Phát triển kinh tế số Việt Nam thời kỳ đại dịch Covid-19: Thực trạng và giải pháp
COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ và
sâu rộng đến toàn bộ các ngành, khu vực và các đối tượng khác nhau. Trong bối cảnh đó, kinh
tế truyền thống đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và tầm quan trọng của kinh tế số ngày càng được
khẳng định. Việt Nam là một quốc gia vừa thoát khỏi nhóm các nước thu nhập thấp, nhưng lại
thành công trong chống dịch COVID-19. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để kinh tế Việt
Nam nói chung và kinh tế số Việt Nam nói riêng phát triển trong thời gian tới. Bài viết sẽ tóm
lược một số khái niệm căn bản về kinh tế số, phân tích ngắn gọn tình hình kinh tế Việt Nam và
thực trạng phát triển kinh tế số Việt Nam trong thời kỳ COVID-19, và đề xuất một số kiến nghị
nhằm phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong bối cảnh mới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển kinh tế số Việt Nam thời kỳ đại dịch Covid-19: Thực trạng và giải pháp
áng 2 tới tháng 6 năm 2020, đã có khoảng 70% hộ gia đình bị giảm mức thu nhập. Trong đó, các hộ ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 71,3%, cao hơn 5% so với các hộ thành thị là 66,1%. Nguyên nhân của sự suy giảm thu nhập của các hộ gia đình khá đa dạng, phụ thuộc vào ngành nghề và hình thức lao động của các hộ. Tỷ lệ nguyên nhân suy giảm thu nhập do mất việc làm là khá cao, chiếm khoảng 38,4% trong tất cả các nhóm. Điều đó chứng tỏ COVID-19 có tác động mạnh mẽ và có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động tại Việt Nam. Bảng 1. Sự suy giảm thu nhập và các nguyên nhân (% số hộ) Kể từ tháng 2/2020 Trong số các hộ bị giảm thu nhập, 5 nguyên nhân chính được nêu là % số hộ bị giảm thu nhập Mất việc làm Giảm thu nhập từ hoạt động kinh doanh hộ gia đình Gián đoạn hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá Giảm giá đầu ra sản xuất nông nghiệp/ kinh doanh Đóng cửa hộ kinh doanh cá thể Tất cả các nhóm 69,5 38,4 27,2 12,1 11,1 8,7 Hộ thành thị 66,1 33,3 37,1 3,8 5,1 12,4 Hộ nông thôn 71,3 40,9 22,3 16,1 14,0 6,9 60% giàu nhất 70,0 35,5 31,9 8,5 9,9 10,5 40% nghèo nhất 68,8 43,2 19,5 17,8 13,0 5,9 Dân tộc Kinh 70,3 37,4 28,8 10,3 10,4 9,6 Dân tộc thiểu số 65,5 44,8 17,6 22,8 15,5 3,6 Nguồn: [12] Đối với các doanh nghiệp, việc điều chỉnh việc làm là một trong những cách thức giúp cho doanh nghiệp khắc phục được gánh nặng trả lương cho người lao động khi tình hình kinh tế suy giảm. Theo khảo sát từ WorldBank, đa số các doanh nghiệp được khảo sát chọn hình thức giảm lương và giảm giờ làm. Trong tháng 6/2020, số doanh nghiệp chọn hình thức giảm lương vào khoảng 20% và giảm giờ làm là 23% so với cùng kỳ năm 2019. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 153 Hình 1. Tỷ lệ phần trăm (%) doanh nghiệp điều chỉnh việc làm so với cùng kỳ năm 2019 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Thuê thêm lao động Sa thải lao động Cho nghỉ không lương Nghỉ có lương Giảm lương Giảm giờ làm Điều chỉnh việc làm so với cùng kì, % doanh nghiệp Tháng 6 Tháng 9/10 Nguồn: [11] Các doanh nghiệp đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Theo khảo sát của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tác động của COVID-19 đến các doanh nghiệp là khá lớn và có khoảng 93,9% các doanh nghiệp được điều tra khảo sát đánh giá COVID-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Sự sụt giảm nguồn thu để bù đắp cho các chi phí phát sinh là một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải. Cụ thể, có khoảng 20,2% doanh nghiệp bị sụt giảm từ 80% doanh thu trở lên. Ngoài ra, còn rất nhiều những khó khăn khác như: hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành dưới mức bình thường, không có nguồn thu để bù đắp các chi phí phát sinh, thiếu hụt vốn sản xuất kinh