Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy các môn lý luận

chính trị nói chung, học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” nói

riêng không phải là vấn đề mới, nhưng trong bối cảnh hiện nay, vận dụng phương pháp

này thực sự không dễ dàng vì nó gắn liền với những yêu cầu rất cao về trình độ chuyên

môn, kỹ năng thực hành phương pháp của giảng viên cũng như năng lực học tập của sinh

viên. Với tư cách là chủ thể sử dụng phương pháp, giảng viên phải nắm vững bản chất

của phương pháp, có kỹ năng kiến tạo và giải quyết các tình huống có vấn đề, biết lựa

chọn các kiểu dạy học nêu vấn đề thích hợp; có năng lực tổ chức các hoạt động học tập

trên lớp. Bài viết trình bày khái quát về phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng

vào giảng dạy học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”.

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 1

Trang 1

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 2

Trang 2

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 3

Trang 3

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 4

Trang 4

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 5

Trang 5

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 6

Trang 6

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 7

Trang 7

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 8

Trang 8

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 9

Trang 9

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 4480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
học khi sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Nhiệm vụ của 
giai đoạn này là kích thích não bộ của sinh viên hoạt động có mục đích, tạo cho sinh viên 
trạng thái tâm lý hưng phấn, xuất hiện nhu cầu nhận thức và thái độ sẵn sàng khám phá tri 
thức mới. Khi tạo được mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, giảng viên cần đưa 
mâu thuẫn này vào quá trình nhận thức của sinh viên để họ thấy được sự tồn tại hiển nhiên 
của mâu thuẫn trong bài toán nhận thức. Tình huống có vấn đề gồm nhiều dạng khác nhau, 
song dù dạng nào cũng có cấu trúc: Cái cần tìm và cái đã biết. Để xây dựng được tình 
huống có vấn đề, giảng viên phải quán triệt được mục tiêu của từng bài dạy, xác định rõ 
từng đơn vị kiến thức, phân tích cấu trúc nội dung bài giảng và sắp xếp theo một trật tự. 
Khi những vấn đề học tập biến thành nhu cầu nhận thức của sinh viên thì họ là chủ thể của 
quá trình nhận thức. Do đó, giảng viên cần chuyển hóa mâu thuẫn của quá trình dạy thành 
mâu thuẫn của quá trình học của sinh viên. 
Hai là, giải quyết vấn đề - giai đoạn cơ bản, cần đầu tư nhiều thời gian nhất. Mục đích 
của giai đoạn này là làm sáng tỏ bản chất của vấn đề đặt ra trong bài toán nhận thức. Dưới 
sự định hướng của giảng viên, sinh viên phải đưa ra được các phương án, biện pháp để giải 
quyết tình huống có vấn đề trong tư duy một cách trọn vẹn. Giai đoạn này diễn ra dưới 
nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức tranh luận cả lớp; Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ; 
Bản thân cá nhân mỗi sinh viên độc lập suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề. 
Ba là, hệ thống hóa và tổng hợp tri thức - giai đoạn cuối của quy trình áp dụng phương 
pháp dạy học nêu vấn đề. Mục đích của giai đoạn này không chỉ củng cố, khắc sâu những 
tri thức khoa học sinh viên đã lĩnh hội mà còn hướng dẫn sinh viên vận dụng những kiến 
thức đó vào thực tế cuộc sống, lý giải được các vấn đề xảy ra trong thực tiễn. 
2.3. Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy học phần 
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 
Đặc thù tri thức khoa học của môn học là cơ sở quan trọng để xác định các phương 
pháp dạy học phù hợp. Các môn lý luận chính trị nói chung, học phần: “Những nguyên lý 
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” nói riêng, có nhiệm vụ xây dựng thế giới quan khoa 
học, nhân sinh quan cộng sản cho thế hệ trẻ, trang bị cho người học phương pháp luận 
nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn cách mạng, là khoa học về sự nghiệp giải phóng 
62 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng 
con người cũng như những quy luật kinh tế - chính trị - xã hội. Mục tiêu này được phản 
