Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên dựa trên khái niệm “jobs-to-be-done”

Bài viết nghiên cứu sơ bộ thực trạng việc dạy học tiếng Anh chuyên ngành cho sinh

viên không chuyên phạm vi trường Đại Học Nha Trang ở khía cạnh nội dung và

phương pháp giảng dạy, từ đó đề xuất các giải pháp dựa trên nhu cầu và khả năng

người học - “jobs-to-be-done” (JTBD) trong việc xây dựng nội dung và phương pháp

giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành như thế nào để mang hiệu quả cao hơn. Cụ thể, bài

viết trước tiên sử dụng phương pháp tổng hợp nghiên cứu để đưa ra một trong những

nguyên nhân dẫn đến việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành hiện nay chưa hiệu quả:

các chương trình học và phương pháp giảng dạy truyền thống chưa tạo động lực và

hứng thú cho người học vì còn tập trung vào người dạy nhiều hơn người học. Từ đó,

khái niệm “jobs-to-be-done” sẽ được phân tích áp dụng trong việc xây dựng chương

trình đào tạo phù hợp người học. JTBD là một công cụ hữu ích giúp người dạy trước

hết phân tích sâu những nhu cầu, hành vi, và khả năng người học, từ đó xây dựng nội

dung và phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn.

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên dựa trên khái niệm “jobs-to-be-done” trang 1

Trang 1

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên dựa trên khái niệm “jobs-to-be-done” trang 2

Trang 2

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên dựa trên khái niệm “jobs-to-be-done” trang 3

Trang 3

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên dựa trên khái niệm “jobs-to-be-done” trang 4

Trang 4

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên dựa trên khái niệm “jobs-to-be-done” trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5280
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên dựa trên khái niệm “jobs-to-be-done”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên dựa trên khái niệm “jobs-to-be-done”

