Phương thức ứng xử với thời cuộc trong tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong số ít người có
cuộc đời với tư tưởng và phương thức ứng xử với thời cuộc khá đặc biệt. Sống
trọn thế kỷ XVI với nhiều biến động về chính trị, chiến tranh liên miên, đạo đức
xã hội suy đồi, thời cuộc loạn ly, lòng người chao đảo, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
chủ động lựa chọn cho mình một phương thức ứng xử phù hợp và thức thời - khi
thì nhập thế giúp nước cứu đời, khi thì lui về ở ẩn để giữ vững khí tiết thanh cao,
hưởng thú vui tự tại, bình yên. Qua Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (chủ yếu qua
Tổng tập thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm của Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải
Phòng (2014)) bài viết làm rõ tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm mà trong đó
phương thức ứng xử với thời cuộc là một nội dung quan trọng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương thức ứng xử với thời cuộc trong tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm
Khiêm còn là thái độ thản nhiên trƣớc những sự sống chết, đƣợc mất, cùng thông. Là một triết nhân với triết lý nhân sinh nhàn nhã, ông thấy đƣợc quy luật biến chuyển xoay vần của cuộc đời để không bám víu vào cái không thể bám víu, không thể lấy cái tƣơng đối làm cái tuyệt đối và cũng để điềm tĩnh thản nhiên vƣợt lên trên mọi giới hạn danh lợi, sân si của cuộc sống nhân gian. Cũng vì vậy, đối với mọi sự hơn thua ở đời, ông cũng dửng dƣng coi thƣờng. “Chán việc hơn thua đầy trƣớc mắt. Làm tiên nhàn nhã ở trên đời” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 125). Có thể nói, quan niệm vô sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là một HỲNH NGỌC BÍCH – PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI THỜI CUỘC 10 phƣơng thức biểu hiện của sự nhàn nhã về mặt tinh thần - đó chính là biểu hiện của nhàn trong tâm - tâm nhàn. Tâm nhàn là tâm trống không, hoàn toàn thảnh thơi không bị ràng buộc hay bị chi phối bởi sự thế xung quanh. Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, tâm trống không thì mới thảnh thơi, vô sự, không còn tham dục, không vƣớng công danh, không chấp thị phi, không định kiến. “Tâm trống rỗng” đƣợc Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh giá rất cao, ông thƣờng nói: “Thói tục, tiết ngay, đâu dễ đổi, Trời già, tâm rỗng, tự nhiên hay” (Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 159). Lòng có vô sự thì tâm mới “lâng lâng”, “tự tại”, giống nhƣ mặt nƣớc lặng mới phản ánh rõ mặt trăng. Nắm đƣợc quy luật ấy nên Nguyễn Bỉnh Khiêm bao giờ cũng “vui nƣớc biếc với non này. Cây cỏ tiêu dao cảnh tháng ngày” “cơ quan liễu khƣớc đều vô sự, tân quán sài môn tận nhật khai” (trong lòng không có cơ mƣu thì tự nhiên vô sự, cửa sài ở quán tân cứ mở suốt ngày), “hƣ thất hồn vô bán điểm ai, sài môn tận nhật bạng giang khai” (nhà trống không chẳng nhuốm chút bụi trần, cửa sài bên sông mở suốt ngày). “Thản nhiên vô sự lòng không muốn, nhà không chẳng bợn chút trần ai” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 659). Theo phép tắc của lý học Tống Nho, nếu giữ đƣợc cho lòng mình trống không thì sẽ có thể hiểu “cùng lý cùng tính”. Tiếp cận tƣ tƣởng này, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: “Một chiếc thuyền không lánh việc đời”. Rõ ràng, ông chủ trƣơng vô sự là để lòng thanh