Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển

Trong những năm gần đây quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ.

Hai nước đã xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam trở thành nước ưu

tiên trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản và ngược lại, Việt Nam coi Nhật Bản là

một trong những đối tác hợp tác hàng đầu. Cùng với kinh tế, khoa học kĩ thuật, các hoạt

động giao lưu văn hóa được tổ chức thường xuyên, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ thực chất

mối quan hệ toàn diện giữa hai nước.

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển trang 1

Trang 1

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển trang 2

Trang 2

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển trang 3

Trang 3

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển trang 4

Trang 4

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển trang 5

Trang 5

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển trang 6

Trang 6

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển trang 7

Trang 7

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển trang 8

Trang 8

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển trang 9

Trang 9

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 2480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những chặng đường phát triển
ệ ngoại giao. Sau sự 
kiện này, quan hệ hai nước có những bước phát triển nhất định. Từ năm 1973 – 1978, đây 
là giai đoạn phát triển chậm chạp, nhưng Nhật Bản đã bắt đầu viện trợ không hoàn lại cho 
Việt Nam. 
Và cũng có một thời kỳ nữa là sau năm 1975, do tình hình quốc tế có nhiều biến 
chuyển khiến quan hệ hai nước bị ngừng trệ. Một trong những nguyên nhân đó là do sự 
hiểu lầm đáng tiếc về việc Việt Nam giúp đỡ Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pôn-Pốt. 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 147 
Do vậy phong trào ủng hộ Việt Nam tại Nhật Bản so với thời kháng chiến chống Mỹ giảm. 
Nhưng sau này hiểu lầm được hóa giải, mối quan hệ hai nước trở lại bình thường, tốt đẹp. 
Tuy nhiên, hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục thời kỳ này vẫn được duy trì. Vào 
thập kỷ 60 của thế kỷ trước, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Yamoto Tatsuro, một khóa huấn 
luyện tiếng Việt cho những người nghiên cứu Việt Nam được tổ chức. Năm 1964, Bộ Giáo 
dục Nhật Bản cho thành lập phân khoa tiếng Việt tại trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo, và 
10 năm sau tại Đại học Ngoại ngữ Osaka. Từ năm 1964 – 1975, có 360 quyển sách xuất 
bản tại Nhật viết về Việt Nam. Thời kỳ này chủ yếu phát triển ở nghiên cứu học thuật. Qua 
đó, phần nào mối liên hệ trong quan hệ hai nước vẫn được duy trì. 
Từ năm 1979 - 1991 là thời kỳ quan hệ hai nước gặp nhiều khó khăn. Nhật ngừng viện 
trợ cho Việt Nam, nhưng vẫn giữ quan hệ ở mức cầm chừng. Sau khi Việt Nam thực hiện 
chính sách đổi mới, Nhật Bản nối lại viện trợ với qui mô nhỏ, chỉ tập trung vào các lĩnh 
vực văn hoá, giáo dục, y tế. Hai nước bắt đầu thực hiện các chuyến viếng thăm cấp cao, 
nghiên cứu, xem xét, đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới. Nhật Bản cũng là nước 
đầu tiên ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam. Năm 2008, hai nước ký Hiệp 
định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA). Trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư 
Nông Đức Mạnh, tháng 4/2009, hai bên đã ra Tuyên bố chung và khẳng định xây dựng 
“Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á”. 
Các nhà lãnh đạo của Việt Nam như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2013), Thủ 
tướng Nguyễn Tấn Dũng (Dự Hội nghị Nhật Bản-Mekong tháng 7/2015), Tổng Bí thư 
Nguyễn Phú Trọng (tháng 9/2015), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Hội nghị thượng đỉnh 
G7 mở rộng tháng 5/2016 tại Ise-Shima)... đã thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước thực 
chất hơn bao giờ hết. 
Từ đó đến nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước 
tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam và là nước G7 đầu tiên 
công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Nhật Bản cũng là đối 
tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. 
