Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của văn hóa trong đời sống và tiến bộ xã hội
Văn hóa, bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, vừa là một
phạm trù thuộc kiến trúc thượng tầng, vừa là một hiện tượng lịch sử - xã hội, luôn
vận động, biến đổi không ngừng. Trong số hơn 400 khái niệm, định nghĩa về văn hóa
hiện nay, thật khó xác định định nghĩa nào là bao quát được đầy đủ nội hàm và bản
chất của nó. Xuất phát từ các quan điểm, lập trường, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau,
nên ý kiến của các nhà nghiên cứu về văn hóa xưa nay cũng khác nhau. Bài viết này
đưa ra quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất,
chức năng, vai trò của văn hóa trong đời sống và tiến bộ xã hội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của văn hóa trong đời sống và tiến bộ xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của văn hóa trong đời sống và tiến bộ xã hội
tầng mà loài người đã kì công xây cất cũng có các chức năng trên. Triết T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 139 học, đạo đức, tôn giáo cũng mở mang nhận thức, giáo dục con người, hướng con người tới cái đẹp theo các tiêu chí, quan niệm lịch sử - thời đại và ý nghĩa, mục đích bản thể của nó. Đến một giai đoạn nào đó, chẳng hạn như hiện nay, bên cạnh lợi ích được mở mang trí tuệ, đúc rút kinh nghiệm, giáo dục, hình thành nhân cách từ việc được hưởng thụ các giá trị văn hóa có sẵn, việc sáng tạo các giá trị văn hóa mới nhiều khi còn xuất phát từ nhu cầu giải trí. Không phải trước đây, văn hóa không có chức năng giải trí, chỉ có điều hiện nay, khi nhu cầu về vật chất, tinh thần của một bộ phận, cá nhân nào đó đã thỏa mãn, người ta đôi khi có ý thích phát minh, sáng tạo ra các sản phẩm kì quặc, không giống ai, không phục vụ ai ngoài bản thân mình. Bởi thế, hàng năm, bên cạnh việc trao tặng giải Nobel nhằm tôn vinh sự sáng tạo, cống hiến của các tài năng kiệt xuất, còn có giải Ig Nobel dành cho các công trình nghiên cứu, “sáng tạo” kì quặc này. Tất nhiên, việc có cho đó là các “giá trị văn hóa” hay không lại là chuyện khác. Tiếp theo C.Mac và F. Ăngghen, V.Lênin là người trực tiếp xác định và cụ thể hóa các vấn đề thuộc về bản chất, nội dung, sự cần thiết phải xây dựng một nền văn hóa mới mà Người gọi là văn hóa vô sản hay văn hóa xã hội chủ nghĩa. Tiền đề để xây dựng nền văn hóa mới (về điều này, Lênin cũng thống nhất quan điểm với C.Mac và F. Ăngghen) là sự xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, dân tộc này bóc lột dân tộc khác. Đánh giá rất cao ý nghĩa lịch sử của chủ nghĩa Mac, Lênin cũng đồng thời đề xuất nguyên tắc, yêu cầu có tính phương pháp luận cho việc xây dựng nền văn hóa mới: “không phải nghĩ ra một thứ văn hóa vô sản mới, mà là phát triển những kiểu mẫu ưu tú, những kết quả tốt nhất của nền văn hóa hiện tồn”. Trên cơ sở đó, thậm chí, “Với một thái độ kiên quyết, V.Lênin đã yêu cầu những người cộng sản Nga “Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hóa do chủ nghĩa tư bản để lại và dùng nền văn hóa đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải tiếp thu toàn bộ khoa học, kĩ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả nghệ thuật. Không có cái đó, chúng ta không thể xây dựng cuộc sống của xã hội cộng sản được” [1, tr.101]. Tư tưởng của Lênin về văn hóa vừa có tính bao quát vừa cụ thể, từ việc cải thiện đời sống kinh tế, tạo dựng môi trường văn hóa, tự hoàn thiện bản thân, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa đến mục tiêu, vai trò của giáo dục, trách nhiệm của văn học nghệ thuật, báo chí tuyên truyền, công tác phát hành, truyền bá các sản phẩm văn hóa v.v Theo Lênin, yếu tố quyết định, bảo đảm sự thành công, thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải xây dựng con người có văn hóa, bao gồm cả học vấn, tri thức, kĩ năng đến đạo đức, lối sống, thái độ ứng xử Vì con người là “ tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”, nên để bảo đảm nhiệm vụ then chốt này, Người cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với xã hội, nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội, các cấp, ngành cụ thể đối với việc nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân: “Nói nhà trường đứng ngoài cuộc sống, ngoài chính trị là nói dối và lừa bịp”; “Đảm bảo thành công nếu như ta có đủ? Cái gì? Trình độ văn hóa!!! Càng có nhanh được cái đó (tức là tri thức, học vấn, văn hóa, năng 140 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi lực quản lý, kinh doanh v.v) thì càng có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao động, để quản lý kinh doanh có lãi, để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, để vứt bỏ “những cái ung nhọt của xã hội cũ” là tệ quan liêu, nạn tham nhũng, thói lười biếng, lề mề, vô trách nhiệm” [1, tr.167]. Chỉ có nâng cao được trình độ văn hóa mới bảo đảm cho con người phát triển hết các khả năng của mình, mà “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người”, bởi văn hóa chính là động lực cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Có thể nói, đứng trên lập trường tư tưởng Macxit, các