thản, trống trải. Khi ấy con ngƣời mới khách quan và sáng suốt, mới hiểu đƣợc lý của tự nhiên, của trời đất, thấu đạt lẽ đời, tránh đƣợc sai lầm, mê muội. Hình ảnh chiếc thuyền không mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến không chỉ đơn thuần mang nghĩa là nói đến cuộc sống nhàn tản phóng khoáng mà còn hàm ý một triết lý sâu xa. Đó là sự thoát khỏi vòng cƣơng tỏa của danh lợi, đem cái tâm thuần khiết mà đối xử với mọi ngƣời, mọi vật thì tâm đó sẽ càng bình thản: “Xét thấy trong cảnh nhàn không có gì là bận rộn, mặt trời đã lên cao mà vẫn ngon giấc bên song cửa phía đông”, “suy ngẫm đời nhàn vui rảnh việc, gần trƣa ngon giấc ở bên song”, “nhàn đến đóng cửa sài cả ngày” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 1170). Với chủ trƣơng vô sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đứng bên ngoài các cuộc phân tranh, vƣợt lên trên sự tranh chấp xâu xé của các tập đoàn phong kiến thống trị. “Cứu đắm, phò nguy, thẹn bất tài,. Trên đời mọi việc đều quên hết, tân quán cửa sài mở suốt thôi” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 1392). Chủ trƣơng vô sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng tỏ ông là ngƣời nắm vững thời thế, hành động theo thời thế. Nhiều lần ông đã đề cập đến việc ứng xử tùy thuộc thời thế, và đây có thể xem nhƣ là một điểm tựa, một cơ sở cho tƣ tƣởng nhàn của ông: “đêm trăng Giám Hồ tình thơ cao xa, Gió thu Bành Trạch hứng rƣợu càng TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (252) 2019 11 nhiều” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 1245). Bành Trạch tức Đào Uyên Minh (Đào Tiềm), từng làm quan lệnh Bành Trạch, do chán cảnh quan lại luồn cúi, nên cáo quan về ở ẩn, đƣợc ngƣời đƣơng thời gọi là Tĩnh Tiết tiên sinh để khen sự liêm khiết của ông. Lối sống ẩn dật của ông ảnh hƣởng đến nhiều nho sĩ Việt Nam, trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã noi theo Đào Tiềm, vui với thiên nhiên, xa lánh chốn quan trƣờng, ông thƣờng gợi nhớ về những tấm gƣơng ẩn dật của các bậc tiền bối, nhƣ là một cách để tự răn mình. Tƣ tƣởng vô sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang màu sắc Lão - Trang nhƣng vẫn đậm nét Nho giáo. Vô sự ở Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là trốn tránh trách nhiệm, phủi bỏ nhiệm vụ của cá nhân với cộng đồng xã hội, không phải là thoát ly xã hội, mà nó là một triết lý sống, một phƣơng thức ứng xử không ham danh lợi, địa vị, vật chất tiền tài, coi thƣờng bon chen, bất mãn với thói đời đen bạc. Vô sự là sống lạc thiên, tri mệnh, vui thú, khoáng đạt nhƣng vẫn “ƣu thời mẫn thế”. Đây là nét đặc sắc trong phƣơng thức ứng xử giữa thời loạn ly của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh hƣởng sâu sắc những triết lý của Nho gia cũng nhƣ phƣơng châm xử thế trƣớc thời cuộc của các bậc tiên nho, Nguyễn Bỉnh Khiêm có những quan niệm đặc sắc về thời cuộc. Theo ông muốn hành động cho hợp lý phải xem xét thời thế, phải tùy thời, bởi vì: “Có thuở đƣợc thời mèo đuổi chuột. Đến khi thất thế kiến tha bò”, “Gặp thời dại cũng hóa nên khôn” và “Tri cơ ứng biến thì đƣợc vẹn toàn” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 298). Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta thấy hình ảnh của một kẻ sĩ đối với thời cuộc biết “tri cơ” và “kiến cơ”. Khổng Tử trƣớc đây đã dùng hình ảnh con chim biết lúc nào nên đậu, lúc nào nên bay để tƣợng trƣng cho phƣơng châm xử thế tùy thời của nhà nho. Xét thời thế để hành hay tàng, xuất hay xử là con đƣờng không xa lạ đối với những ngƣời theo Nho giáo. 2.3. Nỗi niềm đau đáu về tình đời, vận nƣớc và khát vọng cứu vãn xã hội đƣơng thời Sống trong cảnh loạn ly, cảm thấy bản thân khó gánh đƣợc trọng trách “phù nghiêng đỡ lệch”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cách sống tự tại, vô sự, ẩn dật vui thú hƣởng nhàn, nhƣng sâu thẳm trong tận lòng ông luôn đau đáu một nỗi lo về vận nƣớc, tình dân. Việc lúc ra làm quan, lúc về ở ẩn gián đoạn của ông đã chứng minh điều này. Và chính đó cũng là nét độc đáo trong phƣơng thức ứng xử trƣớc thời cuộc của ông - phƣơng thức ứng xử không đua tranh danh lợi nhƣng tình dân, vận nƣớc vẫn đeo mang. Điều này thể hiện ở khát vọng về xã hội hòa bình, thịnh trị và mong muốn “an dân” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Là nhà thơ chỉ để ở việc hành đạo, giúp đời, lập chí “phù nguy chửng nịch”, mong đem tài năng ra nâng đỡ sơn hà, song, ƣớc nguyện bất thành, HỲNH NGỌC BÍCH – PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI THỜI CUỘC 12 Nguyễn Bỉnh Khiêm vui sống với thiên nhiên, ruộng vƣờn, nén giấu nỗi niềm ƣu quốc ái dân của mình vào trong, ông không lúc nào không đau đáu về một xã hội thịnh trị, thái hòa, dân chúng an lạc, yên vui. Lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ XV đến thế kỷ XVI là sự nối tiếp khốc liệt của sự tranh giành, phân tranh dữ dội giữa các tập đoàn phong kiến. Chiến tranh nối tiếp chiến tranh, 50 năm chiến tranh Nam - Bắc triều (1546 - 1592), 50 năm chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672), xã hội Việt Nam oằn mình trong nỗi đau nồi da xáo thịt. Đời sống nhân dân khốn khổ, điêu linh. Đó là thời kỳ “gian khổ đầy những chiến tranh và vật lộn giữa các họ cầm quyền, giai đoạn phong kiến rối loạn mà các nhà Khổng học không ngừng nhắc đến một cách ngậm ngùi, chua cay” (Lƣơng Ninh, 2005: 100). Thực tế đó làm cho Nguyễn Bỉnh Khiêm càng khao khát về một xã hội hòa bình, thịnh trị. Một xã hội mà bên trên vua sáng tôi hiền, bên dƣới dân chúng sống hòa bình, no ấm, không còn cảnh chồng vợ phân ly, cha con chia lìa. Suốt đời Nguyễn Bỉnh Khiêm ôm ấp một nguyện vọng về một xã hội nhƣ thời Nghiêu Thuấn. Rất nhiều lần ông bày tỏ mong ƣớc này: “Hà thời thái tổ Đƣờng Ngu trị. Y cựu hiền khôn nhất thái hòa - Bao giờ lại đƣợc trông thấy thời bình trị Đƣờng Ngu để cho trời đất lại đƣợc thái bình nhƣ xƣa” (Viện Văn học - Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2014: 191). Xã hội mà Nguyễn Bỉnh Khiêm khao khát là xã hội với những giá trị, chuẩn mực đạo đức đƣợc giữ gìn, bảo tồn, con ngƣời đối xử với nhau chân thành hòa nhã; sung túc về kinh tế, ngƣời dân đều đƣợc lao động, có cuộc sống no cơm ấm áo. Mọi ngƣời dân biết phân biệt điều xấu điều tốt, biết phân biệt việc phải việc trái, có cuộc sống lƣơng thiện, giữ gìn những giá trị đạo đức cao đẹp, không bị lợi ích làm mù quáng, không bị kim tiền che mắt, trút bỏ mọi tham lam tính toán cho riêng mình. Xã hội mà Nguyễn Bỉnh Khiêm hƣớng đến là xã hội ổn định về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa mà đặc biệt nhất là xã hội ổn về lòng dân, khi đó dân tin, dân quý nhà cầm quyền nhƣ cha con, anh em, bè bạn. Để có một xã hội thái bình thịnh trị, cứu vãn trật tự xã hội, Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ trƣơng thực hiện