Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục

Với những cống hiến to lớn về giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh được

xem là kiến trúc sư vĩ đại của nền giáo dục Việt Nam. Những tư tưởng của Người về

giáo dục và đào tạo đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho công cuộc kiến

thiết và xây dựng nền giáo dục Việt Nam mới trong kỷ nguyên độc lập tự do. Trong đó,

quan điểm về phương pháp giáo dục chứa đựng những giá trị to lớn mãi đến nay vẫn

còn nguyên giá trị cả về lý luận lẫn thực tiễn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây.

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Tuy nhiên, để sự nghiệp “trồng người” thành

công cần huy động tối đa nhiều nhân tố, trong đó chắc chắn phải có phương pháp giáo

dục đúng đắn. Phương pháp giáo dục là một trong những bộ phận cấu thành tư tưởng

Hồ Chí Minh về giáo dục. Nó chiếm một vị trí hết sức quan trọng, là nội dung được

Người đặc biệt quan tâm, vì phương pháp giáo dục mới sẽ tạo ra sự khác biệt về chất so

với nền giáo dục phong kiến tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế và nền giáo dục nô

dịch thời Pháp thuộc.

Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục trang 1

Trang 1

Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục trang 2

Trang 2

Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục trang 3

Trang 3

Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục trang 4

Trang 4

Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 9660
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục

Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục
 Đại học Huế 
 ”
 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
 “Bác Hồ với giáo dục 
 QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 
 Nguyễn Văn Quang *
1. Đặt vấn đề
 Với những cống hiến to lớn về giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh được 
xem là kiến trúc sư vĩ đại của nền giáo dục Việt Nam. Những tư tưởng của Người về 
giáo dục và đào tạo đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho công cuộc kiến 
thiết và xây dựng nền giáo dục Việt Nam mới trong kỷ nguyên độc lập tự do. Trong đó, 
quan điểm về phương pháp giáo dục chứa đựng những giá trị to lớn mãi đến nay vẫn 
còn nguyên giá trị cả về lý luận lẫn thực tiễn. 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. 
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Tuy nhiên, để sự nghiệp “trồng người” thành 
công cần huy động tối đa nhiều nhân tố, trong đó chắc chắn phải có phương pháp giáo 
dục đúng đắn. Phương pháp giáo dục là một trong những bộ phận cấu thành tư tưởng 
Hồ Chí Minh về giáo dục. Nó chiếm một vị trí hết sức quan trọng, là nội dung được 
Người đặc biệt quan tâm, vì phương pháp giáo dục mới sẽ tạo ra sự khác biệt về chất so 
với nền giáo dục phong kiến tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế và nền giáo dục nô 
dịch thời Pháp thuộc. 
2. Nội dung
 Trong các bài nói, bài viết về chủ đề giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh 
cho rằng nghề sư phạm là một nghề cao quý, hy sinh thầm lặng nhưng rất vẻ vang. 
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người thầy có nhiệm vụ rất nặng nề và 
vẻ vang, đó là đào tạo cán bộ cho nước nhà, những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư 
tưởng, văn hoá; truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá 
trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại; bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao 
quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội... Do đó, Người đặt 
ra yêu cầu cấp thiết cho người giáo viên phải có đức, có tài và có phương pháp sư phạm. 
Nghiên cứu các công trình, bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể 
thấy một số phương pháp giáo dục tiêu biểu sau: 
* TS, Chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Huế.
 67 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
2.1. Phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm trong suốt quá trình dạy học 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định người học là trung tâm của quá trình giáo dục. 
Giáo dục phải dựa trên năng lực, điều kiện và trình độ của người học. Người viết: “bất 
kỳ việc to, việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp với trình độ văn hóa, thói quen 
sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết 
 1
thực của quần chúng”P1F .P Do đó, để nâng cao hiệu quả, chất lượng, giáo dục phải căn cứ 
vào đối tượng người học mà truyền đạt nội dung và bổ sung phương pháp giáo dục cho 
 2
phù hợp. Chẳng hạn đối với “đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành”P2F .P 
Không những chú ý đến đối tượng và điều kiện cụ thể của người học, Hồ Chí Minh cho 
rằng việc dạy học phải chú ý đến tâm lý người học. Trong giáo dục thanh niên, Hồ Chí 
Minh đã yêu cầu: “Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sinh hoạt của thanh niên 
 3
trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có thứ vui chơi văn hóa”P3F .P Bên cạnh đó, giáo dục 
còn phải tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh của cả người dạy lẫn người học để định phương 
pháp dạy học phù hợp, “phải tùy hoàn cảnh làm ăn mà tổ chức học mới duy trì được lâu 
 4
dài, mới có kết quả”P4F .P 
 Như vậy, để đạt hiệu quả trong giáo dục, đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ đối 
tượng, điều kiện hoàn cảnh của người học, phải có tầm nhìn sâu sắc, nhạy bén, có 
phương pháp linh hoạt, mềm dẻo phù hợp. Có như vậy mới phát huy hết khả năng của 
người thầy và khơi dậy được toàn bộ tiềm năng trí tuệ của người học. 
 Với quan điểm trên, chúng ta có thể so sánh đối chiếu với Nghị quyết 29-NQ/TW, 
ngày 04-11-2013 của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế để thấy rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 
sớm định hướng căn bản cho việc xác định nguyên tắc và phương pháp giáo dục Việt 
Nam trong việc khẳng định lấy người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục. 
2.2. Phương pháp giáo dục đại học lấy tự học, tự giáo dục làm cốt 
 Có thể hiểu rằng, tự học hay tự giáo dục là sự nỗ lực của bản thân người học để 
nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đặt ra. Để chiếm lĩnh tri thức, 
người học phải nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân. Hồ Chí Minh yêu cầu người học 
 5
“phải biết tự động học tập”, “lấy tự học làm cốt, do thảo luận và chỉ đạo thêm vào”P5F .P Tuy 
1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.248. 
2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 8, Sđd, tr.81. 
3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr.456. 
4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 8, Sđd, tr.206. 
5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Sđd, tr.273. 
68 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
nhiên, để việc tự học đạt hiệu quả cần phải có kế hoạch, phải “sắp xếp thời gian và bài 
 6
học phải cho khéo, phải có mạch lạc với nhau mà không xung đột với nhau”P6F .P Yêu cầu 
đặt ra để phát huy hiệu quả của việc tự học là phải đào sâu suy nghĩ, phát huy tính độc 
lập, tự chủ, sáng tạo, phải biết biến kiến thức của thầy thành kiến thức của mình. 
 Quan điểm nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa được Đảng ta khẳng 
định trong Nghị quyết 29: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình 
độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri 
 7
thức, sáng tạo của người học”P7F .P Sự khẳng định này có thể thấy được giá trị lý luận và 
thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc, phương pháp giáo dục. 
2.3. Phương pháp giáo dục nêu gương, kiểu mẫu về mọi mặt 
 Phương pháp nêu gương là một trong những phương pháp giáo dục mang lại 
hiệu quả cao, xuất phát từ những ưu việt của nó. Nêu gương đòi hỏi nhà giáo phải là 
tấm gương có đạo đức, tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, yêu nghề, 
yêu thương học sinh Hồ Chí Minh viết: “Ngoài tri thức phải có đạo đức cách mạng. 
