Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới

Trước khi nêu ra một số nội dung pháp lý cơ bản của các biện pháp phòng

vệ thương mại (PVTM), bài viết đã giới thiệu sơ lược về các hiệp định thương mại tự do

(FTA) mà Việt nam đã ký kết trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế. Trong bài viết,

khái niệm về PVTM và bản chất pháp lý của các biện pháp PVTM đã được khái quát hóa trên

nền tảng các quy định tương ứng trong khuôn khổ các Hiệp định tương ứng về các biện pháp

này của WTO. Trên cơ sở đó, bài viết đã xác định khung pháp lý về các biện pháp PVTM tại

Việt nam và nêu ra một số khía cạnh pháp lý cần chú trọng và lưu ý đối với các nhà lập pháp,

các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà sản xuất kinh doanh trong nước về việc áp dụng

hoặc bị áp dụng các biện pháp PVTM gắn với bối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự

do thế hệ mới.

Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới trang 1

Trang 1

Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới trang 2

Trang 2

Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới trang 3

Trang 3

Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới trang 4

Trang 4

Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới trang 5

Trang 5

Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới trang 6

Trang 6

Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới trang 7

Trang 7

Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới trang 8

Trang 8

Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới trang 9

Trang 9

Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới

Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới
-CP ngày 8/12/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh tự 
vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. 
- Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004 về việc chống bán phá giá đối 
với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. 
- Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều 
của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 
- Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về chống trợ cấp hàng hóa 
nhập khẩu vào Việt Nam. 
- Nghị định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều 
của Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. 
- Thông tư số 38/2015/TT-BCT ngày 25/03/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm 
tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất 
khẩu, nhập khẩu 
Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 đã được 
Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2018, trong đó đưa ra 
quy định mới và sửa đổi về các biện pháp PVTM, thay thế cho các văn bản trước đây. Theo 
Điều 113 Luật này, kể từ ngày Luật Quản lý ngoại thương có hiệu lực thi hành, các vụ việc 
phệ thương mại PVTM đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, 
điều tra trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định 
của Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài 
vào Việt Nam; số Pháp lệnh số 20/2004/PL -UBTVQH11 về Chống bán phá giá hàng hóa 
nhập khẩu vào Việt Nam; số Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 về Chống trợ cấp hàng 
hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 22/2004/PL -UBTVQH11. Trên nền tảng các quy định về 
PVTM trong Luật Quản lý Ngoại thương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2018/NĐ-
CP ngày 15/01/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện 
pháp PVTM. Tiếp theo đó Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư số 06/2018/TT-BCT 
ngày 20/4/2018 quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp PVTM và Thông tư số 
19/2019/TT-BCT hướng dẫn áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CTTPP. 
876 
Nhìn chung, những quy định về PVTM trong các văn bản pháp luật trên đây đều tuân 
thủ các nội dung của các Hiệp định WTO có liên quan. Đối với các biện pháp tự vệ trong giai 
đoạn chuyển tiếp, hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn đang dẫn chiếu áp dụng từng Hiệp định. 
Tuy vậy, trong trường hợp tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển 
tiếp, hiện nay, cơ quan điều tra vẫn chưa có cơ sở pháp lý về trình tự thủ tục tiến hành. Do đó, 
đối với Hiệp định CPTPP vừa có hiệu lực vào tháng 01/2019, Bộ Công Thương đang tiến 
