Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất giải pháp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Bảo hiểm xã hội không chỉ giúp người dân chủ động đảm bảo bù

đắp hoặc thay thế một phần thu nhập khi gặp rủi ro mà còn giảm sức ép đối với

hệ thống trợ giúp xã hội. Do vậy, hầu hết các quốc gia đều nỗ lực tìm kiếm các

giải pháp tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, tham gia bảo hiểm xã hội, tăng

diện bao phủ của hệ thống bảo hiểm xã hội. Bài viết đề cập đến một số vấn đề lí

luận cơ bản đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực trạng công tác

quản lí bảo hiểm xã hội của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, loại

hình bảo hiểm xã hội tự nguyện được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển.

Bài viết nêu lên một số nguyên do dẫn đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự

nguyện chưa nhiều. Qua đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp trong công tác

khai thác và phát triển loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện của khu vực Đồng

bằng sông Cửu Long trong những năm tiếp theo.

Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất giải pháp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất giải pháp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất giải pháp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất giải pháp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất giải pháp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất giải pháp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất giải pháp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6940
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất giải pháp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất giải pháp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất giải pháp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long
 của Nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ 
hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, 
BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, 
doanh nghiệp và của mỗi người dân”. Quan điểm này được kế thừa và tiếp tục thể 
hiện trong Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ Bảy 
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII [3]: ‘BHXH là 
một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, 
bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất 
nước’; đồng thời, mục tiêu cụ thể là: ‘đến năm 2021 đạt khoảng 35% lực lượng 
lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH (trong đó, nông dân và lao động 
khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1,0%); đến năm 
2025 đạt khoảng 45% (trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thức 
tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5%); đến năm 2030 đạt khoảng 60,0% 
(trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự 
nguyện chiếm khoảng 5,0%)’[4]. Như vậy, có thể thấy Đảng, Nhà nước hết sức 
quan tâm đến chính sách BHXH, coi đây là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã 
hội; là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, 
doanh nghiệp và của mỗi người dân. 
Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH có ý nghĩa to lớn không chỉ đối 
với BHXH mà còn đối với hệ thống an sinh xã hội và cả sự phát triển bền vững 
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. 
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH BẢO HIỂM XÃ 
HỘI TỰ NGUYỆN 
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo cách gọi của người dân 
Việt Nam là miền Tây, là vùng cực nam của Việt Nam. ĐBSCL có 12 tỉnh và 01 
thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản 
lớn nhất cả nước, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. 
Với đặc thù sản xuất nông nghiệp, nông dân chiếm đa số trong cơ cấu dân số. Để 
thực hiện mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW nêu trên, thời gian 
qua, BHXH đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển người tham gia 
BHXH, đặc biệt số người tham gia BHXH tự nguyện của khu vực ĐBSCL tính 
đến nay còn tương đối thấp so với lực lượng lao động ở khu vực phi chính thức 
(thời gian đầu từ năm 2010, số người tham gia BHXH tự nguyện chỉ có 13.319 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