quan điểm, đường lối, nhiệm vụ mà Lênin đặt ra đối với lĩnh vực văn hóa nói chung, các hoạt động văn hóa nói riêng có tính biện chứng, tính kế thừa và phát triển rõ ràng, vì thế, nó vẫn có ý nghĩa thời sự, cấp bách, định hướng cho mục tiêu phát triển, nâng cao đời sống văn hóa vật chất và tinh thần cho con người hiện nay. Ở Việt Nam, người ý thức sâu sắc nhất về vai trò, giá trị của văn hóa đối với đời sống và tiến bộ xã hội, sự cần thiết, nhanh chóng xây dựng nền văn hóa mới chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [4, tr.511]. Xác định rõ nội hàm của văn hóa, Người đồng thời phân tích và nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và cơ sở hạ tầng, văn hóa và kinh tế, chính trị, xã hội: “Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới đủ điều kiện phát triển được”. Theo Người, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cùng phải chú ý, coi trọng ngang nhau là chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, trong đó chính trị và kinh tế là cơ sở, nền móng cho sự phát triển của văn hóa và văn hóa đóng vai trò là động lực của sự phát triển, tiến bộ xã hội: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Khi dân tộc bị thống trị, áp bức, văn hóa cũng bị nô dịch, vì vậy, phải tiến hành cách mạng dân tộc để giải phóng đất nước, giải phóng xã hội, từ đó, giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển: “Xưa kia chính trị bị áp bức, nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được”. Khi đất nước đã được giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng, Người đã chỉ rõ kinh tế là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, vì vậy phải xây dựng kinh tế làm cơ sở hạ tầng cho sự phát triển văn hóa “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta” [3, tr.13]. T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 141 Cũng như V.Lênin ngay sau Cách mạng tháng Mười, Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng thấy rất rõ rằng, tình trạng văn hóa thấp của quần chúng cùng với nền tảng kinh tế yếu kém sẽ cản trở con đường phát triển của quốc dân đồng bào trong việc xây dựng đời sống mới, xã hội mới. Bởi vậy, tháng 4 năm 1946, Người đã ký sắc lệnh thành lập Ủy ban Trung ương vận động đời sống mới và đến tháng 3 năm 1947, Người trực tiếp viết cuốn sách Đời sống mới để hướng dẫn xây dựng đời sống mới trong mọi tầng lớp nhân dân và toàn xã hội. Mục tiêu, nội dung của chương trình xây dựng đời sống mới thực chất là xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Sở dĩ Người dùng cụm từ đời sống mới là bởi khi đó, trình độ nhận thức của nhân dân nói chung còn thấp, các khái niệm, thuật ngữ trừu tượng như văn hóa, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng không phải ai cũng hiểu được. Đời sống mới tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, về mục đích, mục đích của việc xây dựng đời sống mới xét đến cùng là “... làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn”. Thứ hai, về quan điểm, xây dựng đời sống mới không có nghĩa là phá bỏ hoàn toàn, phủ nhận sạch trơn đời sống cũ, tập tục cũ: “Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, cái gì cũng làm mới (). Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý Cái cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” [2, tr.94-95]. Sau này, trong nhiều bài viết, bài phát biểu tại các hội nghị trung ương về sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, Người thường nhấn mạnh: “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam”. Rõ ràng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc không đồng nghĩa với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đóng cửa, khép kín và nó cũng xa lạ với kiểu bắt chước, học đòi, lai căng, tự đánh mất đặc thù và bản sắc riêng của mình. Có thể coi các chủ trương kế thừa, phát huy có chọn lọc những truyền thống văn hóa tốt đẹp phù hợp với những điều kiện lịch sử mới, kiên quyết phê phán và loại bỏ những tập tục lạc hậu, cổ hủ, tăng cường mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tốt đẹp, tiến bộ của văn hóa nhân loại, tỉnh táo chống lại sự xâm nhập của mọi thứ văn hóa độc hại... của Đảng ta sau này chính là sự cụ thể hóa các quan điểm sâu sắc đó. Thứ ba, về nội dung, xây dựng đời sống mới tức là xây dựng đạo đức mới, lối sống mới, nếp nghĩ nếp sống mới, trong đó, xây dựng đạo đức mới phải là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Về đạo đức mới, Người nhấn mạnh đến các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính cần có với con người nói chung, cán bộ công chức nói riêng. Về lối sống mới, cần xây dựng thái độ, phong cách sống, lao động, làm việc chuẩn mực; phong cách, lối sống mới này sẽ trở thành thói quen mới, dần dần làm thay đổi các thói quen cũ, nếp nghĩ nếp sống cũ. Thứ tư, về cách thức, cán bộ cần phải tu sửa bản thân, làm gương cho dân, tuyên 142 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi truyền, hướng dẫn nhân dân cùng xây dựng đời sống mới; bên cạnh đó, cần có chế độ biểu dương, khuyến khích, khen thưởng và xử phạt kịp thời. Thứ năm, việc xây dựng đời sống mới phải được triển khai