Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp hồi quy Logistic và phương pháp

so sánh điểm xu hướng (PSM-Propensity Score Matching) để phân tích tác động của việc tham gia

kinh doanh du lịch nông nghiệp (DLNN) đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng. Nghiên

cứu sử dụng dữ liệu khảo sát từ 325 hộ gia đình có tham gia và không tham gia kinh doanh DLNN

(trong đó gồm 189 hộ tham gia và 136 hộ không tham gia). Kết quả nghiên cứu của mô hình

Logistic cho thấy các nhóm yếu tố đặc điểm chủ hộ (yếu tố trình độ học vấn); Nhóm yếu tố đặc

điểm trang trại (lao động, khoảng cách, vay vốn, thu nhập hộ nông dân) và nhóm yếu tố nhận thức,

thái độ (nhận biết về DLNN, nhận biết về cơ hội đầu tư, nhận biết về thu hút đầu tư) có tác động

đến quyết định tham gia kinh doanh DLNN của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng, nghiên cứu cũng cho

thấy tỷ lệ dự báo đúng của toàn bộ mô hình là 85,5%. Ngoài ra, Kết quả của phương pháp PSM cho

thấy tác động của quyết định tham gia kinh doanh DLNN đến thu nhập của hộ và có sự khác biệt

đáng kể về thu nhập giữa hai nhóm hộ tham gia và không tham gia DLNN. Đây chính là nền tảng

để nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy, khuyến khích hộ nông dân tham

gia kinh doanh DLNN, giúp cải thiện thu nhập của hộ, góp phần phát triển DLNN tỉnh Lâm Đồng.

Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng trang 1

Trang 1

Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng trang 2

Trang 2

Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng trang 3

Trang 3

Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng trang 4

Trang 4

Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng trang 5

Trang 5

Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng trang 6

Trang 6

Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng trang 7

Trang 7

Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng trang 8

Trang 8

Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng trang 9

Trang 9

Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 7160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng

Phân tích tác động của việc tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng
,894; 1,372
đơn vị.
• Các yếu tố còn lại như tuổi (TU), giới tính (GT),
quy mô diện tích (DT) có Sig. > 0,05 tương ứng
lần lượt là 0,700; 0,971; 0,411. Do đó, biến TU,
GT, DT không tương quan và không có ý nghĩa
với biến phụ thuộc TGH.
Xác suất tham gia DLNN của hộ nông dân
tỉnh LâmĐồng
Giả sử xác suất tham gia của hộ nông dân vào DLNN
thay đổi, nghiên cứu giả định xác suất này thay đổi từ
10% để thấy được xác suất tham gia của hộ sẽ thay đổi
như thế nào? Kết quả Bảng 5 cho thấy:
• Trình độ học vấn (HV) có xác suất ban đầu là
10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu số năm
đi học tăng thêm 01 đơn vị thì xác xuất hộ tham
gia DLNN tăng lên 13%.
• Lao động (LD) có xác suất ban đầu là 10%. Khi
các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lao động gia
đình làm nông nghiệp tăng thêm 01 đơn vị thì
xác xuất hộ tham gia DLNN không tăng.
• Khoảng cách (KC) có xác suất ban đầu là 10%.
Khi các yếu tố khác không đổi, nếu khoảng cách
từ nơi cách tác nông nghiệp của hộ đến trục
đường chính giảm thêm 01 đơn vị thì xác xuất
hộ tham gia DLNN tăng lên 13%.
• Vay vốn (VV) có xác suất ban đầu là 10%. Khi
các yếu tố khác không đổi, nếu hộ dễ dàng tiếp
cận vốn vay thì xác xuất hộ tham giaDLNN tăng
lên 77%.
• Thu nhập hộ nông dân (TN) có xác suất ban đầu
là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu thu
nhập của hộ tăng lên 1 đơn vị thì xác xuất hộ
tham gia DLNN tăng lên 35%.
• Biết về DLNN (BVDL) có xác suất ban đầu là
10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ biết
DLNN là gì thì xác xuất hộ tham gia DLNN tăng
lên 42%.
• Biết về DLNN (BVDL) có xác suất ban đầu là
10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ biết
DLNN là gì thì xác xuất hộ tham gia DLNN tăng
lên 42%.
• Cơ hội đầu tư (CHDT) có xác suất ban đầu là
10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ tin
rằngDLNN là cơ hội đầu tư thì xác xuất hộ tham
gia DLNN tăng lên 42%.
1530
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Economics-Law andManagement, 5(2):1524-1534
Bảng 4: Kết quảmô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia kinh doanh DLNN của hộ nông
dân tỉnh LâmĐồng
Các biến độc lập Hệ số b Sig. Exp(b )
Hằng số -5,331 0,000 0,005
Đặc điểm chủ hộ
Tuổi (TU) -0,007 0,700 0,993
Giới tính (GT) -0,018 0,971 0,982
Trình độ học vấn (HV) 0,254 0,040 1,289
Đặc điểm trang trại
Quy mô diện tích (DT) 0,951 0,411 2,588
Lao động (LD) 3,662 0,001 0,026
Khoảng cách (KC) -0,299 0,000 1,348
Vay vốn (VV) 3,428 0,000 30,808
Thu nhập hộ nông dân (TN) 1,588 0,000 4,894
Nhận thức, thái dộ
Biết về DLNN (BVDL) 1,869 0,002 6,480
Cơ hội đầu tư (CHDT) 1,894 0,001 6,646
Thu hút đầu tư (THDT) 1,372 0,007 0,254
Số quan sát (N) 325
-2 Log likelihood 181,297a
Hệ số Negekerke R Square 0,742
Mức độ dự báo của mô hình 85,5
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2019)
Bảng 5: Ước lượng xác suất tham gia DLNN của hộ nông dân
STT Các biến độc lập b Exp(b ) Xác suất tham gia DLNN được ước tính khi
biến giải thích thay đổi một đơn vị và xác suất
ban đầu (10%)
P1 Tỷ lệ tăng Vị trí
1 Trình độ học vấn (HV) 0,254 1,289 0,13 0,03 6
2 Lao động (LD) 3,662 0,026 0,00 -0,10 4
3 Khoảng cách (KC) -0,299 1,348 0,13 0,03 6
4 Vay vốn (VV) 3,428 30,808 0,77 0,67 1
5 Thu nhập hộ nông dân (TN) 1,588 4,894 0,35 0,25 3
6 Biết về DLNN (BVDL) 1,869 6,480 0,42 0,32 2
7 Cơ hội đầu tư (CHDT) 1,894 6,646 0,42 0,32 2
8 Thu hút đầu tư (THDT) 1,372 0,254 0,03 -0,07 5
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2019)
1531
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Economics-Law andManagement, 5(2):1524-1534
• Thu hút đầu tư (THDT) có xác suất ban đầu là
10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ tin
