Phân tích chất ượng học offline và online của sinh viên các trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid-19

TÓM TẮT

Cách đây không lâu, tình hình diễn biến bệnh Covid-19 đã ngày càng phức tạp nhưng việc học

cũng không thể trì trệ, một số Trường Đại học trên cả nước trong đó có một số trường tại TP. Hồ Chí

Minh cũng đã triển khai hình thức học online (e-learning) tại nhà cho học sinh và sinh viên. Thế giới

nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong Thời kỳ Công nghệ 4.0 trong mọi lĩnh vực. Giáo dục

cũng là một trong nhưng lĩnh vực được đầu tư và nghiên cứu rất nhiều để ứng dụng các tiến bộ

khoa học kỹ thuật. Vậy thách thức đặt ra là liệu người học có tiếp thu được tất cả kiến thức được

truyền đạt? Giữa hai hình thức học là truyền thống và hiện đại thì sẽ có ảnh hưởng gì đến người học

và những yêu cầu cần thay đổi ở người dạy? Đại dịch toàn cầu mang đến nhiều khó khăn nhưng

cũng là thách thức thật sự trong kỷ nguyên số giáo dục. Chính vì vậy, để có cái nhìn tổng quát và

phần nào làm rõ câu hỏi của giáo dục 4.0 và truyền thống nhóm tác giả thực hiện đề tài: "Chất

lượng học online và offline của sinh viên TP. Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid - 19". Từ

nghiên cứu sẽ rút ra những kết luận khách quan về chất lượng và một số yêu cầu hai hình thức học

này để có những sử dụng phù hợp khi có các thay đổi.

Phân tích chất ượng học offline và online của sinh viên các trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid-19 trang 1

Trang 1

Phân tích chất ượng học offline và online của sinh viên các trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid-19 trang 2

Trang 2

Phân tích chất ượng học offline và online của sinh viên các trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid-19 trang 3

Trang 3

Phân tích chất ượng học offline và online của sinh viên các trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid-19 trang 4

Trang 4

Phân tích chất ượng học offline và online của sinh viên các trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid-19 trang 5

Trang 5

Phân tích chất ượng học offline và online của sinh viên các trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid-19 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 8100
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích chất ượng học offline và online của sinh viên các trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích chất ượng học offline và online của sinh viên các trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid-19

