Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam

Trong nghiên cứu này, các tác giả tổng hợp và phân tích kết quả điều tra thống kê năm 2019-2020 về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của các cơ sở xạ trị ở Việt Nam, từ đó đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020, đồng thời đánh giá tỷ lệ sử dụng xạ trị thực tế (ARUR) của Việt Nam. Kết quả điều tra thống kê đã được phân tích để thảo luận về phân bố địa lý và đánh giá các tỷ số đặc trưng PT/ LINAC, PT/RO, PT/ROMP, PT/RTT của các cơ sở xạ trị trong ứng dụng công nghệ xạ trị LINAC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tuy Việt Nam chưa đạt mục tiêu quy hoạch đến năm 2020, nhưng đã đạt nhiều thành tựu về phát triển mạng lưới cơ sở xạ trị trong toàn quốc và đầu tư thiết bị xạ trị LINAC đạt mức 0,73 thiết bị LINAC/triệu dân; tỷ lệ sử dụng xạ trị thực tế bằng LINAC đạt 20% với việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến như IMRT, VMAT, IGRT, SRS, SBRT và đầu tư thiết bị mô phỏng CT, MRI, PET/CT. Tổng số bác sỹ, nhân viên y vật lý, kỹ thuật viên xạ trị trong toàn quốc tương ứng là 318, 151 và 356 người. Các cơ sở xạ trị và đội ngũ chuyên gia chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 67% thiết bị LINAC đáp ứng 80% số bệnh nhân xạ trị LINAC hàng năm. Một mô hình dự báo nhu cầu xạ trị đã được đề xuất và áp dụng để xác định số lượng thiết bị LINAC, nguồn nhân lực kỳ vọng cần thiết cho giai đoạn 2020-2040 nhằm đạt tỷ lệ sử dụng xạ trị thực tế 25-35% số bệnh nhân mắc ung thư mới hàng năm. Theo đó, số lượng thiết bị LINAC kỳ vọng cần thiết đến năm 2030 và năm 2040 tương ứng đạt tỷ lệ 1,1 LINAC/triệu dân và 1,7 LINAC/triệu dân, nhu cầu nguồn nhân lực RO, ROMP, RTT được dự báo sẽ tăng tương ứng tối thiểu 12, 34 và 67% từ năm 2021 đến năm 2030 và 71% cho giai đoạn 2031-2040

Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 8000
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam

Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam
 
LINAC*
Tỷ lệ bệnh nhân 
xạ trị LINAC 
(%)
Dân số năm 
2019 (triệu 
người)
Bắc Bộ 16 32 48,5 17.961 51,94 35
Trung Bộ - Tây Nguyên 8 12 18,2 4.114 11,9 26
Nam Bộ 9 22 33,3 12.505 36,16 35
Tổng 33 66 100 34.580 100 96
Hà Nội 10 25 37,9 15.363 44,43 8
Đà Nẵng 3 5 7,6 1.284 3,71 1,1
TP Hồ Chí Minh 7 19 28,8 12.053 34,86 9
Tổng 20 49 74,3 28.700 83,0 18,1
*Không tính 5 cơ sở xạ trị với 6 thiết bị LINAC chưa có số liệu cập nhật về số bệnh nhân.
8 
TP Hồ Chí 
Minh 
7 19 28,8 12.053 34,86 9 
Tổng 20 49 74,3 28.700 83,0 18,1 
*Không tính 5 cơ sở xạ trị với 6 thiết bị LINAC chưa có số liệu cập nh t về số bệnh nhân.
Hình 2. Phân bố địa lý các cơ sở xạ trị LINAC, thiết bị LINAC, số bệnh nhân 
xạ trị LINAC năm 2019. 
