Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015

Trong giai đoạn 1995-2015, Việt Nam và Thái Lan đã có nhiều nỗ

lực tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đã đạt được những

kết quả nhất định. Có được những kết quả đó là do sự điều chỉnh trong quan

hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đối với Thái Lan, từ đó mở ra những

tiến triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước.

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015 trang 1

Trang 1

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015 trang 2

Trang 2

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015 trang 3

Trang 3

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015 trang 4

Trang 4

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015 trang 5

Trang 5

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015 trang 6

Trang 6

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015 trang 7

Trang 7

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2440
Bạn đang xem tài liệu "Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015
 quyết định “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước” [3], vì vậy một nước nghèo như Việt Nam phải “tranh thủ tối đa nguồn lực bên 
ngoài” [3]; mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, “xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập 
70 TRẦN NHƯ HIỀN 
bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả” [3]. Đại hội VIII xác định rõ hơn 
quan điểm đối ngoại với các nhóm đối tác như: ra sức tăng cường quan hệ với các nước 
láng giềng nhất là đối với Thái Lan và các nước trong tổ chức ASEAN; không ngừng 
củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống; coi trọng quan hệ với các nước phát 
triển và các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới; đoàn kết với các nước đang phát triển, 
với phong trào không liên kết; tham gia tích cực và đóng góp cho hoạt động của các tổ 
chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương, khoá 
VIII (tháng 12-1997), chỉ rõ: trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài 
chính sách thu hút các nguồn lực bên ngòai. Đồng thời sự hợp tác giữa các giới lãnh đạo 
và chính phủ là sự phát triển tiếp tục mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp hai nước. Những 
sự kiện đánh dấu sự phát triển này là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của 
Tổ chức liên Quốc hội ASEAN (AIPO) ngày 19-9-1995. Sự kiện này đánh dấu một bước 
hội nhập khu vực của Việt Nam, và nó cũng tạo ra một trường hoạt động mới cho sự hợp 
tác giữa Quốc hội hai nước Việt Nam – Thái Lan. Cũng như mọi lĩnh vực của quan hệ 
Việt Nam – Thái Lan, việc tham gia vào một tổ chức chung của khu vực đã góp phần 
nâng cao chất lượng của sự hợp tác giữa hai nước. 
Đại hội Đảng lần thứ IX đã phát triển phương châm Đại hội VII, đưa vị thế Việt Nam lên 
một tầm cao mới: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng 
đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [4]. Đại hội nhấn mạnh định 
hướng đối ngoại “Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, cùng 
xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, không có vũ khí hạt nhân, ổn định 
hợp tác cùng phát triển'' [4]. Chủ trương xây dựng quan hệ đối tác được Đại hội IX đề ra 
đã đánh dấu bước phát triển về chất trong quan hệ quốc tế của Việt Nam thời kỳ Đổi mới. 
Đây là lần đầu tiên Đảng đề ra chủ trương xây dựng quan hệ đối tác với mô hình hợp tác 
ở mức độ cao và quan trọng hơn, làm cơ sở cho việc tăng cường và làm sâu sắc hơn quan 
hệ với Thái Lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á, đưa quan hệ đi vào chiều sâu, 
nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác. 
Trước thực tiễn đổi mới của quá trình hội nhập quốc tế của nước ta, Đại hội đại biểu toàn 
quốc lần thứ X (năm 2006) tiếp tục bổ sung, làm rõ chính sách đối ngoại đổi mới. Đại hội 
khẳng định quan điểm: “Chủ động và tích cự hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng 
hợp tác trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong 
cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, “Đưa các 
quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững... [1]. 
Đại hội XI của Đảng (2011) đánh dấu bước phát triển mới trong chủ trương hội nhập quốc 
tế với sự khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, 
hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập 
quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam 
xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong 
cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ 
xã hội trên thế giới” [2]. 
QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - THÁI LAN... 71 
 Đại hội nhận định: “Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông 
Nam Á, vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất 
ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Xuất hiện các hình thức tập hợp 
lực lượng và đan xen lợi ích mới” 
Trên cơ sở những thành tựu hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Cương lĩnh xây 
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) 
và các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đều khẳng định rõ quan điểm: “Chủ động tích 
cực và hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng 
đồng quốc tế; tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”[2]. 
Nội hàm này thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày 
càng tích cực, chủ động có trách nhiệm của nước ta đối với Thái Lan và tất cả các nước 
trong cộng đồng ASEAN nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, góp phần củng 
cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho 
ngoại giao song phương. 
Hiện nay Thái Lan là một nước có nền kinh tế phát triển so với khu vực, đóng vai trò 
quan trọng trong lĩnh vực đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực các tập đoàn kinh tế lớn của 
Thái Lan và tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Chính vì vậy chủ trương của Đảng ta là 
đẩy mạnh kết hợp với các nước trong cộng đồng ASEAN, đặc biệt là với Thái Lan và 
luôn đặt vấn đề hợp tác hoà bình là trên hết. Đại hội lần XI của Đảng tiếp tục khẳng đinh: 
“thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù 
hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững. Thực hiện nhất quán đường 
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa 
quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc vì một nước 
Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. 
2.2. Thành tựu cơ bản trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Thái 
Lan giai đoạn 1995-2015 
Do tính tương đồng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của hai nước cho nên các mặt hàng của 
Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng khó thâm nhập vào thị trường Thái Lan. Những 
mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan như nhiên liệu (dầu thô, than đá); máy 
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; thuỷ sản; nông sản; dệt may, giày dép Từ năm 
1995 đến nay, Thái Lan luôn là bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam trong ASEAN. Việt 
Nam đã đề nghị Thái Lan tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam 
sang Thái Lan, như: dành ưu đãi thuế quan đặc biệt với một số mặt hàng nông sản đang 
bị áp dụng hạn ngạch thuế quan nhằm giảm cán cân thương mại do Việt Nam nhập siêu 
từ Thái Lan. 
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Công nghệ Thông tin, Bộ Thương mại Thái Lan, 
xuất khẩu từ Việt Nam sang Thái Lan giảm liên tục từ 116,02 triệu USD xuống còn 
62,52 triệu USD; còn nhập khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam liên tục tăng từ 22,34 triệu 
USD lên 581,20 triệu USD. Nhưng từ năm 1997 đến năm 1999, nhập khẩu từ Thái Lan 
sang Việt Nam đã bị giảm sút. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 
72 TRẦN NHƯ HIỀN 
đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ hai nước. Nhưng đến năm 2000, quan hệ thương mại 
hai nước đã đạt đến gần 1,2 tỷ USD [bảng 1] 
Bảng 1. Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000 
