Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được ước lượng từ hàm sản xuất biên ngẫu nhiên CobbDouglas dựa trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp 115 nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp; quận Ô Môn và quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Kết quả phân tích cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của các nông hộ trồng nấm rơm là 66,6%. Mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất của các nông hộ trồng nấm rơm là 99% và thấp nhất là 39%. Mức hiệu quả kỹ thuật giữa các nông hộ có thể là do có sự khác biệt về số người trong hộ, trình độ học vấn, kỹ thuật trồng nấm rơm và cách thực hành sản xuất nấm rơm. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm là lượng rơm, lượng meo, chi phí BVTV, lượng lao động thuê, lượng lao động nhà và số người trong hộ. Yếu tố gây ra sự phi hiệu quả kỹ thuật là tuổi

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2540
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long
hống kê mô tả được trình bày ở bảng 3 
cho thấy sản lượng nấm thu hoạch bình quân 1.392 
kg/vụ/hộ; lượng rơm sử dụng bình quân là 22.890 
cuộn rơm/vụ/hộ (gần 23 tấn rơm/vụ/hộ) lượng meo 
sử dụng trung bình là 1.451 bịch/vụ/hộ; lượng phân 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 121 
bón sử dụng trung bình gần 3 kg/vụ/hộ; chi phí 
thuốc BVTV trung bình là 19 ngàn đồng/vụ/hộ; số 
lao động thuê và lao động nhà lần lượt là 42 
ngày/vụ/hộ và 62 ngày/vụ/hộ. 
Hiệu quả kỹ thuật được hiểu là trình độ kỹ thuật 
của người sản xuất trong việc sử dụng các yếu tố đầu 
vào trong quá trình sản xuất để đạt năng suất/sản 
lượng lượng tối với các yếu tố đầu vào hiện có. Vì vậy 
không thể thay đổi hiệu quả kỹ thuật bằng cách tăng 
các yếu tố đầu vào mà phải thay đổi trình độ của 
người sản xuất, do đó các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu 
quả kỹ thuật bao gồm: tuổi, trình độ học vấn, tham 
gia tập huấn, số người trong hộ. 
Bảng 3. Thống kê mô tả các biến đầu ra, đầu vào trong mô hình 
Chỉ tiêu Đơn vị tính 
Giá trị 
nhỏ nhất 
Giá trị lớn 
nhất 
Giá trị 
trung bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Biến số trong mô hình hiệu quả kỹ thuật 
Sản lượng Kg 295 5.200 1.392 899 
Lượng rơm Kg 3.500 117.000 22.890 17.875 
Lượng meo Bịch 250 1.000 1.451 1.150 
Lượng phân bón Kg 0,7 24 2,89 3 
Chi phí thuốc BVTV Nghìn đồng 0 540 19 91 
Lượng lao động thuê mướn Ngày công 5 156 42,37 23,73 
Lượng lao động gia đình Ngày công 7 315 62 42,21 
Biến số ảnh hưởng phi hiệu quả kỹ thuật 
Tuổi Năm 22 69 42,08 11,141 
Số người trong hộ Số người 2 8 4,3 1,141 
Trình độ học vấn Số năm đi học 0 12 6,42 2,675 
Tham gia tập huấn (1: có; 0: không) Biến giả 0 1 0,19 0,395 
 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng và 
hiệu quả kỹ thuật trồng nấm rơm 
Mô hình ước lượng hiệu quả kỹ thuật có dạng 
như sau: 
LnYi = β0 + β1 ln X1 + β2 ln X2 + β3 ln X3 + β4 ln X4 + 
β5 lnX5 + β6 lnX6 +Vi - Ui (5) 
Trong đó: Yi là sản lượng của nông hộ trồng nấm 
rơm thứ i (kg/m2); βk là hệ số cần được ước lượng 
trong mô hình (k = 0,1,2,3, 4, 5, 6); Vi là phần dư 
ngẫu nhiên phân phối chuẩn N [ , ] phản ảnh các 
yếu tố ảnh hưởng nằm ngoài sự kiểm soát của các 
nông hộ trồng nấm rơm. Ui phản ánh yếu tố phi hiệu 
quả, được giả định là phân phối độc lập với Vi. Các 
yếu tố đầu vào khác có thể ảnh hưởng đến năng suất 
trồng nấm rơm của các nông hộ, X1 là lượng rơm 
(kg); X2 là lượng meo (kg); X3 là lượng phân bón 
(kg); X4 là chi phí thuốc bảo vệ thực vật (1000 đồng); 
X5 là lượng lao động thuê được sử dụng trong vụ 
(ngày công); X6 là lượng lao động gia đình được sử 
dụng trong vụ (ngày công). 