Tỷ số đặc trưng và phân loại các cơ sở xạ trị 
Thông thường, giá trị của các tỷ số đặc trưng PT/LINAC, PT/RO, 
PT/ROMP, PT/RTT nằm trong một khoảng nhất định. Khi tỷ số này lớn hơn giới 
hạn thì cần xem xét việc bổ sung thiết bị, nhân lực hoặc ngược lại khi tỷ số thấp hơn 
giới hạn có nghĩa là hiệu quả, tính kinh tế của việc đầu tư trang thiết bị còn thấp, 
cần xem xét nâng cao theo điều kiện thực tế. Trong nghiên cứu này, các tỷ số đặc 
trưng lần đầu tiên được xác định cho 28 cơ sở xạ trị có thiết bị LINAC và được 
trình bày trong bảng 2 và hình 3 (sắp xếp theo thứ tự tăng dần của tỷ số 
PT/LINAC). 
Bảng 2. Tỷ số đặc trưng PT/LINAC, PT/RO, PT/ROMP, PT/RTT của 28 cơ sở 
xạ trị LINAC năm 2019. 
ST
T 
Cơ sở xạ trị 
Số 
LINAC 
PT/ 
LINAC 
PT/ 
RO 
PT/ 
ROMP 
PT/ 
RTT 
1 C Đà Nẵng 1 34 17 34 6 
2 Đa khoa Hợp Lực 1 91 30 46 30 
3 Đa khoa Đà Nẵng 2 105 42 70 42 
4 Đa khoa Kiên Giang 2 125 83 42 50 
5 Đa khoa Bắc Ninh 1 140 35 47 47 
6 Ung bướu Nghệ An 2 200 67 80 44 
7 Đa khoa Đồng Nai 1 202 51 67 101 
0
10
20
30
40
Cơ sở xạ trị 
LINAC 
Thiết bị LINAC Bệnh nhân 
(x1.000) 
16 
32 
17,961 
8 
12 
4,114 
9 
22 
12,505 
Bắc Bộ Trung Bộ-Tây Nguyên Nam Bộ 
Hình 2. Phân bố địa lý các cơ sở xạ trị LINAC, thiết bị LINAC, số bệnh 
nhân xạ trị LINAC năm 2019.
Tỷ số đặc trưng và phân loại các cơ sở xạ trị
Thông thường, giá trị của các tỷ số đặc trưng PT/LINAC, PT/
RO, PT/ROMP, PT/RTT nằm trong một khoảng nhất định. Khi tỷ 
số này lớn ơn giới hạn thì cần xem xét việc bổ sung thiết bị, nhân 
lực hoặc gược lại khi tỷ số thấp hơn giới hạn có nghĩa là hiệu quả, 
tính kinh tế của việc đầu tư trang thiết bị còn ấp, cần xem xét 
âng cao theo điều kiện t ực tế. Trong nghiên cứu ày, các tỷ số 
đặc trưng lần đầu tiên được xác định cho 28 cơ sở xạ trị có thiết bị 
LINAC và ược trình bày trong bảng 2 và hình 3 (sắp xếp theo thứ 
tự tăng dần của tỷ số PT/LINAC).
71
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ 
63(6) 6.2021
Bảng 2. Tỷ số đặc trưng PT/LINAC, PT/RO, PT/ROMP, PT/RTT của 28 cơ 
sở xạ trị LINAC năm 2019.
Hình 3. Phân bố các tỷ số đặc trưng của 28 cơ sở xạ trị (năm 2019).
