng xã hội 
trong xã hội xã hội chủ nghĩa. 
Tuy nhiên, C.Mác cho rằng, công bằng 
xã hội sẽ được thực hiện đầy đủ trong giai 
đoạn tiếp theo của chủ nghĩa xã hội là xã 
hội cộng sản chủ nghĩa. Theo C.Mác, lực 
lượng sản xuất sẽ phát triển rất cao và thúc 
đẩy sự tiến bộ xã hội. Nguyên tắc giữa cống 
hiến và hưởng thụ sẽ là “làm theo năng lực, 
hưởng theo nhu cầu” [2, t.19, tr.47]. C.Mác 
cho rằng, trong xã hội cộng sản chủ nghĩa 
sẽ loại bỏ được tình trạng bất bình đẳng xã 
hội. Ông khẳng định: “Tất cả mọi thành 
viên trong xã hội đều sống trong dư thừa 
của cải, dư thừa tới mức nhu cầu của tất cả 
Nguyễn Đình Tường, Nguyễn Minh Hiếu 
21 
mọi người đều được thoả mãn hoàn toàn và 
vì thế không ai có thể lợi dụng ưu thế của 
mình về kinh tế để lấn át người khác, gây ra 
sự bất bình đẳng trên lĩnh vực này hoặc lĩnh 
vực kia” [2, t.42, tr.65]. 
C.Mác chỉ ra rằng, công bằng phân phối 
là một hình thức biểu hiện cụ thể của công 
bằng xã hội về phương diện kinh tế. Công 
bằng xã hội được tiếp cận dưới nhiều góc 
độ khác nhau (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã 
hội, đạo đức, pháp quyền), nhưng trong 
đó, lĩnh vực kinh tế đóng vai trò nền tảng. 
Bởi vì nó nhấn mạnh đến sự phù hợp lao 
động, cống hiến của cá nhân, nhóm xã hội 
vào quá trình sản xuất với sự hưởng thụ về 
những kết quả của quá trình sản xuất đó. Là 
biểu hiện cụ thể của công bằng xã hội về 
phương diện kinh tế, công bằng phân phối 
nhấn mạnh chủ yếu thu nhập và phúc lợi xã 
hội. Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác về công 
bằng phân phối, chúng ta có thể nhận thức 
về công bằng phân phối là sự phân phối 
một cách hợp lí, phản ánh đúng đắn mối 
quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa 
trách nhiệm và lợi ích. 
Một đóng góp nữa của C.Mác về công 
bằng phân phối là, ông đã tiếp cận và xây 
dựng tư tưởng về công bằng xã hội trên cơ 
sở bảo vệ lợi ích của những người lao động 
với nội dung chủ yếu là nguyên tắc phân 
phối theo lao động. Đây là nguyên tắc phân 
phối công bằng được thực hiện trong giai 
đoạn đầu chủ nghĩa xã hội, bao gồm phần 
phân phối theo lao động và đảm bảo phúc 
lợi cộng đồng. Theo C.Mác, nguyên tắc 
phân phối theo lao động vừa bao gồm sự 
bình đẳng và sự bất bình đẳng. Như vậy, 
công bằng vừa có yếu tố bình đẳng, vừa 
đồng thời có yếu tố bất bình đẳng. Chính vì 
thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao 
động, nên trong chủ nghĩa xã hội, khi công 
bằng xã hội được thực hiện thì vẫn còn tồn 
tại sự bất bình đẳng. 
Tư tưởng công bằng phân phối của 
C.Mác không chỉ là vấn đề mang tính chất 
thuần tuý kinh tế, mà còn có tính nhân văn 
sâu sắc. Thực hiện tốt công bằng phân phối 
ở một phương diện nào đó cũng có nghĩa là 
thực hiện tốt công bằng xã hội, đồng thời 
tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển 
toàn diện của con người. Đây cũng là mục 
tiêu cao nhất mà tất cả các quốc gia, dân tộc 
trên thế giới đang hướng đến. Ngoài ra, 
C.Mác còn cho rằng, công bằng xã hội bao 
gồm những giá trị về quyền con người, 
quyền công dân, bình đẳng, tự do, tiến bộ, 
hạnh phúc Nó chiếm một vị trí đặc biệt 
quan trọng trong các giá trị nêu trên. Theo 
C.Mác công bằng xã hội là một trong 
những tiêu chuẩn chủ yếu của sự tiến bộ xã 
hội, của sự phát triển con người, đồng thời 
nó còn là động lực cơ bản của sự phát triển, 
tiến bộ xã hội. 
