Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Việc thành lập các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phú Thọ là một tỉnh sớm hình thành và phát triển các KCN, CCN (từ những năm 1960). Trong những năm qua, tỉnh cũng đã rất nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp (KCN, CCN) và thu được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Quy hoạch còn lỏng lẻo, cơ sở hạ tầng các KCN, CCN chưa đồng bộ, thu nhập của người lao động ở một số ngành nghề chưa ổn định; chưa có đủ hệ thống xử lý nước thải,. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ tình hình phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2020, từ đó chỉ ra những mặt còn hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, 2030

Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trang 1

Trang 1

Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trang 2

Trang 2

Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trang 3

Trang 3

Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trang 4

Trang 4

Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trang 5

Trang 5

Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trang 6

Trang 6

Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trang 7

Trang 7

Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trang 8

Trang 8

Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trang 9

Trang 9

Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 2940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
 1 - - - - - - 
Tổng 74 64 6 1 2 0 9 18 5 4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ 2015-2020)
Hết tháng 12/2020 thì tổng số dự án đang 
đầu tư trong các KCN, CCN tỉnh Phú Thọ là 
183 dự án, trong đó có 87 dự án FDI và 96 
dự án DDI. Trong 183 dự án thì có 138 dự 
án đang hoạt động sản xuất kinh doanh bình 
thường (chiếm 75,41%), 7 dự án đang gặp khó 
khăn về sản xuất kinh doanh (3,83%), 2 dự 
án đã bị dừng sản xuất kinh doanh (1,09%), 
27 dự án đang trong quá trình xây dựng cơ 
bản (14,75%) và 9 dự án đang chuẩn bị được 
đầu tư trong giai đoạn tới (4,92%). Để có thể 
nắm bắt được tình hình hoạt động của các 
doanh nghiệp, các dự án tại các KCN, CCN 
thì Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ cũng 
thường xuyên tiến hành rà soát, phân loại các 
dự án. Một số công ty có hoạt động sản xuất 
kinh doanh tốt, đóng góp cho ngân sách địa 
phương nhiều như: Công ty Cổ phần Bia Sài 
Gòn Phú Thọ; Công ty Xăng dầu, dầu khí 
Phú Thọ; Công ty CP gạch men Tasa; Công 
ty CP CMC; Công ty TNHH Cosmos,...
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những 
doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, có 
dấu hiệu khó khăn hay đang gặp khó khăn. 
Đặc biệt trong năm 2020, do ảnh hưởng của 
đại dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất 
kinh doanh của các doanh nghiệp chịu ảnh 
hưởng nghiêm trọng, nhất là trong tháng 4, 5. 
Một số doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt 
động, cho người lao động nghỉ, ngừng việc 
để tìm giải pháp khắc phục khó khăn, phục 
hồi sản xuất.
30
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Phương Thảo và Nguyễn Trọng Tài
Bảng 6. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 
trong KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020
Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng doanh thu Tỷ đồng 18.356 20.022 22.100 32.520 38.090 43.500 
Giá trị xuất khẩu Triệu USD 620 650 780 1.068 3.330 3.500
Nộp ngân sách Tỷ đồng 970 1.021 1.293 1.600 1.500 600
Lao động Người 28.950 31.060 33.538 38.000 42.000 43.860
Thu nhập bình 
quân NLĐ
Triệu đ/ng/tháng 5,0 5,5 5,8 5,5 6,8 6,8 
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ 2015-2020)
Kết quả của việc phát triển các KCN, 
CCN cũng được phản ánh phần nào qua 
kết quả sản xuất kinh doanh mà các doanh 
nghiệp trong KCN, CCN mang lại. Kết quả 
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 
trong KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 
giai đoạn 2015-2020 nói chung được thể 
hiện qua bảng 6.
Có thể thấy việc phát triển các KCN, 
CCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (mở rộng về 
quy mô, gia tăng về số lượng dự án và vốn 
đầu tư,...) cùng với hoạt động sản xuất kinh 
doanh ổn định của các doanh nghiệp trong 
