Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Hội nhập mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ cho phát
triển. Là nước hội nhập muộn, hiện nay kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang chuyển
đổi, trình độ phát triển, năng lực thực tế của các doanh nghiệp còn ở mức thấp. Trước tác
động của các FTA (FTA và FTA mới) đồng thời tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp
lần thứ 4 (CMCN 4,0); nước ta cần có các giải pháp tổng thể đồng bộ, trong đó giải pháp
chiến lược “phát triển nguồn nhân lực” là yếu tố hàng đầu, vì mọi vấn đề đều do yếu tố con
người quyết định
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
nh độ, và cơ cấu ngành nghề của đội ngũ lao động Việt Nam. Trước hết là về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam có một đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, nhưng chất lượng của đội ngũ này đang rất có vấn đề trên nhiều phương diện. Độ tuổi của nguồn nhân lực này về cơ bản còn tương đối trẻ trong so sánh với nhiều nước khác đã đạt đến trình độ phát triển trong khu vực, nhưng một số doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận thuần túy đã bất chấp luật pháp sử dụng cả lao động trẻ em dưới 18 tuổi. Cá biệt có trường hợp còn cưỡng bức lao động đối với những người dưới 15 tuổi. Đây không chỉ là các hành vi đã xâm phạm nghiêm trọng các quyền lợi cơ bản của người lao động mà còn không thể chấp nhận được dưới bất cứ hình thức nào trong các mối quan hệ thương mại với các nước có trình độ sản xuất tiên tiến. Việc sử dụng lao động trẻ em không chỉ đơn thuần là một hành vi phạm pháp của các doanh nghiệp đối với luật pháp Việt Nam cũng như các nước tham gia vào FTA mà còn tự hủy hoại chính tương lai của các doanh nghiệp đó, vì thị trường các nước phát triển sẽ không bao giờ chấp nhận cấc sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng cũng như có các yếu tố liên quan đến các hành vi phạm pháp, mà sử dụng lao động trẻ em là một trong những hành vi phạm pháp rất nặng ở các nước này. Trong quá trình đàm phán dẫn đến ký kết hiệp định FTA, tất cả các nước thành viên đều hết sức lưu tâm đến vấn đề này đối với Việt Nam và đều kèm theo điều khoản này trong các thỏa thuận song phương với Việt Nam. Điều này đặt ra một số thách thức không nhỏ đối với một bộ phận doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận của Việt Nam, nhưng cũng đồng thời tạo nên các chế tài làm lành mạnh hóa thị trường lao động cũng như bảo vệ các quyền cơ bản nhất của người lao động Việt Nam. Mặc dù vậy, phải thừa nhận rằng cho dù số lượng các doanh nghiệp có sử dụng lao động trẻ em ở Việt Nam không nhiều, nhưng đã để lại những hậu quả không nhỏ 933 trong quá trình hội nhập quốc tế của thị trường lao động Việt Nam nói riêng cũng như tổng thể nền kinh tế Việt Nam nói chung. Vấn đề tiếp theo chính là trình độ kỹ năng và chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực. Đây hiện nay là một trong những vấn đề đang còn phải cố gắng nhiều của lực lượng lao động Việt Nam. Cùng với việc tham gia FTA thế hệ mới là việc thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trên phạm vi toàn cầu. Cuộc cách mạng này được dự đoán sẽ làm thay đổi căn bản cơ cấu ngành nghề cũng như giá trị của lao động cả chiều sâu lẫn bề rộng, đặc biệt là trong các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ trực tiếp thông qua các tiến bộ của công nghệ mới. Rất nhiều ngành sản xuất trong số này từ trước đến nay được xem là các ngành có nhiều lợi thế của Việt Nam nhờ nguồn lao động dồi dào và giá cả phải chăng giờ đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính thời đại. Theo một tính toán của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các công nhân của ngành dệt may và da giày của các nước đang phát triển sẽ phải đối diện với nguy cơ bị tự động hóa thay thế trong tương lai. Ước tính con số này ở Việt Nam lên đến 86% lực lượng lao động của hai ngành này hiện nay. Mặc dù một số người có thể lạc quan biện hộ rằng, công nghệ sẽ thay thế lao động thủ công bằng chân tay của nhiều người nhưng đồng thời cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động, nhưng bài toán không đơn giản như vậy khi phải giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và nâng cao năng lực trình độ cũng như tiến hành đào tạo lại và khả năng thích ứng của đội ngũ lao động thủ công đối với sự biến đổi của khoa học công nghệ trong thời đại mới. Tóm lại, mặc dù mục tiêu hướng đến ban đầu luôn luôn là các ảnh hưởng và tác động mang tính tích cực nhiều mặt đối với các bên tham gia nhưng trong quá trình vận hành không thể tránh khỏi các vấn đề phát sinh và chắc chắn không thể tránh khỏi trường hợp có lợi cho bên này sẽ ngược lại gây thiệt hại đối với bên kia trong các mối quan hệ vừa có tính hợp tác nhưng đồng thời vừa có tính đấu tranh. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, việc nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động cũng như chuẩn bị các nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là chìa khóa có tính chất then chốt để có thể vừa hội nhập thành công với thị trường các nước. 2. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu FTA thế hệ mới Hiện nay, lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019, Việt Nam có khoảng 96,48 triệu người, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 55,8 triệu người. Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm ước 55 triệu người, bao gồm 18,6 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 33,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng 16,4 triệu người (chiếm 29,9%); khu vực dịch vụ 20 triệu người (chiếm 36,3%). Đồng thời, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành, năm 2019 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD), tăng 346 USD so với năm 2018. 934 Song song, chất lượng lao động Việt Nam trong những năm qua cũng đã từng bước được nâng lên; lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học - công nghệ, đảm nhận được hầu hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài Việc các nước thành viên FTA, nhất là EVFTA (Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu) mà Việt Nam đã ký kết, phải thực thi các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, cũng như thực hiện quyền của người lao động, các tổ chức xã hội dân sự, tiêu chuẩn lao động, tự do hiệp hội - công đoàn, đặc biệt là về những điều kiện tối thiểu: An toàn vệ sinh lao động, tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc và nghỉ ngơi,... Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, mỗi năm có hơn 1 triệu người tham gia vào thị trường lao động. Nguồn lao động trẻ và dồi dào đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng việc có tới gần 80% lực lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có bằng cấp đang cản trở Việt Nam khai thác hiệu quả cơ hội này. Trong khi đó, lợi thế và hàm lượng về chi phí nhân công rẻ đang giảm dần cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, áp lực cạnh tranh thị truờng và nhu cầu tăng lương, cải thiện chất lượng sống của ngưòi lao động. Sự tham gia các hiệp định FTA sẽ tác động mạnh tới tất cả các hoạt động kinh tế, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam. Trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Di n đàn Kinh tế Thế giới mới đây công bố: Việt Nam khi tham gia FTA thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. Cũng theo báo cáo này, so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines. Việt Nam chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia. Lực lượng lao động của Việt Nam nói chung còn rất yếu kém về ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm và hạn chế về những hiểu biết văn hóa các nước khu vực và thế giới. Mặc dù nước ta đang trong thời kỳ dân số vàng, có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn và tỷ lệ thất nghiệp thấp, nhưng lao động có việc làm không chính thức lại chiếm đa số. Đặc biệt, thách thức lớn nhất của vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ này đó là tác động từ việc Việt Nam đã và đang ký kết, gia nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới, đòi hỏi nền kinh tế phải hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế, nếu không sẽ bị ―thua ngay trên sân nhà‖. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VE ) đánh giá năng lực nguồn lao động Việt Nam nói chung: Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam trong các năm qua có tăng qua các năm nhưng rất khiêm tốn và ở mức thấp khi so sánh với năng suất lao động bình quân của một số nước trong khu vực. Dẫn báo cáo “Năng suất và khả năng cạnh tranh của DN toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam‖ được các tổ chức trong nước và quốc tế công bố hồi tháng 4 năm 2018, Vasep cho biết trong các chỉ số hiệu suất công nghiệp chế 935 biến, chế tạo, năng suất lao động của Việt Nam tụt lại sau với các nước (so sánh các nước có thu nhập trung bình và các nước phát triển). Theo TS. Hồ Quốc Lực - nguyên Chủ tịch Vasep, Luật Lao động còn có những quy định quá cứng nhắc, chưa sâu sát gây khó khăn cho nhiều DN sản xuất mang tính thời vụ và sử dụng nhiều lao động như thủy sản. Đơn cử như giờ làm thêm quá thấp (30 giờ/tháng, 300 giờ/năm) sẽ không thể giải quyết được lượng nguyên liệu rất lớn khi vào vụ. Không chỉ vấn đề về năng suất, ngay như sức khoẻ của nguồn nhân lực Việt Nam tại các DN cũng là điều đáng lưu tâm hiện nay trong bối cảnh đón nhận những cơ hội lẫn thách thức từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như FTA Việt Nam - EU (EVFTA) hay Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Để thực hiện tốt nội dung này đòi hỏi phải có một chiến lược tổng thể và lâu dài, với hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ, thiết thực và khả thi, trong đó có thể tập trung nghiên cứu và thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, Tập trung xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể, hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển nguồn NNL chất lượng cao: Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển NNL chất lượng cao là một chủ trương lớn, và là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng với một tư duy đột phá và tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tiễn. Chiến lược phải xác định rõ mục tiêu, quy mô, lộ trình và những cơ chế, chính sách tổng thể. Trong đó, mục tiêu chiến lược phải ưu tiên khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu; xác định quy mô, số lượng và cơ cấu của từng loại nhân lực cho phù hợp. Chiến lược cần xây dựng lộ trình thực hiện một cách hợp lý, có tính dự báo cao, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển NNL chất lượng cao một cách toàn diện và đồng bộ. Cần xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó cần sớm thống nhất nhận thức trong các đoàn thể chính trị - xã hội, trước hết là lực lượng nòng cốt đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạch định chiến lược, chính sách, tác động của thời cơ và thách thức đối với nước ta từ các hiệp định FTA và Cách mạng Công nghiệp 4.0 Thứ hai, Gắn kết chặt chẽ giữa quá trình đào tạo với bồi dưỡng và sử dụng NNL chất lượng cao. Các cơ sở đào tạo phải luôn coi trọng quản lý tốt chất lượng ―sản phẩm đầu ra‖ thông qua các hình thức đánh giá năng lực thực hành của học viên trong quá trình đào tạo, phúc tra kết quả đào tạo, kết quả tốt nghiệp thay cho cách quản lý ―sản phẩm đầu vào‖ như hiện nay. Thứ ba, việc giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới, gắn kết với DN và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt để đáp ứng các FTA mới và cuộc CMCN 4.0. Điều lưu ý là nên chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chỉ đào tạo ―những gì thị trường cần‖ và hướng tới chỉ đào tạo ―những gì thị trường sẽ cần‖. Các cơ sở đào tạo trang bị cho học viên, nghiên cứu sinh các kỹ năng cần thiết như: giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài, sử dụng công nghệ thông tin, sự sáng tạo, thích nghi, nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội nhằm đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, đáp ứng yêu cầu đang đặt ra. Việc lựa chọn nguồn đi đào 936 tạo, bồi dưỡng không chỉ đặt lên hàng đầu tiêu chí về nhận thức mà còn phải rất coi trọng đến các vấn đề ngoại ngữ, tin học, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt, các cơ sở đào tạo cần phải dân chủ, công khai các tiêu chí, hướng đi học và sử dụng cán bộ để làm tăng tính tích cực, chủ động cho cả người học và đơn vị sử dụng. Trong sử dụng nhân lực, không quá phụ thuộc vào vấn đề bằng cấp mà coi trọng đến hiệu quả công việc. Để đạt được, cần thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ này trong các hoạt động thực tiễn, sau đó mới bố trí, sử dụng theo đúng năng lực, trình độ nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của họ theo chuyên ngành đào tạo, khắc phục được tình trạng lãng phí hoặc chảy máu ―chất xám‖ ở một số nơi hiện nay. Các cơ sở giáo dục đại học mở rộng liên kết với các DN, các trường đại học quốc tế để xây dựng các phòng thí nghiệm theo hình thức hợp tác công – tư;- Xây dựng mô hình giáo dục 4.0 theo kịp xu hướng công nghệ hiện đại trong nền kinh tế 4.0 góp phần thực thi có hiệu quả các hiệp định FTA. Thứ tư, các DN cần thay đổi tư duy, tuân thủ pháp luật để tránh bị điều tra, bị kiện, bị xử phạt, cũng như phải đầu tư nâng cao các yêu cầu về an toàn lao động, tiền lương, vệ sinh lao động, cùng với cơ chế giám sát và chế tài khác, những chi phí để xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp để được tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu khu vực và quốc tế. DN Việt Nam phải nâng cao năng lực của người quản lý, DN phải thực sự nhận thức được người lao động là ―tài sản, nguồn lực vô giá‖, tự giác thực hiện đúng các quy định, bảo đảm cuộc sống người lao động để họ tin tưởng, nỗ lực cống hiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, có thu nhập ổn định, gắn bó với doanh nghiệp, giúp DN phát triển bền vững. Thứ năm, trước những thách thức hội nhập, DN chủ động đối mặt với thách thức, rủi ro, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đầu tư và đổi mới trang thiết bị theo chiều sâu, lao động và chất lượng sản phẩm là ưu tiên số một, xây dựng các chính sách, kế hoạch sản xuất - kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp phù hợp tình hình mới để nâng cao sức mạnh nội lực, đủ sức đối mặt, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hội nhập vào sân chơi chung của khu vực và quốc tế. 4. Kết luận: Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các tiêu chuẩn cao về lao động sẽ có những tác động tích cực đến thị trường lao động Việt Nam như: tạo thêm việc làm, đặc biệt là trong những ngành mà Việt Nam có lợi thế về nhân lực và chi phí lao động thấp như dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ, chế biến thực phẩm, sản xuất cà phê,; tiền lương được cải thiện trong các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những cơ hội, vẫn còn nhiều thách thức về thể chế, chính sách và chất lượng nguồn nhân lực. Việc sửa đổi hệ thống luật pháp lao động theo các cam kết trong các FTA cho tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO là hết sức cần thiết và cấp bách.
File đính kèm:
- phat_trien_nguon_nhan_luc_dap_ung_yeu_cau_cua_hiep_dinh_thuo.pdf