3. Quan niệm của C.Mác về dân chủ 
C.Mác luôn quan tâm đến vấn đề dân chủ 
cũng như quá trình để đạt đến dân chủ đích 
thực cho giai cấp công nhân nói riêng và 
nhân dân lao động nói chung. Theo C.Mác, 
con người và những quyền cơ bản của nó là 
điểm đầu tiên, nội dung và cũng là điểm 
cuối cùng để đánh giá một chế độ đó có 
thuộc về dân chủ hay chuyên chế. Chỉ có 
trong chế độ dân chủ thì con người mới trở 
thành mục đích và là chủ thể thực sự của xã 
hội. Ông nhấn mạnh rằng, dân chủ không 
chỉ đưa lại sự bình đẳng về phương diện 
chính trị, mà còn cả bình đẳng về xã hội 
nữa. Trên cơ sở kế thừa và phát triển những 
giá trị dân chủ đã có trong lịch sử xã hội 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 - 2019 
22 
loài người, C.Mác đã nêu những tư tưởng 
cơ bản về dân chủ. 
Thứ nhất, dân chủ là quyền làm chủ của 
nhân dân. Nội dung cơ bản của dân chủ là 
quyền lực thuộc nhân dân, có nghĩa là nhân 
dân có quyền quyết định những vấn đề có 
liên quan đến cuộc sống của mình, có 
quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. 
C.Mác cho rằng, trong chế độ dân chủ, con 
người mới là mục đích, là chủ thể xã hội. 
Dân chủ không chỉ đem lại sự bình đẳng về 
phương diện chính trị, mà còn cả sự bình 
đẳng về phương diện xã hội. C.Mác cho 
rằng: “Chế độ dân chủ là câu đố đã được 
giải đáp của mọi hình thức chế độ nhà 
nước. Ở đây chế độ nhà nước ngày càng 
hướng tới cơ sở hiện thực của nó, tới con 
người hiện thực, nhân dân hiện thực và 
được xác định là sự nghiệp của bản thân 
nhân dân. Chế độ nhà nước ở đây xuất hiện 
với tính cách là sản phẩm tự do của con 
người” [3, t.1, tr.350]. 
Theo C.Mác, con người và những quyền 
cơ bản của con người là thước đo một chế 
độ thuộc về dân chủ hay là chuyên chế. Từ 
đó ông coi dân chủ là quyền làm chủ của 
nhân dân. C.Mác đã nêu lên bản chất của 
dân chủ với tính chất là một chế độ nhà 
nước mà nhân dân giữ vai trò quyết định. 
Đồng thời, ông cho rằng, sự tham gia chính 
trị của nhân dân là nhân tố chủ yếu, quan 
trọng nhất đối với vai trò làm chủ của nhân 
dân. Theo đó, ông khẳng định vai trò quyết 
định của quyền bầu cử chính trị như là một 
hình thức cơ bản của dân chủ trực tiếp. 
Ngoài ra, C.Mác cũng nhấn mạnh rằng, dân 
chủ luôn gắn liền với sự vận động, phát 
triển của lịch sử nhân loại, trong đó kinh tế 
giữ một vị trí, vai trò hết sức quan trọng. 
Theo C.Mác, dân chủ với nghĩa đầy đủ 
của nó là nền dân chủ của đa số nhân dân 
lao động. Tương ứng với nền dân chủ này 
là xã hội cộng sản chủ nghĩa, trong đó lực 
lượng sản xuất phát triển đến trình độ rất 
cao và con người được giải phóng khỏi mọi 
sự áp bức, bóc lột, bất công. Ông cho rằng: 
“Trong khuôn khổ của xã hội cộng sản chủ 
nghĩa, cái xã hội duy nhất mà trong đó sự 
phát triển độc đáo và tự do của cá nhân 
không còn là lời nói riêng - sự phát triển ấy 
chính là do mối liên hệ giữa những cá nhân 
quyết định, mối liên hệ được biểu hiện một 
phần trong những tiền đề kinh tế, một phần 
trong sự cố kết tất yếu của sự phát triển tự 
do của tất cả mọi người, và cuối cùng trong 
tính chất phổ biến của hoạt động của cá 
nhân trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện có” 
[2, t.3, tr.644]. Ông dự báo rằng, giai cấp vô 
sản là lực lượng chủ yếu trong quá trình xây 
dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là một 
xã hội mà trong đó sự phát triển tự do của 
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự 
do của tất cả mọi người [2, t.4, tr.628]. 
Thứ hai, C.Mác xem dân chủ là phạm trù 
chính trị vì dân chủ gắn liền với một hình 
thái nhà nước, một chế độ chính trị. Đồng 
thời, mỗi chế độ dân chủ đều gắn với nhà 
nước, mang bản chất của giai cấp thống trị 
và bảo vệ lợi ích cho giai cấp đó. Tính giai 
cấp của dân chủ được phản ánh trong các 
quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp nhằm 
giải quyết vấn đề đặt ra, đó là dân chủ và 
hạn chế dân chủ với đối tượng nào. Đây 
chính là nội dung chủ yếu quan niệm của 
C.Mác về dân chủ. 