đƣờng lối cai trị bằng nhân nghĩa, dùng nhân nghĩa để giáo huấn, giáo hóa con ngƣời và duy trì trật tự ổn định của xã hội. Ngƣời thực hiện tốt nhiệm vụ này không ai khác hơn là vua. Do vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất chú ý đến vai trò và phẩm chất của vị vua trong xã hội. Vua phải dùng nhân nghĩa để giáo hóa dân chứ không phải dùng quyền uy và mệnh lệnh bạo tàn. Ông viết: “Thánh chủ chỉ kim nhân thắng bạo - Thánh chúa ngày nay chỉ lấy nhân nghĩa để thắng bạo tàn” (Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2015: 254). Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, vua phải là ngƣời công bằng, ngƣời cầm cán cân công lý, biết yêu nƣớc và hết lòng vì dân, vua phải là ngƣời nếu có bó đuốc TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (252) 2019 13 sáng thì nên soi dân nơi nhà nát xóm nghèo: “Quân vƣơng nhƣ hữu quang minh chúc. Ƣng chiếu cùng lƣ bộ ốc dân” (Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2015: 153), để “dân lầm than khổ cực đều đƣợc nằm trên nệm chiếu yên ổn” (Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2015: 242). Vua nhƣ vậy, và quan lại cũng phải nhƣ vậy, theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, bầy tôi khi giúp vua cũng phải “nhân nghĩa tựa nhƣ son”. Có đƣợc vua sáng tôi hiền nhƣ vậy thì mô hình về một xã hội thái bình sẽ trở thành hiện thực. Đau đáu nỗi niềm thƣơng nƣớc, thƣơng dân Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn xem trọng sức mạnh của dân chúng và sẵn sàng “nhập thế” để ngƣời dân có đƣợc cuộc sống yên vui hạnh phúc. Ông luôn mong muốn đem lại cho dân chúng cuộc sống bình yên, no ấm, đƣợc phát triển tự do, tự chủ đối với cuộc đời của mình. Trong thế kỷ mà Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh sống, xã hội oằn mình trong máu lửa chiến tranh. Con ngƣời nơm nớp lo sợ, tính mạng luôn bị đe dọa. Thực tại nhƣ vậy, nên muốn dân đƣợc yên ổn, theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách thiết thực nhất là phải xóa bỏ chiến tranh, chấm dứt, loại trừ những hành động tàn ác bạo ngƣợc đối với dân. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng phân biệt rất rõ chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa. Ông đề cao và tham gia vào các cuộc chinh phạt nhằm chống lại bọn giặc cƣớp tàn hại nhân dân. Nhƣng đối với các cuộc chiến tranh khác, những cuộc chiến tranh vì lợi ích của cá nhân và dòng họ thì ông lại kịch liệt lên án. Có thể nói, cả cuộc đời lo toan vì nợ nƣớc, vì tình dân, nhƣng Nguyễn Bỉnh Khiêm sống đầy lạc quan, hào phóng, mong muốn “gắng sức ngày đêm” làm việc để đất nƣớc thanh bình, nhân dân yên ổn. Chí nguyện cao đẹp cả đời ông là nét son sáng chói ghi nhận tên tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm trong dòng chảy mênh mông của dòng sông tƣ tƣởng dân tộc. 3. KẾT LUẬN Dù đau đáu lo đời, lo nƣớc, lo dân nhƣng ở Nguyễn Bỉnh Khiêm lại bộc lộ một phong thái sống ung dung, nhàn nhã. Sự hòa hợp tƣởng chừng nhƣ mâu thuẫn này đặc biệt chỉ có ở Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và đó cũng chính là cách ứng xử đặc biệt, làm nên dấu ấn của Nguyễn Bỉnh Khiêm so với các nhà tƣ tƣởng đƣơng thời. Trong thời buổi loạn lạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ động chọn phƣơng thức ứng xử là vận dụng hợp lý hai chữ xuất-xử vào hoàn cảnh lịch sử đầy biến động mà ông là ngƣời trong cuộc. Chọn cách sống