Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin

John M. Keynes là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của kinh tế học thế kỷ XX. Tuy nhiên,

kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009, những tư tưởng nguyên bản của Keynes mới

có điều kiện trỗi dậy, và giới nghiên cứu lịch sử kinh tế mới có điều kiện thoát ra khỏi phương pháp

tái hiện duy lý để xem xét và đánh giá thực sự các tư tưởng của Keynes. Sử dụng phương pháp tái

hiện lịch sử, bài viết này tập trung xem xét, đánh giá về phương pháp và cách tiếp cận kinh tế của

Keynes từ quan điểm duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Bài viết chỉ ra rằng bất kể sở

hữu một trí tuệ vượt trội và điều kiện giáo dục tinh hoa của mình, các phương pháp và tiếp cận của

Keynes nhìn chung vẫn mang các đặc điểm cơ bản của giai cấp tư sản đầu thế kỷ XX với sự đan xen

giữa biện chứng và siêu hình, mang màu sắc duy tâm và bị ảnh hưởng bởi thuyết Bất khả tri. Trong

tư tưởng cũng như hoạt động thực tiễn, Keynes vẫn dùng dằng giữa chủ nghĩa chiết trung và tính

cách mạng nửa vời.

Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 1

Trang 1

Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 2

Trang 2

Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 3

Trang 3

Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 4

Trang 4

Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 5

Trang 5

Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 6

Trang 6

Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 7

Trang 7

Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 8

Trang 8

Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3240
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin

Phương pháp và tiếp cận kinh tế của John M.Keynes từ góc nhìn duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin
ác tư tưởng của các nhà kinh tế học và 
triết học chính trị, cả khi đúng cũng như khi 
sai, đều có ảnh hưởng to lớn hơn mức người 
ta thường nghĩ. Thật ra, thế giới bị cai trị chỉ 
bởi một số người. Những nhà hoạt động thực 
tiễn, vốn tự xem mình hoàn toàn miễn nhiễm 
khỏi các ảnh hưởng tư tưởng, thường là nô lệ 
của một vài nhà kinh tế quá cố nào đóTôi tin 
chắc rằng lợi ích được thụ hưởng sẽ khuyếch 
trương nhanh hơn rất nhiều so với sự tích lũy 
từ từ của tư tưởng, nhưng chính bản thân tư 
tưởng mới là thứ nguy hiểm cho cái thiện hay 
cái ác” (Keynes, 1936). Tuy nhiên, Keynes đã 
đi quá xa khỏi tính năng động của ý thức bằng 
việc tuyệt đối hóa vai trò của tư tưởng, một mặt 
tách tư tưởng ra khỏi điều kiện hiện tồn của nó, 
mặt khác xem nó có tính chất quyết định đối 
với các hoạt động thực tiễn. Điều này đã biến 
phương pháp luận của Keynes thành phương 
pháp tiếp cận của chủ nghĩa duy tâm. Không có 
gì ngạc nhiên khi Keynes đã dành hầu hết cuộc 
đời mình trước khi công bố Lý thuyết tổng 
quan để chỉ trích, phê bình và cả chửi mắng 
chính phủ Anh vì đã không làm theo những 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
28 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
tư tưởng đúng đắn của mình. Không phải các 
nhà Mácxít, mà chính các nhà kinh tế học 
trường phái Lựa chọn công đứng đầu là James 
Buchanan (Nobel kinh tế 1986) mới là những 
người chỉ trích và chế giễu quan điểm này của 
Keynes. Họ chỉ ra và cảnh báo Keynes rằng 
những lợi ích vật chất từ tính đặc lợi, đặc quyền 
của giới quan chức và chính trị gia sẽ “nắm giữ 
một cách hiệu quả các ý tưởng và chính sách 
tốt để làm con tin” (Buchholz, 2007).
 Ở cách tiếp cận kinh tế của Keynes cũng 
có một số điểm đáng chú ý. 
Các nhà tân cổ điển trước Keynes đã rời 
trọng tâm của kinh tế học từ nghiên cứu sự gia 
tăng của cải sang nghiên cứu sự khan hiếm. 
Khi phân tích kinh tế như một chỉnh thể, họ 
tin tưởng và thậm chí còn công thức hóa định 
luật Say, rằng cung sẽ tạo ra cầu cho chính nó, 
mà sau này được trừu tượng hóa cao độ bằng 
sự cân bằng ở tất cả các thị trường trong mô 
hình cân bằng tổng quát của Leon Walras. Thị 
trường sẽ điều tiết để mọi hàng hóa sản xuất ra 
đều bán được hết, bởi vì sản lượng tăng thêm 
của doanh nghiệp sẽ chuyển hóa thành một 
danh nào đó của thu nhập: tiền lương của công 
nhân, lợi nhuận của nhà tư bản hay địa tô của 
chủ đất. Nhưng dù là ai thì đây đều là người 
tiêu dùng trên thị trường. Nếu người tiêu dùng 
không tiêu hết số tiền và để dưới dạng tiết 
kiệm thì thị trường vốn vay sẽ hoạt động: đầu 
tư sẽ phải cân bằng với tiết kiệm. Thất nghiệp 
hay khủng hoảng kinh tế chỉ là những điều 
chỉnh tạm thời của nền kinh tế trước khi quay 
về vị trí cân bằng. 
Keynes lập luận rằng chẳng có gì đảm bảo 
rằng tất cả hàng hóa sản xuất ra sẽ được mua 
hết, chẳng có gì đảm bảo tiết kiệm sẽ cân bằng 
với đầu tư. Chẳng hạn, tiết kiệm có thể là phần 
chừa ra một cách chủ động trước khi ra quyết 
định chi tiêu, chứ không phải là phần còn lại 
của chi tiêu, nên không có lực lượng nào khiến 
tiết kiệm và đầu tư phải cân bằng. Keynes đã 
phát hiện ra điều mà hơn 60 năm trước Các 
Mác đã chỉ ra rằng định luật Say không thể 
thỏa mãn nếu người công nhân không sử dụng 
hết tiền lương để mua hàng hóa và đồng thời 
nhà tư bản cũng dùng hết lợi nhuận để mua 
hàng hóa. 
Keynes cũng từ chối tư duy cân bằng 
mang tính cơ học của các nhà tân cổ điển như 
Marshall. Ông đã nhìn ra các vấn đề của dao 
động kinh tế với các cú sốc từ bên ngoài và ông 
không tin vào sự tự điều chỉnh nhanh chóng 
của nền kinh tế về vị trí “cân bằng” không có 
thực bởi vì kinh tế học, không giống với vật 
lý học, là khoa học đạo đức liên quan tới “các 