Không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, quan hệ hợp tác ở lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế... 
cũng phát triển tốt đẹp. Đặc biệt, văn hóa ẩm thực, phong cách tiêu dùng Nhật Bản đã ảnh 
hưởng tích cực tới nền văn hóa Việt Nam, phù hợp với mục đích hội nhập quốc tế của 
Việt Nam. 
Theo con số thống kê của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, đến tháng 11/2016, số 
người Việt Nam ở Nhật Bản khoảng 185.000 người, trong đó lưu học sinh khoảng 55.000 
người; lao động, thực tập sinh ở mức hơn 80.000 người. Dự kiến đến 2017, số lượng lưu 
148 TRNG I HC TH  H NI 
học sinh Việt Nam sẽ vượt Trung Quốc, trở thành nước có du học sinh lớn nhất tại Nhật 
Bản. Ba năm trở lại đây có thể nói là thời kỳ quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp nhất, thực 
chất nhất và là mối quan hệ tin tưởng, bạn bè thân thiết. 
Hàng năm tại Tokyo, (đến nay đã mở rộng ra Yokohama, tương lai là một số địa 
phương khác của Nhật Bản), Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản được tiến hành, trở thành sự 
kiện văn hóa không thể thiếu, đáng nhớ trong lòng người dân Nhật Bản và Việt kiều. Nó có 
sức mạnh gắn kết, tạo sự tin tưởng lẫn nhau, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước ngày 
càng thực chất và sâu rộng. 
2.3. Giao lưu văn hóa – cầu nối của tình hữu nghị Việt – Nhật 
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đều nhận thức rõ tầm quan 
trọng của văn hóa, giao lưu văn hóa nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng của quốc gia ra thế 
giới, phục vụ lợi ích dân tộc. 
Đối với Nhật Bản, giao lưu văn hóa dựa trên ba trụ cột là truyền bá, hấp thu và cộng 
sinh, nghĩa là dạng thức văn hóa tự thân “truyền bá” ra ngoài, “hấp thu” văn hóa ngoại 
quốc ưu tú trong giao lưu, “cộng sinh” ra cái mới. Đối với Việt Nam, giao lưu văn hóa, 
cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, cũng là một trong ba trụ cột chính nhằm 
xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 
Với ý nghĩa đó, hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước luôn được coi trọng, các 
hoạt động giao lưu được thường xuyên được tổ chức, góp phần tăng cường sự hiểu biết 
giữa nhân dân hai nước. 
Từ năm 2000 trở đi, có bước tiến lớn trong quan hệ văn hóa giữa hai nước, khi các 
hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật song phương nở rộ. Hàng năm, Festival Văn hóa - 
Du lịch Việt Nam được tổ chức tại nhiều thành phố của Nhật Bản, và ngược lại Lễ hội văn 
hóa Nhật Bản cũng được tổ chức ở Việt Nam, thu hút sự chú ý của nhân dân hai nước. 
Năm 2006 được coi là Năm xúc tiến giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản với sự kiện 
Festival Nhật Bản 2006 được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô 
lớn chưa từng có. Phía Nhật Bản có tới 800 người tham gia trong các chương trình giao lưu 
thể thao, giao lưu văn hóa - nghệ thuật, giao lưu nhạc nhẹ và giao lưu kinh tế. 
Đặc biệt, năm 2008 là năm diễn ra nhiều hoạt động quan trọng chào mừng kỷ niệm 35 
năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Trước hết phải kể đến Diễn đàn giao lưu 
văn hóa Nhật - Việt được tổ chức vào tháng 3/2008 với sự tham gia của đông đảo giới trí 
thức hai nước thuộc các lĩnh vực: đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hóa, giao lưu 
tri thức, giao lưu văn hóa, văn nghệ..., bàn về việc thúc đẩy hơn nữa giao lưu văn hóa Việt - 
Nhật, Đại nhạc hội Nhật - Việt, Lễ hội Việt Nam-Nhật Bản, Hội thảo khoa học Việt-Nhật... 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 149 
Năm 2016, trường Đại học Việt-Nhật chính thức tuyển sinh, mở ra một giai đoạn hợp 
tác giáo dục mới, giáo dục con người làm nền tảng cho quan hệ thực chất ở những giai 
đoạn sau. 
Có thể nói, các sự kiện giao lưu văn hóa giữa hai nước trong những năm gần đây là 
hình thức, cơ hội tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, góp 
phần xây dựng mối quan hệ “từ trái tim đến trái tim”. Nổi bật là những sự kiện được tổ 
chức định kỳ sau: 
Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản 
Là sự kiện giao lưu văn hóa quan trọng nhất giữa Việt Nam và Nhật Bản, được tổ chức 
hàng năm tại Nhật Bản và Việt Nam. Lễ hội Việt Nam tại Nhật lần đầu được tổ chức vào 
năm 2008 nhằm trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia và cũng là hoạt động để chào mừng 35 
năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản, thu hút khoảng 
150.000 người tham gia và đặc biệt, Thái tử Nhật Bản cũng đã tới tham dự. 
Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản năm 2012 đã được tổ chức vào các ngày 15 và 16/9 tại 
công viên Yoyogi ở Tokyo. Lễ hội lần này đánh dấu chặng đường 5 năm và củng cố thêm 
mối quan hệ thân thiết giữa hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Năm 2013, nhân kỉ niệm 40 
năm thiết lập mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, Lễ hội lần đầu tiên đã thu 
hút hơn 200.000 người tham gia, để lại ấn tượng ngay cả đối với người nước ngoài sống tại 
Nhật Bản. 
Ông Iwao Matsuda, cựu Thượng Nghị sỹ - Người đề xuất tổ chức Lễ hội, Trưởng ban 
tổ chức Lễ hội phía Nhật Bản cho rằng: “Lễ hội này chính là do các bạn tạo dựng nên. Qua 
lễ hội này, những người Nhật Bản yêu Việt Nam chắc chắn sẽ yêu Việt Nam hơn, những 
người Việt Nam yêu Nhật Bản sẽ yêu Nhật Bản hơn. Lễ hội Việt Nam bắt đầu với giấc mơ 
lớn lao về một thế giới tuyệt vời hơn mà Việt Nam và Nhật Bản cùng chung tay xây dựng”. 
Đến nay, Lễ hội không chỉ tổ chức ở Tokyo. Năm 2015, lần đầu tiên Lễ hội được tổ 
chức ở địa phương, tỉnh Kanagawa (Vietnam festa in Kanagawa), thu hút con số kỷ lục 
hơn 400.000 người tham gia. Trong 3 ngày từ 28-30/10/2016, lần thứ hai Lễ hội được tổ 
chức tại đây, cho thấy hoạt động tổ chức Lễ hội đã được phát triển ra các địa phương trên 
toàn Nhật Bản, có sức hút vô cùng lớn đối với người Nhật Bản. Năm 2017, Lễ hội sẽ dự 
kiến được tổ chức tại tỉnh Tochigi và một số địa phương khác. 
Lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản 
Đây là một lễ hội được tổ chức vào tháng 8 hàng năm tại Hội An. Lần đầu tiên lễ hội 
được tổ chức vào tháng 8 năm 2002. Mục đích của lễ hội là gợi nhớ lại chặng đường quan 
hệ lâu đời, gắn bó, thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản. 
150 TRNG I HC TH  H NI 
Lễ hội là cơ hội giới thiệu nghệ thuật truyền thống Nhật như: múa Yasukoi, gấp giấy 
Origami... trà đạo, văn hoá ẩm thực... và giới thiệu văn hoá đặc sắc của Việt Nam. Qua 14 
lần tổ chức, Lễ hội giao lưu văn hoá Hội An- Nhật Bản cùng với Lễ hội Việt Nam - Nhật 
Bản trở thành biểu hiện sinh động nhất của giao lưu văn hoá hai nước, giúp tăng cường sự 
hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, góp phần nâng cao tầm quan hệ chính trị, kinh 
tế, văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. 
Một số hoạt động khác 
Đáng chú ý đó là Lễ hội hoa Anh đào tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Lễ hội 
hoa Anh đào được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 8/4/2007 đã gây xúc động cho 
nhiều người. Lễ hội hoa Anh đào mới đầu dự định sẽ tổ chức thường niên, nhưng do một 
số khó khăn nên đã không được tiến hành như dự định mà chỉ tổ chức khi điều kiện có đủ. 
Đến năm 2016, đã có 10 lần lễ hội hoa Anh đào được tổ chức ở Việt Nam. Anh đào 
vốn là quốc hoa của Nhật Bản (Hoa thiêng), do vậy, lễ hội hoa Anh đào mang ý nghĩa 
thiêng liêng, mong muốn quan hệ hữu nghị hai nước giống như quan hệ anh em, máu mủ 
ruột già. 
Ngoài ra, còn có các hoạt động như “Đêm nhạc cổ điển Toyota’’ là một hoạt động âm 
nhạc thường niên do các tài năng âm nhạc của Việt Nam, Nhật Bản và thế giới biểu diễn. 
Năm 2016 là năm thứ 19 “Đêm nhạc Cổ điển Toyota” được tổ chức tại Việt Nam, đồng 
thời cũng đánh dấu chặng đường 27 năm “Âm nhạc lay chuyển cuộc sống” trên toàn khu 
vực Châu Á – Thái Bình Dương. 
Bên cạnh đó, các hoạt động như triển lãm tranh, ảnh của nghệ sĩ hai nước thường 
xuyên được diễn ra tại hai nước, và một số cuộc thi “Người đẹp hoa Anh đào”, “Miss áo dài” 
làm tăng thêm sự phong phú của hoạt động giao lưu văn hoá - nghệ thuật giữa hai nước. 
Giới thiệu sách dịch 
Theo thống kê ban đầu đến nay các tác phẩm của Nhật Bản mới chỉ được dịch sang 
tiếng Việt khoảng hơn 150 cuốn. Trong số đó, những cuốn có tầm ảnh hưởng tới văn hóa 
đọc của độc giả Việt Nam như “Rừng Na Uy” (Norway no Mori), “Kafka bên bờ biển” 
(Umible no Kafka)... Trong khi đó, con số tác phẩm Văn học Việt Nam được xuất bản tại 
Nhật Bản cũng rất khiêm tốn hơn khi chỉ có 64 cuốn như “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), 
“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” (Đặng Thùy Trâm), “Thời xa vắng” (Lê Lựu), “Hòn đất” 
(Anh Đức)... 