Theo tài liệu “Xạ trị ung thư: Đối mặt với thách thức toàn cầu” 
[8], công suất xạ trị (PT/LINAC) của một thiết bị LINAC từ 400 đến 
600 bệnh nhân/năm. Số lượng bệnh nhân được xạ trị của một thiết bị 
LINAC trong một năm còn tùy thuộc vào cơ sở xạ trị cụ thể. Để tính 
toán số lượng LINAC cần thiết cho một cơ sở xạ trị, vùng địa lý hoặc 
cả nước cần thiết phải sử dụng số liệu PT/LINAC ở phạm vi thích 
hợp. Tỷ số PT/LINAC năm 2019 của Việt Nam ước tính khoảng 540 
bệnh nhân xạ trị/LINAC. Phân tích số liệu về các tỷ số đặc trưng của 
28 cơ sở xạ trị được trình bày trong bảng 2 và hình 3, có thể phân 
loại các cơ sở xạ trị ở Việt Nam theo ba nhóm sau đây: nhóm I: cơ 
sở xạ trị có tỷ số PT/LINAC ≥ 600; nhóm II: cơ sở xạ trị với 400 ≤ 
tỷ số PT/LINAC < 600; nhóm III: cơ sở xạ trị có tỷ số PT/LINAC 
< 400. Theo phân nhóm như trên, có 10 cơ sở thuộc nhóm I với 33 
thiết bị LINAC, 6 cơ sở thuộc nhóm II với 10 thiết bị LINAC, 12 cơ 
sở xạ trị thuộc nhóm III với 17 thiết bị LINAC. Trong bảng 2, danh 
sách các cơ sở xạ trị thuộc các nhóm I, II, III tương ứng số thứ tự là 
19-28, 13-18 và 1-12. Các tỷ số đặc trưng theo IAEA [2], ESTRO [3] 
cùng với các tỷ số đặc trưng trong ứng dụng công nghệ xạ trị của Việt 
Nam theo ba nhóm cơ sở xạ trị LINAC được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3. Tỷ số đặc trưng của ba nhóm cơ sở xạ trị LINAC của Việt Nam, 
IAEA, ESTRO.
PT/LINAC PT/RO PT/ROMP PT/RTT
IAEA 400-500 250-300 300-400 100-150
ESTRO 400-450 200-250 450-500 -
Việt Nam (2019)
Nhóm I (600-1.000) 53-394 183-667 73-328
Nhóm II (400-600) 53-198 173-265 87-160
Nhóm III (<400) 17-174 34-309 6-163
Dựa trên số liệu được trình bày trong bảng 2 và bảng 3, có thể 
đưa ra các đánh giá so sánh và khuyến cáo như sau:
Đối với nhóm I: 02 bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh (Chợ Rẫy và 
Nhân dân 115) có tỷ số PT/RO >300, cần sớm có kế hoạch đầu tư 
thiết bị LINAC, bổ sung số lượng bác sỹ và nhân viên y vật lý xạ trị. 
Bệnh viện K Hà Nội có tỷ số PT/ROMP là 667, vượt quá giới hạn 
của IAEA và ESTRO, cần có kế hoạch bổ sung khoảng 30% nhân 
viên y vật lý, đầu tư thiết bị LINAC. Các bệnh viện Ung bướu Hà 
Nội, K Hà Nội, Nhân dân 115, Ung bướu Thanh Hóa có tỷ số PT/
RTT >150 theo khuyến cáo của IAEA, cần có kế hoạch kịp thời bổ 
sung số lượng kỹ thuật viên xạ trị. 
Đối với nhóm II: các tỷ số đặc trưng của 6 cơ sở xạ trị nhóm II 
về cơ bản nằm trong giới hạn khuyến cáo của IAEA, chỉ có tỷ số PT/
RTT của Bệnh viện 175 là 160, vượt giới hạn 150. 
Đối với nhóm III: các tỷ số đặc trưng của 12 cơ sở xạ trị nhóm III 
về cơ bản nằm trong giới hạn khuyến cáo của IAEA, ESTRO, chỉ có 
tỷ số PT/RTT của Bệnh viện Quân y 103 là 163, vượt giới hạn 150. 
Tuy nhiên, cần phải nâng cao năng lực điều trị, chất lượng nguồn 
nhân lực và hiệu quả đầu tư đối với 12 cơ sở xạ trị thuộc nhóm III. 
Mô hình dự báo nhu cầu LINAC và nguồn nhân lực
Việc lập kế hoạch quốc gia về phát triển ứng dụng công nghệ xạ 
trị đòi hỏi phải có hiểu biết kỹ lưỡng về hồ sơ dịch tễ học ung thư 
của đất nước, tỷ lệ sử dụng xạ trị thực tế ARUR và dự báo tương lai 
của dữ liệu này. Theo IAEA, tỷ lệ ARUR ở các nước có thu nhập 
trung bình là 28% (9-46%) và tỷ tệ xạ trị tối ưu là 52% (47-56%) 
[9]. Theo kết quả điều tra thống kê ứng dụng công nghệ xạ trị ở 
Việt Nam được trình bày ở trên, tỷ lệ sử dụng xạ trị LINAC thực tế 
ARUR ở Việt Nam là 20%, do đó chúng ta có thể kỳ vọng tỷ lệ này 
sẽ tăng dần trong giai đoạn sau 2020. 