Phân tích chất ượng học offline và online của sinh viên các trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid-19
1063 
PHÂN TÍCH CHẤT ƯỢNG HỌC OFFLINE VÀ ONLINE 
CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TP. HỒ CHÍ MINH 
TRONG DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH COVID 19 
Trần Phương Anh, Nguyễn Tiểu Mi, Nguyễn Phúc Lợi, Lê Thị Quỳnh Anh 
Khoa Tài chính –Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Nguyễn Thị Cúc Hồng 
TÓM TẮT 
Cách đây không lâu, tình hình diễn biến bệnh Covid-19 đã ngày càng phức tạp nhưng việc học 
cũng không thể trì trệ, một số Trường Đại học trên cả nước trong đó có một số trường tại TP. Hồ Chí 
Minh cũng đã triển khai hình thức học online (e-learning) tại nhà cho học sinh và sinh viên. Thế giới 
nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong Thời kỳ Công nghệ 4.0 trong mọi lĩnh vực. Giáo dục 
cũng là một trong nhưng lĩnh vực được đầu tư và nghiên cứu rất nhiều để ứng dụng các tiến bộ 
khoa học kỹ thuật. Vậy thách thức đặt ra là liệu người học có tiếp thu được tất cả kiến thức được 
truyền đạt? Giữa hai hình thức học là truyền thống và hiện đại thì sẽ có ảnh hưởng gì đến người học 
và những yêu cầu cần thay đổi ở người dạy? Đại dịch toàn cầu mang đến nhiều khó khăn nhưng 
cũng là thách thức thật sự trong kỷ nguyên số giáo dục. Chính vì vậy, để có cái nhìn tổng quát và 
phần nào làm rõ câu hỏi của giáo dục 4.0 và truyền thống nhóm tác giả thực hiện đề tài: "Chất 
lượng học online và offline của sinh viên TP. Hồ Chí Minh trong diễn biến dịch bệnh Covid - 19". Từ 
nghiên cứu sẽ rút ra những kết luận khách quan về chất lượng và một số yêu cầu hai hình thức học 
này để có những sử dụng phù hợp khi có các thay đổi. 
Từ khoá: E-learning; học tập truyền thống; Covid–19, online training, giáo dục trực tuyến. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Học online là một thuật ngữ quen thuộc trong thời gian gần đây. Các phương pháp giáo dục ngày 
càng đa dạng, ngoài cách dạy truyền thống, chúng ta còn học qua internet. E-learning được áp 
dụng ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. “Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng sẽ 
có một sự bùng nổ trong lĩnh vực E-learning và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công 
của các hệ thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-learning tại nhiều quốc gia như Mỹ, 
Anh, Nhật, Hàn Quốc, Xét vào bối cảnh Việt Nam hiện nay, có gần 100 triệu dân và hơn 20 triệu 
học sinh, sinh viên cùng khoảng 2 triệu nhà giáo các cấp học với tốc độ phổ biến và thâm nhập 
thiết bị di động cũng tăng rất nhanh trong những năm qua. Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào 
giáo dục mang tính cấp thiết, cần thực hiện ngay cũng như khắc phục được những khó khăn từ đại 
dịch Covid-19 hay thiên tai gây ra. Nhiều Trường Đại học tại Việt Nam đang triển khai việc dạy học 
trực tuyến như: Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Sư phạm TP.HCM,  
nhằm thay thế học trực tiếp nhầm tránh tình trạng chậm trễ việc học. 
1064 
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Trong Lý thuyết và thực hành E-learning, Andrews & Haythornthwaite (2011) đã đưa ra những quan 
điểm khác nhau về học tập trực tuyến. Các tác giả trình bày những quan điểm mới trong việc khám 
phá cách dạy và học đang thay đổi với sự hiện diện của Internet và phương tiện truyền thông: 
– Cung cấp một nền tảng lý thuyết trong thực tiễn học tập mới từ giáo dục, truyền thông và 
khoa học thông tin; 
– Giải quyết vấn đề học tập trực tuyến về các lý thuyết học tập hiện có, lý thuyết học tập trực 
tuyến mới nổi, văn học mới, mạng xã hội, thế giới xã hội, cộng đồng và cộng đồng ảo và tài 
nguyên trực tuyến; 
– Nhấn mạnh tác động của thực hành học trực tuyến hàng ngày đến học tập, xóa mù chữ và 
lớp học, tại địa phương và toàn cầu. 