KCN, CCN đã có ảnh hưởng tích cực tới kết 
quả sản xuất kinh doanh và làm gia tăng tổng 
doanh thu cho các KCN, CCN. Nộp ngân 
sách cũng tăng lên và đặc biệt là dù trong bối 
cảnh dịch bệnh khó khăn vẫn duy trì được 
mức lương ổn định cho người lao động.
3.2.4. Các hoạt động phát triển khác
Ngoài phát triển cơ sở hạ tầng và phát 
triển sản xuất kinh doanh trong các KCN, 
CCN thì hoạt động phát triển các KCN, CCN 
còn bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực và 
bảo vệ môi trường,...
- Phát triển nhân lực: Trong giai đoạn 
2015-2020 số lượng lao động làm việc tại 
các KCN, CCN tỉnh Phú Thọ liên tục tăng 
lên đạt gần 43.860 lao động vào năm 2020. 
Trong gần 43.860 lao động thì lao động nữ 
chiếm 30.702 người (70%), trình độ đại học, 
cao đẳng chiếm 5,78% còn lại hơn 90% là lao 
động phổ thông. Thu nhập bình quân/người/
tháng tăng từ 5 triệu đồng/tháng năm 2015 
lên 6,8 triệu đồng/tháng năm 2020. Trong 
giai đoạn này cũng có 3 KCN được thành 
lập mới đó là KCN Phú Hà (2014), Trung 
Hà (2015) và KCN Cẩm Khê (2017) nên 
cần bổ sung thêm nhiều lực lượng lao động, 
đặc biệt là nguồn lao động có tay nghề cao. 
Do đó bên cạnh việc nâng cao chất lượng 
hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề, bản 
thân các doanh nghiệp cũng rất chú trọng 
đến việc tự đào tạo người lao động tại chính 
doanh nghiệp.
- Bảo vệ môi trường các KCN, CCN: Trong 
giai đoạn 2015-2020, Ban quản lý các KCN, 
CCN đã khẩn trương đôn đốc xây dựng hệ 
thống xử lý nước thải và chất thải tập trung tại 
các KCN, CCN. Năm 2018 đã hoàn tất việc 
xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung 
cho KCN Thụy Vân và vận hành ổn định, chất 
lượng nước thải đầu ra nằm trong giới hạn cho 
phép theo quy định. Trạm đã vận hành xử lý 
859.035 m3 nước thải đạt chuẩn cột A; lũy kế 
số nước thải đã xử lý từ khi đưa nhà máy vào 
hoạt động đến nay là 3.304.530 m3. Như vậy 
tính đến cuối năm 2020 đã có KCN Thụy vân, 
KCN Phú Hà và CCN Đồng Lạng là đã có hệ 
thống xử lý nước thải và đã đi vào hoạt động. 
Còn 2 KCN Cẩm Khê, Trung Hà và CCN Bạch 
Hạc thì đang kêu gọi nhà đầu tư. Do một nửa 
31
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 23-33
các KCN, CCN trên địa bàn chưa có hệ thống 
xử lý nước thải và chất thải tập trung nên việc 
quản lý, quan trắc chất lượng nước thải ở các 
KCN, CCN này gặp phải rất nhiều khó khăn, 
đồng thời cũng gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn 
nước ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân 
các khu vực lân cận. 
3.3. Đánh giá chung về phát triển các KCN, 
CCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Kết quả đạt được
Một là, việc quy hoạch phát triển các 
KCN, CCN đã góp phần đổi mới môi trường 
đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tính đến 
hết tháng 12/2020, tỉnh Phú Thọ có 4/7 KCN 
đã được thành lập và đi vào hoạt động và thu 
hút các dự án đầu tư thứ cấp. Tỷ lệ lấp đầy 
đạt từ 20-100% ở các KCN, CCN đã hoạt 
động ổn định. 
Hai là, các KCN, CCN đã thu hút được 
một lượng vốn lớn vào đầu tư cơ sở hạ tầng 
và sản xuất kinh doanh. Lũy kế đến tháng 
12/2020, tổng số dự án thu hút đầu tư vào các 
KCN, CCN tỉnh Phú Thọ là 183 dự án (96 
dự án đầu tư trong nước và 87 dự án đầu tư 
nước ngoài). Tổng số vốn đầu tư đăng ký lũy 
kế đạt 20.701,86 tỷ đồng (trong nước chiếm 
52,46%, nước ngoài chiếm 47,54%). Để đạt 
được kết quả này, chính quyền địa phương 
cùng với Ban quản lý các KCN, CCN đã rất 
tích cực trong việc thực hiện các hoạt động 
xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa đầu tư bằng 
nhiều hình thức.
Ba là, các KCN, CCN đã thúc đẩy phát 
triển sản xuất công nghiệp, tăng doanh thu 
và kim ngạch xuất khẩu, đóng góp không 
nhỏ cho ngân sách nhà nước. Giá trị sản xuất 
công nghiệp của các KCN, CCN trên địa bàn 
tỉnh Phú Thọ tăng lên đáng kể qua các năm. 
Doanh thu năm 2020 đạt gần 43.500 tỷ đồng 
trong đó nộp ngân sách nhà nước 600 tỷ 
đồng, giá trị xuất khẩu đạt 3.500 triệu USD.
Bốn là, giải quyết việc làm cho người lao 
động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, 
hình thành đội ngũ những người lao động có 
trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc 
phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh 
Phú Thọ vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất 
định, cụ thể:
Một là, quy mô nguồn vốn cho đầu tư phát 
triển các KCN, CCN còn hạn chế. Mặc dù 
quy mô nguồn vốn có tăng lên qua các năm 
nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được 
yêu cầu về đầu tư. Đặc biệt là nguồn vốn cho 
xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn hẹp. Mặt 
khác cơ cấu nguồn vốn cũng chưa được cân 
đối, nguồn vốn dành cho phát triển các KCN, 
CCN còn phụ thuộc quá nhiều vào vốn đầu 
tư trong nước, chưa huy động được nhiều 
các nguồn vốn khác thông qua các hình thức 
khác như hợp tác công tư (PPP), FDI,.. Bên 
cạnh đó do các dự án đầu tư xây dựng kết 
cấu hạ tầng chủ yếu đều từ nguồn vốn ngân 
sách nhà nước nên tiến độ đầu tư xây dựng 
còn chậm.
Hai là, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được 
xây dựng đồng bộ, cơ sở hạ tầng xã hội chưa 
được quan tâm đúng mức. Phần lớn cơ sở hạ 
tầng của các KCN, CCN trên địa bàn đều đã 
được đầu tư xây dựng cơ bản nhưng chưa 
đồng bộ, còn dở dang. Đặc biệt là giữa hạ 
tầng kỹ thuật trong hàng rào và ngoài hàng 
rào như: Hệ thống đường giao thông ngoài 
hàng rào các KCN, CCN như đường gom, 
đường nối KCN với các trục đường giao 
thông chính chưa hoàn thiện. Việc đầu tư xây 
dựng hạ tầng xã hội như nhà ở và các công 
trình phúc lợi xã hội cho người lao động (cơ 
sở khám chữa bệnh, nhà trẻ mẫu giáo, trường 
học, khu vui chơi giải trí...) chưa được quan 
tâm đúng mức.
Ba là, thu hút các dự án đầu tư phát triển 
sản xuất kinh doanh trong các KCN, CCN 
32
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Phương Thảo và Nguyễn Trọng Tài
còn nhỏ lẻ, thiếu tính chọn lọc. Mặc dù số dự 
án thu hút vào phát triển sản xuất kinh doanh 
tại các KCN, CCN đã tăng lên qua các năm 
nhưng chủ yếu là các dự án với quy mô nhỏ, 
ít các dự án lớn và có trình độ công nghệ cao, 
do đó chưa đáp ứng yêu cầu về chuyển giao 
công nghệ, các dự án công nghệ nguồn hay 
các dự án công nghiệp phụ trợ.
Bốn là, thiếu hụt nguồn nhân lực có 
trình độ tay nghề cao và chất lượng đào tạo 
lao động còn thấp. Vốn đầu tư phát triển 
nguồn nhân lực còn ít nên nguồn nhân lực 
được đào tạo có tay nghề và trình độ cao 
phục vụ cho các dự án lớn bị thiếu hụt. 
Bên cạnh đó việc phát triển nguồn nhân 
lực cũng chưa thực sự được chú trọng nên 
chất lượng đào tạo lao động còn chưa cao. 
Trong gần 43.860 lao động thì lao động nữ 
chiếm 30.702 người (70%), trình độ đại 
học, cao đẳng chiếm 5,78% còn lại hơn 
90% là lao động phổ thông.
Năm là, hoạt động đầu tư bảo vệ môi 
trường chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Phần lớn 
các KCN, CCN trên địa bàn chưa có nhà máy 
xử lý nước thải, bên cạnh đó việc huy động 
các nguồn vốn cho đầu tư xử lý nước thải 
cũng gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình như 
nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN 
Thụy Vân được xây dựng chủ yếu từ nguồn 
vốn vay ODA (80%), còn lại là ngân sách địa 
phương, tuy nhiên tốc độ giải ngân vốn ODA 
chậm, vốn ngân sách còn chưa được cân đối 
nên thời gian xây dựng kéo dài (khởi công từ 
2014 và đến năm 2018 mới đi vào hoạt động 
chính thức). Các KCN, CCN khác cũng chưa 
có nhà máy xử lý nước thải và đang trong 
quá trình kêu gọi đầu tư. Bên cạnh đó công 
tác đầu tư bảo vệ môi trường KCN, CCN của 
các doanh nghiệp trong KCN, CCN cũng 
chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Một số 
doanh nghiệp còn chưa tuân thủ nghiêm túc 
về pháp luật môi trường, xử lý nguồn chất 
thải nguy hại như dầu, mỡ, hóa chất,... chưa 
đúng với quy định.
4. Kết luận
Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ cũng 
đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phát triển 
các KCN, CCN. Tuy nhiên, quá trình phát 
triển các KCN, CCN vẫn còn tồn tại một số 
hạn chế nhất định. Trên cơ sở phân tích tình 
hình phát triển các KCN, CCN, làm rõ những 
hạn chế và nguyên nhân, tác giả đề xuất một 
số giải pháp nhằm phát triển các KCN, CCN 
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như:
Một là, đa dạng hóa nguồn vốn cho đầu 
tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, 
CCN. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn 
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, CCN 
trong đó phát huy tối đa các hình thức hợp 
tác công tư; Đầu tư xây dựng đồng bộ và 
hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong và 