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên dựa trên khái niệm “jobs-to-be-done”
89 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHƯƠNG TRÌNH 
ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN KHÔNG 
CHUYÊN DỰA TRÊN KHÁI NIỆM “JOBS-TO-BE-DONE” 
GV: Phan Thi ̣Kim Liên Khoa: Kinh tế 
TÓM TẮT 
Bài viết nghiên cứu sơ bộ thực trạng việc dạy học tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên phạm vi trường Đại Học Nha Trang ở khía cạnh nội dung và phương pháp giảng dạy, từ đó đề xuất các giải pháp dựa trên nhu cầu và khả năng người học - “jobs-to-be-done” (JTBD) trong việc xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành như thế nào để mang hiệu quả cao hơn. Cụ thể, bài viết trước tiên sử dụng phương pháp tổng hợp nghiên cứu để đưa ra một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành hiện nay chưa hiệu quả: các chương trình học và phương pháp giảng dạy truyền thống chưa tạo động lực và hứng thú cho người học vì còn tập trung vào người dạy nhiều hơn người học. Từ đó, khái niệm “jobs-to-be-done” sẽ được phân tích áp dụng trong việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp người học. JTBD là một công cụ hữu ích giúp người dạy trước hết phân tích sâu những nhu cầu, hành vi, và khả năng người học, từ đó xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn. 
Từ khoá: job-to-be-done, việc được thực hiện 
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tiếng Anh được công nhận là ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền bá kiến thức, đặc biệt với sự toàn cầu hoá, khi các nước giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh thì ngôn ngữ này còn giúp tạo cơ hội việc làm, giúp mỗi người phát triển bản thân hơn trong sự nghiệp cũng như đời sống. Chính vì vậy, vai trò của việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường ở các nước không nói tiếng Anh như Việt Nam được xác định đặc biệt quan trọng. Cụ thể, từ khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thế giới như tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO (World Trade Organization), nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực biết sử dụng tiếng Anh tốt của các công ty đầu tư nước ngoài ngày càng cao, điều đó đòi hỏi việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường càng được chú trọng để có thể đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của xã hội về khả năng sử dụng tiếng Anh. 
Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học tiếng Anh nói chung ở Việt Nam hiện nay, và việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên ở trường Đại Học Nha Trang chưa mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, bài viết này sẽ nghiên cứu các nguyên nhân sâu dẫn đến tình trạng trên và đưa ra các đề xuất giải pháp dựa theo lý thuyết JTBD với kỳ vọng giúp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên ở trường Đại Học Nha Trang. 
90 
II. LÝ THUYẾT JOBS-TO-BE-DONE 
JTBD là một khái niệm mang tính cách mạng trong marketing hiện đại (Silverstein, Samuel, & DeCarlo, 2012), có thể hiểu là “những việc cần được thực hiện”. Khi một sản phẩm hay dịch vụ được bán đi, về cơ bản đó là khi người tiêu dùng đã “thuê” sản phẩm hay dịch vụ đó để giúp họ thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Ví dụ, khi mua một mũi khoan ¼ inch điều này không có nghĩa khách hàng muốn mua một mũi khoan mà thực sự họ cần thuê một sản phẩm, ở đây là cái mũi khoan, để có thể giúp họ tạo ra cái lỗ có kích cỡ ¼ inch (Christensen, Cook, & Hall, 2006). Dựa vào đó nhà kinh doanh cần thiết kế để tạo ra sản phẩm dịch vụ của mình sao cho đạt được mong cuối cuối cùng của khách hàng: giúp họ thực hiện được cái lỗ đó trên tường một cách hoàn hảo nhất, chứ không phải chỉ đơn thuần là cái mũi khoan đó đẹp xấu như thế nào. 
Lý thuyết về JTBD chỉ đơn giản là hỏi câu hỏi “Những công việc vì sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có thể được thuê để làm?”. Như vậy, JTBD không phải là một sản phẩm, dịch vụ, hay một giải pháp cụ thể nào đó mà là định hướng giúp xác định mục đích kinh doanh hướng tới những gì khách hàng cần mua. Tương tự, JTBD trong giảng dạy là phương pháp xác định chính xác những việc mà người học muốn thực hiện hay người học sẽ làm được để thiết kế nội dung kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy sao cho người học có thể “dung” nó để thực hiện những việc mình muốn làm. JTBD giúp thay đổi tư duy của nhà kinh doanh và nhà giáo dục bằng cách nhìn thế giới với viễn cảnh của khách hàng hay người học. 
III. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VIỆC ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN CHƯA MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO 
3.1 Chương trình đào tạo 
Các chương trình đào tạo chưa phù hợp khả năng người học có thể được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên chưa được hiệu quả. 
Thứ nhất, chương trình đào tạo phần lớn dựa vào giáo trình có sẵn từ các nước khác với môi trường đào tạo ở Việt Nam, dẫn đến tình trạng giáo trình sử dụng còn thiếu tính thực tế do thiếu sự khảo sát nhu cầu công việc và khả năng người học. Điều này dẫn đến nguyên nhân thứ hai là việc xác định mục đích và mục tiêu giảng dạy chưa phù hợp. Cụ thể, các chương trình đào tạo khi xây dựng thường chỉ dựa vào mục tiêu giảng dạy được đặt dưới góc độ áp đặt kiến thức hơn là dựa theo nhu cầu thực tế công việc và khả năng người học. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, mục đích đào tạo và mục tiêu giảng dạy chưa được nghiên cứu một cách thực tế và logic với nhau. Mục tiêu đặt ra thiếu mục đích có thể sẽ dẫn đến lạc đường. 
91 
Thứ ba, thực tế chương trình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành thường quá tải so với thực tế do tập trung phân tích về các yêu cầu của thị trường để xây dựng chương trình. Xây dựng nội dung giảng dạy theo yêu cầu thị trường/nhà tuyển dụng hoàn toàn đúng, nhưng sẽ phiến diện nếu không xác định các yêu cầu đó sắp đặt trong từng giai đoạn nào đối với người học do thiếu nghiên cứu sâu về quá trình phát triển kỹ năng cá nhân của người học ở lứa tuổi này. Yêu cầu của thị trường/nhà tuyển dụng cho một vị trí công việc thường rất nhiều, nhưng với từng vị trí công việc cũng có nhiều giai đoạn phát triển, và các yêu cầu đó cũng được áp dụng cho từng giai đoạn khi người nhân viên được tuyển vào làm, chứ không phải các yêu cầu đó áp dụng ngay từ lúc mới nhận việc cho đến chấm dứt vị trí đó, các yêu cầu không phải là yếu tố tĩnh trong dài lâu mà linh động theo thời gian. 
Ví dụ, các yêu cầu cho một nhân viên lễ tân gồm khả năng sử dụng tiếng Anh trong việc giao tiếp với khách khi đặt phòng qua điện thoại, e-mail, trực tiếp, trả phòng, v.v nhưng nhà tuyển dụng nào cũng phân chia các yêu cầu đó theo từng giai đoạn, cụ thể, trong tuần đầu tiên thì yêu cầu nhân viên chỉ chào hỏi khách trực tiếp, tuần thứ hai sẽ tiếp xúc qua điện thoại, và yêu cầu tăng dần theo thời gian. Song song đó, trong quá trình làm việc cấp quản lý không bao giờ sắp xếp ca làm việc chỉ nhân viên mới làm việc với nhau mà luôn có nhân viên thành thạo kinh nghiệm làm cùng để hướng dẫn và đào tạo thêm cho nhân viên mới, những việc giao tiếp tầm cao hơn ở khu vực lễ tân sẽ để cho nhân viên kinh nghiệm làm, một mặt tránh sai sót, mặt khác để nhân viên mới học hỏi thêm. Điều này chứng tỏ các nhà quản lý doanh nghiệp cũng xác định các yêu cầu khác nhau cho từng giai đoạn cho người học việc. 
Như vậy, việc xây dựng nội dung đào tạo không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vì có thể gây nên sự quá tải cho người học. Phương pháp đào tạo đỏi hỏi hai yếu tố đào tạo kỹ năng và kỹ thuật với sự tập trung nhiều ở giảng dạy kỹ thuật tự học cho sinh viên. 
Nhìn chung, việc xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành do thiếu việc xác định mục đích và mục tiêu rõ ràng và thực tế; thiếu sự nghiên cứu đến yêu cầu thực tế của công việc mà người học sẽ thực hiện trong tương lai; tập trung quá nhiều vào việc tạo ra các chương trình học hay gây nên sự quá tải đối với người học, dẫn tình trạng người học khó theo nổi chương trình và trở nên chán nản. 
3.2 Phương pháp giảng dạy 
Phương pháp giảng dạy truyền thống không phù hợp với việc giảng dạy tiếng Anh. Đặc thù của môn học này cần có sự chủ động tiếp xúc, giao tiếp thực hành và rèn luyện hàng ngày trong khi đó phương pháp giảng dạy truyền thống mang xu hướng truyền bá thông tin một chiều: người dạy chủ động đưa ra nội dung bằng cách thuyết giảng, người học bị động tiếp nhận nội dung đó bằng cách ghi chép. Người học lệ thuộc người dạy, chỉ trả lời nếu được hỏi, như vậy sự thiếu giao tiếp chủ động sẽ 
92 
không giúp người học nhớ được từ ngữ vừa học, và khó khăn khi phải diễn giải bằng lời một nội dung đơn giản bằng tiếng Anh. 