– Giảng viên và nhà giáo dục sẽ có được sự hiểu biết về thực hành học tập mới và người học 
sẽ có được ý thức về vai trò mới của họ như là những người tham gia tích cực trong lớp học và 
thái độ học tập suốt đời. 
– Sinh viên tốt nghiệp và các nhà nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về hướng nghiên cứu trong lĩnh 
vực giáo dục và Internet mới và thú vị này. 
3 THỰC TRẠNG VIỆC HỌC ONLINE CỦA SINH VIÊN TẠI TP.HCM 
Trên cơ sở phục vụ cho đề tài tham luận, nhóm đã thực hiện một khảo sát gồm 300 bạn sinh viên 
đến từ các Trường Đại học khác nhau tại TP.HCM. Theo đó, chúng tôi chia bài khảo sát thành 3 
phần chính. Thứ nhất, về tình hình học online của sinh viên hiện nay, thứ hai là cách thức và hình 
thức học, thứ ba là những quan điểm của sinh viên về hình thức học online nhằm lấy những ý kiến 
về ưu nhược điểm của phương pháp này và so sánh với cách học truyền thống. Sau khi tổng hợp và 
tính toán, chúng tôi có những bảng biểu đồ và nhận xét như sau: 
1065 
Ta có thể thấy lượng sinh viên đã và đang theo học trực tuyến là khá đông chiến 94%, một lần nữa 
có thể khẳng định sự phổ biến của phương pháp học ngày nay. Trong khi đó chỉ có 6% sinh viên 
chưa biết đến hình thức học online, một con số khá nhỏ. 
Theo đó, khi được hỏi về lý do của việc chưa từng học Online, hầu hết cac bạn sinh viên cảm thấy 
phương pháp này không hiệu quả, một lý do nữa do không có thời gian, một số chưa có điều kiện 
tiếp xúc với internet, máy tính,  
Tiếp theo, về cách thức học online của sinh viên, có thể thấy đa số các bạn sinh viên chọn lựa trang 
web vì: việc tìm kiếm thông tin trên các trang web là dễ dàng, nhanh và mức độ chính xác cao hơn 
so với những kênh khác. 
Về quan điểm của sinh viên đối với việc học online, nhóm đã rút ra được những ưu điểm và khuyết 
điểm như sau: 
Về ưu điểm, nhóm đã khảo sát được một số ý kiến khách quan. Thứ nhất, đa phần sinh viên lựa 
chọn phương pháp học online vì tiết kiệm chi phí, chiếm 37%. Học online người học có thể truy cập 
trang web để tải tài liệu bổ ích, trong số đó có rất nhiều trang web miễn phí. Ngoài ra, khi tham gia 
vào các khóa học online, học phí của mỗi người chỉ khoảng 100-200 ngàn, tiết kiệm rất nhiều so với 
việc học thêm bên ngoài hay trung tâm. Thứ hai, sinh viên cảm thấy chủ động và linh hoạt khi học 
online, chiếm 28%. Học online người học có thể chủ động thay đổi tốc độ học, chọn phương pháp 
học và các khóa học thích hợp cho mình. Thêm vào đó, sinh viên có thể trao đổi bàn luận với giảng 
viên và lựa chọn cấp độ học phù hợp. Thứ ba, sinh viên học online vì tiết kiệm thời gian, chiếm 26%. 
Mỗi người chỉ cần một chiếc điên thoại hay máy tính đều có thể truy cập vào mạng và học ở bất cứ 
nơi đâu và bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, nhóm còn thu thập được những ý kiến khác. Tham gia học 
online, sinh viên có thể chia sẻ kinh nghiệm hay bài học của mình với mọi người và theo dõi kết quả 
học tập mỗi ngày, đồng thời giao diện web, hình ảnh minh họa giúp người học tiếp thu hơn. 
Bên cạnh những ưu điểm, còn tồn tại khá nhiều những nhược điểm. 9% sinh viên cho 
rằng bài giảng chưa thực sự ấn tượng. Một số sinh viên đưa ra những nhược điểm khác như: mức 
độ tập trung của việc học còn hạn chế, do không ép buộc về thời gian nên người học không thực sự 
nghiêm túc, một số còn bị sa đà vào lướt web, chơi game,...; Qúa nhiều kênh học online khiến 
người học khó lựa chọn trang nào mới thực sự uy tín và mang lại hiệu quả; Khi học online máy tính 
điện thoại đều phải kết nối internet nên nên ở những nơi vùng xa, điều kiện chưa đầy đủ thì không 
thể học bằng hình thức này; đồng thời người học phải có tính tự giác cao và phải hợp tác với giảng 
viên và các thành viên khác; Khi gặp khó khăn, thắc mắc, đôi khi không được giải đáp ngay lập tức, 
nên làm gián đoạn quá trình học. 