rằng DLNN sẽ thu hút đầu tư, mang lịa lợi ích
cho địa phương cũng như lợi ích của hộ thì xác
xuất hộ tham gia DLNN tăng lên 3%.
Ngoài ra, còn một câu hỏi là việc quyết định tham
gia vào DLNN của hộ nông dân có ảnh hưởng đển
thu nhập của hộ như thế nào, giữa hai nhóm hộ có
tham gia DLNN và không tham gia DLNN. Kết quả
từ phần mềm STATA 20 cho thấy có sự khác biệt, thể
hiện cụ thể trong mục Tác động của quyết định tham
gia kinh doanhDLNNđến thu nhập của hộ nông dân
tỉnh Lâm Đồng .
Tác động của quyết định tham gia kinh
doanhDLNNđến thunhập củahộnôngdân
tỉnh LâmĐồng
Kết quả Bảng 6 cho thấy thuộc tính cân bằng của PSM
được thỏa mãn, có nghĩa là các hộ gia đình có cùng
điểm xu hướng sẽ có cùngmức phân bổ trên tất cả các
biến. Vùng hỗ trợ chung là 252 quan sát (63 quan sát
thuộc nhóm không tham gia kinh doanh DLNN, 189
quan sát thuộc nhóm tham gia kinh doanh DLNN),
đồng thời 73 quan sát được loại bỏ.
Kết quả so sánh hạt nhân (Bảng 7) giữa 189 hộ tham
gia và 63 hộ không tham gia kinh doanh DLNN cho
thấy việc tham gia có tác động đáng kể đến thu nhập
của hộ (t=2.543). Hộ nông dân tham gia kinh doanh
DLNN sẽ có thu nhập cao hơn hộ không tham gia là
84,9 triệu đồng với mức ý nghĩa 5%.
KẾT LUẬN VÀHÀMÝ CHÍNH SÁCH
Như vậy, từ kết quả hồi quy, có tám yếu tố tác động
đến quyết định tham gia của hộ nông dân vào kinh
doanhDLNNnhư trình độ học vấn, lao động, khoảng
cách, khả năng tiếp cận vốn vay, thu nhập hộ nông
dân, biết về DLNN, cơ hội đầu tư, thu hút đầu tư.
Các yếu tố còn lại như tuổi, giới tính, quy mô diện
tích không có ý nghĩa thống kê và hộ tham gia kinh
doanhDLNN có thu nhập cao hơn hộ không tham gia
kinh doanhDLNN.Nói cách khác, việc tham gia kinh
doanh DLNN có tác động đáng kể đến thu nhập của
hộ nông dân.
Hàmý chính sách tập trung vào việc khuyến khích, hỗ
trợ hộ nông dân kinh doanh kinh doanh DLNN một
cách có quy hoạch trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định tham gia kinh doanh DLNN của hộ
nông dân tỉnh Lâm Đồng, một số hàm ý như sau:
1. Tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn nhằm đa
dạng hóa trang trại. Trước tình hình thực tế hộ
nông dân đang gặp khó khăn trong việc vay vốn
để tham gia kinh doanh DLNN, trong khi bối
cảnh thị trường đầu vào và đầu ra ngành nông
nghiệp không ổn định ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ nông dân. Đây chính làmột trong những
nguyên nhân cản trở hộ nông dân tham gia kinh
doanh DLNN, làm mất đi cơ hội nâng cao thu
nhập của hộ.
2. Tác động đến nhận thức, thái độ của hộ nông
dân về DLNN và cơ hội đầu tư, kết hợp giữa du
lịch và nông nghiệp thông qua các lớp tập huấn,
thông tin trên các trang web, báo, đài để hộ
nông dân nhận biết lợi ích khi tham gia kinh
doanh DLNN
3. Tạo điều kiện để hộ nông dân có thu nhập tốt
hơn, đặc biệt những hộ tham gia DLNN. Ngoài
việc tạo điều kiện cho những hộ nông dân có đủ
điều kiện vay vốn để kinh doanh DLNN thì việc
có một bức tranh quy hoạch tổng thể sẽ giúp hộ
nông dân mạnh dạn quyết định tham gia kinh
doanh DLNN, nâng cao thu nhập, những hộ đủ
điều kiện cần được hỗ trợ vềmặt thủ tục để được
cấp giấy chứng nhận điểm du lịch nông nghiệp.
Nói chung, hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước sữ
góp phần cải thiện thu nhập của hộ nông dân
khi tham gia kinh doanh DLNN
4. Có chính sách khuyến khích để hộ nông dân
nâng cao trình độ học vấn, cả kiến thức nông
nghiệp lẫn kiến thức du lịch, du lịch nông
nghiệp.
5. Cần phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là đướng xá nhằm rút ngắn khoảng cách
giữa điểm DLNN đến trục đường chính, khi du
khách có nhu cầu muốn trải nghiệm DLNN sẽ
dễ dàng tiếp cận hơn.
DANHMỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLNN: Du lịch nông nghiệp
TGH: Tham gia của hộ nông dân vào kinh doanh
DLNN
TU: Tuổi
GT: Giới tính
HV: Trình độ học vấn
DT: Quy mô diện tích