ngoài KCN, CCN; Đầu te xây dựng đồng bộ 
và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng xã hội ngoài 
hàng rào KCN, CCN.
Hai là, nâng cao chất lượng công tác quy 
hoạch phát triển các KCN, CCN. Quy hoạch 
phát triển KCN, CCN phải gắn với quy 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, 
vùng, lãnh thổ và quy hoạch phát triển các 
ngành công nghiệp; Quy hoạch KCN, CCN 
cần phải tính đến sự phát triển bền vững của 
KCN, CCN; Quy hoạch ngành nghề và lĩnh 
vực hoạt động của KCN, CCN; Quy hoạch 
xây dựng đồng bộ hạ tầng trong và ngoài 
KCN, CCN.
Ba là, tăng cường xúc tiến đầu tư vào các 
KCN, CCN. Tăng cường công tác nghiên cứu 
thị trường và đối tác đầu tư; Nâng cao chất 
lượng quy hoạch và danh mục dự án kêu gọi 
vốn đầu tư; Đổi mới, đa dạng hóa các phương 
thức tổ chức xúc tiến đầu tư; Nâng cao chất 
lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền đầu 
tư; Tăng cường hợp tác song phương và đa 
phương về xúc tiến đầu tư. 
Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực. Xác định rõ phương hướng và mục tiêu 
đào tạo để phù hợp với nhu cầu thực tế của 
33
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 23-33
các doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương 
lai; Đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở 
đào tạo; Đa dạng hóa loại hình đào tạo; Hoàn 
thiện chính sách đãi ngộ người lao động.
Năm là, tăng cường đầu tư bảo vệ môi 
truờng tại các KCN, CCN. Tập trung nâng 
cao chất lượng công tác thẩm định nhất là về 
yếu tố môi trường khi thẩm định hồ sơ thành 
lập KCN, CCN. Bên cạnh đó định hướng 
thu hút đầu tư vào KCN, CCN theo hướng 
ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít 
ô nhiễm. Những dự án có cùng ngành nghề 
và gây ô nhiễm cao nên được bố trí vào một 
KCN, CCN để thuận tiện cho công tác xử lý 
chất thải.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ (2015-
2020). Báo cáo tổng kết của Ban quản lý các khu 
công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Phú Thọ.
[2] UNIDO (1997). Industrial Estates: Principles 
and Practices. Vienna.
[3] Douglas Z. Z. (2016). Special Economic Zones: 
Lessons from the Global Experience. PEDL 
Synthesis Paper No. 1 | Special Economic 
Zones: Lessons from the Global Experience.
[4] Chính phủ (2018). Nghị định 82/2018/NĐ-CP: 
Quy định về quản lý khu công nghiệp.
[5] UNIDO (1995). Industrial Clusters and 
Networks: Case study of SME Growth and 
innovation. Vienna.
[6] Chính phủ (2017). Nghị định số 68/2017/NĐ-CP 
về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
[7] Jeffrey L. Furman, Michael E. Porter, & Scott 
Stern (2002). The determinants of national 
innovative capacity. Research Policy, 31, 899-
933.
[8] Holländer R., Chunyou W. & Ning D. (2009). 
Sustainable Development of Industrial Parks. 2. 
University of Leipzig, Germany.
[9] Phan Mạnh Cường (2015). Phát triển bền vững 
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái 
Nguyên. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Chính 
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
DEVELOPMENT OF INDUSTRIAL ZONES 
AND INDUSTRIAL CLUSTERS IN PHU THO PROVINCE
Pham Phuong Thao1, Nguyen Trong Tai2
1Faculty of Economics and Business Administration, Hung Vuong University, Phu Tho 
2Faculty of Finance and Banking, Hanoi Open University, Hanoi
Abstract
The establishment of industrial zones and clusters is one of the important solutions to promote industrialization, modernization and social-economic development of the country. Phu Tho was an province that built 
and developed early industrial zones. Over the past years, the province has also tried to run industrial zones 
therefore obtained some positive results. However, there are still some drawbacks of planning, synchronizing 
infrastructure, income of workers, wastewater treatment system,... This study is conducted to clarify the 
development situation of industrial zones and clusters in Phu Tho province in the period 2015-2020 and since 
then, pointing out the shortcomings and giving some solutions to promote the development of the industrial 
zones and clusters by 2025 and 2030.
Keywords: Development, industrial zones, industrial clusters, Phu Tho.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_cac_khu_cong_nghiep_cum_cong_nghiep_tren_dia_ban.pdf