Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong mấy thập kỷ vừa qua đang tác động mạnh mẽ tích

cực đến đời sống của toàn nhân loại. Nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức do

những mặt trái của nền kinh tế gây ra: khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra; sự biến đổi của

khí hậu trên toàn cầu; sự gia tăng dân số kéo theo các vấn đề xã hội; tình trạng khan hiếm

nguồn nước, cạn kiệt nguồn tài nguyên đặt ra thách thức cho các quốc gia nói chung và

Việt Nam nói riêng phải tìm kiếm một phương thức phát triển kinh tế đảm bảo sự bền vững

về môi trường, hướng tới kinh tế xanh – một xu thế phát triển của thế kỷ 21.

Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam trang 1

Trang 1

Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam trang 2

Trang 2

Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam trang 3

Trang 3

Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam trang 4

Trang 4

Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam trang 5

Trang 5

Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam trang 6

Trang 6

Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam trang 7

Trang 7

Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam trang 8

Trang 8

Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam trang 9

Trang 9

Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 8420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam
n điện này Tính đến năm 2008, tổng sử dụng năng lượng tái 
tạo của Pháp đã chiếm 7% toàn bộ năng lượng của nước này. Bên cạnh đó, Pháp đã sử dụng 
vật liệu cách âm cách nhiệt đối với các công trình xây dựng mới và triển khai tu sửa hệ thống 
cách nhiệt của các tòa nhà cũ nhằm giảm thiểu 30% tiêu thụ điện năng vào 2020.
Phát triển kinh tế xanh tại Mỹ
Cũng giống như Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, việc phát triển kinh tế xanh tại Mỹ
ngày càng được quan tâm. Dưới sự lãnh đạo của cựu Tổng thống Obama, một loạt các chính 
sách mới nhằm chấn hưng nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh chính sách phát triển năng lượng, 
phát triển kinh tế xanh, thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, giảm bớt ô nhiễm môi 
trường đã được thực hiện. Cụ thể tháng 6/2009, Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật chống biến
đổi khí hậu với mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm khí thải nhà kính 17% so với năm 2005 và 
cho phép các công ty xả khí thải thấp hơn hạn ngạch có thể bán phần hạn mức khí thải không 
dùng hết cho các công ty khác; Thành lập cơ quan triển khai năng lượng sạch để huy động 
các nguồn lực và đầu tư cho chương trình năng lượng sạch
Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ đang nỗ lực xóa bỏ tiếng xấu là nước tiêu thụ năng lượng 
hoang phí nhất và xả khí thải lớn nhất thế giới (chiếm 4,5% dân số thế giới nhưng tiêu dùng 
đến 25% năng lượng toàn cầu). Chính phủ Mỹ đã thông qua một loạt tiêu chuẩn mới về khí 
thải, trong đó yêu cầu các công ty sản xuất ôtô chuyển sang sản xuất các xe hybrid vừa chạy
điện vừa chạy xăng, song song với cải tiến các động cơ để tiết kiệm nhiên liệu. Ở cấp độ
bang, các bang Mỹ cũng đã có những nhận thức sớm và đầy đủ về vai trò của kinh tế xanh, 
trong đó điển hình là bang Washington. Đây là bang đi đầu trong việc phát triển và thực hiện
66
các chương trình hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế và tạo việc làm theo hướng 
xanh hơn, bền vững hơn.
Hàn Quốc: Đẩy mạnh tiêu dùng xanh
Hàn Quốc là quốc gia châu Á đi đầu về phát triển xanh và coi tăng trưởng xanh là một 
phần trong chiến lược quốc gia. Chiến lược xanh của Hàn Quốc gồm ba yếu tố: công nghiệp, 
năng lượng và đầu tư. Chiến lược này nhằm duy trì quy mô hoạt động sản xuất kinh tế nhằm 
tối ưu hoá nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa ảnh hưởng môi trường lên các nguồn 
năng lượng và tài nguyên, đồng thời chuyển đổi đầu tư sang các hoạt động môi trường và 
tăng trưởng kinh tế.
Để hiện thực hoá chiến lược, Hàn Quốc đã ban hành gói kích cầu “Hiệp định tăng 
trưởng xanh mới” (tháng 1/2009) trị giá 50 nghìn tỷ Won trong 4 năm với 9 dự án xanh, tạo 