hành xây dựng văn bản quy định, hướng dẫn thực thi Hiệp định. Đây là một nỗ lực trong việc 
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực PVTM trong xu thế FTA thế hệ mới. 
3.3 Cơ quan quản lý nhà nước về thực thi PVTM ở Việt nam: 
Trước khi ban hành Luật Quản lý ngoại thương 2017, để thực thi một cách hiệu quả 
những chính sách, quy định đã được ban hành, Chính phủ đã thành lập Cục Quản lý cạnh 
tranh trực thuộc Bộ Công Thương có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý 
nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và 
quyền hạn của Cục Quản lý cạnh tranh được quy định tại Nghị định số 95/2012/NĐ-CP 
ngày 12/11/2012 của Chính phủ và Quyết định số 848/QĐBCT ngày 05/02/2013 của Bộ 
Công Thương. 
Tuy nhiên, sau khi ban hành Luật Quản lý ngoại thương 2017, Chính phủ đã thành lập 
Cục PVTM trực thuộc Bộ Công Thương trên cơ sở Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 
18/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ 
Công Thương (thay thế Nghi định 95/2012/NĐ-CP). Đây là cơ quan quản lý nhà nước có 
chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về PVTM 
(tách ra từ Cục Quản lý cạnh tranh trước đây của Bộ Công Thương). Với chức năng của mình, 
Cục PVTM trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, khiếu kiện của doanh nghiệp để xem xét, tiến hành khởi 
xướng điều tra các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng nhập khẩu 
nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Cục PVTM cũng hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp các 
quy định PVTM của WTO, của các nước trên thế giới và trong các FTA... khi doanh nghiệp 
có yêu cầu. Các hiệp hội và doanh nghiệp cũng có thể nhận được hướng dẫn, thông tin tham 
khảo về các vấn đề liên quan đến khởi kiện như việc chuẩn bị hồ sơ... từ Cục PVTM. 
4. Một số khía cạnh pháp lý cần lƣu ý trong việc triển khai pháp luật về các biện pháp 
PVTM ở Việt nam trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới: 
Với tư cách là Thành viên của WTO, pháp luật Việt Nam được xây dựng trên cơ sở 
tuân thủ các quy định trong các Hiệp định điều chỉnh của WTO về PVTM. Bên cạnh đó, trước 
tình hình Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết nhiều FTA song phương, đa 
phương với các đối tác trên thế giới, pháp luật Việt Nam về PVTM cũng đã bắt đầu có sự điều 
chỉnh để dần đáp ứng những quy định trong FTA. Tuy nhiên, có thể thấy rõ một số vấn đề 
cần lưu ý sau: 
* Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: 
Trong các FTA Việt Nam đã ký kết và tham gia, hầu hết quy định về Chống phá giá 
và Chống trợ cấp trong các FTA này đều dẫn chiếu tới Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp 
877 
định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Tức là quyền và nghĩa vụ của các Bên sẽ 
tuân theo các hiệp định điều chỉnh của WTO. Do pháp luật Việt Nam về PVTM bám sát và 
tuân thủ các quy định của WTO, nên Việt Nam có thể đáp ứng và tuân thủ các quy định này. 
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong số các FTA đã ký kết và tham gia, các FTA thế hệ mới 
thường đưa ra những yêu cầu cao hơn so với các Hiệp định của WTO (các cam kết WTO +). 
Như vậy, với các quy định về PVTM có yêu cầu cao hơn Hiệp định WTO (WTO+), hệ thống 
pháp luật và các cơ quan chức năng của Việt Nam về PVTM cần lưu ý tập trung xây dựng các 
văn bản hướng dẫn thực thi cụ thể nhằm đảm bảo sự tương thích, phù hợp. 
Ngoài ra, với sự ra đời còn mới mẻ của Cục PVTM (tách ra từ Cục Quản lý cạnh tranh 
– Bộ Công Thương), xuất phát từ thực tế chức năng của cơ quan này một mặt hỗ trợ các 
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam kháng kiện trong các vụ kiện liên quan đến các biện 
pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ do phía nước ngoài tiến hành đối với hàng 
hoá xuất khẩu của Việt Nam, mặt khác phải triển khai Luật Quản lý Ngoại thương về các biện 
pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong nước, có thể thấy rằng yêu cầu nâng cao 
năng lực thực thi pháp luật về PVTM thông qua việc tăng cường nhân lực cũng đào tạo 
chuyên môn hóa đội ngũ chuyên gia trong từng lĩnh vực của PVTM luôn cần được đề cao. 
Yêu cầu này không chỉ cấp thiết từ phía cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách (Cục 