Việc thiếu cơ hội được đào tạo chuyên sâu về giảng dạy tiếng Anh với người bản ngữ của người dạy là nguyên nhân dẫn đến việc khả năng truyền đạt thiếu linh động. Người dạy là người Việt Nam, được thừa hưởng phương pháp giảng dạy truyền thống nên khi áp dụng vào giảng dạy khó bật ra được sự đổi mới. Đa số người dạy cũng chưa phải là người nói tiếng Anh thành thạo để có thể tạo động lực và hứng thú cho người học phấn đấu theo. 
IV. ÁP DỤNG JOBS-TO-BE-DONE TRONG XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
4.1 Xây dựng nội dung chương trình đào tạo 
JTBD nhấn mạnh việc xác định nhu cầu thật sự của người học muốn và cần làm gì để có thể tìm phương pháp, thiết kế kiến thức và bài giảng sao cho có thể lắp đầy được các nhu cầu đó. Như vậy, chương trình đào tạo phải được xây dựng dựa trên mục đích và mục tiêu rõ ràng, mục đích và mục tiêu không được nhầm lẫn với nhau. Mục đích là người học phải làm được gì, mục tiêu là để người học có thể làm được điều đó thì cần phải đi những con đường đi nào. 
Ví dụ ở trên cho thấy người quản lý khách sạn xác định các yêu cầu khác nhau cho từng giai đoạn khác nhau cho người nhân viên mới, ở đây xem như người sinh viên mới ra trường, dựa vào đó việc xây dựng chương trình đào tạo nên xác định mục đích rõ ràng là ở giai đoạn phỏng vấn, giải đoạn tuần đầu tiên, hay tháng đầu tiên của người nhân viên thử việc đó, khả năng tiếng Anh cụ thể sẽ phải sử dụng được là gì. Để đạt được những mục đích đó thì các mục tiêu nhỏ đặt ra là gì để đi đến mục đích đó. Chương trình đào tạo nên được xây dựng sao cho sinh viên sau khi học xong phải thành thục khả năng tiếng Anh sử dụng trong giai đoạn phỏng vấn, tuần đầu tiên hay tháng đầu tiên làm việc. Một khi đã qua được các giai đoạn mở đầu đó một cách tốt đẹp, nghĩa là họ đã làm được những việc cần phải làm (jobs-to-be-done), họ sẽ có thêm tự tin và khi bước vào các giai đoạn sâu hơn, yêu cầu cao hơn, thấy sự giỏi hơn từ đồng nghiệp họ sẽ có động lực tự tiếp tục học nâng cao lên. Lúc đó động lực phát triển bản thân sẽ thúc đẩy việc học nâng cao. Động lực phát triển này sẽ không xuất hiện nếu khâu đào tạo ở trường thất bại, vì nếu các em không học thành công tiếng Anh ở trường có thể sẽ gây sự chán nản cho người học như đã nói ở trên. 
Phương pháp đào tạo 
JTBD ở phương pháp đào tạo nhấn mạnh việc xây dựng các phương pháp giảng dạy sao cho người học phải thực hiện được “việc” mà người học sẽ phải làm trong tương lai, cụ thể ở đây là ở giai đoạn phỏng vấn và tháng thử việc. Để làm được điều 
93 
này, khi xây dựng phương pháp giảng dạy người dạy phải đảm bảo xác định được ba yếu tố rõ ràng: kỹ năng nói, viết tiếng Anh chuyên ngành người học cần cho công việc; khả năng người học; và khoảng thời gian dạy. Ba yếu tố này phải được kết hợp chặt chẽ với nhau. Ở yếu tố thời gian cần phân tích hai thành phần của thời gian: thời gian cho việc giảng dạy và thời gian cho việc học, thẩm thấu, và thực hành nội dung giảng dạy đó; hai yếu tố này không được tách rời ra khi xây dựng phương pháp giảng dạy. Như vậy, phương pháp giảng dạy phải là sự kết tinh từ ba yếu tố: nhu cầu người tuyển dụng cho sinh viên mới ra trường; khả năng người học; và thời gian dạy và học. 
KẾT LUẬN 
Việc xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên chưa tập trung vào nhu cầu và khả năng người học là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đào tạo không cao. Để thay đổi điều này, quá trình xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy nên áp dụng lý thuyết JTBD như là một định hướng để giúp chương trình bám sát vào khả năng và nhu cầu của người học hơn. 
Thiếu sót của nghiên cứu này: thiếu dữ liệu điều tra phân tích từng loại khả năng của sinh viên; nhu cầu nhà tuyển dụng. Ngoài ra, kinh nghiệm trong bài viết dựa trên kinh nghiệm giảng dạy hai năm cho sinh viên ngành du lịch, chưa có trải nghiệm ở các ngành khác để có cái nhìn toàn diện hơn. 
Nghiên cứu trong tương lai: phân tích chiều sâu tâm lý người học ở từng giai đoạn để đưa ra các kỹ thuật giảng dạy phù hợp từng giai đoạn tâm lý. Nghiên cứu này sẽ rất có ích vì kết quả nghiên cứu một cách khoa học sẽ là nền tảng cho việc xây dựng lại chương trình giảng dạy phù hợp với đúng khả năng người học hơn. Ngoài ra các nghiên cứu về chính sách, cơ sở vật chất, môi trường, lộ trình thực hiện sẽ thực hiện trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Silverstein, D., Samuel, P., & DeCarlo, N. (2012). Jobs to be Done - Highlight the human need you're trying to fulfill. In D. Silverstein, P. Samuel, & N. DeCarlo, The Innovator's Toolkit. Wiley & Sons. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_chuong_trinh_dao_t.pdf