ánh trong toàn bộ nội dung chương trình của môn học và là minh chứng cho sự cần thiết 
phải sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn học, vì: 
Thứ nhất, tri thức của môn học có tính hệ thống và tổng hợp từ nhiều tri thức của các 
bộ môn khoa học khác nhau. Nội dung tri thức của môn học bao quát các lĩnh vực khoa 
học rộng lớn mang nhiều giá trị khoa học và thực tiễn. Mặt khác, môn học được cấu thành 
từ ba bộ phận lý luận cơ bản, có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau: Triết học 
Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Ba bộ phận lý 
luận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng đều nằm 
trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất - khoa học về sự nghiệp giải phóng con 
người và xã hội loài người khỏi áp bức, bóc lột và khổ đau. Những nguyên lý, quy luật của 
triết học và kinh tế chính trị học có ý nghĩa là tiền đề quan trọng để đi sâu khám phá những 
quy luật đấu tranh chính trị - xã hội, luận giải thấu đáo các phạm trù trong phần chủ nghĩa 
xã hội khoa học. Ví dụ, để lý giải sâu sắc luận điểm: “... Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh 
ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của 
giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau” [8, tr.95], trong phần lý luận về chủ nghĩa xã hội 
khoa học, giảng viên cần vận dụng luận điểm: Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã 
hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên của chủ nghĩa duy vật lịch sử và quy luật sản xuất giá 
trị thặng dư của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, tính hệ thống của 
môn học còn được thể hiện: các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của ba bộ phận lý 
luận cấu thành chủ nghĩa Mác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên tính lôgíc hệ 
thống cho môn học. Chính điều này, đòi hỏi giảng viên cần phải đặc biệt quan tâm 
đến phương pháp dạy học nêu vấn đề nhằm khơi dậy, phát huy tính tích cực, chủ động của 
sinh viên. 
Hai là, tri thức môn học đặt ra yêu cầu cho cả người dạy và người học phải có thái độ 
chính trị rõ ràng, đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, quan điểm của Đảng 
cộng sản - Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc. Đây là 
môn học đặt các giá trị nền tảng cho việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cách 
mạng, bồi dưỡng niềm tin, lý tưởng cộng sản, tính tích cực chính trị - xã hội của công 
dân,Thế giới quan đậm chất nhân văn đó chỉ được hình thành một cách vững chắc thông 
qua quá trình độc lập suy nghĩ và tự nghiên cứu của người học. V.I.Lênin viết: ‘‘Không có 
lao động độc lập đến mức nhất định, không thể tìm thấy chân lý trong bất kỳ vấn đề quan 
trọng nào và ai sợ lao động thì bản thân người đó tước mất của mình khả năng đi tìm chân 
lý’’ [9, tr.68]. Đặc trưng nổi bật của phương pháp dạy học nêu vấn đề là người học tự tiếp 
cận và giải quyết các tình huống có vấn đề, điều này rèn luyện cho sinh viên kỹ năng biết 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019 
63 
tranh luận để mài sắc tư duy, bảo vệ các luận điểm khoa học trước sự tấn công của các thế 
lực thù địch trên mặt trận tư tưởng. Đồng thời, cũng là quá trình bồi dưỡng, nâng cao niềm 
tin vào thế giới quan khoa học và tình cảm cách mạng cho sinh viên. V.I.Lênin chỉ 
rõ: ‘‘Chỉ khi nào các bạn học được cách giải quyết vấn đề một cách độc lập - chỉ khi đó 
bạn mới cho mình đủ vững vàng trong quan điểm của mình và đủ sức bảo vệ nó một cách 
thành công trước bất kỳ ai và bất kỳ tình huống nào” [9, tr.65]. Nói về vấn đề này, Hồ Chí 
Minh yêu cầu: “Phải tự nguyện, tự giác xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ mà 
người cán bộ cách mạng phải hoàn thành cho được, do đó mà tích cực, tự động hoàn thành 
kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng không lùi bước trước khó khăn nào 
trong việc học. Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ Đối với bất cứ vấn đề gì đều 
phải đặt câu hỏi vì sao?... Phải suy nghĩ thật chín chắn” [10, tr.134]. 
Ba là, tri thức môn học mang tính lý luận cao, tính thực tiễn sâu sắc. Đây là đặc trưng 
dễ thấy và có ý nghĩa vô cùng quan trọng để lựa chọn phương pháp dạy học nêu vấn đề khi 