PVTM – Bộ Công Thương) mà còn được đặt ra đối với các Bộ quản lý ngành sản xuất cụ thể. 
Điều này xuất phát từ thực tiễn áp dụng các biện pháp PVTM cần phải có sự phối hợp chặt 
chẽ giữa cơ quan quản lý chức năng với các nhà quản lý thuộc các Bộ trực tiếp quản lý sản 
xuất, bởi đây họ là những chuyên gia có khả năng hiểu rõ về ngành sản xuât, thực trạng cạnh 
tranh và các vấn đề mang tính chất chuyên môn cũng như thông lệ kinh doanh của các doanh 
nghiệp trong ngành. Thực tế kháng kiện của các vụ kiện bán phá giá cá tra, ba tra, tôm, xe 
đạp, dây cu-roa... cho thấy hiểu biết về các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự 
vệ của các đơn vị có liên quan vẫn chưa toàn diện. Vì vậy, việc đào tạo nâng cao năng lực về 
các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp và tự vệ cho đội ngũ cán bộ làm công tác này là 
hết sức cần thiết và cấp bách, góp phần tăng cường sự hợp tác và hỗ trợ của các cơ quan thuộc 
các bộ ngành trong việc thi hành các quy định pháp luật liên quan. 
* Về phía các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước và kinh doanh xuất khẩu 
- Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam đã và đang phải đối mặt với 
nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện pháp PVTM do các cam kết trong FTA ngày một gia 
tăng thì phía các doanh nghiệp sản xuất trong nước lại chưa sẵn sàng sử dụng hoặc ứng phó 
với các biện pháp PVTM một cách hiệu quả. Điều này được thể hiện qua các số liệu thống kê 
như sau: Cho đến nay đã có gần 90 vụ kiện chống bán phá giá, 16 vụ kiện yêu cầu điều tra về 
trợ cấp và 32 vụ kiện điều tra áp dụng biện pháp tự vệ từ phía các đối tác nước ngoài đồi với 
hàng hóa xuất khẩu của Việt nam (chủ yếu đối với mặt hàng thép, sợi, giấy, hàng thủy sản 
Trong khi đó, con số tương ứng đối với các vụ kiện từ phía các doanh nghiệp trong nước đối 
với hàng hóa nhập khẩu cò rất khiêm tốn (gần 10 vụ kiện chống bán phá giá, 6 vụ kiện yêu 
cầu điều tra tự vệ và chưa có vụ việc điều tra chống trợ cấp nào). 
878 
- Thực tiễn những vụ việc kháng kiện PVTM từ phía các đối tác nước ngoài cho thấy 
nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn bị động, chưa thực sự nhận thức rõ ràng về nguy 
cơ xảy ra các vụ việc điều tra PVTM cũng như hệ quả bất lợi của các vụ việc này đối với hoạt 
động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp và thậm chí là của cả ngành. Bên cạnh đó, các 
doanh nghiệp cũng chưa chủ động và tích cực trong việc chuẩn bị, ứng phó với các vụ điều tra 
PVTM. Nhiều doanh nghiệp còn có tâm lý né tránh, không tham gia hoặc tham gia không đầy 
đủ vào công tác kháng kiện dẫn tới kết quả bất lợi đối với các doanh nghiệp. Trong trường 
hợp bị điều tra và áp dụng biện pháp PVTM, các doanh nghiệp có thể đánh mất lợi ích có 
được từ việc cắt giảm thuế trong FTA, gây ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu và thậm chí có 
thể đánh mất thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, trong việc sử dụng các công cụ PVTM từ phía 
các FTA để bảo hộ hoặc hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước, tồn tại một thực tế là cho dù cơ 
quan điều tra có thể tự khởi xướng một vụ điều tra, tuy nhiên hầu hết các vụ việc PVTM phải 
được khởi xướng dựa trên đơn kiện của các nhà sản xuất trong nước. Trong điều kiện cho 
phép, các nhà sản xuất trong nước là chủ thể trực tiếp tiếp cận và phát hiện được các hành vi 
cạnh tranh không công bằng của các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc hiểu được những thiệt 
hại mà ngành sản xuất mình đang gặp phải, nếu bản thân các chủ thể này không gửi đơn kiện, 
cơ quan có thẩm quyền khó có thể tiến hành cuộc điều tra, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng 
của doanh nghiệp. Thực tế trên đây đòi hỏi các doanh nghiệp Việt nam phải chủ động nâng 
cao khả năng ứng phó với các vụ điều tra PVTM từ phía nước ngoài đồng thời phải chủ động 
tích cực trong việc tìm hiểu và sử dụng các công cụ PVTM mà FTA cho phép, để vừa tranh 
thủ những lợi ích mà FTA mang lại, vừa có thể bảo vệ được lợi ích của mình trước sức ép 
cạnh tranh của hàng nhập khẩu. 
Trước những thách thức phải đối mặt cũng như khả năng có thể áp dụng hệ thống các 
quy định pháp luật về PVTM sẵn có tại Việt nam, trong quá trình kinh doanh sản xuất và xuất 