Đơn vị tính : Triệu USD 
Năm 
Thái Lan 
xuất khẩu 
Thái Lan 
nhập khẩu 
Cán cân 
xuất nhập khẩu 
Tổng kim 
ngạch 
Mức tăng 
trưởng (%) 
1991 22,34 116,02 -93,68 138,36 0,00 
1992 77,05 80,17 -3,12 157,23 13,64 
1993 116,27 84,63 31,63 200,90 22,78 
1994 255,10 39,03 216,07 294,14 46,41 
1995 470,48 43,06 427,42 513,54 74,59 
1996 581,20 62,52 515,68 646,73 25,94 
1997 548,73 177,61 371,12 726,33 12,31 
1998 591,67 231,55 360,12 823,21 13,34 
1999 572,83 227,75 345,07 800,58 -2,75 
2000 847,37 345,07 515,29 1.179,45 47,32 
Nguồn: Information and communication technology center with cooperation of the customs 
departmen ( 
Bước sang thế kỷ XXI, quan hệ thương mại và đầu tư của Thái Lan - Việt Nam vẫn 
không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Nhiều vấn đề tồn tại giữa hai nước đã được 
giải quyết, những chuyến thăm và ký kết văn bản hợp tác là dịp để các nhà lãnh đạo cấp cao 
hai nước thảo luận những vấn đề nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ trên cả phương diện song 
phương và đa phương. 
Từ năm 2000 đến năm 2011, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt kết quả 
khá cao. 
Thái Lan nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 20 mặt hàng với giá trị khoảng 388.9 triệu USD. 
Vào năm 2002 quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan đạt 1.18 tỷ USD, năm 2003 đạt 
1,6 tỷ USD và tăng mạnh vào năm 2004 đạt 2,3 tỷ USD. Việt Nam ưu tiên đưa vấn đề 
hợp tác kinh tế thương mại với Thái Lan lên hàng đầu và luôn đánh giá cao tiềm năng 
kinh tế của Thái Lan [ bảng 2]. 
Tổng kim ngạch buôn bán của năm 2000 so với 1996 (sau một năm gia nhập ASEAN) 
đã tăng gấp hai lần, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan tăng gần 6 lần. Tổng 
kim ngạch buôn bán song phương năm 2008 so với năm 1996 tăng gần 10 lần, trong đó 
Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan tăng gần 22 lần. 
Kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2008 đạt hơn 6,2 tỷ USD và tăng 31% so với 
năm 2007. Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tổng kim 
ngạch của hai nước giảm mạnh chỉ đạt 5,74 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất khẩu sang 
Thái Lan chỉ 1,226 tỷ USD còn lại là Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan ( nhập 4,514 tỷ 
QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - THÁI LAN... 73 
USD) và năm 2010 trong vòng 11 tháng tổng kim ngạch thương mại của hai nước đạt 
6,06 tỷ USD (trong đó Việt Nam xuất sang Thái Lan đạt 1,07 tỷ USD). 
Bảng 2. Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011 
Đơn vị tính: Triệu USD 
Năm 
Thái Lan 
xuất khẩu 
Thái Lan 
nhập khẩu 
Cán cân 
xuất nhập 
khẩu 
Tổng 
kim 
ngạch 
Mức tăng 
trƣởng (% so 
với năm trước) 
2001 801,23 326,40 474,84 1.127,63 -4,39 
2002 947,98 238,55 709,43 1.186,54 5,22 
2003 1.262,09 333,36 928,74 1.595,45 34,46 
2004 1.876,51 436,68 1.439,84 2.313,19 44,99 
2005 2.363,08 889,71 1.474,09 3.253,52 40,65 
2006 3.074,97 895,55 2.179,43 3.970,52 22,04 
2007 3.804,11 1.111,91 2.692,20 4.916,02 23,81 
2008 5.017,80 1.450,45 3.567,36 6.468,25 31,58 
2009 4.678,42 1.385,53 3.292,89 6.063,95 - 6,25 
2010 5.845,45 1.396,61 4.448,84 7.242,06 19,43 
2011 7.059,49 2.031,18 5.028,31 9.090,67 25,53 
Nguồn: Information and communication technology center with cooperation of the customs 
department ( 
Quan hệ kinh tế thương mại tăng trưởng nhanh, trước hết là do tác động tích cực của 
chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nhiều mặt hàng của Việt Nam 
được xuất khẩu sang Thái Lan mặc dầu nước này vẫn sản xuất được. Thứ hai, các doanh 
nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng trong hoạt động tìm kiếm thị trường. 
Thứ ba, vai trò của các cơ quan nhà nước hữu quan đã hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong 
chính sách và hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu của hai nước. Chính sách thu hút đầu tư nước 
ngoài của Việt Nam (FDI) đã tạo ra một môi trường thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu 