LĐ: Lao động
KC: Khoảng cách
BVDL: Biết về DLNN
CHĐT: Cơ hội đầu tư
THĐT:Thu hút đầu tư
VV: Hỗ trợ vay vốn
TN: Thu nhập hộ nông dân
1532
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Economics-Law andManagement, 5(2):1524-1534
Bảng 6: Kiểm định thuộc tính cân bằng và vùng hỗ trợ chung
Nhóm không tham gia kinh doanh
DLNN
Nhóm tham gia kinh doanh
DLNN
Tổng
Ngoài vùng hỗ trợ chung 73 0 73
Trong vùng hỗ trợ chung 63 189 252
Tổng 136 189 325
Thuộc tính cân bằng Thỏa mãn
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2019)
Bảng 7: Tác động của việc quyết định tham gia DLNN đến thu nhập của hộ nông dân
Hình thức so
sánh
Nhóm tham gia
DLNN (hộ)
Nhóm không
tham gia DLNN
(hộ)
Tác động của việc tham gia kinh
doanh DLNN đến thu nhập của hộ
Giá trị t
So sánh hạt
nhân
189 63 84,9 2,543**
Ghi chú: ** là mức ý nghĩa 5%
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2019)
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột
lợi ích nào trong công bố bài báo.
ĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ
Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng. Niên giám thống kê tỉnh Lâm
Đồng năm 2019, Nxb Thống kê;.
2. Phạm S. Du lịch canh nông tạo đột phá tăng trưởng ngành du
lịch Lâm Đồng trong xu thế hội nhập quốc tế. Tạp chí Cộng
sản. 2018; 910: 79-83;.
3. Fernandez-Cornejo J. The Microeconomic Impact of IPM
Adoption: Theory and Application. Agricultural and Re-
source Economics Review. 1996; 25(02):149-160;Available
from: https://doi.org/10.1017/S1068280500007814.
4. Bagi FS, Reeder RJ. Factors Affecting Farmer Participation in
Agritourism. Agricultural and Resource Economics Review.
2012;41(02):189-199;Available from: https://doi.org/10.1017/
S1068280500003348.
5. Anthony Y, John O, Jarvetta B, & Ralph O. Factors influ-
encing agritourism adoption by small farmers in North Car-
olina. Journal of Agricultural Extension and Rural Develop-
ment. 2017; 9(5): 84-96;Available from: https://doi.org/10.
5897/JAERD2016.0845.
6. Joo H, Khanal AR, Mishra AK. Farmers’ Participation in Agri-
tourism: Does It Affect the Bottom Line? Agricultural and
Resource Economics Review. 2013;42(3): 471-490;Available
from: https://doi.org/10.1017/S1068280500004949.
7. Flanigan S, Blackstock K, Hunter C. Generating public and pri-
vate benefits through understanding what drives different
types of agritourism. Journal of Rural Studies. 2015; 41:129-
141;Available from: https://doi.org/10.1016/j.jrurstud.2015.08.
002.
8. Hiệp PM et al. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham
gia vào hoạt động du lịch nông nghiệp của nông hộ ở huyện
Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Hội thảo ”Phát triển du lịch gắn
với nông nghiệp bền vững: Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí
Cộng sản phối hợp Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức. 08/2018; 129-
140;.
9. Schilling BJ et al. Does Agritourism Enhance Farm Profitabil-
ity? Journal of Agricultural and Resource Economics. 2014; 39
(1): 69-87;.
10. Tabachnick BG, Fidell LS. Usingmultivariate statistics (3rd ed).
New York: Harper Collins. 2007;.
11. McFadden D. Conditional logit analysis of qualitative choice
behavior. Frontiers in Econometrics, Zarembka P (ed.). Aca-
demic Press, New York. 1974;.
12. Mishra A, Goodwin BK. Adoption of Crop versus Revenue In-
surance: A Farm-Level Analysis, Agricultural Finance Review.
2003; 63(2):143-155;Available from: https://doi.org/10.1108/
00215050380001146.
13. Maddala GS. Limited-Dependent and Qualitative Variables in
Econometrics. Econometric Society Monographs. Cambridge
University Press, Cambridge. 1983; 3;Available from: https://
doi.org/10.1017/CBO9780511810176.
14. Khandker SR, Koolwal GB, Samad HA. Handbook on im-
pact evaluation Quantitative methods and practices. The