khẩu hiện nay các doanh nghiệp Việt nam cần chú trọng một số lưu ý sau: 
Thứ nhất, cần tăng cường nâng cao sự hiểu biết về PVTM thông qua các giải pháp sau: 
+ Trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật PVTM, quy định PVTM trong các 
FTA giữa Việt Nam và đối tác để nắm rõ các nghĩa vụ và quyền lợi của mình. 
+ Tìm hiểu quy định pháp luật của WTO và của các nước khởi kiện, do các quy định 
trong FTA chỉ phán ánh được phần nào quy trình điều tra trên thực tế, những nội dung không 
được quy định trong FTA sẽ được tuân theo quy định của WTO hoặc nội luật của nước điều tra. 
+ Thường xuyên trao đổi thông tin với Hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước nhằm 
nắm bắt được những thông tin cảnh báo để lên phương án thay đổi hoạt động kinh doanh hoặc 
chủ động lên phương án đối phó với vụ việc. 
+ Chú trọng đào tạo, nâng cao kiến thức cho nhân viên về lĩnh vực này, xây dựng một 
đội ngũ nhân viên pháp lý có kiến thức về PVTM để xử lý khi vụ việc xảy ra. 
Thứ hai, cần chủ động ứng phó đối với các vụ kiện về PVTM từ phía các đối tác nước 
ngoài và chủ động đưa khởi kiện PVTM để bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất của mình. Điều 
này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt nam phải chuẩn bị đầy đủ về nguồn lực cần thiết cho việc 
879 
theo kiện (cả về tài chính và nhân lực) bởi một vụ kiện thường kéo dài, với những đòi hỏi cao 
về bằng chứng, lập luận, bao gồm các công việc như: 
+ Lưu trữ hồ sơ, sổ sách đầy đủ và rõ ràng sẵn sàng cho việc cung cấp tài liệu chứng 
minh tại các vụ kiện đến từ nước ngoài; Tích cực tham gia vào công tác kháng kiện một cách 
nghiêm túc, có trách nhiệm và hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra. Nếu doanh nghiệp xuất 
khẩu không hợp tác với cơ quan điều tra của nước ngoài, thì cơ quan điều tra có quyền sử 
dụng những dữ liệu sẵn có bất lợi để tính toán biên độ phá giá, trợ cấp. 
+ Thu thập và chuẩn bị sẵn sàng các số liệu, bằng chứng về việc hàng hóa nước ngoài 
bán phá giá hoặc có sự gia tăng đột biến và thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất của mình tại 
các vụ kiện trong nước. 
+ Dự trù trước một khoản kinh phí để thuê luật sư khi cần thiết. Luật sư tư vấn đóng 
vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp kháng kiện và khởi kiện, góp phần giúp 
các doanh nghiệp thu được kết quả tích cực hoặc giảm thiểu được mức thuế. 
+ Đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đa dạng hóa sản phẩm, 
tránh tăng trưởng xuất khẩu quá nóng vào một thị trường, chuyển dần từ chiến lược cạnh 
tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng và thương hiệu nhằm giảm thiểu nguy cơ bị 
điều tra PVTM. 
Thứ ba, tăng cường khả năng kết nối các doanh nghiệp tham gia và trực tiếp tham gia 
trong các vụ việc kháng kiện và khởi kiện PVTM thông qua các hoạt động sau: 
+ Phát huy vai trò của Hiệp hội ngành hàng thông qua việc phối hợp và liên hệ chặt 
chẽ với Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành để cùng xây dựng chiến lược kháng kiện 
hoặc khởi kiện cho cả ngành. 
 + Tập hợp các doanh nghiệp trong ngành cùng phối hợp thu thập số liệu và đứng đơn 
kiện bởi PVTM là một công cụ ―tập thể‖ được trao cho các ngành sản xuất nhằm bảo vệ cả 
ngành của mình trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc nhập khẩu ồ ạt từ 
nước ngoài. Một doanh nghiệp đơn lẻ không thể đứng đơn kiện hay sử dụng công cụ này, 
ngoại trừ trường hợp bản thân doanh nghiệp đó là đại diện của ngành. 
+ Củng cố quan hệ với các bạn hàng, đối tác nước ngoài (các nhà nhập khẩu, người tiêu 
dùng ở nước ngoài) vì họ cũng là một bên có lợi ích bị ảnh hưởng bởi vụ việc điều tra PVTM. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quốc Hội (2017), Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/ QH14 
2. Chính Phủ (2018), Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 quy định chức 
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương 
3. Chính Phủ (2018), Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 quy định chi tiết 
một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp PVTM 
4. Bộ Công Thương (2018), Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20/4/2018 quy định 
chi tiết một số nội dung về các biện pháp PVTM 

File đính kèm:

  • pdfphap_luat_ve_phong_ve_thuong_mai_cua_viet_nam_trong_dieu_kie.pdf