220 
người; tính đến nay, tổng số người tham gia BHXH tự nguyện được gần 128.000 
người tham gia, tăng gần gấp 10 lần so với những năm đầu) [3]. 
Xét về lợi ích đối với người lao động: BHXH tự nguyện bảo đảm thu nhập 
cho người lao động và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống. Đối 
tượng tham gia là người lao động tự do, thu nhập thấp và không ổn định như nông 
dân, kinh doanh, buôn bán. Nên khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia sẽ 
đảm bảo phần thu nhập của họ và gia đình khi gặp những rủi ro trong cuộc sống 
như ốm đau, tai nạn lao động, già yếu rồi chết. Ngoài ra, BHXH tự nguyện còn 
giúp người lao động nâng cao hiệu quả trong tiêu dùng cá nhân, giúp họ tiết kiệm 
được những khoản tiền nhỏ và đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết khi về già, 
khi mất sức lao động, góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình. 
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được đảm bảo về thu nhập ổn định ở 
mức độ cần thiết nên họ thường có tâm lí tự tin hơn trong cuộc sống, từ đó, cuộc 
sống của các thành viên khác trong gia đình được đảm bảo. 
Về lợi ích đối với xã hội: BHXH tự nguyện tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng 
cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết gắn bó giữa các thành 
viên trong xã hội. BHXH tự nguyện là công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự 
phòng hiệu quả cho việc giảm hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinh tế – 
xã hội. 
Mặc dù trong những năm vừa qua, công tác phát triển người tham gia 
BHXH tự nguyện của khu vực có tăng. Nhưng số người tham gia BHXH tự 
nguyện còn khoảng cách rất xa so với tiềm năng. Hiện nay, số người trong độ tuổi 
lao động (không tính đến đối tượng là học sinh, sinh viên từ đủ 15 tuổi trở lên) 
ước còn trên 10 triệu người chưa tham gia BHXH, nhưng số người tham gia so 
với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động còn quá thấp. Do đó, dư địa để vận 
động người tham gia BHXH tự nguyện còn nhiều [5]. 
3. NGUYÊN NHÂN NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ 
NGUYỆN CHƯA NHIỀU 
- Hằng năm, tỉ lệ di dân từ nông thôn ra thành thị rất lớn. Điều này gây ra hệ 
luỵ cho vùng nông thôn. Do phần lớn lao động có sức khoẻ, có tri thức di cư ra 
thành phố sống nên nông thôn rơi vào tình trạng thiếu lao động. Đa số công việc ở 
nông thôn chỉ theo mùa vụ, thu nhập bấp bênh, thiếu ổn định. Vì vậy, lao động 
khó có khả năng tham gia để đảm bảo tính liên tục. 
- Một số địa bàn do người dân chủ yếu làm nghề đi biển, buôn bán nên đời 
sống kinh tế khá ổn định. Khi vận động, họ cho cho rằng điều kiện kinh tế của 
mình hoàn toàn có thể trang trải đủ tuổi già nên không cần tham gia để có lương 
về sau. 
- Người dân thuần nông, đời sống kinh tế khó khăn hơn thì rất cần và tích 
cực tham gia để về già có đồng lương hưu. Việc đời sống kinh tế của người dân 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
221 
còn gặp khó khăn không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ tham gia BHXH 
tự nguyện thấp. 
- Môi trường làm việc của lao động khu vực phi chính thức không tốt như 
khu vực chính thức, sức khỏe suy giảm nhanh hơn do cường độ và thời gian làm 
việc kéo dài, đặc biệt là nguy cơ bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp lớn nên 
rủi ro và độ tuổi bị suy giảm khả năng lao động cao. 
- Tỉ lệ người dân được hưởng trợ giúp xã hội thấp: Mục tiêu hướng tới đảm 
bảo an sinh xã hội hiện nay chủ yếu cho nhóm người yếu thế, không có khả năng 
thu nhập và tham gia BHXH như người nghèo, người khuyết tật và bộ phận người 
già không lương từ 80 tuổi trở lên. Như vậy, mô hình an sinh xã hội của Việt Nam 
chủ yếu bao phủ ở hai nhóm chính: nhóm người nghèo và nhóm lao động trong 
khu vực chính thức có BHXH bắt buộc. 
- Một số người chưa biết thông tin về BHXH tự nguyện, kể cả việc chính 
sách BHXH tự nguyện, chưa biết quyền lợi được hưởng và chưa biết tham gia ở 
đâu, ra sao. 
- Người lao động không đủ tiền để tham gia. Việc thu nhập thấp và không 
ổn định khiến người lao động không tiếp cận đến loại hình BHXH tự nguyện này, 
nhất là đối với những người lao động làm việc ở khu vực nông thôn. 