 8
Thầy giáo phải làm kiểu mẫu cho các cháu. Làm được như thế là tròn nhiệm vụ”P8F .P 
Nêu gương không chỉ dừng lại ở trong nhà trường, mà còn xuất phát từ trong gia đình. 
Ông bà làm gương cho con cháu, cha mẹ làm gương cho con cái, anh chị phải làm 
gương cho em. Nêu gương trên cả ba mặt tinh thần, vật chất và văn hóa gắn với những 
việc làm cụ thể, thiết thực. 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định một nhà giáo giỏi không đòi hỏi phải tinh 
thông tất cả mọi lĩnh vực, hiểu hết tri thức của nhân loại, nhưng do yêu cầu của nghề 
nghiệp nên nhà giáo phải không ngừng trau dồi kiến thức, thành thạo lĩnh vực chuyên 
môn của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp giáo dục - đào tạo, không được 
bằng lòng với kiến thức đã có, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ 
chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 
Người nói: “Giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ, 
chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào 
 9
thải mình trước”P9F .P Từ đó, Người khuyên mọi người thực hiện theo lời dạy Học, học 
nữa, học mãi của V.I. Lênin và lấy phương châm Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện 
(nghĩa là: Học không biết chán, dạy người không biết mệt) của Khổng Tử để thực hành 
6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Sđd, tr.273. 
7 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
 tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
 và hội nhập quốc tế”, Hà Nội. 
8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 8, Sđd, tr.184. 
9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, Sđd, tr.266. 
 69 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
trong công tác giảng dạy. Bên cạnh yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, Bác còn lưu ý 
giáo viên phải coi trọng học tập chính trị để củng cố đạo đức cách mạng, giữ vững lập 
trường, nâng cao hiểu biết chính trị để hoàn thành tốt trọng trách “trồng người”. 
 Không chỉ nêu gương về đức và tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn yêu cầu người 
giáo viên phải nêu gương cho học sinh, bởi “một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 
 10
bài diễn văn tuyên truyền”P10F ,P do đó tấm gương nhà giáo có tác dụng giáo dục học sinh 
rất lớn. Một tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả một thế hệ noi theo, ngược lại một 
hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người. 
Người răn dặn đội ngũ nhà giáo không được đánh mất phẩm chất của mình, dù hoàn 
cảnh nào cũng phải là tấm gương cho học sinh noi theo, tránh thái độ thờ ơ đối với xã 
hội, xa rời đời sống thực tế, lười biếng trong học tập và nâng cao trình độ; thái độ kèn 
cựa địa vị, xem nhẹ công việc của mình, thiếu tinh thần xây dựng tập thể. 
 Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định quan điểm của Hồ Chí Minh 
về phương pháp nêu gương khi triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một 
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” từ năm 2007 đến năm 2017 và phong trào thi 
đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” trong giai đoạn hiện nay. 
2.4. Phương pháp giáo dục gắn lý luận với thực tiễn cuộc sống, học tập đi đôi với lao 
động sản xuất 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “học phải đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với 
lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” là phương pháp hiệu quả để giúp 
người học dễ dàng tiếp thu, củng cố và khắc sâu kiến thức bằng cách áp dụng lý luận 
học tập vào thực tiễn cuộc sống. Năm 1950, trong bài nói chuyện tại Hội nghị toàn quốc 
lần thứ I về công tác huấn luyện và học tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Học với 
hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì không trôi 
 11
chảy”P1F ,P “học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực 
 12
hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”P12F .P 
 Phương pháp giáo dục nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn còn 
nguyên giá trị. Bởi sự kết hợp giữa lao động, sản xuất với học tập không chỉ trang bị 
cho người học những kiến thức cơ bản mà còn đào tạo họ thành những con người có 
đức tính cần cù, siêng năng, hăng hái tham gia thực hiện “đời sống mới” và xây dựng 
xã hội mới. Quan điểm này của Người có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hoạch định 
các chương trình giáo dục, mục đích đào tạo, nội dung chương trình giáo dục. Nghị 
10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 1, Sđd, tr.284. 
11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 6, Sđd, tr.50. 
12 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 14, Sđd, tr.402. 
70 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
quyết 29 tiếp tục khẳng định quan điểm của Người: “Học đi đôi với hành; lý luận gắn 
 13
với thực tiễn”P13F .P 
3. Kết luận 
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo nói chung và các quan điểm của 
Người về phương pháp giáo dục nói riêng vừa là thành quả của sự chắt lọc tinh hóa giáo 
dục của nhân loại, có tính khái quát, định hướng cho việc xây dựng một nền giáo dục 
mới, những cũng hết sức thiết thực, cụ thể. Với những quan điểm sâu sắc về phương 
pháp giáo dục, Hồ Chí Minh đã làm rõ giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng phương pháp 
giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, cũng như phát triển toàn 
diện của người ngọc. Trong đó, người giáo viên với nhân cách cao đẹp, tài năng và trí 
tuệ, cùng với phương pháp sư phạm khoa học, chuẩn mực sẽ góp phần đào tạo nguồn 
nhân lực, phục vụ công cuộc xây dựng nước nhà, đưa đất nước sánh vai với các cường 
quốc năm châu trong kỷ nguyên hội nhập và phát triển. Do đó, nghiên cứu, vận dụng tư 
tưởng Hồ Chí Minh nói chung và quan điểm của Người về phương pháp giáo dục nói 
riêng vào việc đổi mới giáo dục hiện nay là một yêu cầu cấp thiết đối với nền giáo dục ở 
nước ta, góp phần xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, tạo nguồn lực để phát 
triển đất nước, đưa đất nước tự tin bước vào nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. 
13 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
 tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
 và hội nhập quốc tế”, Hà Nội. 
 71 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_ho_chi_minh_ve_phuong_phap_giao_duc.pdf