sâu rộng từ trung ương đến địa phương, từ thành phố đến nông thôn, từ các đô thị đến các làng xã Mỗi người, mỗi ngành, mỗi đoàn thể cần ý thức rõ và có những việc làm cụ thể phù hợp hoàn cảnh để xây dựng đời sống mới, để đời sống mới thực sự trở thành phong trào phổ biến, rộng khắp, tạo nên những thay đổi cơ bản trong đời sống xã hội và tinh thần của nhân dân. Có thể nói, “đời sống mới”, nền văn hóa mới, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải là một nền văn hóa “hợp với tinh thần dân chủ” và giàu chất nhân văn, mà trước hết là sự tôn trọng và yêu thương con người, bồi dưỡng nâng cao đời sống tinh thần của con người, góp phần vào việc phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống mới. Phải làm thế nào để văn hóa thấm sâu vào ý thức của quốc dân, giúp mỗi người tự sửa đổi được tư tưởng vụ lợi, lối sống buông thả, hưởng lạc hay sự chây lười, ỷ lại...; văn hóa phải làm thế nào để cho mỗi người dân Việt Nam, từ trẻ đến già, từ đàn ông đến đàn bà, từ thành phố đến các làng xã, nhất là thế hệ thanh niên đều thấm nhuần lý tưởng độc lập, tự do, phấn đấu hết sức mình để đạt được lý tưởng cao cả đó. Người kì vọng lớn vào thế hệ thanh niên. Sau này, trong thư gửi cho thanh niên, Người đã khẳng định: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên. Nói đến văn hóa là nói đến phẩm chất, giá trị, trình độ của con người. Nuôi dưỡng các phẩm chất, xây đắp các giá trị tinh thần, tư tưởng, tình cảm và nâng cao trình độ dân trí là những chức năng không thể tách rời của văn hóa. Xác định “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” [5], theo yêu cầu của từng thời kỳ của cuộc đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh: “Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”. Người nhắc nhở: Phong trào văn hóa đã có bề rộng nhưng chưa có bề sâu, nặng về mặt giải trí mà còn nhẹ về mặt nâng cao tri thức của quần chúng. Chính từ quan điểm đó mà Người luôn đòi hỏi rất cao đối với đội ngũ những người làm công tác văn hóa và chất lượng của các hoạt động văn hóa. 6. KẾT LUẬN Văn hóa là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của xã hội loài người, thước đo của nền văn minh nhân loại. Các nghiên cứu về văn hóa nói chung xưa nay rất đa dạng, từ nhiều khuynh hướng, trường phái khác nhau, xuất phát từ các quan điểm, góc độ tiếp cận khác nhau, song chung qui đều khẳng định: văn hóa - bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần - là sản phẩm của riêng loài người, do loài người sáng tạo, gìn giữ và bồi đắp trong suốt quá trình sinh tồn và phát triển. Văn hóa vật chất là điều kiện, cơ sở, động lực thúc đẩy sự phát triển văn hóa tinh thần và văn hóa tinh thần là kết quả cuối cùng của sự T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 143 phát triển ấy. Sáng tạo các giá trị văn hóa, con người cũng đồng thời hưởng thụ, không ngừng làm cho nó phong phú, giàu có và nhân văn hơn. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, có điểm tựa là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đã và đang là chỗ dựa vững chắc cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta hiện nay. Hồ Chí Minh là nhà lý luận văn hóa, đồng thời chính Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất. Ở Người, nói thống nhất với làm, lý luận gắn liền thực tiễn, chính vì vậy, những tư tưởng chỉ đạo của Người vừa giản dị, thiết thực, gắn với từng thời kì cụ thể; vừa có tầm chiến lược lâu dài, có sức thuyết phục cao. Đó cũng chính là niềm tự hào và hạnh phúc đối với sự nghiệp phát triển văn hóa cách mạng của đất nước và dân tộc ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PSG.TS.Phạm Duy Đức (chủ biên), Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2008. 2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.5, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2004. 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.10, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2004. 4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.12, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2004. 5. Hồ Chí Minh, Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, NXB Văn học, H., 1981. Opinions of Marxist-Leninist and Ho Chi minh Ideology about the root, essence, function and role of culture in life and social development Abstract: Culture, which includes physical culture and mental culture, is not only a category about upper-layer knowledge but it is also a historic-social phenomenon. It always keeps moving forward continually. Among 400 definitions and more, the definition of today’s culture is hard to be choose which one could cover its full of connotation and substance. From the view, standpoints and different researching subjects; reachers’ opinions then become various. This article shows the opinion of Marxist-Leninist and Ho Chi Minh ideology about the root, essence, function and role of culture in life and social development. Keywords: Marxist-Leninist, Ho Chi Minh ideology, culture, social development.
File đính kèm:
- quan_diem_cua_chu_nghia_mac_lenin_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_ng.pdf