- Quyền lợi BHXH tự nguyện theo quy định như hiện nay chưa thật sự hấp 
dẫn. Người tham gia BHXH tự nguyện chỉ có hai chế độ; trong khi đó, người 
tham gia BHXH bắt buộc thì lại có năm chế độ. Bên cạnh đó, người dân chưa 
nhận thấy được sự chia sẻ rủi ro khi tham gia BHXH tự nguyện. Họ chỉ thấy rõ sự 
chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT, họ có thể nhận được quyền lợi 
nhiều hơn rất nhiều lần số tiền họ bỏ ra nếu họ gặp rủi ro khi tham gia BHYT và 
quyền lợi trong chính sách BHYT đang hấp dẫn họ hơn. 
- Nhiều người lao động chưa được biết hoặc họ chưa quan tâm đến thông tin 
về việc Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện (từ ngày 01/01/2018). Hơn 
nữa, hằng năm, việc rà soát danh sách phân loại người dân thuộc hộ nghèo, cận 
nghèo, dân có mức sống thu nhập trung bình còn chậm, chính sách hỗ trợ cho các 
nhóm đối tượng này đôi lúc chưa kịp thời. 
- Chưa có tài liệu, quy trình tuyên truyền, vận động người tham gia BHXH 
tự nguyện; chưa hướng dẫn cụ thể về phương thức tiếp cận, vận động người tham 
gia BHXH tự nguyện. Các hình thức mới chỉ dừng lại ở dạng phát tờ rơi, tờ gấp; 
kĩ năng tuyên truyền, vận động của nhân viên đại lí, cán bộ BHXH còn chưa 
chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
222 
4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ 
NGUYỆN 
4.1. Phương pháp tiếp cận 
- Tiếp cận vòng đời: Vấn đề an sinh xã hội thì vòng đời không đơn thuần từ 
khi sinh ra cho đến khi mất đi mà phải là từ khi chưa sinh (trong bụng mẹ) đến khi 
mất đi vẫn còn thân nhân hưởng chế độ tử tuất [6]. 
- Quản trị rủi ro theo phân loại rủi ro: Các rủi ro sinh học như ốm đau, thai 
sản, tuổi già; những rủi ro trong lao động như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 
thất nghiệp. 
- Tiếp cận linh hoạt phù hợp với xu thế thời đại, với tiêu chuẩn quốc tế, với 
biến động của thị trường lao động trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế cùng với 
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [6]. 
- Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong việc thiết kế và tổ chức 
thực hiện chính sách BHXH tự nguyện. 
b. Giải pháp 
- Mở rộng BHXH tự nguyện được xem như vấn đề ưu tiên: 
+ Hiệp hội an sinh xã hội quốc tế (ISSA) đặc biệt quan tâm và cho rằng: để 
mở rộng phạm vi bảo hiểm, việc quản lí và thiết kế các chương trình BHXH đóng 
góp phải tính đến các đặc điểm và hoàn cảnh đặc biệt của các nhóm khó bảo hiểm 
hoặc khó tiếp cận. Vì vậy, thách thức đối với tổ chức an sinh xã hội là phát triển 
các giải pháp hành chính phù hợp để hỗ trợ người lao động không hoạt động trong 
nền kinh tế chính thức và người lao động tự làm chủ được gia nhập hệ thống 
BHXH. Do đó, tham vọng bao phủ bảo hiểm cho toàn bộ dân số chỉ có thể đạt 
được những tiến bộ đáng kể nếu có các chiến lược hiệu quả cho nhóm lao động 
này [6], [8], [9]. 
+ Bản chất và đặc điểm của người tự làm chủ khác nhau giữa các nước và 
cũng khác nhau ngay trong mỗi quốc gia. Khác nhau giữa các nhóm lao động dễ 
bị tổn thương và được trả lương thấp nhất, những người làm nghề tự do, những 
người lao động trong khu vực phi chính thức, những người trong nền kinh tế 
chính thức. 
+ Thực tế cho thấy, độ bao phủ của BHXH được mở rộng đáng kể và nhanh 
chóng khi thực hiện thành công BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, để đạt được điều 
này, Chính phủ cần có một số biện pháp hỗ trợ bổ sung như hỗ trợ đóng, đơn giản 
hoá thủ tục tham gia, xây dựng chính sách về lợi ích và mức đóng góp phù hợp 
với người tự làm chủ. 
- Nhà nước cần phải nâng mức hỗ trợ đóng và cho phép người tham gia 
BHXH tự nguyện được hưởng đầy đủ các chế độ như khi tham gia BHXH bắt 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
223 
buộc. Kinh nghiệm của Trung Quốc có thể thu hút người lao động ở khu vực phi 
chính thức vì họ vừa giảm chi phí đóng góp vào BHXH, vừa được hưởng thêm lợi 
ích từ sự hỗ trợ của Nhà nước, nhưng điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho ngân 
sách. 
- Một số định hướng khi triển khai: 
+ Hình thức triển khai: Tổ chức hội nghị tuyên truyền hướng tới người lao 
động ở từng nhóm độ tuổi khác nhau. Cụ thể: 
Đối với nhóm có độ tuổi từ 60 trở lên không phải là đối tượng hưởng lương 
hưu, trợ cấp mất sức lao động: Nhóm người này chỉ nên tiếp xúc thông qua người 