vấn đề nội tâm và giá trị liên quan tới động 
cơ, kỳ vọng và những ngẫu nhiên mang tính 
tâm lý”. Chính vì thế, với Keynes, con người 
không phải là các đối tượng khách quan bị 
động khác nên các phản ứng của con người 
mang tính bất trắc không lường trước được, 
hoàn toàn khác với các dao động của con lắc 
trước một lực tác động. Hành vi con người 
phụ thuộc vào kỳ vọng, nhưng từ kỳ vọng đến 
hiểu đúng là một chặng đường rất xa, và ở 
giữa hai thứ đó còn là niềm tin của con người 
vào kỳ vọng mình đang nắm giữ. Kỳ vọng và 
niềm tin vào kỳ vọng của con người mang tính 
quyết định tới các quyết định duy lý mang tính 
bất trắc của hành vi con người. 
Để hiểu tính bất trắc của hành vi con 
người, Keynes sử dụng xác suất. Thật ra, 
Keynes đã dành toàn bộ thời gian học đại học 
ở Cambridge để viết luận văn về xác suất, và 
sau đó năm 1921 xuất bản thành sách “Khảo 
luận về xác suất”. Keynes chỉ ra sự khác nhau 
giữa xác suất định lượng, xác suất thứ bậc và 
xác suất không thể biết, hay bất trắc. Keynes 
phân biệt bất trắc với rủi ro ở chỗ rủi ro thì 
có thể đo lường bằng xác suất, nhưng bất trắc 
thì không. Có những thứ là bất trắc mang tính 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
29Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
nhận thức luận, vì chúng ta không có đủ thông 
tin để xử lý. Ví dụ, dưới chế độ điểm của ai 
người ấy biết thì khi một sinh viên nhận được 
điểm của mình, việc cậu có đứng đầu lớp hay 
không là một điều không chắc chắn mang tính 
nhận thức luận: cậu ta không có đủ thông tin 
để kết luận, không có thông tin để áp bất cứ 
một thứ bậc hay con số nào cho khả năng cậu 
ta sẽ đứng đầu. Tuy nhiên về mặt bản thể luận, 
vấn đề có thể giải quyết nếu cậu ta có đầy đủ 
thông tin, chẳng hạn bằng việc đi hỏi điểm tất 
cả mọi người trong lớp, hoặc nếu nhà trường 
thay đổi chính sách bằng cách thông báo bảng 
điểm của cả lớp.
Nhưng có bất trắc mang tính bản thể luận 
chứ không chỉ nhận thức luận, đơn giản là vì 
chúng ta không thể nói được gì hơn, không thể 
biết dù có bao nhiêu thông tin đi nữa. Những 
nhà kinh tế được đào tạo tại các trường kinh 
tế tốt nhất thế giới vào những năm 1980 sẽ 
không bao giờ dự đoán được rằng đến năm 
2010 lãi suất ở Hoa Kỳ sẽ về đến 0. Bởi vì 
không ai dự đoán được cuộc khủng hoảng tài 
chính toàn cầu năm 2009 sẽ xảy ra. Và cũng 
không ai biết Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ sẽ 
phản ứng như thế nào bằng chính sách tiền 
tệ3. Keynes đã nói chắc nịch rằng “đơn giản là 
chúng ta không biết”, và gọi đó là bất trắc tối 
giản. Những ý tưởng này mang màu sắc của 
thuyết bất khả tri. Chúng tôi cho rằng điều này 
cũng không mấy ngạc nhiên, vì có lẽ Keynes 
bị ảnh hưởng bởi Geogre Moore trong nhóm 
tinh hoa Bloomsbury ở Cambridge. Chính vì 
những bất trắc tối giản mà ngay cả những con 
người duy lý trong tình trạng thông tin đầy 
đủ nhất hiện có cũng tin tưởng và hành xử sai 
lầm bởi vì một niềm tin duy lý không nhất 
thiết phải là một niềm tin đúng. Nếu sau này 
có những bằng chứng cho thấy niềm tin trước 
đây của người đó sai không có nghĩa là niềm 
tin trước đó của anh ta là không hợp lý.
 Ở khía cạnh này Keynes cũng đã bước 
một bước rất xa khỏi truyền thống tân cổ điển. 
Thị trường chệch ra khỏi cân bằng không chỉ 
vì nó phụ thuộc vào bản chất mang tính xúc 
cảm của con người, mà còn vì tương lai là bất 
trắc. Nếu thị trường dao động chỉ vì sự phi lý 
do xúc cảm con người thì khi mỗi cá nhân có 
đầy đủ thông tin thì thị trường có thể ổn định 
ở mức cân bằng. Nhưng nếu thị trường dao 
động do tương lai là bất trắc thì những bất 
ổn thị trường ấy nằm ngoài giới hạn của hiểu 
biết con người, và thị trường không thể cân 
bằng. Nói cách khác, bản chất của thị trường 
là không cân bằng và tình huống cân bằng 
trên thị trường là một tình huống hoàn toàn 