Thứ ba, theo C.Mác, với tư cách là một 
kiểu nhà nước, một chế độ chính trị thì dân 
chủ là một phạm trù lịch sử. Với quan niệm 
này trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại 
ba kiểu nhà nước. Đó là, Nhà nước dân chủ 
chủ nô; Nhà nước dân chủ tư sản và Nhà 
nước dân chủ xã hội chủ nghĩa. C.Mác 
khẳng định rằng, dân chủ tư sản là một bước 
tiến bộ hơn so với chế độ phong kiến, nhưng 
Nguyễn Đình Tường, Nguyễn Minh Hiếu 
23 
nó chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp tư 
sản. Cho nên, dân chủ tư sản không phải là 
giới hạn cuối cùng của lịch sử nhân loại. 
Theo ông, chỉ có trong chế độ chủ nghĩa xã 
hội thì dân chủ mới được thực hiện đầy đủ. 
Đồng thời, ông nhấn mạnh về sự khác nhau 
giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ 
nghĩa là ở quyền tham gia một cách rộng rãi 
và bình đẳng của nhân dân trong chủ nghĩa 
xã hội. C.Mác nhấn mạnh rằng: “Bầu cử là 
quan hệ thực sự của xã hội công dân thực sự, 
với xã hội công dân của quyền hợp pháp, với 
yếu tố đại biểu. Nói cách khác, bầu cử là 
quan hệ trực tiếp thẳng, không phải chỉ có 
tính chất đại biểu, mà đang thực tế tồn tại, 
của xã hội công dân với Nhà nước chính 
trị... [3, t.1, tr.496]. 
Thứ tư, theo C.Mác, với tư cách là một 
giá trị, dân chủ là phản ánh trình độ phát 
triển của con người và xã hội trong quá 
trình chống áp bức bóc lột, bất bình đẳng xã 
hội để tiến tới các giá trị nhân loại, tiến bộ, 
tự do, bình đẳng và hạnh phúc. Ngay trong 
thời kỳ chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm 
sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân 
chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản, 
C.Mác đã quan tâm đến dân chủ như là hệ 
giá trị. Ông coi dân chủ như là sự ưu thế 
của cái lý tính đối với cái phi lý, cái nhân 
tính đối với cái phi nhân tính. 
4. Kết luận 
Theo C.Mác, công bằng xã hội và dân chủ 
là điều kiện tiền đề của nhau, có sự thống 
nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Nếu như 
công bằng xã hội là hệ giá trị văn hoá bao 
gồm nhiều giá trị khác nhau thì quyền con 
người, dân chủ chiếm một vị trí đặc biệt. 
Cũng như công bằng xã hội, dân chủ cũng 
là động lực chủ yếu của sự phát triển xã 
hội. Đồng thời, tính giai cấp và tính lịch sử 
cụ thể của khái niệm công bằng xã hội cũng 
tương đồng với khái niệm dân chủ. Thực 
hiện công bằng xã hội đầu tiên và quan 
trọng nhất là thực hiện ở trong lĩnh vực 
kinh tế. Muốn đạt được một nền dân chủ 
hoàn thiện thì đầu tiên phải không ngừng 
phát triển trong lĩnh vực kinh tế để đạt tới 
một xã hội mới tiến bộ. Theo C.Mác, công 
bằng xã hội ngày càng tốt hơn, hoàn thiện 
hơn chỉ bằng cách xoá bỏ giai cấp bóc lột 
và chỉ trong xã hội xã hội chủ nghĩa mới 
thực hiện được việc xoá bỏ này. Chỉ có 
trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì dân chủ 
mới được thực hiện đầy đủ. Trên cơ sở này, 
giữa công bằng xã hội và dân chủ có những 
yếu tố thống nhất với nhau. Tuy nhiên, 
công bằng xã hội và dân chủ vẫn có sự khác 
biệt nhất định. Theo C.Mác, trong mối quan 
hệ này ở những phạm vi nhất định thì khái 
niệm dân chủ rộng hơn khái niệm công 
bằng xã hội. Muốn đạt được dân chủ thực 
sự cần phải thực hiện đầy đủ công bằng xã 
hội và ngược lại. Đó là mối quan hệ biện 
chứng giữa công bằng xã hội với dân chủ. 
C.Mác đã chỉ ra được những yếu tố cơ bản 
của khái niệm công bằng xã hội, dân chủ 
như là những giá trị tốt đẹp nhất của con 
người, đồng thời chúng cũng là mục tiêu 
động lực để hướng các quốc gia, dân tộc 
trên thế giới đến sự phát triển văn minh, 
thịnh vượng, tiến bộ và hạnh phúc. 
Tài liệu tham khảo 
[1] C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[2] C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.3, 4, 19, 
42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[3] C.Mác - Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, t.1, 4, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[4] C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, t.19, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
Nguyễn Đình Tường, Nguyễn Minh Hiếu 
1 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_cua_c_mac_ve_cong_bang_xa_hoi_va_dan_chu.pdf