956.000 việc làm. Cũng trong tháng 1/2009, “Kế hoạch Nghiên cứu và phát triển toàn diện về 
công nghệ xanh” kêu gọi tăng 2 lần chi phí cho công nghệ xanh vào năm 2012, tập trung vào 
các lĩnh vực như tái sử dụng rác thải, chế tạo và sử dụng pin năng lượng mặt trời, dự đoán 
biến đổi khí hậu, lưu giữ cacbon...
Trong giai đoạn 2010 - 2011, chính phủ Hàn Quốc tập trung thúc đẩy phát triển ngành 
năng lượng gió, năng lượng mặt trời, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xanh 
và ban hành luật Hạn chế khí thải, phát triển quản lý năng lượng. Đã có nhiều dự án xanh ở 
Hàn Quốc được người dân tích cực tham gia như “Thành phố mặt trời”, “Ngôi nhà xanh trị 
giá 2 triệu”, “Thành phố và dòng sông xanh hơn”...
Từ năm 2011, Hàn Quốc đã chi khoảng 60 tỷ USD trong 5 năm cho phát triển xanh, 
tạo hơn 1,8 triệu việc làm. Cũng trong giai đoạn này, Hàn Quốc xây dựng hệ thống “thẻ thanh 
toán xanh” để kích thích tiệu thụ hàng hoá xanh. Với sự hỗ trợ của thẻ này, việc sử dung hàng 
hoá xanh và sản phẩm tiết kiệm năng lượng ngày càng được phổ biến. Theo đó, người tiêu 
67
dùng có thể sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi tiêu thông qua 
điểm thưởng. Điểm thưởng có thể quy đổi ra tiền mặt, hoặc trừ vào các hóa đơn thanh toán.
Một chương trình khác do chính quyền Seoul khởi xướng đó là, nếu người dân tiết 
kiệm nước thì họ sẽ được giảm giá khi mua các sản phẩm xanh. Chính phủ Hàn Quốc tuyên 
bố sẽ cắt giảm lượng khí thải nhà kính tới 30% vào năm 2020.
Trung Quốc triển khai công nghệ nano
Trung Quốc phấn đấu đến 2020 đạt 15% lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, 
giảm 45% lượng cacbon khí thải. Xu hướng phát triển xanh tại Trung Quốc bắt đầu bằng kế 
hoạch 5 năm từ năm 2011. Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hơn 2.000 doanh nghiệp gây 
ô nhiễm môi trường. Khối lượng đầu tư nhà nước trong lĩnh vực bảo toàn năng lượng, năng 
lượng tái tạo và công nghệ thích ứng vượt qua chỉ tiêu của Mỹ và EU. Đặc biệt, các doanh 
nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã chiếm 40% lượng xuất khẩu pin mặt trời thế giới.
Một lĩnh vực khác cũng phát triển tại nước này là công nghệ nano. Năm 2016, Trung 
tâm sáng kiến toàn cầu Blodal Innovation GICNA được thành lập giúp Bắc Kinh trở thành 
nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ xanh thế ký 21.
Nông nghiệp hữu cơ ở Uganda
Ugana đã có những bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi sản xuất nông 
nghiệp thường thành một hệ thống canh tác hữu cơ, với những lợi ích đáng kể cho kinh tế, xã 
hội và môi trường. Nông nghiệp hữu cơ (Organic Agriculture – OA) thúc đẩy và tăng cường 
sức khỏe, hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm cả đa dạng sinh học, chu kỳ sinh học và hoạt 
động sinh học đất. Ngăn cấm việc sử dụng các yếu tố đầu vào tổng hợp, chẳng hạn phân bón 
và thuốc trừ sâu. Uganda là một trong nước sử dung phân bón nhân tạo ít nhất thế giới, ước 
tính ít hơn 2% (hoặc 1kg/ha). Việc không sử dụng phân bón như là cơ hội để theo đuổi hình 
thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, một hướng chính sách được chấp nhận rộng rãi ở 
Uganda2.
68
4. Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam – Con đường phát triển bền vững
Ở Việt Nam, kinh tế xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm 
bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến 
lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Kinh tế xanh là phương thức thúc đẩy quá trình thay đổi 
các mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng 
hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên 
tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên 
nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói, giảm 
nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ – TTg 
phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng Xanh thời kỳ 2012 – 2020 và tầm nhìn đến
2050.
Mục tiêu đặt ra trong hành trình “tăng trưởng Xanh” tại Việt Nam: “Tăng trưởng 
Xanh”, tiến tới nền kinh tế cacbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu thế chủ đạo trong 
phát triển kinh tế bền vững, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở
thành tiêu chí bắt buộc và quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế
nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược quốc gia về
biến đổi khí hậu.
Chiến lược kinh tế xanh của Việt Nam đã xác định 3 mục tiêu: Khuyến khích các 
ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn chế tiến 
tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường; 
Ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, 
giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; Nâng cao đời 
sống nhân dân thông qua việc tạo thêm việc làm từ các ngành công nghiệp xanh và cải thiện 
chất lượng cuộc sống thông qua việc xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.
69
Bảng 1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân 
theo ngành kinh tế
Sơ bộ 2016
Tổng số 1.485.096,0
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 90.591,0
Khai khoáng 51.978,0
Công nghiệp chế biến, chế tạo 436.618,0
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không 
khí 95.046,0
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 25.544,0
Xây dựng 84.650,0
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 25.989,0
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 11.138,0
Giáo dục và đào tạo 51.236,0
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 34.900,0
Hoạt động khác 84.650,0
(Nguồn Tổng cục Thống kê; đơn vị tính: tỷ đồng)
Tiếp theo đó, ngày 20/3/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg 
phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Kế hoạch 
bao gồm 12 nhóm hoạt động với 66 hoạt động cụ thể theo 4 chủ đề chính: (1) Xây dựng thể 
chế quốc gia và Kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương (8 hoạt động); (2) Giảm cường độ 
phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (20 hoạt 
động); (3) Thực hiện xanh hóa sản xuất (25 hoạt động); và (4) Thực hiện xanh hóa lối sống 
và tiêu dùng bền vững (13 hoạt động).
70
Có thể thấy, Việt Nam đã đưa Tăng trưởng xanh từ Chiến lược thành động lực quan 
trọng cho tăng trưởng bền vững. Mặc dù vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện khung chính sách 
nhưng Việt Nam đã sẵn sàng chuyển từ chính sách sang thực hiện với việc bổ sung nội dung 
biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh vào Luật Bảo vệ môi trường 2014 và một số quy định 
liên quan khác. Thông qua chiến lược tăng trưởng xanh đặt ra mục tiêu và mốc thời gian khác 
nhau trong kế hoạch hành động, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong thực hiện 
Mục tiêu thiên niên kỷ. Chính vì vậy, ngày càng nhiều đối tác phát triển đã tham gia Liên 
minh xanh với Việt Nam (như UNDP, KOICA, GIZ, Belgium, EU, ADB, USAID, WB).
Đến nay, cả nước đã có 5 bộ và gần 30 tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện Kế 
hoạch hành động tăng trưởng xanh cấp tỉnh, thành phố, lồng ghép khía cạnh đầu tư xanh 
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (như Quảng Nam, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh 
Hóa, Hòa Bình, Đà Nẵng, Huế, Vĩnh Phúc, Lào Cai,).
Từ Chiến lược tăng trưởng xanh đến Kế hoạch hành động và triển khai trong thực tế 
sẽ mang đến nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Đây là một quá trình lâu dài 
đòi hỏi các cấp, các ngành, doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ, từ đó thay đổi cách thức sản 
xuất, tiêu dùng theo hướng hiệu quả để thực hiện được mục tiêu trong chiến lược tăng trưởng 
xanh.
Để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện tổng hoà các 
nhóm giải pháp như tuyên truyền, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng môi trường pháp lý, 
thúc đẩy đổi mới công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch... Điều đó đòi hỏi phải
huy động, tập trung và đầu tư nguồn lực và cơ chế tài chính một cách phù hợp.
Đây là giải pháp quan trọng nhất vì bối cảnh hiện nay và dự báo trong thời gian tới
nền kinh tế thế giới vẫn còn rất nhiều khó khăn, phức tạp khó lường sẽ ảnh hưởng đến các 
yếu tố của lực lượng sản xuất, đặc biệt là vốn. Phải biết kết hợp hài hoà giữa việc thu hút 
nguồn lực và chuyển đổi cơ cấu đầu vào theo hướng giảm dần tỉ trọng đóng góp của yếu tố