Mặc dù có số ít sinh viên không đồng ý với việc học online, nhưng gần như là hầu hết sinh viên thì 
đồng ý và đánh giá cao phương pháp học này và đưa ra những ưu khuyết điểm cụ thể. Điều đó 
cho rằng E-learning ngày càng phát triển, phổ biến trong môi trường học tập ngày nay. 
1066 
4 NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CHƯ HIỆU QUẢ 
Hình thức học online có nhiều ưu điểm nổi bật mà chúng ta không thể phủ nhận: linh hoạt về thời 
gian, chi phí thấp, bài giảng đa dạng, website thu hút,... nhưng đa số các học viên sử dụng hình 
thức học này lại không đem lại nhiều kết quả khả quan. Qua khảo sát, nhóm chúng tôi nhận thấy 
những nguyên nhân sau đây dẫn đến việc học online không hiệu quả: 
Thứ nhất, học viên chưa có tinh thần tự giác cao, kiên trì với hình thức học online. Linh hoạt về thời 
gian là một đặc điểm nổi bật của hình thức học online, tuy nhiên đa phần các học viên chưa áp 
dụng hiệu quả. Học viên vẫn còn chịu ảnh hưởng của hình thức học truyền thống do đó chưa có 
tinh thần tự giác, kiên trì. Họ vẫn bị phụ thuộc vào sự nhắc nhở, giám sát của giảng viên thay vì chủ 
động tiếp thu bài giảng. Bên cạnh đó, học viên bị thu hút bởi các hình thức giải trí khác như 
facebook, game, film, tin tức trên các trang mạng xã hội... dẫn đến lơ là, không tiếp thu được kiến 
thức. 
Thứ hai, chưa lập ra kế hoạch nhất định khi chọn lựa hình thức học online vì vậy, chưa mang lại 
hiệu quả cao... Nhiều học viên tham gia hình thức học online không có chủ đích, theo cảm hứng 
nhất thời. Họ không lập ra một kế hoạch nhất định, không xác định thời gian cụ thể dẫn đến tư 
tưởng “học online có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không học hôm nay thì ngày mai học”. Có thể đây 
là một trong những lý do chính mà sau mỗi khóa học online học viên không nhận được kết quả như 
mong muốn. Trường hợp điển hình nhất là học viên theo học nhiều khóa học online cùng một lúc 
trong khi mỗi ngày chỉ dành ra 1-2 tiếng để học online. Dẫn đến kết quả là kiến thức không được 
cập nhật một cách liên tục, tạo lỗ hổng vì mỗi ngày học một khóa học khác nhau. 
Thứ ba, lựa chọn website chưa phù hợp với học viên. Hiện nay, có quá nhiều website học online vì 
vậy cần phải lựa chọn nguồn kiến thức phù hợp với trình độ cũng như nhu cầu của cá nhân. Sinh 
viên chưa nhận định được trang web nào đáp ứng được 21 mục tiêu mà họ hướng tới. Vấn đề phổ 
biến mà các học viên gặp phải là theo đuổi khóa học online với hệ thống kiến thức tràn lang, không 
đi sâu vào trọng tâm, thiết kế bài giảng sơ sài hoặc quá tải với các kiến thức không cần thiết do đó 
không đem lại hiệu quả cao. 
Thứ tư, sự tương tác giữa học viên và giảng viên bị hạn chế. Khi có thắc mắc trong bài giảng họ 
“ngại” trao đổi với giảng viên. Ví dụ như trong các bài test online, học viên chỉ biết được kết quả mà 
không nhận ra được lỗi mà họ gặp phải, giảng viên không thể trực tiếp sửa lỗi cho học viên. 
Thứ năm, kỹ năng máy tính của học viên chưa thành thạo. Học online đòi hỏi học viên phải có hiểu 
biết cũng như các kỹ năng cơ bản về máy tính như in tài liệu, bài tập, lưu trữ bài giảng, cách xử lý 
khi gặp vấn đề về mạng Internet,... Công nghệ máy tính không còn xa lạ trong xã hội hiện nay, 
nhưng không phải hầu hết tất cả mọi người đều thành thạo, nắm vững về nó. Vì vậy nhiều học viên 
gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc download tài liệu và bài tập thực hành sau mỗi bài giảng. 
5 GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN VIỆC HỌC ONLINE 
Học online đang là một phương pháp học tập được rất nhiều người biết đến bởi tính tiện dụng, tiết 
kiệm thời gian cũng như những hiệu quả không thể phủ nhận mà nó mang lại. Nhưng không phải 
1067 
cứ học online là có thể học giỏi và đạt được hiệu quả. Vì nếu học online mà người học không có 
phương pháp đúng đắn cũng sẽ khó mang lại kết quả như ý muốn. Chính vì điều này mà nhóm 
