Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa

Bài viết trình bày lịch sử ra đời, hệ thống hóa, đưa ra các đánh giá có tính phê phán, góp

phần hoàn thiện bảng phân loại của Pierce, vạch ra ý nghĩa nhận thức và ý nghĩa ứng dụng của chúng

trong khoa học luận và quản lý khoa học công nghệ. Các phương pháp được sử dụng bao gồm:

nghiên cứu tư liệu, dùng các tư liệu sơ cấp một cách có phê phán (bản gốc tư liệu của Pierce) và tài

liệu thứ cấp của các học giả nghiên cứu về Pierce; phương pháp logic nhằm đánh giá tính nhất quán

của các bảng phân loại khoa học của Pierce; phương pháp lịch sử nhằm làm rõ bối cảnh ra đời bảng

các bảng phân loại khoa học của Pierce. Bài viết nêu ra lý do và tầm quan trọng của nghiên cứu,

phác thảo sơ lược lịch sử phân loại khoa học trước Pierce, phân tích hoàn cảnh lịch sử (vĩ mô và vi

mô) dẫn đến sự ra đời bảng phân loại của của Pierce, nội dung các bảng phân loại của Pierce và ý

nghĩa của chúng đối với văn hóa, nghiên cứu khoa học và quản lý nghiên cứu khoa học.

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa trang 1

Trang 1

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa trang 2

Trang 2

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa trang 3

Trang 3

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa trang 4

Trang 4

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa trang 5

Trang 5

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa trang 6

Trang 6

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa trang 7

Trang 7

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa trang 8

Trang 8

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa trang 9

Trang 9

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 4740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa

Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa
c và tâm lý học thí 
nghiệm (experimental psychology) [1, 2]. Làm 
việc và nghiên cứu đa dạng các chủ đề khiến cho 
Pierce trở thành một nhà uyên bác (a polymath), 
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp và phân 
tích khoa học như một toàn thể. 
Bên cạnh mặt thuận lợi, Pierce cũng gặp 
không ít khó khăn trong đời sống học thuật. Do 
mối ác cảm từ một số lãnh đạo đại học Harvard, 
ông đã không thể kiếm được một biên chế tại 
trường này [1]. Ông chỉ nổi tiếng sau khi mất và 
do không xuất bản chính thức các tác phẩm khoa 
học nhiều mà chủ yếu giữ ở dạng bản thảo nên 
nhiều tư tưởng của ông các học giả thế hệ sau 
mới khai thác. Đó cũng là một nguyên nhân khiến 
các công trình của ông, trong đó có phân loại khoa 
học bị chìm trong quên lãng một thời gian. 
Có thể nói, học vấn, môi trường học thuật 
thuận lợi từ gia đình, đồng nghiệp hứng thú và 
thiên tư riêng của Peirce đã góp phần định hình 
phân loại học khoa học của Pierce, và sự bất lợi 
mà Pierce gặp phải cũng kiềm hãm sự phổ biến 
những tư tưởng lớn của ông về phân loại khoa học. 
3.2. Tiêu chí, cách thức phân loại khoa học của 
Pierce 
Cũng như các nhà phân loại khoa học lớn 
khác, Pierce không nhìn khoa học như một tập 
hợp hỗn độn các chuyên ngành mà như một tổng 
thể thống nhất và được chia tách theo nhiều lát 
cắt khác nhau, chúng ta gọi là tiêu chí phân loại. 
Pierce phân loại khoa học theo các tiêu chí: 
Mức độ chuyên biệt hóa (degree of 
specialization) (1889), mức độ trừu tượng của 
đối tượng nghiên cứu (1898), mục đích căn bản 
của nghiên cứu (1903). Dựa vào phân loại sinh 
học của Agassiz, Pierce đưa các khái niệm như 
Chi, Loài, Giống, Họ vào hệ thống phân loại 
L.V. Hung / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 62-72 
67 
của mình thể hiện các tiêu chí như mục đích 
chung, đối tượng chung, mức độ tự trị của 
chuyên ngành.v..v. Dựa vào các tiêu chí đó, 
Pierce cụ thể hóa thành các sơ đồ và bảng phân 
loại, như dưới đây.
3.3. Các sơ đồ và bảng phân loại khoa học của Pierce Sơ đồ phân loại khoa học của Pierce 1889 [7-8]. 
Theo mức độ chuyên biệt hóa, ta có thể thấy, 
theo Pierce thì Toán học là khoa học tổng quát 
nhất, chỉ nghiên cứu các đối tượng mang tính giả 
thuyết của tâm trí con người (không quan sát 
thực kiện). Điểm đặc biệt là Pierce xếp Toán học 
cao hơn Triết học trong thang phổ quát, Triết học 
khảo sát và phân tích logic đối với các tập hợp 
chung về thực kiện.
K
h
o
a 
h
ọ
c
(A) Toán học
(1) Toán học thuần túy
(2) 
Toán 
học 
ứng 
dụng
(a) Triết học toán học
(b) Toán lý
(c) Tâm lý toán
(B) 
Triết 
học
(1) Logic 
học
(a) Ngữ pháp 
hình thức
(b) Logic chuẩn 
tắc
(c) Biện thuyết 
hình thức
(2) Siêu 
hình học
(C) Khoa học 
về các quy 
luật
(1) Tâm lý học
(2) Vật lý học
(D) Hóa học
(E) Sinh học
(F) Khoa học về 
các cơ quan, tổ 
chức
(1) Sinh lý học
(2) Xã hội học
(G) Khoa học 
về các đối 
tượng đặc thù
(1) Vũ trụ học mô tả
(2) Tâm lý học mô tả
Triết học 
Logic học Siêu hình học 
Các khoa học cụ thể 
Tâm học Vật lý học 
Tâm lý học quy luật Vật lý học quy luật 
Toán học 
L.V. Hung / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2019) 62-72 
68 
Lược đồ phân loại năm 1898 [7, 8]. 
Sơ đồ phân loại khoa học của Pierce năm 1902-1911 [7, 9]. 
Phân loại khoa học dựa theo cách phân loại sinh học. [7] 
Tên Đặc điểm 
(Bản phân loại khoa học chi 
Đặc điểm 
(Bản sử dụng tại học viện Carnegie, 
1902) 
Ví dụ 
(Các ví dụ là của bản 
Carnegie 1902) 
K
h
o
a 
h
ọ
c
(A) Khoa học 
khám phá
(AI) Toán 
học
(AII) Triết 
học đệ 
nhất
(AIIa)Hiện 
tượng học
(AIIb) Các 
khoa học 
chuẩn tắc
Esthetics (khoa học về cái 
đáng được mong muốn)
Đạo đức học