giảng dạy môn học. Tính chiến đấu và sức sống lâu bền của chủ nghĩa Mác - Lênin, không 
chỉ bởi hệ thống luận điểm có tính khoa học sâu sắc, lôgíc, mạch lạc, sắc bén về chính trị 
mà còn được thể hiện bởi sự vận dụng vào đời sống xã hội hiện thực. Do vậy, trong quá 
trình trao truyền và lĩnh hội tri thức khoa học của môn học cả giảng viên và sinh viên 
không thể né tránh các vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Giảng viên không chỉ dừng lại ở việc 
mô tả, liệt kê, giảng giải những nội dung tri thức khoa học, mà quan trọng hơn là phải đưa 
ra và giải quyết các tình huống có vấn đề. Dùng thực tiễn làm cơ sở để luận giải các 
nguyên lý, quy luật, phạm trù, kiến lập sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên 
tắc quan trọng trong giảng dạy bộ môn. Nhà là nhà giáo dục lỗi lạc của nền giáo dục hiện 
đại - Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực 
tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông. Vì vậy, trong khi 
nhấn mạnh sự quan trọng của lý luận đã nhiều lần đồng chí Lênin nhắc đi nhắc lại rằng lý 
luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; và 
lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần 
được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động... Khi học tập lý luận 
thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận” [10, tr.130]. 
Cùng với đó, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề còn khắc phục được tâm lý cho 
rằng đây là môn học mang tính chất bắt buộc, khó hiểu, ít có tính ứng dụng, không liên 
quan đến chuyên môn của người học Qua các tình huống có vấn đề được chọn lọc, giảng 
viên dễ dàng khơi mở hứng thú khám phá, tìm tòi - phẩm chất quan trọng của thế hệ trẻ, 
tạo cơ hội để sinh viên bộc lộ những tâm sự, trăn trở của cá nhân trước những vấn đề của 
đất nước và thời đại có liên quan đến nội dung tri thức khoa học trong bài học. Mặt khác, 
vừa làm cho tri thức của bài học sâu sắc hơn nhờ có sự tranh luận, va chạm giữa ý kiến của 
64 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
các nhóm vừa rèn luyện kỹ năng hợp tác và chia sẻ thông tin cho sinh viên. Đổi mới 
phương pháp dạy học không chỉ hướng đến mục tiêu giúp người học tiếp cận được hệ 
thống tri thức chuyên môn hiện đại mà quan trọng hơn là trang bị cho người học hệ thống 
các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để họ tự giải quyết những tình huống có vấn đề trong tư duy 
cũng như những vấn đề phức tạp do cuộc sống đặt ra. 
Lý luận khoa học bắt nguồn từ thực tiễn, nhưng chỉ thực sự phát huy tác dụng và trở 
thành chân lý khi được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Do vậy, để lý luận của chủ nghĩa 
Mác - Lênin có sức sống trường tồn, đúng bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn vốn 
có thì sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có phương pháp dạy học nêu 
vấn đề là việc làm cần thiết bởi: 
Thứ nhất, tạo cơ hội cho sinh viên phát huy được tư duy, óc sáng tạo, nỗ lực suy nghĩ 
tìm ra cách giải quyết tối ưu trước những vấn đề mà bài học đặt ra, đặc biệt là các vấn đề 
có tính quy luật như: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức; Sự phát triển của các 
hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên; Quy luật giá trị; Sứ mệnh lịch 
sử của giai cấp công nhân, giúp sinh viên phát huy được khả năng học tập tiềm ẩn của 
bản thân. 
Thứ hai, hình thành và bồi dưỡng cho sinh viên lòng ham học hỏi, khả năng tự học, tự 
nghiên cứu, tìm tòi và khám phá tri thức. Tự tìm lời giải cho các bài toán nhận thức dưới 
sự hướng dẫn, định hướng của giảng viên, một mặt sinh viên tiếp thu tri thức một cách trọn 
vẹn, mặt khác tiếp thu cả phương pháp nhận thức - đó là công cụ giúp người học không 
ngừng tự lực tìm kiếm những tri thức mới. 
Thứ ba, giúp giảng viên kiểm tra, đánh giá năng lực nhận thức, tiếp cận và giải quyết 
vấn đề của sinh viên một cách tương đối chính xác qua hoạt động tự học, tự nghiên cứu. 
Qua đó, đánh giá được ý thức của sinh viên trong việc hợp tác làm việc nhóm, tự học 
Những thông tin thu được này không chỉ giúp giảng viên phân loại được khả năng, trình độ 
nhận thức của sinh viên để có biện pháp giáo dục thích hợp mà còn giúp giảng viên thường 