Mô hình ước lượng phi hiệu quả kỹ thuật có 
dạng: 
Ui= 0 + 1 Z1 + 2 Z2 + 3 Z3 + 4 Z4 (6) 
Trong đó: Ui là hàm phi hiệu quả kỹ thuật, k là 
hệ số cần được ước lượng trong mô hình (k = 0,1 ,2, 
3,4); Z1 là tuổi của chủ hộ trồng nấm (năm); Z2 là số 
người trong hộ trồng nấm (số người); Z3 là trình độ 
học vấn của nông hộ trồng nấm (số năm đi học); Z4 
là biến giả chỉ việc tham gia tập huấn, biến này có giá 
trị là 1 nếu nông hộ có tham gia tập huấn và 0 nếu 
nông hộ không tham gia tập huấn. 
Kết quả ước lượng mô hình được trình bày ở 
bảng 4. Hệ số gamma có mức ý nghĩa 1% vì 
thế mô hình đã tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kỹ 
thuật trong sản xuất nấm rơm của các nông hộ 
(Battese và Corra, 1977), do đó phương pháp ước 
lượng khả năng tối đa (MLE) được sử dụng để giải 
thích kết quả. 
Kết quả của mô hình cho thấy các yếu tố đầu vào 
có ảnh hưởng đến sản lượng là rơm, meo, chi phí 
BVTV, lượng lao động thuê và lượng lao động nhà 
với mức ý nghĩa 1%. Các yếu tố gây ra sự phi hiệu quả 
kỹ thuật trong sản xuất nấm rơm là tuổi và số người 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 122 
trong hộ ở mức ý nghĩa là 5% và 10%. Kết quả phân 
tích cho thấy việc gia tăng lượng rơm lên 1% thì sẽ 
làm tăng sản lượng nấm rơm lên 47,8% với điều kiện 
các yếu tố khác không thay đổi. Nếu lượng meo tăng 
lên 1% thì sản lượng tăng lên 16,3%. Ngược lại, khi chi 
phí thuốc BVTV tăng lên 1% thì sản lượng trồng nấm 
giảm 2,9%. Lượng lao động thuê và lượng lao động 
nhà tăng 1% có thể làm tăng sản lượng lên 18,4% và 
15,3%. Các nông hộ trồng nấm nên xem xét việc tăng 
lượng rơm, meo cho phù hợp thì sản lượng nấm rơm 
sẽ tăng. 
Bảng 4. Kết quả ước lượng hàm sản xuất 
Tên biến Nội dung Tham số Hệ số hồi quy Sai số chuẩn 
Hàm hiệu quả kỹ thuật 
 Hằng số β0 0,389 0,378 
X1 Lượng rơm β1 0,478*** 0,078 
X2 Lượng meo β2 0,163*** 0,048 
X3 Lượng phân bón β3 -0,003 0,028 
X4 Chi phí BVTV β4 -0,029*** 0,006 
X5 Lượng lao động thuê β5 0,184*** 0,054 
X6 Lượng lao động nhà β6 0,153*** 0,051 
Hàm phi hiệu quả kỹ thuật 
 Hằng số 0 0,490** 0,207 
Z1 Tuổi 1 0,002* 0,001 
Z2 Số người trong hộ 2 -0,041* 0,020 
Z3 Trình độ học vấn 3 -0,004 0,002 
Z4 Tham gia tập huấn 4 -0,029 0,051 
 Số quan sát 115 
 Hệ số Sigma - squared 0,038*** 0,002 
 Hệ số Gamma 0,999*** 0,004 
 Giá trị Log likelihood 35,307 
 LR test 11,694 
Nguồn: Tác giả ước lượng, 2020 
Ghi chú: *, **, *** lần lượt chỉ mức ý nghĩa thống kê ở 10%, 5%, 1%. 
Kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng giá trị âm của 
các biến trong hàm phi hiệu quả kỹ thuật có mối 
quan hệ nghịch với mức phi hiệu quả kỹ thuật và có 
quan hệ thuận với hàm hiệu quả kỹ thuật. Cụ thể, 
nếu số người trong hộ tăng thì sản lượng tăng thêm 
4,1%. Điều này có thể là có người trong hộ có trình độ 
học vấn và tham gia tập huấn kỹ thuật, vì vậy có thể 
thực hành sản xuất một cách hợp lý. 
Yếu tố tuổi cho thấy có ảnh hưởng tới sự phi 
hiệu quả kỹ thuật theo hướng tuổi càng cao thì tính 
phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nấm rơm càng 
cao. Nói cách khác, tuổi của nông hộ sản xuất nấm 
rơm không là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ 
thuật. Hệ số biến trình độ học vấn và tham gia tập 
huấn không có ý nghĩa thống kê nhưng thực tế trong 
sản xuất, nếu nông hộ có trình độ học vấn và tham 
gia tập huấn thì giúp nông hộ cải thiện hiệu quả kỹ 
thuật. 
3.4. Mức hiệu quả kỹ thuật đạt được trong sản 
xuất nấm rơm 
Mức hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nấm rơm 
được tổng hợp bảng 5. Kết quả phân tích cho thấy 
mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ trồng 
nấm rơm là 66,6%. Mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất 
của nông hộ trồng nấm rơm là 99% và thấp nhất là 
39%. Như vậy, mức chênh lệch hiệu quả kỹ thuật giữa 
các nông hộ trồng nấm rơm là lớn. 
Mức hiệu quả kỹ thuật từ 60% đến 69% có 40 
nông hộ, chiếm 35%; mức hiệu quả kỹ thuật dưới 50% 
có 10 nông hộ, chiếm 9%; mức hiệu quả kỹ thuật từ 
90% đến 99% có 4 nông hộ, chiếm 3%. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 123 
Nhìn chung, sự khác biệt về mức hiệu quả kỹ 
thuật giữa các nông hộ có thể là do có sự khác biệt về 
số người trong hộ, trình độ học vấn, kỹ thuật trồng 
nấm rơm, cách thực hành sản xuất nấm rơm. 
Bảng 5. Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật 
Mức hiệu quả kỹ 
thuật (%) 
Số hộ 
Tỷ trọng 
(%) 
90-<100 4 3% 
80-<90 14 12% 
70-<80 26 23% 
60-<70 40 35% 
50-<60 21 18% 
<50 10 9% 
Trung bình 66,6% 
Thấp nhất 39% 
Cao nhất 99% 
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUÂT 
4.1. Kết luận 
Các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến sản lượng 
là rơm, meo, chi phí BVTV, lượng lao động thuê và 
lượng lao động nhà với mức ý nghĩa 1%. Các yếu tố 
gây ra sự phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nấm 
rơm là tuổi và số người trong hộ ở mức ý nghĩa là 5% 
và 10%. 
Việc gia tăng lượng rơm lên 1% sẽ làm tăng sản 
lượng nấm rơm lên 47,8% với điều kiện các yếu tố 
khác không thay đổi. Nếu lượng meo tăng lên 1% thì 
sản lượng tăng lên 16,3%. Ngược lại, khi chi phí thuốc 
BVTV tăng lên 1% thì sản lượng trồng nấm giảm 2,9%. 
Lượng lao động thuê và lượng lao động nhà tăng 1% 
có thể làm tăng sản lượng lên 18,4% và 15,3%. Các 
nông hộ trồng nấm nên xem xét việc tăng lượng rơm, 
meo cho phù hợp thì sản lượng nấm rơm sẽ tăng. Số 
người trong hộ tăng thì sản lượng tăng thêm 4,1%. 
Điều này có thể là có người trong hộ có trình độ học 
vấn và tham gia tập huấn kỹ thuật, vì vậy có thể thực 
hành sản xuất một cách hợp lý. 
Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ 
trồng nấm rơm là 66,6%. Mức hiệu quả kỹ thuật cao 
nhất của nông hộ trồng nấm rơm là 99% và thấp nhất 
là 39%. Sự khác biệt về mức hiệu quả kỹ thuật giữa 
các nông hộ có thể là do có sự khác biệt về số người 
trong hộ, trình độ học vấn, kỹ thuật trồng nấm rơm 
và cách thực hành sản xuất nấm rơm. 
4.2. Đề xuất 
Các nông hộ trồng nấm rơm nên xem xét việc 
tăng lượng rơm, meo cho phù hợp thì sản lượng nấm 
rơm sẽ tăng. Bên cạnh đó nông hộ nên tận dụng lao 
động gia đình để sản xuất nấm rơm, tham gia các lớp 
tập huấn kỹ thuật để cải thiện hiệu quả kỹ thuật và 
nâng cao sản lượng nấm rơm. Tuy nhiên trong quá 
trình sản xuất nấm rơm của các nông hộ cũng gặp 
nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết, thiếu hiểu 
biết chất lượng rơm, chất lượng giống meo và hạn 
chế kỹ thuật trồng nấm. Có nhiều nông hộ sản xuất 
nấm rơm bị thua lỗ trong mùa vụ này. 
Chính quyền địa phương cần liên kết với các nhà 
khoa học và người nông dân để tạo ra loại giống meo 
có chất lượng cao và tổ chức nhiều lớp tập huấn cho 
các nông hộ trồng nấm để họ có kiến thức về kỹ 
thuật trồng nấm cũng như có kiến thức về thị trường 
tiêu thụ. 
Để phát triển nghề trồng nấm rơm có hiệu quả 
cao, các nông hộ nên chuyển đổi mô hình trồng nấm 
ngoài trời sang mô hình trồng nấm trong nhà vì 
trồng nấm trong nhà không chịu ảnh hưởng của thời 
tiết, tiết kiệm diện tích đất trồng, giảm chi phí công 
lao động và giảm chi phí rơm. 
Quy hoạch vùng sản xuất nấm rơm theo quy mô 
liên kết giữa cung và cầu. Chính quyền địa phương 
tạo môi trường đầu tư thuận lợi giữa cho doanh 
nghiệp với các nông hộ sản xuất nấm rơm, giữa các 
nông hộ sản xuất nấm rơm, giữa người sản xuất, chế 
biến đến người bán buôn đến người tiêu dùng. 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu được thực hiện theo nhiệm vụ đề tài 
(mã số Đề tài: KHCN-TNB.ĐT/14-19/C09) thuộc 
Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát 
triển bền vững vùng Tây Nam bộ (mã số Chương 
trình: KHCN-TNB/14-19). Tác giả chân thành cảm 
ơn Chương trình đã cấp kinh phí và hỗ trợ thực hiện 
nhiệm vụ đề tài này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abu, O. & Asember, D. J., (2011). 
Opportunities for Smallhodler Spinach Farmers in 
Nigeria: A Profit efficiency Analysis. Economics 2. 
Pp. 75-79. 
2. Ali, M. & Flinn, J. C., (1989). Profit Efficiency 
among Basmati Rice Producers in Pakistan Punjab. 
American Journal of Agricultural Economics 71.pp. 
303-310. 
3. Bravo-Ureta, B. E & Pinheiro, A. E., (1997). 
Technical, Economic, and Allocative Eficiency in 
Peasant Framing: Evidence from the Dominican 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 124 
Republic. The Development Economics 35(1).pp. 48-
67. 
4. Battese, G. E., Coelli, T. J., (1992). Frontier 
production functions, technical efficiency and panel 
data with application to paddy farmers in India. 
Journal of Productivity Analysis, 3:153-169. 
5. Battese, G. E., Coelli, T. J., (1995). A model for 
technical inefficiency effects in a stochastic frontier 
production function for panel data. Empirical 
Economics 20.pp: 325-332. 
6. Battese, G. E., Coelli, T. J., (1996). 
Identification of factors which influence the technical 
inefficiency of Indian framers. Australian Journal of 
Agricutural Economics, Vol.40, No.2, pp.103-128. 