Logic học
(IIc) Siêu 
hình học
Siêu hình học chung (bản 
thể học)
Siêu hình học tâm lý
Siêu hình học vật lý
(AIII) Các 
khoa học
cụ thể
(AIIIa) Các 
khoa học 
vật lý 
Vật lý học quy luật
Vật lý học phân loại
Vật lý học mô tả
(AIIIb) Các 
khoa học 
tâm lý
Tâm lý học quy luật
Tâm lý học phân loại
Tâm lý học mô tả
(B) Khoa học 
đánh giá (Khoa 
học hồi tưởng)
(C) Khoa học 
thực tiễn
Khoa học ứng dụng 
L.V. Hung / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 62-72 
69 
tiết (trong Minute Logic, 
1902) 
Nhánh của 
khoa học 
(Branch of 
science) 
Các nhánh khoa học khác biệt 
nhau ở mục đích cơ bản. 
Trong một nhánh khoa học, các nhà 
khoa học có cùng một động lực hoạt 
động, mặc dù các nhà nghiên cứu 
trong các lớp (class) khác nhau 
dường như sống trong một thế giới 
khác nhau 
Ba nhánh khoa học 
trong phân loại của 
Pierce: Khoa học 
Khám phá, khoa học 
Hồi tưởng và khoa 
học Thực hành. 
Lớp của khoa 
học (Class of 
science) 
Các lớp khoa học khác nhau 
có sự khác biệt căn bản trong 
quan sát. Các quan sát trong 
một lớp khoa học (chẳng hạn 
các khoa học vật lý và tâm lý 
không thể tạo ra loại thông tin 
mà lớp khoa học khác (chẳng 
hạn Toán học) cần cho quan 
sát của mình. 
Trong một lớp khoa học, các nhà 
nghiên cứu cảm thấy họ đang cùng 
tìm hiểu một đối tượng lớn cùng 
nhau (các loại nghiên cứu khác nhau 
nhưng liên kết với nhau). 
Ba lớp khoa học của 
khoa học khám phá: 
Toán học thuần túy, 
triết học và các khoa 
học cụ thể. 
Bộ của khoa 
học (Order of 
science) 
Hai bộ trong cùng một lớp hay 
phân lớp khoa học có thể khác 
nhau về thứ bậc, cái này 
chung hơn thì cái kia cụ thể 
hơn. 
Trong một bộ, các nhà nghiên cứu 
theo đuổi cùng một kiểu nghiên cứu 
chung (nhưng làm việc với các loại 
khái niệm khác nhau) 
Vật lý học tổng quát 
thì chung, Vật lý học, 
sinh học, địa lý học là 
những khoa học cụ 
thể hơn. 
Họ của khoa 
học (Family of 
science) 
Mỗi họ khoa học có tên riêng, 
các tạp chí chuyên ngành và 
các hiệp hội riêng, mỗi họ 
nghiên cứu một nhóm các 
thực kiện. Các nhà nghiên cứu 
trong cùng một họ khoa học 
hiểu nhau theo một cách 
chung và liên kết với nhau 
một cách tự nhiên. 
Trong cùng một họ khoa học, các 
nhà nghiên cứu sở hữu chung những 
khái niệm tổng quát (nhưng khác 
biệt nhau về các kỹ năng cụ thể) 
Thiên văn học và Địa 
lý học là những bộ 
môn khác nhau nằm 
trong cùng một họ 
khoa học. 
Chi của khoa 
học (Genus of 
science) 
Ở các nhóm này, Pierce không 
đưa ra định nghĩa, ông viết: 
“Tôi không thể đưa ra những 
định nghĩa về chi và loài của 
khoa học mà không đưa ra 
phân loại chi tiết của các 
nhóm này.” 
Trong cùng một chi khoa học, các 
nhà nghiên cứu có chung các kỹ 
năng (nhưng khác biệt trong sự 
thành thạo liên quan đến mỗi nhóm 
thực kiện cụ thể) 
Pierce đưa ra ví dụ về 
điện học và quang học 
như là hai bộ môn 
thuộc cùng một chi 
khoa học 
Loài của khoa 
học 
(Species of 
science) 
Loài khoa học là sự phân chia nhỏ 
nhất mà trong đó mỗi loài vẫn còn 
có các hiệp hội, tạp chí và mỗi nhà 
nghiên cứu đều được được bảo chất 
lượng bởi chúng một cách đầy đủ, 
tức là họ thành thạo và chi tiết trong 
mọi phần của loài. 
Ngư loại học và Côn 
trùng học như là 
những bộ môn thuộc 
cùng một loài khoa 
học. 
Giống của 
khoa học 
(Variety of 
science) 
Các nhà khoa học trong một giống 
khoa học tập trung vào một chủ đề 
nghiên cứu của giống, nhưng chủ đề 
không đủ đa dạng để thành lập các 
Pierce đưa ra ví dụ về 
các giống khoa học 
như: Nghiên cứu về 
Kant (Kant học), 
L.V. Hung / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2019) 62-72 
70 
hiệp hội và tạp chí chuyên ngành 
riêng cho mình 
nghiên cứu về 
Spinoza 
4. Ưu và nhược điểm của bảng phân loại 