chúng tôi có đề xuất một số giải pháp để cải thiện việc học online và giúp các bạn học được hiệu 
quả hơn. 
Thứ nhất, các bạn cần phải có tính tự giác cao và quyết tâm trong học tập. Mặc dù học trực tuyến là 
hình thức học rất thoải mái, các bạn có thể học bất cứ lúc nào nhưng đừng vì thế mà các bạn nghĩ 
rằng mình học cũng được, không học cũng không sao hay không học ngày này thì học ngày khác. 
Học trực tuyến không giống như việc chúng ta học ở trường, có thầy cô đứng lớp và giúp đỡ từng 
chút một, mà khi đã tham gia vào hình thức này thầy cô không thể giúp đỡ chúng ta như vậy mà 
chủ yếu phụ thuộc vào sự chủ động và tự giác của người học. 
Thứ hai, chủ động và sắp xếp thời gian học tập hợp lý. Thời gian là một trong những yếu tố, đặc tính 
quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của học viên khi lựa chọn học trực tuyến: rất linh động về 
thời gian. Bạn nên phân bố thời gian một cách khoa học, hợp lý cho việc học online để không ảnh 
hưởng đến những công việc khác và đạt được hiệu quả như mong muốn. Cách học này khác với 
những cách học truyền thống qua sách vở, giáo trình ở chỗ bạn có thể xem lại kiến thức khi nào 
mình muốn nhưng với việc học online thì không. Ví dụ như khi bạn đăng ký một tài khoản học trực 
tuyến, có kiểm tra đánh giá như một khóa học bình thường mà không tham gia thường xuyên hay 
ngắt quãng số lần học qua lâu hoặc để dồn lại đến cuối khóa học, bạn sẽ không kịp thời gian 
chuẩn bị, tài khoản cũng sẽ hết hạn và mọi bài giảng sẽ bị khóa lại khiến bạn không thể coi lại 
giáo trình. Vậy nên, hãy lập ra một thời gian biểu phù hợp, để việc học diễn ra đúng tiến độ và nên 
dành khoảng 1-2 tiếng mỗi ngày để học, việc học đều đặn như thế cũng sẽ giúp kiến thức được 
vững chắc hơn, đồng thời cũng sẽ thấy sự tiến bộ của mình qua từng ngày. 
Thứ ba, kiên trì, quyết tâm, tự nghiên cứu, cần cù và học tập một cách tích cực. Sau mỗi buổi học, 
bạn có thể gọi điện trực tiếp cho giảng viên hoặc liên lạc qua email để được giải đáp những chỗ 
bạn chưa hiểu, những thắc mắc, khó khăn trong bài giảng. Hoặc người học cũng có thể lên những 
diến đàn (forum), tham gia các cuộc thảo luận online để được giúp đỡ và học hỏi thêm hoặc vào 
trang google 23 để tìm kiếm, Hơn nữa, học viên cũng nên suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra câu trả lời 
khi thầy cô đưa ra câu hỏi, việc trao đổi như vậy sẽ giúp hiểu bài sâu hơn. Ngoài ra, các bạn cũng 
nên học tập theo tiến trình mà thầy cô đưa ra vì các bài giảng trên các trang web học trực tuyến 
thường được thiết kế một cách rất chặt chẽ, phù hợp với trình độ và từng cấp độ của người học. 
Thứ tư, nên có sự cân nhắc, lựa chọn các trang web học online hiệu quả. Học online ngày càng phổ 
biến thì cũng có ngày càng nhiều các trang web hay kênh youtube ra đời, mọi người phải tìm hiểu 
kĩ trước khi lựa chọn vì có một số trang web có kiến thức không chính xác khiến chúng ta hoang 
mang, băn khoăn. Nên lựa chọn những trang uy tín, chất lượng được nhiều người lựa chọn và đánh 
giá cao. 
Thứ năm, cần rèn luyện một số kỹ năng cần thiết khi học online. Vì phương tiện chủ yếu của người 
dùng thường là máy tính, nên cũng cần phải có sự hiểu biết nhất định như lưu trữ, in tài liệu, check 
mail hay giải quyết một số sự cố khi máy tính trục trặc để không ảnh hưởng đến tiến độ của việc 
học. 
1068 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Richard Andrews & Caroline Haythornwaite (2011). Theory & Practice of E-learning. DOI: 
10.4135/9781446288566. Isbn: 978-1-84920-471-2. London, Sage Publication. 
[2]  
[3]  
[4] 
thong.html 
[5] https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/vi-sao-day-hoc-online-khong-the-thay-the-lop-hoc-
truyen-thong-44164.html 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_chat_uong_hoc_offline_va_online_cua_sinh_vien_cac.pdf