ngẫu nhiên. Keynes đã chạm đến rất gần cái 
lớp vỏ cuối cùng của chủ nghĩa tư bản khi 
ông nhận thấy khiếm khuyết mang tính bản 
chất của chủ nghĩa tư bản, vốn là thứ không 
thể điều hòa. Nhưng thay vì cùng Mác “tìm 
đến giai cấp công nhân như một lực lượng 
vật chất” để giải quyết mâu thuẫn nội tại 
trong lòng chủ nghĩa tư bản một cách triệt 
để thì Keynes lại phân vân, do dự rồi cuối 
cùng tìm cách cứu chữa cho những cơn đau 
của chủ nghĩa tư bản bằng các can thiệp của 
chính phủ vào thị trường.
Chính từ quan điểm về bất trắc tối giản mà 
Keynes rất dè dặt trong các kỹ thuật kinh tế 
lượng như phân tích hồi quy. Với việc thiết 
lập các tham số, thêm bớt các biến độc lập 
và lựa chọn các độ trễ thời gian một cách có 
chủ đích, rồi đặt chúng trong những quan hệ 
3 Hãy nhớ rằng các nhà kinh tế Hoa Kỳ thường xuyên chỉ trích chính sách lãi suất bằng 0 của Ngân hàng trung 
ương Nhật Bản nhằm đương đầu với suy thoái kinh tế từ những năm 1990 đến nay, trước khi bản thân nền kinh 
tế Hoa Kỳ phải đối mặt với Đại suy thoái
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
30 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
giả tưởng vốn rất có thể là không đồng nhất 
theo thời gian đều là các thao tác sai về tư duy. 
Ngoài ra, rất nhiều các ảnh hưởng quan trọng 
không thể đo lường trên phương diện thống 
kê. Keynes viết “những quyết định mang tính 
cá nhân, chính trị hay kinh tế, đều không phụ 
thuộc vào những kỳ vọng toán học chính xác, 
bởi vì cơ sở để đưa ra những tính toán như vậy 
không hề tồn tại” (Keynes, 1921). Skidelsky - 
người viết tiểu sử của Keynes - đã diễn giải 
rất hay về ý này, rằng với Keynes “tương 
lai không phải thứ đang đứng ngoài kia đợi 
chúng ta thấu hiểu, mà chúng ta tạo ra tương 
lai” (Skidelsky, 2009) và vì thế Skidelsky xem 
bất trắc tối giản là chìa khóa để hiểu đúng kinh 
tế học của Keynes.
Khác các nhà lý luận Mácxít, Keynes 
không tin vào khả năng nhận thức được các 
bước tiến lịch sử của con người, không tin vào 
các quy luật xã hội khách quan tác động tới 
sự phát triển của lịch sử loài người. Keynes 
cũng không nhận thức được cái vòng xoáy 
trôn ốc mà tại đó sự đấu tranh giữa các mặt 
đối lập sẽ thúc đẩy các khía cạnh của lịch sử 
nhân loại lên trình độ phát triển cao hơn, mà 
bản thân sự tỏa sáng, lu mờ và hồi sinh của 
tư tưởng Keynes cũng không nằm ngoài quy 
luật đó. Và tất nhiên, nếu con người không thể 
nhận thức được lịch sử thì con người không có 
phương cách nào hay cơ sở nào để tiến hành 
các cuộc cách mạng xã hội. Cách mạng, với 
Keynes, chỉ là một sự cố lịch sử chứ không 
phải là một tất yếu lịch sử. Ông viết rằng khi 
cuộc cách mạng giai cấp nổ ra, người ta sẽ 
thấy ông đứng về phe các nhà tư sản, bất kể 
những khuyến nghị kinh tế mà ông theo đuổi 
luôn được xem là có màu sắc xã hội chủ nghĩa 
vào thời ông sống. Nhưng do bản chất hay 
thay đổi và tính chiết trung trong các ý tưởng 
của Keynes, chúng ta có thể hồ nghi vào một 
phe thực sự mà Keynes sẽ chọn khi cách mạng 
nổ ra. Với chúng ta, và có thể cả với Keynes, 
lựa chọn này cũng là một bất trắc tối giản.
5. Kết luận
Các tư tưởng kinh tế của Keynes có ảnh 
hưởng rộng khắp trên toàn thế giới, nhất là ở 
các nước tư bản phát triển. Keynes đã sống 
vào thời kỳ chứng kiến những va vấp của chủ 
nghĩa tư bản và cung cấp cho nó một phương 
thuốc ngoài da hiệu quả. Nhưng phương pháp 
và cách tiếp cận của Keynes về cơ bản vẫn 
không thoát ra khỏi hệ tư tưởng của các trí 
thức tư sản đầu thế kỷ XX với tiếp cận đan 
xen giữa biện chứng và siêu hình, mang màu 
sắc duy tâm và bị ảnh hưởng bởi thuyết Bất 
khả tri. Trong tư tưởng cũng như thực tiễn, 
Keynes vẫn dùng dằng giữa chủ nghĩa chiết 
trung và tính cách mạng nửa vời, không nhận 
thức được các quy luật khách quan của xã hội, 