Trong mô hình dự báo nhu cầu, chúng tôi đặt mục tiêu tỷ lệ 
kỳ vọng ARUR sử dụng LINAC tương ứng là 25% cho giai đoạn 
2020-2030 và 35% cho giai đoạn 2030-2040. Ngoài ra, theo báo 
cáo của Bộ Y tế bang Victoria (Úc) [10], số lượng cần thiết RO, 
ROMP, RTT tỷ lệ với số thiết bị LINAC kỳ vọng với các hệ số 
tương ứng là 3,0-1,7-10,0. Theo kết quả điều tra thống kê, các hệ số 
RO/LINAC, ROMP/LINAC và RTT/LINAC của Việt Nam đã được 
xác định tương ứng là 4,2-2,0-4,6. Kết hợp kết quả nghiên cứu của 
STT Cơ sở xạ trị
Số 
LINAC
PT/
LINAC
PT/
RO
PT/
ROMP
PT/
RTT
1 C Đà Nẵng 1 34 17 34 6
2 Đa khoa Hợp Lực 1 91 30 46 30
3 Đa khoa Đà Nẵng 2 105 42 70 42
4 Đa khoa Kiên Giang 2 125 83 42 50
5 Đa khoa Bắc Ninh 1 140 35 47 47
6 Ung bướu Nghệ An 2 200 67 80 44
7 Đa khoa Đồng Nai 1 202 51 67 101
8 Bãi Cháy 2 227 76 151 41
9 Việt Nam - Thụy Điển (Uông Bí) 1 240 120 240 120
10 Đa khoa Bình Định 1 309 155 309 77
11 Quân y 103 2 325 81 217 163
12 Đa khoa Thái Bình 1 347 174 174 87
13 19-8 Bộ Công an 1 475 158 238 95
14 Y học phóng xạ và U bướu Quân đội 1 478 96 239 96
15 Quân y 175 2 480 96 240 160
16 Ung bướu Đà Nẵng 2 520 116 173 87
17 Trung ương Quân đội 108 3 527 198 264 105
18 Phổi Trung ương 1 530 53 265 177
19 Ung bướu Thanh Hóa 1 656 60 328 328
20 Hữu nghị Việt Tiệp 1 686 137 229 137
21 Trung ương Huế 2 687 125 344 137
22 Chợ Rẫy 4 690 394 460 120
23 Đa khoa Phú Thọ 1 732 92 183 73
24 Nhân dân 115 2 750 375 500 214
25 Ung bướu Hà Nội 2 753 188 376 167
26 K Hà Nội 12 779 267 667 183
27 Bạch Mai 1 800 53 267 133
28 Ung bướu TP Hồ Chí Minh 7 976 127 273 137
72
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
63(6) 6.2021
IAEA [8], Úc [10] và kết quả điều tra thống kê trong nghiên cứu 
này, chúng tôi sử dụng các hệ số PT/LINAC, RO/LINAC, ROMP/
LINAC và RTT/LINAC trong mô hình đánh giá dự báo tương ứng là 
500-3,0-1,7-5,0. Số lượng LINAC kỳ vọng cần thiết sẽ là (ARUR x 
N)/500, trong đó N là số ca mắc ung thư mới hàng năm theo số liệu 
của IARC. Kết quả đánh giá dự báo số lượng LINAC, RO, ROMP, 
RTT cần thiết kỳ vọng tối thiểu cho giai đoạn đến 2040 được trình 
bày trong bảng 4 (các số liệu có dấu (-) vào năm 2020 là số lượng 
LINAC, ROMP, RTT thiếu hụt so với nhu cầu kỳ vọng).
Bảng 4. Dự báo nhu cầu LINAC và nguồn nhân lực xạ trị đến năm 2040.