Pierce 
4.1. Ưu điểm các bảng phân loại khoa học của 
Pierce 
Bảng phân loại của Pierce không mang tính 
tùy tiện, mà có những tiêu chí cụ thể để phân loại. 
Những tiêu chí này đi từ một ý đồ nhất quán và 
thống nhất của khoa học, muốn vạch ra khung 
của toàn bộ khoa học như một phác thảo kiến 
trúc; do vậy phân loại của ông rất mạch lạc và hệ 
thống, ít nhất là từ nguyên tắc. 
Phương pháp tiếp cận của Pierce có tính lịch 
sử và tính mở, ông nói rằng mọi phân loại đều 
phụ thuộc vào tình hình phát triển của khoa học 
đương thời, nên mọi bảng phân loại khoa học đều 
có thể được chỉnh sửa ở thời đại sau. Tinh thần 
lịch sử, tính mở trong phân loại khoa học của 
Pierce giúp cho các nghiên cứu sau bổ sung cho 
nghiên cứu phân loại của ông dưới ánh sáng của 
khoa học hiện tại. 
4.2. Những hạn chế của bảng phân loại khoa học 
của Pierce 
Do hạn chế của thời đại và ảnh hưởng của 
Kant, Pierce coi Khoa học đánh giá hay Khoa 
học Hồi tưởng (Science of Review) là Triết học 
tổng hợp, tuy nhiên như chúng ta thấy Science of 
Review chính là Khoa học về Khoa học (Science 
of Science) hay Siêu khoa học (meta-science), 
hay Khoa học và Công nghệ luận (Science and 
Technology Studies). Khoa học tổng hợp này kết 
hợp nhiều bộ môn như triết lịch sử khoa học, tâm 
lý học về khoa học, xã hội học khoa học chứ 
không chỉ triết học [10, 11]. 
Từ quan hệ thứ bậc tuyến tính sang quan hệ 
thứ bậc hồi quy. Bởi khoa học hồi tưởng (khoa 
học học) kế thừa từ các khoa học khám phá và 
khoa học thực tiễn, vậy nên sơ đồ hợp lý phải là 
sơ đồ thứ bậc nhưng hồi quy như sau: 
Do đặc thù lịch sử, bảng phân loại của Pierce 
cũng chưa thể hiện được khoa học đa bộ môn, 
liên bộ môn và khoa học xuyên bộ môn, vốn là 
đặc điểm lớn và xu hướng của khoa học thời nay. 
Các phân loại học của khoa học thực hành (khoa 
học kỹ thuật, khoa học công nghệ) cần được 
phân tích rõ trong bối cảnh công nghệ và 
những nghiên cứu về công nghệ phát triển vượt 
bậc hiện nay. 
Khoa học mô tả
Khoa học thực 
hành
Khoa học học 
L.V. Hung / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 62-72 
71 
5. Ý nghĩa, ứng dụng của bảng phân loại khoa 
học của Pierce 
Phân loại khoa học giúp ích cho phương 
pháp nghiên cứu khoa học [10]. Nắm vững phân 
loại khoa học của Pierce có thể tránh được những 
sai lầm trong nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn 
việc phân biệt về khoa học khám phá (nghiên 
cứu cơ bản) và khoa học thực hành (nghiên cứu 
ứng dụng) có thể giúp người nghiên cứu khoa 
học tránh được sự lầm lẫn về logic về phân loại. 
Tác giả Vũ Cao Đàm trong các tài liệu về 
phương pháp luận nghiên cứu khoa học và đánh 
giá nghiên cứu khoa học, thường chỉ ra các lỗi 
của nghiên cứu do không phân biệt được các loại 
hình nghiên cứu như sự bất nhất giữa mục tiêu 
nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu “Mục tiêu là 
nghiên cứu Giải pháp, nhưng câu hỏi nghiên cứu 
lại là nghiên cứu giải thích” [12, 13]. Có thể nói, 
phân loại khoa học gián tiếp hoặc trực tiếp giúp 
cho quá trình nghiên cứu khoa học và đánh giá 
nghiên cứu khoa học được đúng đắn, chuẩn mực, 
logic hơn. 
Thông tin là một yếu tố quyết định của 
nghiên cứu khoa học, là nguyên liệu của nghiên 
cứu khoa học, việc xử lý và tổ chức dữ liệu này 
cần những ngành Khoa học thư viện (library 
science) hay khoa học tổ chức về tri thức 
(knowledge organisation) khi tổ chức phân loại 
và mã hóa các bộ môn khoa học, cần có một 
chuẩn mực về phân loại để giúp cho các nhà nghiên 
cứu tra cứu, tìm kiếm dữ liệu hiệu quả hơn. 
Bảng phân loại khoa học, do bộ Khoa học và 
Công nghệ có thể tham khảo phân loại của Pierce 
để điều chỉnh lại cho hợp lý hơn về mặt khoa học 