xuyên tự điều chỉnh phương pháp dạy của mình. Như thế, trong một chừng mực nào đó, sử 
dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề ở môn học này lại là quá trình tự giáo dục, tự rèn 
luyện, tu dưỡng và trau dồi cả về tri thức chuyên môn lẫn kỹ năng, kỹ xảo nghề dạy học 
của giảng viên. 
Thứ tư, phương pháp này không chỉ tích cực hóa hoạt động của trò mà còn làm cho 
hoạt động của thầy trở nên tích cực hơn. Một mặt, thầy trở thành người nhạc trưởng, người 
tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của trò nên các hoạt động giáo dục của thầy 
cũng đa dạng, phức tạp và khó khăn hơn, mặt khác đặt ra yêu cầu, đòi hỏi người thầy phải 
không ngừng học tập, tự bồi dưỡng những phẩm chất và năng lực cá nhân nhằm đảm bảo 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019 
65 
hiệu quả trong toàn bộ quá trình dạy - học nói chung, quá trình sử dụng phương pháp dạy 
học nêu vấn đề nói riêng. Hoạt động của con người bao giờ cũng là hoạt động nhằm đạt tới 
một mục đích nhất nào đó. Để đạt được mục đích, mọi hoạt động luôn dựa trên cơ sở của 
tri thức và sự hiểu biết đúng đắn về đối tượng, về hiện thực khách quan, được thực hiện với 
những công cụ, phương tiện, cách thức phù hợp, đặc biệt là không thể thiếu phương pháp 
tác động vào đối tượng. 
3. KẾT LUẬN 
Phương pháp dạy học nêu vấn đề không chỉ chú ý tích cực hoá người học về hoạt động 
trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của 
thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực 
hành. Công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục nước nhà theo tinh thần Nghị quyết 29 đang 
đòi hỏi thay đổi mạnh mẽ về tư tưởng, quan điểm và phương pháp giảng dạy, kiểm tra 
đánh giá. Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học tích cực, hiện đại, khả dĩ góp phần 
đẩy nhanh quá trình đổi mới trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong 
các nhà trường hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. V.O.Kon (1976), Những cơ sở dạy học nêu vấn đề, - Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. I.Ia.Lecnen (1976), Dạy học nêu vấn đề, - Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy 
học, - Bộ Giáo dục & Đào tạo - Vụ Giáo viên. 
4. Phùng Văn Bộ (2001), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học, - 
Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
5. Phan Thị Hồng Vinh (2010), Phương pháp dạy học giáo dục học, - Nxb Đại học Sư phạm, 
Hà Nội. 
6. A.M.Machiuskin (1976), Tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học, - Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
7. Vũ Hồng Tiến (1999), Phương pháp giảng dạy kinh tế chính trị ở các trường Đại học, Cao 
đẳng, - Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
8. C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Tái bản), - Nxb Chính trị quốc 
gia, Hà Nội. 
9. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, Tập 23, - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
10. Đào Thanh Hải - Minh Tiến (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, - Nxb Lao động, 
Hà Nội. 
66 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
PROBLEM -BASED LEARNING AND APPLYING IT FOR 
TEACHING THE MODULE THE BASIC PRINCIPLES 
OF MARXISM - LENINISM 
Abstract: Applying the teaching method to raise the problem of teaching political theory 
subjects in general, the module: “The basic principles of Marxism - Leninism”, is not a 
new problem. But in the current context is not really easy. It is associated with very high 
requirements on professional qualifications, practical skills of teachers as well as the 
learning capacity of students. As the subject using the method, the teacher must master 
the nature of the method, have the skills to create and solve problematic situations, and 
choose the types of teaching that state the appropriate problem; capable of organizing 
cognitive activities in class. The paper presents an overview of the method of teaching 
problems and applying to teaching the module the basic principles of Marxism - Leninism. 
Keywords: Innovating teaching methods, active teaching, developing capacity. 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_day_hoc_neu_van_de_va_van_dung_vao_giang_day_hoc.pdf