Năm
Số ca ung thư 
mới [1]
Số ca điều trị 
kỳ vọng
Số 
LINAC
RO ROMP RTT
2020 183.000 45.750 92 (-22) 276 156 (-5) 460 (-104)
2025 209.000 52.250 105 315 179 525
2030 237.000 59.250 119 357 202 595
2035 265.000 92.750 186 558 316 930
2040 291.000 101.850 204 612 347 1.020
Với giả thiết tỷ lệ tăng trưởng dân số của Việt Nam là 1,16%/
năm, thì đến năm 2030 và năm 2040, số lượng LINAC/triệu dân dự 
báo tương ứng đạt tỷ lệ 1,1 LINAC/triệu dân và 1,7 LINAC/triệu 
dân. Nhu cầu nguồn nhân lực RO, ROMP, RTT được dự báo tăng 
tương ứng tối thiểu 12, 34 và 67% từ năm 2021 đến năm 2030 và 
71% trong giai đoạn 2031-2040. 
Như vậy, sử dụng tỷ lệ xạ trị thực tế ở Việt Nam làm mục tiêu 
thay cho chỉ tiêu số thiết bị xạ trị trên một triệu dân trong quy hoạch 
phát triển ứng dụng công nghệ xạ trị cho phép xác định các nguồn 
lực và giải pháp phát triển cần thiết một cách đồng bộ. Ngoài việc 
đầu tư thiết bị LINAC ứng dụng các kỹ thuật hiện đại như IMRT, 
IGRT, VMAT, SRS, SBRT, cần thiết tiến hành nghiên cứu khả thi 
các dự án đầu tư công nghệ hiện đại như MRI/LINAC, xạ trị proton, 
xạ trị BNCT ứng dụng chùm nơtron từ lò phản ứng nghiên cứu hoặc 
thiết bị gia tốc. Để khai thác hiệu quả thiết bị xạ trị hiện đại, cần phải 
đồng thời đầu tư thiết bị mô phỏng như CT mô phỏng, MRI, PET/
CT, PET/MRI và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua 
một chương trình đào tạo quốc gia trong lĩnh vực xạ trị.
Kết luận
Lần đầu tiên tiến hành điều tra thống kê và tổng hợp, phân tích 
số liệu về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của các cơ sở xạ trị ở 
Việt Nam, đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể về số cơ sở xạ trị, số 
thiết bị xạ trị LINAC trong giai đoạn thực hiện Quy hoạch chi tiết 
phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020 theo Quyết 
định của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2020, Việt Nam đã đầu 
tư, phát triển 44 cơ sở xạ trị, đạt tỷ lệ 0,73 LINAC/triệu dân và 
35% tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở ung bướu có 
thiết bị xạ trị. Tổng số bác sỹ, nhân viên y vật lý, kỹ thuật viên xạ 
trị trong toàn quốc tương ứng là 318, 151 và 356 người. Có sự tập 
trung cao đội ngũ chuyên gia, thiết bị LINAC (67%) và bệnh nhân 
xạ trị LINAC (80%) ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Năm 2019, với 
tổng số 34.580 bệnh nhân xạ trị LINAC, tỷ lệ sử dụng xạ trị thực tế 
(ARUR) ứng dụng công nghệ LINAC ở Việt Nam đạt khoảng 20%. 
Nhờ việc xác định tỷ số đặc trưng giữa số lượng bệnh nhân trên 
một thiết bị LINAC (PT/LINAC), các cơ sở xạ trị của Việt Nam 
được phân loại theo ba nhóm. Căn cứ các tỷ số đặc trưng PT/RO, 
PT/ROMP, PT/RTT được xác định đối với 28 cơ sở xạ trị LINAC, 
cần phải kịp thời bổ sung nhân lực và đầu tư thiết bị đối với các cơ 
sở xạ trị thuộc Nhóm I với số bệnh nhân là 600-1.000/LINAC/năm 
bởi vì các tỷ số đặc trưng của cơ sở xạ trị này vượt quá giới hạn 
khuyến cáo của IAEA và ESTRO; cần phải nâng cao năng lực điều 
trị, chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả đầu tư đối với 12 cơ sở xạ 
trị thuộc nhóm III với số bệnh nhân dưới 400/LINAC/năm. 
