Quan điểm giáo dục “Lý luận phải liên hệ với thực tế” của Bác Hồ, liên hệ tại Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành quả của một quá trình tiếp thu,

chắt lọc và phát triển truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Do

vậy, ở tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục luôn có sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận

giáo dục và thực tiễn giáo dục, vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện tại, vừa chứa

đựng khát vọng về một tương lai. Mục đích cao cả của Hồ Chí Minh - mục đích mà

Người nguyện suốt đời phấn đấu - là mong cho dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no,

tự do, hạnh phúcP 1 F1P.

Trong thư gửi cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn

hoá, ngày 31-8-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Văn hoá giáo dục là một mặt trận

quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện

thống nhất nước nhà. Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và của Chính

phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận

phải liên hệ với thực tếP 2F2P. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về luận điểm này

cùng với các liên hệ thực tế tại Viện Công nghệ sinh học (CNSH), Đại học Huế.

Quan điểm giáo dục “Lý luận phải liên hệ với thực tế” của Bác Hồ, liên hệ tại Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế trang 1

Trang 1

Quan điểm giáo dục “Lý luận phải liên hệ với thực tế” của Bác Hồ, liên hệ tại Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế trang 2

Trang 2

Quan điểm giáo dục “Lý luận phải liên hệ với thực tế” của Bác Hồ, liên hệ tại Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế trang 3

Trang 3

Quan điểm giáo dục “Lý luận phải liên hệ với thực tế” của Bác Hồ, liên hệ tại Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế trang 4

Trang 4

Quan điểm giáo dục “Lý luận phải liên hệ với thực tế” của Bác Hồ, liên hệ tại Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế trang 5

Trang 5

Quan điểm giáo dục “Lý luận phải liên hệ với thực tế” của Bác Hồ, liên hệ tại Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4940
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm giáo dục “Lý luận phải liên hệ với thực tế” của Bác Hồ, liên hệ tại Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm giáo dục “Lý luận phải liên hệ với thực tế” của Bác Hồ, liên hệ tại Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế

Quan điểm giáo dục “Lý luận phải liên hệ với thực tế” của Bác Hồ, liên hệ tại Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế
 Đại học Huế 
 “ ”
 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
 Bác Hồ với giáo dục 
 QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC “LÝ LUẬN PHẢI LIÊN HỆ 
 VỚI THỰC TẾ” CỦA BÁC HỒ, LIÊN HỆ TẠI 
 VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ 
 *
 Hoàng Tấn Quảng 36TP0F
1. Đặt vấn đề
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành quả của một quá trình tiếp thu, 
chắt lọc và phát triển truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Do 
vậy, ở tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục luôn có sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận 
giáo dục và thực tiễn giáo dục, vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện tại, vừa chứa 
đựng khát vọng về một tương lai. Mục đích cao cả của Hồ Chí Minh - mục đích mà 
Người nguyện suốt đời phấn đấu - là mong cho dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, 
 1
tự do, hạnh phúcP1F .P 
 Trong thư gửi cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn 
hoá, ngày 31-8-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Văn hoá giáo dục là một mặt trận 
quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện 
thống nhất nước nhà. Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và của Chính 
phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận 
 2
phải liên hệ với thực tếP2F .P Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về luận điểm này 
cùng với các liên hệ thực tế tại Viện Công nghệ sinh học (CNSH), Đại học Huế. 
2. Nội dung
2.1. Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và của Chính phủ 
 Trong thư gửi cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc 
văn hoá nhân dịp bắt đầu năm học mới 1960-1961, ngày 31-8-1960, Chủ tịch Hồ Chí 
Minh đã nhấn mạnh: “Năm học này là năm kết thúc kế hoạch 3 năm và bắt đầu kế 
hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã 
* TS, Phó Bí thư chi bộ cơ sở Viện Công nghệ sinh học Đại học Huế.
1 Lê Văn Tuyên (2012) Vai trò và mục đích của giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Khoa Xây dựng Đảng, Trường 
 Chính trị Hậu Giang. 
2 Báo Nhân dân, số 2360, ngày 04-9-1960. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.190-191. 
 185 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
hội. Văn hoá giáo dục phải phát triển mạnh để phục vụ yêu cầu của cách mạng. Văn 
hoá giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở 
 3
miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”P 3F .P Như vậy, Chủ tịch Hồ chí 
Minh đã thể hiện rất rõ đường lối chính chị của nước ta thời bấy giờ là xây dựng chủ 
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, xây dựng cơ sở 
vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc dạy và học phải xuất phát từ nhu cầu của 
thực tiễn cuộc sống, nói chuyện tại Đại hội Giáo dục phổ thông toàn quốc (23-3-1956), 
Người động viên các thầy, cô giáo: “Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân, của 
Nhà nước. Thầy dạy tốt, trò học tốt, cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, 
 4
cho các ngành kinh tế và văn hóa. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy giáo, cô giáo”P4F .P 
Tư tưởng “giáo dục phải gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân” trở thành tư 
tưởng chủ đạo trong công tác đổi mới giáo dục hiện nay ở nước ta. 
 Quan điểm, đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam khi tiến hành đổi mới 
đất nước là thay đổi phương thức, chiến lược đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng không xa rời 
mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà thực hiện mục tiêu ấy bằng phương thức mới, với những 
bước đi khoa học. Đây là quan điểm cơ bản nhất, là nền tảng cho các quan điểm khác. 
 Quan điểm, đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay và 
những năm tới vẫn phải dựa trên những quan điểm, đường lối chiến lược ban đầu của 
thời kỳ đổi mới, song cần được phát triển và hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu đặt 
ra từ thực tiễn. Chúng ta xác định xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã 
hội chủ nghĩa (trước đây xác định trực tiếp bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và 
xây dựng chủ nghĩa xã hội) là mục tiêu nhất quán, điều mà Đảng ta đã xác định từ khi 
bước vào công cuộc đổi mới, cũng như cho hiện tại và mai sau. Văn kiện Đại hội XI của 
Đảng đã ghi: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân 
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế 
phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiên tiến phù 
hợp; có văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự 
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam 
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền 
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh 
 5
đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”P5F .P 