tư nước ngoài nói chung và Thái Lan nói riêng trong thời gian qua. 
Việt Nam và Thái Lan đã thoả thuận giảm thuế 92% các mặt hàng sản xuất, nhập khẩu 
giữa hai nước. Đây là cơ hội để doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hơn nữa các hoạt động 
thương mại và tận dụng lợi thế so sánh trong quyết định kinh doanh của mình. 
Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan gồm: linh kiện vi tính, dầu 
thô, hải sản, than đá và nhiều mặt hàng khác như hàng điện tử, lạc nhân, sản phẩm nhựa, 
máy móc và thiết bị điện, mỹ phẩm, sản phẩm sắt thép, da thuộc Việt Nam nhập của 
Thái Lan: xăng, xe máy, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, dụng cụ thể thao, các nguyên liệu 
đầu vào cho các ngành công nghiệp: dệt may, sắt thép, chế biến gỗ 
Nhìn vào bảng Kim Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ năm 2008 đến 2016 cho ta 
thấy quan hệ hai nước không ngừng gia tăng: từ gần 5,8 tỷ USD (năm 2009) tăng lên 
74 TRẦN NHƯ HIỀN 
9,41 tỷ USD (năm 2013). Đến năm 2015, kim ngạch xuất - nhập khẩu hai chiều đạt 11,5 
tỷ USD (tăng 8,6% so với năm 2014). Sang năm 2016, kim ngạch hai chiều Việt Nam – 
Thái Lan đạt gần 12.5 tỷ USD tăng 8.98% so với 2015, xuất khẩu của Việt Nam sang 
Thái Lan vẫn còn thấp, chỉ đạt gần 30% tổng kim ngạch. Hai bên đặt mục tiêu nâng kim 
ngạch thương mại hai chiều lên mức 20 tỷ USD vào năm 2020. 
Bảng 3. Kim ngạch buôn bán hàng năm Việt Nam - Thái Lan 
 Đơn vị triệu USD 
Năm 
Việt Nam 
xuất khẩu 
Việt Nam 
nhập khẩu 
Tổng KN Mức tăng % XK chiếm % 
2008 1,348 4,905 6,254 21.60 
2009 1,266 4,514 5,780 -8.20 21.90 
2010 1,182 5,602 6,785 17.40 17.40 
2011 1,792 8,175 6,383 20.50 21.90 
2012 
2013 
2,832 
3,103 
5,792 
6,311 
8,624 
9,414 
5.49 
9.2 
32.84 
32 
2014 3,475 7,118 10,594 12.5 32.8 
2015 3,176 8,283 11,461 8.18 27.73 
2016 3,693 8,795 12,488 8.98 29.57 
Nguồn: Information and communication technology center with cooperation of the customs 
departmen ( 
3. KẾT LUẬN 
Những thành tựu đạt được trong quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Thái Lan 
từ năm 1995 đến năm 2015 là kết quả của một quá trình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó hòa 
quyện chặt chẽ trong mối quan hệ đối tác năng động và một cộng đồng của các xã hội 
đùm bọc lẫn nhau. Hiện nay Việt Nam và Thái Lan đang là những thành viên tích cực 
trong cộng đồng ASEAN. Việc kết nối những tiềm năng và lợi thế kinh tế và văn hóa - 
xã hội của mỗi nước là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cả Thái Lan và Việt Nam tiến đến 
gần nhau hơn trong quá trình hội nhập kinh tế trong cộng đồng các quốc gia Đông Nam 
Á và đưa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Thái Lan lên một tầm cao mới trong 
tương lại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 112. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.235-236, 138-139. 
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015). Văn kiện Đảng toàn tập, tập 55, NXB Chính trị quốc 
gia, Hà Nội, tr.307, 319, 375. 
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đảng toàn tập, tập 60, NXB Chính trị quốc 
gia, Hà Nội, tr.146, 147. 
QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - THÁI LAN... 75 
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.152. 
[6] Hoàng Khắc Nam (2007). Quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ 1976 đến 2000, NXB Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
Title: COMMERCIAL ECONOMIC COOPERATION BETWEEN VIETNAM – THAILAND 
IN THE PERIOD OF 1995-2015 
Abstract: In the period of 1995-2015, Vietnam and Thailand made significant efforts to promote 
the cooperation in the field of commercial economy and achieved certain results. Such 
accomplishments are on account of the adjustment of the external relations between the Party as 
well as the State towards Thailand, thereby bringing out positive progress in the relationship 
between the two countries. 
Keywords: Vietnam – Thailand relation, Commercial economy. 

File đính kèm:

  • pdfquan_he_hop_tac_kinh_te_thuong_mai_viet_nam_thai_lan_tu_nam.pdf