Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua món ăn qua mạng của khách hàng tại thành phố Đà Nẵng trong đại dịch COVID-19
Hành vi mua món ăn qua mạng là một hình thức của thương mại điện tử, là hoạt động mua sắm hàng hóa/dịch vụ thông qua internet. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua món ăn qua mạng của khách hàng tại thành phố Đà Nẵng trong đại dịch COVID-19. Căn cứ trên phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu đề xuất mô hình gồm có bảy nhân tố. Kết quả cuối cùng cho thấy: Đa dạng sự lựa chọn, sản phẩm và giá cả là các nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi mua món ăn qua mạng. Đây là một trong những căn cứ quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp nhằm giúp các cơ sở kinh doanh ăn uống duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong thời kỳ đại dịch COVID-19
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua món ăn qua mạng của khách hàng tại thành phố Đà Nẵng trong đại dịch COVID-19
ng / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 89-96 91 (2000), mua hàng qua mạng là một giao dịch được thực hiện bởi người tiêu dùng thông qua giao diện trên máy tính bằng cách máy tính của người tiêu dùng được kết nối và có thể tương tác với các cửa hàng số hóa của nhà bán lẻ thông qua mạng máy tính. Hành vi mua hàng qua mạng của người tiêu dùng được dựa trên giao diện các website, hình ảnh về sản phẩm được đăng tải trên mạng (Lohse and Spiller 1998). Sự phát triển vượt bậc của internet và thương mại điện tử đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên cách người tiêu dùng lướt web (Soopramanien and Robertson 7 2007) và thu thập thông tin về sản phẩm (Moe and Fader 2004). Hành vi mua hàng qua mạng của người tiêu dùng cũng khác với cách mua sắm truyền thống. Mua hàng qua mạng thuyết phục khách hàng mua hàng qua việc làm họ cảm nhận được sự lợi ích thích thú khi họ mua sắm (Ha and Stoel 2009). Tóm lại, mua hàng qua mạng là quá trình mua sản phẩm hay dịch vụ được thực hiện bởi người tiêu dùng ở các cửa hàng trên mạng thông qua mạng internet. Dựa vào cơ sở lý thuyết nêu trên, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra mô hình nghiên cứu như Hình 1. Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng để phân tích. Phân tính định tính được áp dụng để xem xét thang đo đang sử dụng có phù hợp với thị trường Đà Nẵng hay không? Nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích dữ liệu khảo sát, nhằm mục đích xem xét sự tác động của các yếu tố trong mô hình đến nhân tố phụ thuộc, đây là quá trình nghiên cứu chính thức. Khảo sát được tiến hành trên 6 quận, gồm Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ (thuộc TP. Đà Nẵng). Thời gian khảo sát từ tháng 1/1/2021 đến 20/2/2021. Cỡ mẫu khảo sát là 203, kích thước mẫu thực tế sử dụng để phân tích là 187 mẫu. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 26.0. 2.2.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu Tổng thể mà nhà nghiên cứu quyết định chọn lựa đó chính là người lao động có thu nhập cơ bản trở lên tại 6 quận gần trung tâm thành phố Đà Nẵng, gồm Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ. Do hạn chế về mặt thời gian và chi phí, tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cơ bản và chọn ra hơn 200 người lao động có thu nhập và đã từng tham gia việc mua Phạm Thị Hoàng Dung / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 89-96 92 hàng trên mạng có khả năng đại diện tổng thể để tham gia trả lời bảng khảo sát trong hơn 600.000 người đang lao động tại 6 quận kể trên (theo nguồn thống kê dân số Đà Nẵng 2020, Hiện trạng dân số, lao động (danang.gov.vn). Hơn nữa việc chọn ra 200 người lao động này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết của Hair và những cộng sự (1998) về kích cỡ mẫu. Theo Hair và những cộng sự (1998) kích cỡ mẫu để tham gia vào việc phân tích các nhân tố khẳng định EFA và phân tích hồi quy phải đạt được theo công thức như sau: N = số câu hỏi*5. Số câu hỏi của tác giả đề xuất đưa ra là 24 câu hỏi và kích cỡ mẫu tương đương sẽ là 120 mẫu. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các tiêu chí đo lường Bảng 1: Cronbach’s Alpha của các tiêu chí đo lường Cases Valid 186 99.5 Excludeda 1 .5 Total 187 100.0 Listwise deletion based on all variables in the procedure. Bảng 2: Bảng giá trị Cronbach’s Alpha của thang đo Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha Số biến .635 4 Bảng 3: Bảng chỉ số tương quan biến tổng Item-Total Statistics Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến HV1 12.69 3.684 .484 .513 HV2 12.02 5.411 .178 .713 HV3 12.00 4.778 .432 .560 HV4 12.24 3.730 .612 .411 Khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc, ta thấy kết quả đều đạt hệ số tin cậy cao (> 0.7), đồng thời hệ số tương quan biến - tổng của các nhân tố đều lớn hơn 0.3. Tuy nhiên, có năm biến quan sát: GC1, SP2, TT4, UD1, HV2 là làm giảm độ tin cậy của nhân tố, nên tác giả loại bỏ năm biến quan sát ra khỏi nhân tố. Do đó, có 26 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. 3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Từ 26 biến quan sát còn lại sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, sử dụng phương pháp rút trích Principal Axis Factoring với phép quay Promax để phân tích riêng 6 nhân tố độc lập gồm 23 biến quan sát và 1 nhân tố phụ thuộc gồm 3 biến quan sát. Theo Hair & ctg (2009): Bảng 4: Bảng giá trị KMO và giá trị sig của kiểm định Barlett KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .771 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2141.800 df 325 Sig. .000 Với điều kiện của hệ số tải nhân tố là 0.3, sau 1 lần phân tích ta thu được kết quả bên dưới. Từ kết quả đó, có thể thấy tất cả 6 biến của nhân tố đều đảm bảo được điều kiện (>0.3) và hội tụ về một nhóm duy nhất. Ngoài ra, trong kiểm định KMO và Bartlett, ta có hệ số Phạm Thị Hoàng Dung / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 89-96 93 KMO là 0.771 (0.5 <= KMO <=1), với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 (< 0.05) cho thấy phân tích nhân tố khám phá là phù hợp. Trong phân tích tổng phương sai trích thu được thông số Eigenvalues là 1.152 > 1 và tổng phương sai trích là 55.55% (>50%) nghĩa là nhân tố HV giải thích được 55.55% sự biến thiên của dữ liệu. Bảng 5: Bảng ma trận xoay và kiểm tra hệ số tải Factor Loading của các biến quan sát Pattern Matrixa Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 LC2 .834 LC3 .759 LC4 .682 LC1 .665 UD3 .961 UD4 .819 UD5 .599 UD2 .579 RR3 .731 RR5 .714 RR2 .685 RR4 .644 RR1 .532 TT2 .799 TT1 .713 TT3 .682 TT5 .483 GC3 .867 GC2 .832 GC4 .422 SP1 .752 SP3 .697 SP4 .650 HV1 .699 HV4 .638 HV3 .319 Nhân tố 1 là Đa dang về sự lựa chọn (LC) gồm 4 biến: Tôi có được đầy đủ những thông tin về các món ăn mà mình cần (LC1); Tôi có nhiều sự lựa chọn hơn cho một món ăn mà mình cần (LC2); Tôi có nhiều sự lựa chọn hơn về thương hiệu món ăn và cửa hàng bán (LC3); Tôi có thể tìm thấy hầu hết tất cả những món ăn mà mình mong muốn (LC4). Nhân tố 2 là Tính đáp ứng của ứng dụng/trang Web (UD) gồm 4 biến: Tôi thích ứng dụng/trang web có đầy đủ thông tin, hình ảnh về các món ăn (UD2); Tôi thích ứng dụng/trang web có giao diện đẹp, dễ nhìn, tốc độ tìm kiếm cao (UD3); Tôi thích ứng dụng/trang web có chức năng đánh giá, bình luận của người mua trước (UD4); Tôi thích ứng dụng/trang web dễ dàng tương tác với những người bán hàng trực tuyến (UD5). Nhân tố 3 là Rủi ro (RR) gồm 5 biến: Không được hoàn tiền nếu món ăn không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc không giống như mô tả (RR1); Phát sinh chi phí vận chuyển khi đặt Phạm Thị Hoàng Dung / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 89-96 94 món trực tuyến (RR2); Món