Có thể nói, việc dịch các tác phẩm văn học Nhật Bản sang tiếng Việt hiện tại dường 
như chưa được chú ý đúng mức, ngoài mảng truyện tranh cho thiếu nhi (Manga - ) và 
một số tác phẩm, thể loại nổi tiếng khác. Tuy vậy, sức hấp dẫn của văn học thiếu nhi Nhật 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 151 
Bản cũng rất lớn. Các tác phẩm như “Doraemon”, “Kẹo cao su biến hình’’ trở thành những 
cuốn sách truyện gối đầu giường của các em nhỏ Việt Nam. 
Quỹ học bổng Doraemon, còn gọi là Quỹ hỗ trợ giáo dục trẻ Việt Nam, được ông 
Nguyễn Thắng Vu và tác giả Fujiko Fujio sáng lập năm 1996. Đến năm 2012, tổng số vốn 
của quỹ lên đến 4,8 tỉ đồng. Quỹ này đã trao trên 10.000 suất học bổng cho các học sinh 
nghèo trên khắp Việt Nam. 
Nhằm tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai nước, năm 2008, Trung tâm giao lưu văn 
hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã được thành lập. Đây là một số ít Trung tâm giao lưu văn hóa 
của Nhật được thành lập tại nước ngoài, nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn hóa trong việc 
tăng cường quan hệ hai nước trên các lĩnh vực khác. 
Với sự đóng góp và hoạt động tích cực, hiệu quả của Trung tâm văn hóa Nhật Bản, 
chắc chắn một “cây văn hóa Nhật Bản” sẽ được vun trồng và mãi xanh tươi trên đất 
Việt Nam. 
3. KẾT LUẬN 
Kết thúc bài viết này, xin trích dẫn lời nói của Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền 
Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki: “Ngoại giao được ví như là một người làm vườn 
giỏi. Hoa dù đẹp thì cũng cần phải được chăm sóc thường xuyên thì mới có thể giữ được. 
Tôi nghĩ rằng, chúng ta không những phải giữ cho hoa không héo mà còn phải trồng thêm 
hoa mới. Hoa là rất cần thiết nhưng đất để trồng hoa thì cũng rất quan trọng. Đất trong 
trường hợp này chính là sự tin cậy lẫn nhau vốn có giữa hai nước. Sự tin cậy lẫn nhau này 
đã được xây dựng trong một thời gian dài với công sức đóng góp của rất nhiều người. Để 
tăng cường hơn nữa quan hệ này, tôi nghĩ rằng mỗi con người chúng ta cần phải có thêm 
được nhiều người bạn mới”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Quang Minh (chủ biên) (2015), Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật 
Bản trong bối cảnh mới ở Đông Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
2. Tuyên bố chung về “Hợp tác IT Việt Nam-Nhật Bản” (6/2004). 
3. Tuyên bố chung giữa hai Thủ tướng Việt Nam-Nhật Bản “Hướng tới quan hệ đối tác chiến 
lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” (10/2006). 
4. Tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Nhật Bản và Chương trình hợp tác 
hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” (11/2007) được ký nhân chuyến thăm Nhật Bản của 
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. 
152 TRNG I HC TH  H NI 
5. Tuyên bố chung giữa Việt Nam-Nhật Bản “Về quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn 
vinh ở Châu Á” giữa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Aso Taro (4/2009). 
6. Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản “Về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì 
hòa bình và phồn vinh ở châu Á” ký giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật 
Bản Naoto Kan (10/2010). 
7. Tuyên bố chung “Triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và 
phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản” ký giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và 
Thủ tướng Noda (31/10/2011). 
8. Tuyên bố chung về “Việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn 
vinh ở Châu Á” ký giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Shinzo Abe 
(18/3/2014). 
VIET NAM – JAPAN RELATION: THE ROAD TO 
DEVELOPMENT 
Abstract: In the recent years, the relationship between Viet Nam and Japan has been 
developnig strongly. The two countries have built overall strategic partner relationship. 
Viet Nam becomes the prior country in the Japanese diplomatic policy. Japan is also one 
of top strategic partner of Viet Nam. Along with the economy, science and technology, 
many cultural-exchange activities are often held, aiming to substantially boost the 
comprehensive relationship between the two countries. 
Keywords: Relationship Vietnam - Japan, the stage of development, cultural. 

File đính kèm:

  • pdfquan_he_viet_nam_nhat_ban_nhung_chang_duong_phat_trien.pdf