thân trong gia đình như con cháu hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện tuỳ theo mức vận 
động tham gia phù hợp với khả năng tài chính hiện có của từng gia định. Từ đó, 
để gia đình có được chế độ mai táng phí và tuất 1 lần về sau. Vì đây cũng là một 
khoản chi phí để gia đình và người thân lo mai táng phí, giảm bớt gánh nặng. 
Người tham gia BHXH bắt buộc đã nghỉ mà chưa đủ 20 năm công tác và có 
tuổi đời gần đến tuổi hưởng lương hưu. 
Nhóm người có thu nhập thường xuyên như hộ kinh doanh cá thể, buôn bán, 
nghề nghiệp ổn định ở thành thị và nông thôn: Vận động họ tham gia mức đóng 
cao để được hưởng hưu trí ở mức cao. 
Nhóm người lao động khoán ở các tất cả đơn vị sự nghiệp: Họ có thu nhập 
theo hình thức khoán và thu nhập thường xuyên nên dễ có điều kiện tham gia. 
Chủ yếu bằng hình thức vận động qua chủ sử dụng (chủ quản lí) để tuyên truyền 
vận động, thuyết phục tham gia. 
Nhân viên các đại lí thu, cộng tác viên và thân nhân của họ. 
Nhóm người trong các hội đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn 
Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, các hội nghề nghiệp. 
Người đồng bào dân tộc thiểu số, có đời sống kinh tế phát triển tương 
đối khá. 
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân 
tộc thiểu số, đến tổ dân phố, cụm dân cư. Đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, 
trưởng ấp hoặc người có uy tín, các chư vị chức sắc tôn giáo của địa phương. 
Người lao động nghỉ việc, dừng đóng BHXH nhưng chưa đến thời gian 
hưởng lương hưu và chưa nhận trợ cấp BHXH một lần; người lao động đang 
hưởng trợ cấp thất nghiệp; hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương; công nhân, thợ thủ 
công có hợp đồng mùa vụ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; lao động tự do trên 
địa bàn xã, phường, thị trấn có thu nhập tương đối ổn định. 
Sự ủng hộ và tạo điều kiện của chính quyền địa phương các cấp cùng với sự 
phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các hội đoàn thể. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
224 
Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo trong toàn quốc để chia sẽ mô hình 
và kinh nghiệm để nắm bắt các thông tin có cơ sở đề nghị hoàn thiện chính sách 
BHXH tự nguyện. 
Công tác tuyên truyền, hội nghị phải lựa chọn địa bàn, rà soát trước nguồn 
đối tượng tiềm năng, thời điểm thu hoạch mùa vụ của người dân. 
Tài liệu minh họa phải sống động, dùng hình ảnh quảng bá người đã được 
hưởng chế độ khi đã tham gia loại hình này. 
Các yếu tố công nghệ hỗ trợ chiến lược cho các chuyển đổi cải thiện dịch vụ 
khách hàng thông qua tương tác với cá nhân qua cổng thông tin. Cụ thể, triển khai 
hệ thống tương tác đa phương tiện với các dịch vụ: call center; chatbot; ứng dụng 
trí tuệ nhân tạo; trang mạng xã hội Fanpage; chuyên trang BHXH với các tổ chức, 
cá nhân; thanh toán điện tử; ứng dụng qua di động; tin nhắn thương hiệu; đánh giá 
sự hài lòng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. 
[2] Bộ Chính trị. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về công tác bảo hiểm 
xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020. 
[3] Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 
về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. 
[4] Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Báo cáo kết quả hoạt động 09 tháng đầu năm 
2020. 
[5] Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, ngày 
29/12/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo 
hiểm xã hội tự nguyện. 
[6] Bùi Sỹ Tuấn. Cơ sở lý luận và thực tiễn mở rộng diện bao phủ BHXH với lao 
động khu vực phi chính thức. Tạp chí Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động – 
Thương binh và Xã hội. 
[7] Bích Thủy. Tăng cường các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự 
nguyện. Tạp chí Bảo hiểm Xã hội. 2018. 
[8] Công ước số 102 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ban hành năm 1952. 
[9] Nguyễn Ngọc Toàn. Giải pháp xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, bền vững ở 
Việt Nam. Tạp chí Bảo hiểm Xã hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí 
Minh. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nguoi_tham_gia_bao_hiem_xa_hoi_tu_nguyen_de_xuat.pdf