cũng như hiệu quả quản lý. Việc xây dựng, đánh 
giá, lập kế hoạch về các chiến lược, chương 
trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học quốc gia 
phụ thuộc vào một bảng phân loại khoa học, nếu 
muốn hiệu quả và thực sự khoa học, cần đặt trên 
một nền tảng phân loại khoa học tường minh, 
vững chắc, cập nhật và phù hợp với thực tế. Các 
quỹ khoa học và công nghệ như Nafosted cũng 
cần phân biệt chính xác giữa khoa học cơ bản và 
khoa học ứng dụng, để tránh việc bỏ sót các đề 
tài trong phạm vi thẩm quyền của mình lẫn đưa 
vào các đề tài khoa học thuộc lĩnh vực khoa 
học ứng dụng, giảm lãng phí tài lực và nhân 
lực khoa học. 
Tóm lại, phân loại khoa học của Pierce có ý 
nghĩa trực tiếp và gián tiếp với cả các nhà nghiên 
cứu lẫn nhà quản lý khoa học, bên cạnh ý nghĩa 
về nhận thức và văn hóa đối với khoa học. 
6. Kết luận 
Các bảng phân loại khoa học của Pierce ra 
đời trong một bối cảnh khoa học đặc thù, kế thừa 
và khắc phục các bảng phân loại khoa học trước 
đó. Phân loại khoa học của Pierce có logic nội tại 
và cân nhắc đến trình độ phát triển của khoa học 
nên có tính mở, và có thể đưa ra các khắc phục 
như bài viết chỉ ra. Phân loại khoa học của Pierce 
có ý nghĩa lớn lao đối với các ngành khoa học 
luận, quản lý khoa học và khoa học thư viện như 
bài viết đã điểm qua, tuy vậy đây là một chủ đề 
phức tạp, liên bộ môn, do đó được nghiên cứu, 
khai thác thêm. 
Tài liệu tham khảo 
[1] The Stanford Encyclopedia of Philosophy, Charles 
Sanders Peirce. 
https://plato.stanford.edu/archives/win2018/entrie
s/peirce/ 2018 (Accessed 04 December 2019) 
[2] Arisbe, Paul Weiss Entry on Peirce in Dictionary 
of American Biography. 
sp/Weissbio.htm (1934) (Accessed 04 December 
2019) 
[3] Bonifatii Kedrov, The History of Classification of 
the Sciences, Organon 1(1964) 165-185. 
[4] Chiara Ambrosio, The Historicity of Peirce’s 
Classification of the Sciences, European Journal of 
Pragmatism and American Philosophy 9 (2016) 
VIII-2. 
[5] Francis Bacon, New Organon, translated by Do 
Minh Hop and Nguyen Trong Chuan, Knowledge 
Publisher, Hanoi, 2016. (In Vietnamese) 
[6] Alex Csiszar, Broken Pieces of Fact: The Scientific 
Periodical and the Politics of Search in Nineteenth-
Century France and Britain, PhD Thesis, 
Cambridge, Mass., Harvard University, 2010. 
[7] C. Hartshorne, P. Weiss, A.W. Burks 
(Eds.), Collected Papers of Charles Sanders 
L.V. Hung / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2019) 62-72 
72 
Peirce (Vol. 1), Harvard University Press, 
Cambridge, 1931. 
[8] Tampereen Yliopisto, Development of Peirce's 
classification of sciences - three stages: 1889, 
1898, 1903. 
https://people.uta.fi/~attove/peirce_syst.PDF 2003 
(Accessed 04 December 2019) 
[9] Tampereen Yliopisto, Charles Peirce's outline 
classification of sciences ('final vesion' 1902-
1911). 
2000 (Accessed 04 December 2019) 
[10] Vũ Cao Đàm, Introductionary Textbook to Science 
and Technology Studies, University of Social 
Sciences and Humanities, Hanoi National 
University, 2009. (In Vietnamese) 
[11] Le Viet Hung, Application of Thomas Samuel 
Kuhn’s theory of science on science of science 
policy, Master Thesis on Science and Technology 
Management, Graduate Academy of Social 
Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences, 
Hanoi, 2019. (In Vietnamese) 
[12] Vu Cao Dam, Textbook on methodology of 
scientific research, Vietnam Education Publishing 
House Limited Company, Hanoi, 2016. (In 
Vietnamse) 
[13] Vu Cao Dam, Evaluating scientific research, 
Science and Technics Publishing House, Hanoi, 
2011. (In Vietnamese)

File đính kèm:

  • pdfphan_loai_khoa_hoc_cua_charles_sanders_pierce_lich_su_noi_du.pdf