không nhìn ra được những mâu thuẫn nội tại 
trong lòng chủ nghĩa tư bản hoặc ông nhìn ra 
nhưng cố tình phủ nhận chúng. Vì thế, ông 
đã không triệt để giải quyết những mâu thuẫn 
nội tại của chủ nghĩa tư bản ngay từ phương 
pháp và cách tiếp cận của mình. Muốn xem 
xét và cải tạo thế giới từ trạng thái hiện tồn 
của nó, nhưng Keynes không đi sâu vào bản 
chất mà bị cuốn hút bởi cái hiện tượng bên 
ngoài của các hiện tượng kinh tế. Điều này trở 
thành hạn chế trong phương pháp và cách tiếp 
cận của ông, khiến những tư tưởng của ông về 
bản chất không vượt ra khỏi cái khung tân cổ 
điển mang màu sắc kỹ trị mà ông thừa kế từ 
thế hệ trước mình. 
Tư tưởng của Keynes sẽ còn ngự trị trong 
kinh tế học lâu dài dưới nhiều hình thức 
khác nhau. Các nhà lý luận Mácxít phải 
không ngừng cập nhật, chắt lọc những hạt 
nhân hợp lý trong các tư tưởng của Keynes, 
xem nó như tinh hoa trí tuệ nhân loại để soi 
rọi, đối chiếu và bổ sung cho các quan điểm 
Mácxít trong điều kiện và hoàn cảnh kinh tế 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
31Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
- xã hội mới. Bên cạnh đó, các nhà lý luận 
Mácxít cũng phải kiên quyết đấu tranh với 
những quan điểm siêu hình, duy tâm và xa 
lạ mà hoàn cảnh xã hội và vị trí giai cấp đã 
ảnh hưởng tới Keynes. Marshall đã từng viết 
đề từ cho cuốn Nguyên lý kinh tế học của 
mình bằng trích dẫn “tự nhiên không làm 
nên những bước nhảy vọt bất ngờ”. Các giải 
pháp Keynes có thể tạm thời điều hòa các 
mâu thuận nội tại trong lòng chủ nghĩa tư bản 
nhưng từ bản chất các giải pháp này sẽ không 
thể làm thay đổi sự vận động từ từ nhưng tất 
yếu của nhân loại từ phương thức sản xuất 
chủ nghĩa tư bản sang một phương thức sản 
xuất mới hoàn thiện hơn với một quan hệ sản 
xuất mới phù hợp hơn với trình độ phát triển 
của lực lượng sản xuất - phương thức sản 
xuất xã hội chủ nghĩa.q
Tài liệu tham khảo
1. Blanchard, Olivier, Giovanni Dell Ariccia và Paolo Mauro, 2010, Rethinking 
Macroeconomic Policy, IMF Staff Position Note, Bản điện tử tại: 
external/pubs/ft/spn/2010/spn1003.pdf 
2. Buchholz, Todd, 2007, Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối.
3. Keynes, J. M., 1913, Indian Currency and Finance. In lại trong Keynes, Collected 
Writings. Vol. 1.
4. Keynes, J. M., 1919, The Economic Consequences of the Peace. In lại trong 5. Keynes, 
Collected Writings. Vol. 2.
6. Keynes, J. M., 1920, The Economic Consequences of the Peace. New York: Harcourt, 
Brace, and Howe. Bản điện tử tại: 
kynsCP.html.
7. Keynes, J. M., 1923, A Tract on Monetary Reform. In lại trong Keynes, Collected Writings. 
Vol. 4.
8. Keynes, J. M., 1930, A Treatise on Money, Vol. 1: The Pure Theory of Money. In lại trong 
Keynes, Collected Writings. Vol. 5.
9. Keynes, J. M., 1930, A Treatise on Money, Vol. 2: The Applied Theory of Money, 
Reprinted in Keynes, Collected Writings, Vol. 6.
10. Keynes, J. M., 1936, The General Theory of Employment, Interest and Money, In lại 
trong Keynes, Collected Writings, Vol. 7.
11. V.I.Lênin, 1920, Báo cáo tại Đại hội lần thứ 2 của Quốc tế cộng sản, Bản điện tử: 
https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1920/jul/x03.htm
12. Các Mác và Ph.Ăng-ghen, 1995, Toàn tập. Tập 3. (1845-1847). Nxb Chính trị quốc gia, 
Hà Nội. 
13. Phạm Văn Chiến, 2008, “Trường phái chính hiện đại” có tồn tại hay không?, Tạp chí 
Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) 49-54
14. Royal Economic Society, 2009, Krugman on Keynes, Bản điện tử tại: 
org.uk/view/art2Jan09Features.html
15. Skidelsky, Robert , 2009, The Return of the Master, Allen Lane.
16. Skidelsky, Robert , 2011, The Relevance of Keynes, Cambridge Journal of Economics, 
Vol. 35:1, pp 1-13

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_va_tiep_can_kinh_te_cua_john_m_keynes_tu_goc_nhi.pdf