3 Báo Nhân dân, số 2360, ngày 04-9-1960. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.190-191. 
4 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.138. 
5 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.70. 
186 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
 Thấm nhuần lời dặn của Người về giáo dục, trong những năm qua, Đảng ta đã có 
nhiều quyết sách cho giáo dục, liên quan đến giáo dục; trong đó, xác định rõ: “Giáo dục 
trở thành quốc sách hàng đầu”; thực hiện “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi 
mới nội dung, giải pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”; 
triển khai “giáo dục cho mọi người”, “cả nước thành một xã hội học tập”, v.v... 
 Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền giáo dục của nước ta trong thời gian 
qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Vì vậy, Đại hội XII của Đảng đã đã đặt ra yêu cầu 
cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Theo đó, phải coi “giáo dục là 
quốc sách hàng đầu”, “chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức 
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận 
gắn liền với thực tế”, “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt 
nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”, nhằm “xây dựng con người Việt 
Nam phát triển toàn diện”, “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công 
 6
nghiệp theo hướng hiện đại”P6F .P Như vậy, có thể thấy các chủ trương, đường lối của Đảng 
về giáo dục và đào tạo là sự kế thừa và phát triển tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ 
Chí Minh đã đề cập từ 50 năm trước. 
2.2. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, liện hệ tại Viện CNSH, 
Đại học Huế 
 Trong nhiều bức thư, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các thầy cô 
giáo, học sinh, sinh viên, Người đều nhấn mạnh đến khía cạnh “học phải đi đôi với 
hành. “Hành” ở đây là thực hành, là làm việc, là sự vận dụng những điều đã học nhằm 
giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Nếu coi “học” là việc tiếp thụ tri thức, kinh 
nghiệm thực tiễn, thì “hành” là sự vận dụng những tri thức lý luận, kinh nghiệm thực 
tiễn để giải quyết bài tập, vận dụng vào hoạt động lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, 
cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình. 
 Hiện nay, quan niệm này được hiểu rộng hơn và thể hiện rõ trong Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04-11-2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về “Đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 
Trong các giải pháp mà Nghị quyết đưa ra, giải pháp thứ 3 thể hiện rõ vấn đề này. Đó 
là, đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội 
nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển 
khai theo hướng mở (cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, 
6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương, Hà Nội, 
 tr.114-115, 126, 76. 
 187 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng 
dạy cho người học), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn 
của ngành nghề mà người học đang theo đuổi. Về phương pháp, cho phép sử dụng đa 
dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải 
tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu. 
 Với quan điểm đó, Viện CNSH, Đại học Huế đã có những định hướng về 
nghiên cứu khoa học và đào tạo gắn liền với thực tiễn sản xuất của địa phương cũng 
như của người dân. 
 Về đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của xã hội, năm 
2018 Giám đốc Đại học Huế đã cho phép Viện CNSH, Đại học Huế đào tạo trình độ 
Tiến sĩ chuyên ngành Sinh học (mã số 9420101). Đây là chương trình đào tạo song 
ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), phù hợp cho ứng viên là người Việt Nam và quốc tế. 
Chương trình này được thiết kế để đào tạo ra những nhà nghiên cứu, giảng viên và 
chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực Sinh học theo định hướng ứng dụng. Tiến sĩ Sinh học 
là một ngành mới được đưa vào danh mục đào tào Tiến sĩ tại Việt Nam từ cuối năm 
2017, Viện CNSH là đơn vị đầu tiên trong cả nước mở ngành đào tạo này, điều này 
cho thấy hoạt động đào tạo của Viện đã gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của xã hội trong 
tình hình mới, việc đào tạo theo hướng ứng dụng cũng đáp ứng nhu cầu của xã hội 
hiện nay. Trước đây, việc học trình độ Tiến sĩ ngành Sinh học chỉ gói gọn trong một 
số chuyên ngành cụ thể, trong đó rất nhiều học viên sau khi hoàn thành chương trình 
thạc sỹ đã không thể học tiếp chương trình tiến sĩ do không có mã ngành. Việc Bộ 
Giáo dục và Đào tạo đưa thêm mã ngành Sinh học vào danh mục đào tạo đã mở ra rất 
nhiều cơ hội cho người học, giúp mở rộng đối tượng học theo nhu cầu thực tế của xã 
hội, đặc biệt là ở khu vực miền Trung -Tây Nguyên. 
 Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội, Viện CNSH đã mở rộng nhiều 