ăn được giao trễ hơn so với quy định (RR3); Mất thời gian khi cung cấp thông tin cho mỗi lần đặt hàng (RR4); Món ăn được giao không đúng với yêu cầu khi đặt món (RR5). Nhân tố 4 là Sự thuận tiện (TT) gồm 4 biến: Tôi không tốn thời gian, công sức khi di chuyển đến cửa hàng ăn uống (TT1); Tôi dễ dàng tìm được món ăn mà mình cần trên các ứng dụng/trang web (TT2); Tôi có thể mua món ăn qua mạng một cách dễ dàng và thuận tiện (TT3); Tôi có thể thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau (TT5). Nhân tố 5 là Giá cả (GC) gồm 3 biến: Tôi không tốn thời gian, công sức khi di chuyển đến cửa hàng ăn uống (GC2); Sử dụng dịch vụ mua món ăn qua mạng giúp tôi tiết kiệm tiền bạc (GC3); Có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá khi mua món ăn qua mạng (GC4). Nhân tố 6 là Sản phẩm (SP) gồm 3 biến: Món ăn nhận được thường giống với hình ảnh được quảng cáo (SP1); Món ăn vẫn giữ được chất lượng (SP3); Món ăn được trình bày, trang trí đẹp mắt (SP4). 3.3. Phân tích tương quan Pearson Bảng 6: Bảng thế hiện hệ số tương quan giữa các biến Correlations GC SP LC UD TT RR HV GC Tương quan Pearson 1 .335** .243** .083 .158* .031 .377** Sig. (2-tailed) .000 .001 .260 .031 .670 .000 SP Tương quan Pearson .335** 1 .267** .200** .231** -.044 .393** Sig. (2-tailed) .000 .000 .006 .001 .550 .000 LC Tương quan Pearson .243** .267** 1 .370** .552** .009 .452** Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 .904 .000 UD Tương quan Pearson .083 .200** .370** 1 .439** -.036 .170* Sig. (2-tailed) .260 .006 .000 .000 .628 .020 TT Tương quan Pearson .158* .231** .552** .439** 1 .027 .383** Sig. (2-tailed) .031 .001 .000 .000 .713 .000 RR Tương quan Pearson .031 -.044 .009 -.036 .027 1 .039 Sig. (2-tailed) .670 .550 .904 .628 .713 .600 Phạm Thị Hoàng Dung / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 89-96 95 Từ kết quả phân tích tương quan Pearson ta thấy tất cả các biến có sig <0.05, ngoại trừ biến Rủi ro có sig = 0.600 > 0.05, cho nên tác giả quyết định loại biến Rủi ro. Các biến còn lại có mối tương quan thuận chiều với biến Hành vi. 3.4. Phân tích hồi quy Bảng 7: Bảng Model Summary Model Summaryb Model R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Sai số chuẩn các ước lượng Hệ số Durbin- Watson 1 .589a .346 .328 .63650 2.034 Bảng 8: Bảng ANOVA ANOVAa Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 38.872 5 7.774 19.190 .000b Số dư 73.329 181 .405 Total 112.201 186 Từ kết quả phân tích ANOVA cho thấy sig < 0.05, F = 19.190 do đó ta có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể. Bảng 9: Bảng hệ số tương quana Coefficientsa Mô hình Hệ số chưa chuẩn hoá Hệ số đã chuẩn hoá t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) .076 .560 .136 .892 GC .196 .059 .215 3.316 .001 .861 1.162 SP .234 .069 .222 3.380 .001 .835 1.198 LC .351 .098 .267 3.565 .000 .644 1.554 UD -.112 .107 -.071 -1.042 .299 .776 1.288 TT .306 .128 .181 2.388 .018 .628 1.594 Ta có phương trình hồi quy như sau: HV = 0.213*GC + 0.224*SP + 0.267*LC – 0.69*UD + 0.179TT + 0.32*RR. Cuối cùng là hệ số VIF đều nhỏ hơn 2, do đó không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đưa 5 nhân tố sau khi phân tích hồi quy, loại bỏ 2 nhân tố TT và UD vì có mức ý nghĩa Sig. lớn hơn 0.05. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 3 nhân tố: GC, SP và LC đều có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) và có hệ số Beta chuẩn hóa (Beta) lớn hơn 0, tức là 3 nhân tố này có tác động tích cực đến hành vi mua món ăn qua mạng của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng. Trong đó, nhân tố LC là có tác động lớn nhất với Beta = 0.267. Với giá trị R2 hiệu chỉnh = 0.328, nghĩa là 32.8% sự biến động là do tác động từ 3 nhân tố này. 4. Kết luận và kiến nghị Qua nghiên cứu này cho thấy, các nhân tố: Giá cả, Sản phẩm và Đa dạng sự lựa chọn là có tác động tích cực đến hành vi mua món ăn qua mạng của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Trong đó, sự đa dạng trong lựa chọn đóng vai trò quan trọng nhất. Vì vậy, các cơ sở kinh Phạm Thị Hoàng Dung / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 89-96 96 doanh ăn uống cần có quyết định làm gia tăng sự đa dạng trong việc lựa chọn món ăn và gia tăng các yếu tố liên quan đến giá cả và sản phẩm. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp sau: Thứ nhất, nâng cao sự đa dạng trong lựa chọn món ăn cho người tiêu dùng bằng cách tại các trang web/ứng dụng bán hàng trên mạng của cơ sở kinh doanh ăn uống cần cung cấp đầy đủ và đa dạng thông tin, hình ảnh về món ăn, đem đến sự đa dạng trong việc lựa chọn thức ăn, cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hấp dẫn. Thứ hai, tạo niềm tin cho khách hàng và gia tăng tính thu hút của món ăn bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm; hình thức trình bày đẹp hơn; chất lượng phục vụ càng tốt thì sẽ có thể thu hút được khách hàng. Thứ ba, định giá cho món một cách hợp lý, không quá cao và đồng thời cũng cần tạo sự đa dạng với các mức giá khác nhau để khách hàng có nhiều sự lựa chọn, luôn hướng đến việc đem lại món ăn tốt nhất cho khách hàng với mức giá phải chăng. Bên cạnh đó cần có nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách đặt món ăn cho những lần tiếp theo. Tài liệu tham khảo [1] Barbara L. Gross, Bruce I. Newman, Jagdish N. Sheth (2011). Why we buy what we buy: A theory of consumption values, Jounal of Business Research, 22, 159-170. [2] Blackwell, R. D., Miniard, P. W., & Engel, J. F. (2001). Consumer behavior. South-Western Pub. [3] Chowdhury, M. S., & Ahmad, N. (2012). Factors affecting consumer participation in online shopping in Malaysia: The case of University students. European Journal of Business and Economics, 5. [4] Easwar Krishna Iyer, Sach Sehgal, Deepak Raj, Kanika Saxena, Tapan Panda. Analysis of the Convergence of Buyer and Seller Interests in e-Commerce Space, 2013. [5] Häubl, G., & Trifts, V. (2000). Consumer decision making in online shopping environments: The effects of interactive decision aids. Marketing Science, 19(1), 4-21. [6] Ha, S., & Stoel, L. (2009). Consumer E-shopping acceptance: Antecedents in a technology acceptance model. Journal of Business Research, 62(5), 565-571. [7] Kotler, P., & Levy, S. J. (1969). Broadening the concept of marketing. Journal of Marketing, 33(1), 10-15. [8] Lohse, G. L., & Spiller, P. (1998). Electronic shopping. Communications of the ACM, 41(7), 81-87. [9] Madichie, N. O. (2009). Consumer behavior: Buying, having, and being (8th ed.)20091Michael R. Solomon. Consumer behavior: Buying, having, and being (8th ed.). Upper Saddle River, NJ: Pearson education 2009. , ISBN: ‐13: 978‐0‐13‐515336‐9 ‐10: 0‐13‐515336‐0 [10] Moe, W. W., & Fader, P. S. (2004). Dynamic conversion behavior at e-Commerce sites. Management Science, 50(3), 326-335. [11] Na Li & Ping Zhang. (2002).Consumer online shopping attitudes and behavior: an assessment of research. Eighth Americas Conference on Information Systems, 508-517. [12] Turban et al. (2002). Electronic Commerce 2002: A Managerial Perspective.Prentice-Hall. [13] Kotler, P. and Keller, K. (2006) Marketing Management (12th Edition).Upper Saddle River: Prentice Hall. [14] Perea y Monsuwé, T., Dellaert, B. G., & De Ruyter, K. (2004). What drives consumers to shop online? A literature review. International Journal of Service Industry Management, 15(1), 102-121 [15] Soopramanien, D. G., & Robertson, A. (2007). Adoption and usage of online shopping: An empirical analysis of the characteristics of “buyers” “browsers” and “non-internet shoppers”. Journal of Retailing and Consumer Services, 14(1), 73-82.
File đính kèm:
- phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_den_hanh_vi_mua_mon_an_qua_m.pdf