doanh, hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được trong nước, Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chịu rất nhiều gánh nặng như: chi phí thuê mặt bằng, chi phí trả nhân công lao động, chi trả lãi vay ngân hàng, chi phí hoạt động thường xuyên khác, Hình 2. Khó khăn của các doanh nghiệp Nguồn: [10] KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 154 Đứng trước những khó khăn do COVID-19 mang lại, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang cần phải có những sự chuyển biến và thích nghi mới trong các hoạt động kinh tế. Do vậy, COVID-19 là một trong những cú hích tạo ra đột phá mới cho quá trình phát triển kinh tế số tại Việt Nam. 3. Thực trạng phát triển kinh tế số Việt Nam thời kỳ đại dịch COVID-19 *Về chính sách Ngày 29/05/2020, kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đã nêu: Đẩy mạnh phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ; Tập trung nguồn lực để phát triển một số nền tảng công nghệ dùng chung, các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi; Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin; Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo cấp quốc gia, vùng và địa phương; Hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Cùng với đó, Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định rõ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5% - 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP. Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới sớm ban hành chuyển đổi số quốc gia, chiến lược về một quốc gia số. Ngoài ra, tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ còn ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. *Doanh nghiệp và ứng dụng số COVID-19 đã tạo ra những tác động nhất định đến nền kinh tế truyền thống của mỗi quốc gia. Đứng trước hoàn cảnh đó, doanh nghiệp tại Việt Nam đã hiểu và nhận thức rõ về việc chuyển đổi, áp dụng các mô hình kinh doanh mới qua nền tảng số. Hàng loạt các lĩnh vực đã được doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, có thể kể đến như: marketing, lên kế hoạch sản xuất, bán hàng, quản lý kinh doanh, Hình 3. Ứng dụng CNS trong các lĩnh vực Nguồn: [11] KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 155 Để ứng phó với những tác động tiêu cực từ COVID-19 lên các hoạt động kinh doanh truyền thống, các doanh nghiệp đã tăng cường sử dụng các nền tảng công nghệ số một cách mạnh mẽ. Trong giai đoạn tháng 9 - 10/2020, đã có khoảng gần 60% doanh nghiệp thực hiện hoặc tăng cường nền tảng số. Tính tới tháng 9/2020, đầu tư vào công nghệ số vào khoảng hơn 10%. Hình 4. Cơ chế điều chỉnh vốn 0 10 20 30 40 50 60 70 Tăng cường sử dụng CN số Đầu tư vào CN số Thay đổi cơ cấu sản phẩm Cơ chế điều chỉnh, % doanh nghiệp Trước tháng 6 Từ tháng 6 - 9/10 Nguồn: [11] Tỷ lệ đầu tư vào công nghệ số ở các doanh nghiệp lớn vào khoảng xấp xỉ 30%, trong khi các doanh nghiệp nhỏ chỉ dưới 10% và doanh nghiệp vừa là gần 20%. Sở dĩ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào công nghệ số ít hơn là do họ chỉ cần đầu tư vào các khâu đơn giản như bán hàng, thanh toán, đòi hỏi khoản đầu tư nhỏ. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn sẽ đầu tư vào các khoản lớn, các công đoạn phức tạp hơn như sản xuất, quản lý, vận hành, Hình 5. Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ số 0 5 10 15 20 25 30 35 DN nhỏ DN vừa DN lớn Đầu tư vào CN số, % doanh nghiệp Trước tháng 6 Từ tháng 6 đến tháng 9/10 Nguồn: [11] *Thương mại điện tử Việt Nam Năm 2019, doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam đạt 10,08 tỷ USD, tăng hơn 2 tỷ USD so với năm 2018. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 156 Hình 6. Doanh thu B2C và tăng trưởng Nguồn: [2] Số người tham gia mua sắm và giá trị mua sắm trực tuyến của một người tăng đều từ năm 2015 - 2019. Tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước cũng tăng từ 2,8% - 4,9% từ 2015 - 2019. Bảng 2. Quy mô thị trường TMĐT B2C VIệt Nam 2015 2016 2017 2018 2019 Ước tính số người tham gia mua sắm (triệu người) 30,3 32,7 33,6 39,9 44,8 Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một người (USD) 160 170 186 202 225 Tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước 2,8% 3% 3,6% 4,2% 4,9% Tỷ lệ người dân sử dụng Internet 54% 54,2% 58,1% 60% 66% Nguồn: [2] Năm 2019, theo khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp lớn có lao động chuyên trách về thương mại điện tử chiếm 41% trong số các doanh nghiệp lớn tham gia khảo sát, trong khi các doanh nghiệp SME chỉ khoảng 26%. Hình 7. Tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về thương mại điện tử 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% SME Doanh nghiệp lớn Có Không Nguồn: [6] KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 157 Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), tỷ lệ 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến đã đưa thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 ghi nhận trên 113 triệu lượt xem và tương tác của người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến của Online Friday, thị trường ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60h, tăng 267% so với cùng kỳ. Theo tính toán dự báo của Google, Temasek và Bain&Company, với tốc độ tăng trưởng 29% trong cả giai đoạn 2020 - 2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025. 4. Một số khuyến nghị Một là, tăng cường công tác phòng và đẩy lùi COVID-19 nhằm hồi phục nền kinh tế nói chung, tiếp tục tận dụng cơ hội phát triển kinh tế số nói riêng và nhanh chóng khôi phục trạng thái bình thường mới khi kiểm soát được dịch bệnh. Hiện tại, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới chống dịch COVID-19 hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng dịch bệnh bùng phát trở lại, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do vậy, tiếp tục nâng cao ý thức phòng dịch, tận dụng hiệu quả “kinh tế không tiếp xúc” là một trong những giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh hiện tại. Khi đã kiểm soát được dịch bệnh, các hoạt động kinh tế có thể tiếp tục được diễn ra trong trạng thái bình thường mới, nhưng không chủ quan, gây nguy cơ bùng phát dịch. Hai là, đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chương trình hành động về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, đặc biệt phải nhanh chóng đưa Nghị quyết Đại hội 13 vào thực tiễn. Nhà nước cần kịp thời đưa ra các chỉ thị phù hợp với điều kiện trong nước cũng như quốc tế nhằm hạn chế ảnh hưởng từ các cú sốc kinh tế tới Việt Nam. Ba là, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, đầu tư công nghệ số, áp dụng khoa học, kĩ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Áp dụng công nghệ số và sử dụng các mô hình kinh doanh trên nền tảng số sẽ tạo ra quy mô và tăng trưởng. Bản thân các doanh nghiệp cũng cần thúc đẩy tích hợp công nghệ số hóa, phát triển những giải pháp sản xuất, kinh doanh dựa trên số hoá; thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn để tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh; tối ưu hóa mô hình sản xuất, kinh doanh, phát triển kỹ năng mới cho từng cá nhân và tổ chức; sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thông minh; có giải pháp quản lý tài sản trí tuệ trong thời đại số, phù hợp với những mô hình kinh doanh và các mô hình hợp tác mới; thích ứng với các mô hình thuế mới. Cuối cùng, COVID-19 và kinh tế số tạo ra nhiều tổn thương tới các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, gây nên sự bất bình đẳng trong xã hội. Nhóm người nghèo chịu sự tác động từ COVID-19 do giãn cách xã hội, mất việc làm, cùng với đó là sự thiếu thốn các công cụ và vốn cho các giao dịch, thanh toán điện tử. Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách an sinh xã hội nhằm giảm bớt các rủi ro và chênh lệch xã hội. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 158 KẾT LUẬN COVID-19 là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm khôi phục trạng thái bình thường mới cho kinh tế - xã hội. COVID-19 có thể sẽ là cú hích cho kinh tế số Việt Nam phát triển trong thời gian tới. Do vậy, Việt Nam cần có các định hướng, chính sách, giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những rủi ro do COVID-19 mang lại cho kinh tế - xã hội, và tạo điều kiện cho kinh tế số phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bhaskar Chakravoti and Ravi Shankar Chartuvedi (2017), Digital Planet: How competitiveness and trust in digital economies vary across the world. 2. Bộ Công Thương (2020), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020. 3. Bộ Chính trị (2020), Kết luận số 77-KL/TW Về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2019), https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/15961/kinh-te-so- va-nhung-van-de-trong-tam-tai-viet-nam.aspx, truy cập ngày 12/03/2021. 5. Rumana Bukht and Richard Heeks (2017), Defining, Conceptualising and Measuring the Digital Economy, Paper No.68, Centre for Development Informatics, Global Development Institute, SEED. 6. Phạm Thị Hồng Điệp, Tống Thế Sơn (2020), Về điều kiện phát triển kinh tế số ở Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc gia về Nền kinh tế số: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, 75 - 85, tháng 10/2020, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 7. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2020), Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2020. 8. Tống Thế Sơn (2020), Điều kiện phát triển kinh tế số: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. 9. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020, https:// www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/baocao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi- quy-iv-va-nam-2020/. Truy cập ngày: 12/03/2021. 10. The Oxford Dictionary (2018), Digital Economy - definition. 11. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020), Báo cáo Đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách. https://neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ HomePage/ThongBao/2020/2020_4/FormatFactory%20PDF%20Joiner%20BIA%201%20 bao%20cao_1.pdf. Truy cập ngày: 12/03/2021. 12. Worldbank (2020), Tác động của đại dịch COVID-19 lên doanh nghiệp Việt Nam. http:// documents1.worldbank.org/curated/en/263801607440046723/pdf/Impacts-of-COVID- 19-on-Firms-in-Vietnam-Results-from-the-Second-Round-of-COVID-19-Business-Pulse- Survey.pdf. Truy cập ngày: 12/03/2021. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 159 13. Worldbank (2020), Theo dõi tác động của COVID-19 đối với hộ gia đình Việt Nam. http:// documents1.worldbank.org/curated/en/343501601911350072/pdf/Monitoring-COVID- 19-Impacts-on-Households-in-Vietnam-Results-snapshot-from-a-High-Frequency-Phone- Survey-of-Households.pdf. Truy cập ngày: 12/03/2021. 14. Worldbank (2020), Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao, worldbank.org/curated/en/831571595431608855/pdf/Taking-Stock-What-will-be-the-New- Normal-for-Vietnam-The-Economic-Impact-of-COVID.pdf. Truy cập ngày: 12/03/2021. 15. hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-XIII-cua-Dang/424240.vgp. Truy cập ngày: 12/30/2021. 16. https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/trang-chu. Truy cập ngày: 12/03/2021. 17. https://dangcongsan.vn/the-gioi/the-gioi-noi-ve-viet-nam/viet-nam-xung-dang-duoc-ghi- nhan-trong-cuoc-chien-chong-COVID-19-575197.html. Truy cập ngày: 12/03/2021.
File đính kèm:
- phat_trien_kinh_te_so_viet_nam_thoi_ky_dai_dich_covid_19_thu.pdf