Cần thiết sử dụng tỷ lệ xạ trị thực tế ở Việt Nam làm mục tiêu 
thay cho chỉ tiêu số thiết bị xạ trị trên một triệu dân trong việc xây 
dựng Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời 
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 108/
QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Với mục tiêu 
sử dụng xạ trị thực tế đạt tỷ lệ 25-35% cho giai đoạn 2030-2040, số 
lượng thiết bị LINAC cần thiết đến năm 2030 và 2040 được dự báo 
theo mô hình chúng tôi đề xuất là 119 và 204 thiết bị, tương ứng tỷ 
lệ 1,1 LINAC/triệu dân và 1,7 LINAC/triệu dân. Nhu cầu nguồn 
nhân lực bác sỹ xạ trị, nhân viên y vật lý và kỹ thuật viên dự báo 
tăng tương ứng tối thiểu 12, 34 và 67% từ năm 2021 đến năm 2030 
và 71% trong giai đoạn 2031-2040.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài “Xây 
dựng bản đồ công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực 
y tế, công nghiệp” mã số ĐM.48.DA/19, thuộc Chương trình Đổi 
mới công nghệ quốc gia. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ 
nhiệm và các cơ quan quản lý Chương trình, các bệnh viện có cơ sở 
xạ trị đã hỗ trợ thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]https://gco.iarc.fr/tomorrow/en/dataviz/isotype?populations=704&single_
unit=10000.
[2] International Atomic Energy Agency (2010), “Planning national radiotherapy 
services: a practical tool”, IAEA Human Health Series, 14, pp.31-58.
[3] B. Slotman, B. Cottier, S. Bentzen, et al. (2005), “Overview of national 
guidelines for infrastructure and staffing of radiotherapy. ESTRO-QUARTS: work 
package 1”, Radiotherapy and Oncology, 75, p.6.
[4] Đặng Huy Quốc Thịnh, Nguyễn Trung Hiếu (2018), “Ứng dụng xạ trị kỹ thuật 
cao bằng máy Truebeam-Varian tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh”, Hội thảo 
khoa học quốc gia lần thứ III ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh 
tế - xã hội, Cục Năng lượng nguyên tử, tr.71-75.
[5] Hoàng Anh Tuấn (2015), “Tổng hợp kết quả giai đoạn 2006-2015 thực hiện 
Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020”, Tuyển 
tập báo cáo 10 năm thực hiện Chiến lược Ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích 
hòa bình đến năm 2020 (giai đoạn 2006-2015), Cục Năng lượng nguyên tử, tr.11-28.
[6] Mai Trọng Khoa (2015), “Tình hình ứng dụng năng lượng bức xạ ion hóa trong 
ngành y tế Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo 10 năm thực hiện Chiến lược Ứng dụng năng 
lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 (giai đoạn 2006-2015), Cục Năng 
lượng nguyên tử, tr.77-83.
[7] Hoàng Anh Tuấn (2018), “Tổng quan về ứng dụng năng lượng nguyên tử phục 
vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ III ứng dụng năng 
lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Cục Năng lượng nguyên tử, tr.7-11.
[8] M. Barton, M. Williams (2017), “Assessing needs and demand for radiotherapy”, 
Radiotherapy in cancer care: facing the global challenge, IAEA, pp.43-57.
 [9] E. Rosenblatt, et al. (2018), “Radiotherapy utilization in developing countries: 
an IAEA study”, Radiother Oncol, 128, pp.400-405.
[10] Hua Zhang (2010), Victorian Medical Radiations: Workforce Supply and 
Demand Projections (2010-2030), Published by the Modelling, GIS and Planning 
Products Unit, Victorian Government, Department of Health, Melbourne, Victoria, 
Australia, pp.9.

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_co_so_ha_tang_va_nguon_nhan_luc_cong_nghe_xa_tri_o.pdf