chương trình đào tạo ngắn hạn, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn; 
đồng thời hợp tác với các trường đại học, viện và trung tâm nghiên cứu trong và ngoài 
nước để đào tạo nhân lực chất lượng cao. So với giai đoạn trước chủ yếu đào tạo ngắn 
hạn về nuôi cấy mô tế bào thực vật và các kỹ thuật sinh học phân tử, đến nay Viện 
CNSH đã có 22 nội dung đào tạo ngắn hạn thuộc tất cả các lĩnh vực nghiên cứu của 
Viện. Điểm đặc biệt của các chương trình này là đẩy mạnh tính thực hành hơn, cho 
học viên thao tác trên các trang thiết bị hiện đại dưới sự hướng dẫn kỹ của các chuyên 
gia, giảng viên, nghiên cứu viên của Viện. Viện cũng đang đẩy mạnh nhiều hoạt động 
cử cán bộ đến đào tạo tại chỗ cho các địa phương có nhu cầu. Trong năm 2018 và đầu 
năm 2019, Viện tổ chức khá nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn, tập huấn tại các 
188 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
đơn vị thuộc tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Gia Lai, chủ yếu cho cán bộ làm việc 
trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp - môi trường. 
 Với lợi thế sẵn có của Viện là các phòng thí nghiệm với các trang thiết bị đồng bộ, 
hiện đại, các học viên sẽ được ưu tiên thực hành các kiến thức đã học tại các các phòng 
thí nghiệm. Học viên có thể thực hành trực tiếp các thao tác liên quan đến kỹ thuật gen, 
nuôi cấy vi sinh, nuôi cấy mô tế bào thực vật, hóa sinh, miễn dịch vừa đảm bảo giúp 
học viên nắm vững kiến thức vừa nâng cao kỹ năng làm thí nghiệm. Ngoài ra, các học 
viên học tập tại Viện còn được truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong quá 
trình dạy học. Các kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, thiết kế triển khai các đề tài, 
cách viết báo cáo và bài báo khoa học, cách xử lý các tình huống phát sinh trong quá 
trình thực nghiệm nghiên cứu, sẽ giúp học viên tiếp cận công việc tốt hơn sau này. 
 Viện CNSH đã hỗ trợ các trường trong và ngoài Đại học Huế đào tạo các chuyên 
ngành có liên quan đến Công nghệ sinh học, trong đó đặc biệt là giảng dạy thực hành và 
nghiên cứu khoa học. Trong thời gian qua, ngoài chương trình đào tạo tiến sĩ Sinh học 
của viện, Viện CNSH cũng là nơi triển khai đề tài tốt nghiệp của 10 NCS của Đại học 
Huế, trên 50 học viên cao học và hơn 100 sinh viên của các trường thành viên của Đại 
học Huế. Các ngành học đã có sinh viên, học viên được đào tạo tại Viện là ngành Công 
nghệ sinh học của Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) và Trường Đại học Bách 
khoa (Đại học Đà Nẵng); ngành Sinh học của Trường Đại học Khoa học và Trường Đại 
học Sư phạm, ngành Nông học và ngành Chăn nuôi - Thú y của Trường Đại học Nông 
Lâm (Đại học Huế). Các kết quả đạt được này cho thấy Viện CNSH đã rất chú trọng 
đến vấn đề đào tạo tay nghề cho học viên. 
 Nghiên cứu khoa học gắn liền với sản xuất và đời sống của người dân cũng đã 
được Viện CNSH triển khai trong thời gian qua. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của 
địa phương về vấn đề bệnh thủy sản, từ năm 2018, Viện CNSH đã triển khai chương 
trình nghiên cứu khoa học và công nghệ “Nghiên cứu ứng dụng CNSH để tạo sản 
phẩm sử dụng trong phòng trị một số bệnh ở tôm, cá nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế” 
với mong muốn đưa ra được các giải pháp phòng và trị bệnh hiệu quả trên tôm, cá, 
giúp người dân và các doanh nghiệp ổn định sản xuất, sinh kế và góp phần bảo vệ môi 
trường, nâng cao hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản. Đến nay, chương trình đã có 
những kết quả bước đầu đáng khích lệ. 
 Hiện tại, viện CNSH đã có một số sản phẩm đã chuyển giao như quy trình sản 
xuất chế phẩm sinh học Bokashi Trầu, các loài thủy sản (cá dìa, cá căng, ngao dầu, 
lươn đồng,), các giống cây in vitro (ba kích tím, lan hồ điệp). Ngoài ra, Viện có 
rất nhiều sản phẩm đang ươm tạo để hoàn thiện như vaccine E. coli tái tổ hợp, phòng 
bệnh tiêu chảy, phù đầu do E. coli ở lợn; kháng thể Cầu trùng gà; kit phát hiện nhanh 
 189 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E. coli; chế phẩm tảo Skeletonema costatum làm 
thức ăn nuôi tôm 
3. Kết luận 
 Mặc dù gần 60 năm trôi qua, nhưng tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo 
dục “Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và của Chính phủ, gắn liền 
với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ 
với thực tế” vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay và thể hiện rõ trong các văn kiện 
của Đảng. Trong bối cảnh chung, hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của Viện 
Công nghệ sinh học, Đại học Huế cũng không nằm ngoài định hướng đó, gắn các hoạt 
động của Viện với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội ở khu vực miền Trung theo đúng 
chủ trương, đường lối của Đảng và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. 
190 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_giao_duc_ly_luan_phai_lien_he_voi_thuc_te_cua_bac.pdf