7. Battese, G. E. and Corra, G. S., (1977). 
Estimation of a Production Frontier Model: With 
Application to the Pastoral Zone off Eastern 
Australia. Australian Journal of Agricultural 
Economics. 21(3): 169-179. 
8. Coelli, T. J, Rao, Dodla Sai Prasada, 
O'Donnell, Christopher J, & Battese George Edward 
(2005). An introduction to efficiency and productivity 
analysis, 2nded. New York: Springer. 
9. Đinh Xuân Linh (2015). Phát triển nấm - sản 
phẩm quốc gia. Chuyên mục Khuyến nông Báo 
Nông nghiệp Việt Nam. Email: 
baonongnghiepdientu@gmail.com. 
10. Farrell, M. J., (1957). The measurement of 
productive efficiency. Journal of the Royal Statistical 
Society. Series A,120, 253-290. 
11. Lê Vĩnh Thúc và Ngô Thị Thanh Trúc (2013). 
Hướng phát triển trồng nấm rơm ở đồng bằng sông 
Cửu Long: Thực trạng và giải pháp. Diễn đàn khuyến 
nông Phát triển nghề trồng nấm hiệu quả: 117-126. 
12. Ngô Minh Hải, Phan Xuân Tân, Đồng Thanh 
Mai (2015). Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản 
xuất rau hữu cơ: trường hợp nghiên cứu tại xã Thanh 
Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Tạp chí 
Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 6: 1043-1050. 
13. Nguyễn Hữu Hỷ, Nguyễn Duy Trình, Ngô 
Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị My (2013). Thực trạng 
và giải pháp phát triển ngành nấm tại các tỉnh phía 
Nam. 
14. Phạm Lê Thông (2011). Hiệu quả kỹ thuật và 
hiệu quả kinh tế của vụ lúa đông xuân ở đồng bằng 
sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 
9(400), trang 34-42. 
15. Trần Sỹ Nam, Nguyễn Thị Huỳnh Như, 
Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê 
Hoàng Việt và Kjeld Ingvorsen (2014). Uớc tính 
lượng và các biện pháp xử lý rơm rạ ở một số tỉnh 
đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học - 
Trường Đại học Cần Thơ. Khoa học Tự nhiên, Công 
nghệ và Môi trường: 32 (2014): 87-93. 
16. Verma RN (2002). Cultivation of paddy straw 
mushroom (Volvariella spp), In Recent Advances in 
the Cultivation Technology of Edible Mushrooms. 
(Verma, RN and Vijay B, Eds.) pp. 221-220, National 
Research Centre for Mushroom, Solan (HP), India. 
ANALYSIS OF THE TECHNICAL EFFICIENCY OF STRAW MUSHROOM GROWERS 
IN THE MEKONG DELTA 
Pham Thi Gam Nhung, Vo Thanh Danh 
Summary 
This article aimed to analyze technical efficiency and the determinants of technical efficiency of straw 
mushroom growers in the Mekong delta. The study is estimated from the Cobb-Douglas stochastic frontier 
production function, based on face-to-face interviews of 115 straw mushroom growers in Lai Vung district, 
Dong Thap province, O Mon district and Binh Thuy district, Can Tho city. Results show that the average 
technical efficiency of straw mushroom growers is 66.6%. The highest technical efficiency of straw 
mushroom growers is 99%, and the lowest is 39%. The technical efficiency of straw mushroom growers can 
be attributed to the differences in the number of people in the household, educational attainment, 
mushroom growing techniques, and mushroom production practices. The factors affecting the technical 
efficiency included straw, meow, the cost of plant protection, the amount of hiring labor, the amount of 
house labor, and the number of people in the household. The factor causing the technical inefficiencies was 
age. 
Keywords: Technical efficiency, stochastic frontier production function, straw mushroom growers. 
Người phản biện: GS.TS. Nguyễn Văn Song 
Ngày nhận bài: 3/8/2020 
Ngày thông qua phản biện: 4/9/2020 
Ngày duyệt đăng: 11/9/2020 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_hieu_qua_ky_thuat_cua_cac_nong_ho_trong_nam_rom_o.pdf