World Bank. 2010;Available from: https://doi.org/10.1596/978-
0-8213-8028-4.
15. Rosenbaum P, Rubin D. The central role of the
propensity score in observational studies for causal
effects. Biometrika. 1983; 70:41-55;Available from:
https://doi.org/10.1093/biomet/70.1.41.
16. Loureiro ML, Jervell AM. Farmers’ Participation Decisions re-
garding Agro-Tourism Activities in Norway. Tourism Eco-
nomics. 2005;11(3):453-469;Available from: https://doi.org/10.
5367/000000005774353015.
17. Toàn DT, Trịnh BV, Nghi NQ. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
thamgia vào hoạt động du lịch vườn sinh thái của hộ gia đình
tại huyện Phong Điền. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ. 2016; 46:12-19;Available from: https://doi.org/10.22144/
ctu.jvn.2016.565.
18. Lago NAA. Tourism Demand and Agriculture Supply: Basis
for AgritourismDevelopment in Quezon Province. Asia Pacific
Journal of Multidisciplinary Research.2017; 5(3):1-9;.
19. McNally S. Farm diversification in England and Wales - what
can we learn from the Farm Business Survey? Journal of Ru-
ral Studies. 2001;17:247-257;Available from: https://doi.org/
10.1016/S0743-0167(00)00050-4.
20. Kunasekaran P, Ramachandran S, Samdin Z, Awang KW. Fac-
tors Affecting Farmers’ Agro Tourism Involvement in Cameron
Highlands, Pahang. OIDA International Journal of Sustainable
Development. 2012; 4(1):83-90;.
1533
Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 5(2):1524-1534
Open Access Full Text Article Research article
Binh Duong University, Vietnam
Correspondence
Nguyen Thai Dung, Binh Duong
University, Vietnam
Email: thaidungnguyen610@gmail.com
History
 Received: 11-11-2020 
 Accepted: 28-4-2021 
 Published: 16-5-2021
DOI : 10.32508/stdjelm.v5i2.720 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Analysis of impact of participate in agritourism on farmers
household’s income in LamDong province
Nguyen Thai Dung*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
The study uses the descriptive statistical method, the logistic regression method and the Propen-
sity Score Matching (PSM) method to analyze the impact of participation in agritourism on farmer
household's income in Lam Dong province. The study garners survey data from 325 respondents
(including 189 paticipants and 136 non-participants agritourism). The research results of the Lo-
gistic model show characteristic groups of household heads (factors of education); groups of farm
characteristics factor (labor, distance, loan, farmer household income), and groups of awareness
and, attitudes (awareness of agritourism, awareness of investment opportunities, awareness of in-
come investment attraction) have an impact on the farmers' decisions to participate in agritourism
in Lam Dong province. The study also shows that the correct prediction rate of the whole model
is 85.5%. In addition, the results of the PSM methodology show the impact of the decision to con-
duct business agritourismbusiness on the household income and there is a significant difference in
income between the two groups of households participating and not participating in agritourism.
This is the foundation for the study to propose a number of policy implications to promote and
encourage farmer households to participate in the agritourism business, helping farmers improve
income and contributing to the development of agritourism in Lam Dong province.
Key words: households, agritourism, participation in Agritourism, PSM
Cite this article : Dung N T. Analysis of impact of participate in agritourism on farmers household’s 
income in Lam Dong province. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 5(2):1524-1534.
1534

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_tac_dong_cua_viec_tham_gia_kinh_doanh_du_lich_nong.pdf