tự tại và vô sự, ông đã xác lập một nhân sinh quan xử thế hợp lý. Đó là thái độ sống ung dung tự tại, tìm đến với thiên nhiên, tìm đến sự an bình trong tâm. Đó chính là đi tìm cái tĩnh trong cái động, thấy đƣợc sự đứng im tƣơng đối trong sự vận động tuyệt đối. Song, đằng sau sự vô sự, dửng dƣng là cả một nỗi lo toan, day dứt với đời, với thời, với ngƣời, là khát vọng về một xã hội hòa bình thịnh trị. Đúng nhƣ lời nhận xét của HỲNH NGỌC BÍCH – PHƢƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI THỜI CUỘC 14 Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con ngƣời “đời dùng thì làm, đời bỏ thì ẩn, đối với tiên sinh dù chẳng đắc dụng cũng có hề chi” (Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2015: 412). Và cũng vì vậy mà “tuy ở nhà bốn mƣơi tƣ năm mà lòng không ngày nào quên đời, ƣu thời mến tục đều lộ trong thơ. Con ngƣời nhàn dật, tự tại trong Tuyết Giang phu tử vì thế vẫn chƣa thoát khỏi học thuyết Nho giáo, vẫn chƣa ra ngoài quan niệm “hành-tàng”, “xuất- xử”, “nguy bang bất nhập, loạn bang bất cƣ” để hòa mình vào thế giới của Lão Trang” (Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2015: 312). Ra rồi về, về rồi ra, quá trình hành tàng, xuất xử ấy của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hẳn có nhiều lý do, nhƣng dù sao đi nữa thì “cái đáng trân trọng và đánh giá cao nhất ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là dù xuất hay xử, tấm lòng của ông luôn luôn hƣớng về đất nƣớc, về nhân dân. Tƣ tƣởng và tình cảm cao đẹp đó không đƣa ông vƣợt qua những hạn chế của thời đại nhƣng là nền tảng tinh thần, là chất liệu cơ bản để cùng với tri thức uyên bác và tài năng sáng tạo của mình, nâng ông lên địa vị một danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc, một nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XVI với uy tín và ảnh hƣởng rộng lớn bao trùm đất nƣớc lúc đó” (Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, 2015: 112). Đó cũng là một trong những bằng chứng chứng tỏ: “Nguyễn Bỉnh Khiêm là sản phẩm văn hóa điển hình của thế kỷ XVI - một thế kỷ nặng về chinh chiến và nhiều biến động nên phải lựa chọn một phƣơng thức ứng xử văn hóa khả dĩ có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đời sống tinh thần vốn muôn phần phức tạp” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 28). TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chƣơng. 1997. Việt Nam văn học (thế kỷ XVII - nửa đầu thế kỷ XVIII). Hà Nội: Nxb. Giáo dục. 2. Viện Văn học, Hội đồng Lịch sử Hải Phòng. 2014. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, tổng tập. Hà Nội: Nxb. Văn học. 3. Hội đồng Lịch sử Hải Phòng. 2015. Hội thảo “Di sản văn học – Nguyễn Bỉnh Khiêm - tư tưởng và khuynh hướng thẩm mỹ”. Hà Nội: Nxb. Văn học. 4. Lƣơng Ninh (chủ biên). 2005. Lịch sử Việt Nam giản yếu. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 5. Nguyễn Hữu Sơn. 2003. Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý thế sự. TPHCM: Nxb. Trẻ. 6. Nguyễn Nghiệp. 1997. Trạng Trình và Sấm ký. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Thông tin. 7. Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn. 2000. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1984. TPHCM: Nxb. TPHCM. 8. Vũ Minh Tâm. 1996. Tư tưởng triết học về con người. Hà Nội: Nxb. Giáo dục.
File đính kèm:
- phuong_thuc_ung_xu_voi_thoi_cuoc_trong_tu_tuong_triet_hoc_ng.pdf