71
vốn vật chất, sau đó là lao động và gia tăng dần vai trò của yếu tố năng suất tổng hợp trên 
cơ sở phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa 
học công nghệ. Đồng thời, việc phân bổ nguồn lực tăng trưởng phải theo các tín hiệu và 
nguyên tắc của thị trường. 
Hơn nữa, cách thức đầu tư tạo động lực phát triển kinh tế xanh cũng phải bắt nguồn
từ nguồn tài chính công làm đòn bẩy. Từ đó tạo sức lan tỏa dẫn dắt các nguồn vốn tư nhân 
sẽ chiếm vai trò chính trong giai đoạn sau. Thí điểm áp dụng cơ chế chính sách đặc thù, đột
phá cho một số khu vực, địa phương có tiềm năng và cơ hội đáp ứng các yêu cầu cho phát 
triển xanh, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm về chính sách và tạo nguồn lực, động lực để áp 
dụng trên phạm vi rộng. 
Chúng ta cũng nên đầu tư vào các ngành kinh tế có thể phát huy lợi thế so sánh của
Việt Nam, trong đó chú ý nghiên cứu phát triển công nghiệp văn hóa – đây là điển hình một
ngành kinh tế xanh mà Hàn Quốc và Trung Quốc đang tập trung xây dựng. Đầu tư phát 
triển nguồn nhân lực có trình độ cao hướng đến xây dựng nền kinh tế tri thức. Phát triển đổi
mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, nâng cao năng lực quản lý 
giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước... 
Việt Nam cần tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính cũng như kỹ thuật từ cộng đồng quốc
tế cho các khu vực kinh tế xanh. Đồng thời, chúng ta cần xây dựng cơ chế, chính sách ưu 
đãi tối đa để khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển các 
lĩnh vực của kinh tế xanh. Bên cạnh đó, nên lồng ghép việc huy động nguồn lực đầu tư 
phục vụ phát triển xanh trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực, khu vực và từng địa phương. Tăng cường quản lý nhà nước, khai thác có 
hiệu quả, đúng mục đích, tránh tiêu cực, thất thoát chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó 
với biến đổi khí hậu... Nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển bền vững trên cơ sở tham 
khảo kinh nghiệm của các nước. Ưu đãi về chính sách để phát triển hoạt động tài chính, tín 
72
dụng liên quan đến bảo vệ môi trường, kể cả đối với việc phát triển khoa học công nghệ
thân thiện với môi trường. 
5. Kết luận 
Phát triển kinh tế xanh là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt
Nam, là một nội dung lớn và khó khăn xuất phát từ thực tế hiện nay. Để từng bước hoàn thiện
và thực hiện được kinh tế xanh cần sự nỗ lực từ nhiều phía: ý thức của cộng đồng; các 
khuyến nghị, tư vấn của các nhà hoạch định chính sách cũng như sự quyết tâm của các cơ 
quan ban ngành của Chính phủ. Có như vậy mới đảm bảo xây dựng một cuộc sống vừa đảm
bảo phát triển kinh tế vừa bền vững, an toàn về môi trường sống. 
CHÚ THÍCH 
1. UNEP (2011), Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói
giảm nghèo, Bản dịch của Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Nxb 
Nông nghiệp, Hà Nội 2011, tr.13. 
2. Tổng cục Môi trường, Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường (2012), Sổ tay hành 
trang kinh tế xanh.
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Huy Bá (2016), Biến đổi khí hậu, thích ứng để chung sống , NXB Đại học Quốc gia TP
HCM.
2. Bộ Kế hoạch – Đầu tư (2012), Dự thảo Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ
2011-2020 và tầm nhìn 2050. 
3. Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (2013), Kinh tế 
xanh và con đường phát triển của nước ta thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí 
Cộng sản.
4. Vũ Anh Dũng (2012), Tăng trưởng kinh tế xanh ở Hàn Quốc, Đề tài nghiên cứu khoa học, 
Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Hậu (2015), Về kinh tế xanh ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12.
6. Nguyễn Danh Sơn (2018), Kinh tế Xanh – cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi 
khí hậu, Nxb chính trị Quốc gia sự thật.
7. UNEP (2011), Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development and 
Poverty Eradication – A Synthesis for Policy Market. 
74

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_kinh_te_xanh_xu_the_tat_yeu_tren_the_gioi_va_viet.pdf