Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ

Abstract. Nghiên cứu những vấn đề chung về phản biện, phản biện xã hội, phản biện xã

hội của báo chí trong đó có báo chí thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát hoạt động phản

biện xã hội của 4 tờ báo: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động.

Nghiên cứu xu hướng tổ chức, phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh và

các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng phản biện xã hội của báo chí thành phố

Hồ Chí Minh.

Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ trang 1

Trang 1

Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ trang 2

Trang 2

Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ trang 3

Trang 3

Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ trang 4

Trang 4

Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ trang 5

Trang 5

Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ trang 6

Trang 6

Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ trang 7

Trang 7

Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ trang 8

Trang 8

Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ trang 9

Trang 9

Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang xuanhieu 3360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ

Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ
 
 Những vấn đề về phản biện xã hội nói chung và phản biện xã hội của báo chí phải 
được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để nhân dân nhận thức được tầm quan trọng 
cũng như yêu cầu cơ bản của hoạt động phản biện xã hội. 
 3.2.2. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong phản biện xã hội của báo chí 
 Xây dựng được đội ngũ biết phản biện và phản biện chuyên nghiệp là trọng tâm 
của báo chí thành phố. Do đó, đòi hỏi nhà báo ngoài kỹ năng hoạt động báo chí còn phải 
có tư duy phản biện, có năng lực phản biện, năng lực diễn đạt ngôn từ, hiểu biết pháp 
luật, kỹ năng giao tiếp, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật. Chấp hành nghiêm 
quy định của pháp luật về hoạt động báo chí, tuân thủ quy ước đạo đức nghề nghiệp của 
Hội Nhà báo Việt Nam. 
 3.3. Một số kiến nghị để phát triển phản biện xã hội của báo chí thành phố 
 3.3.1. Thống nhất nhận thức về khái niệm và bản chất của phản biện, phản biện 
xã hội và phản biện xã hội của báo chí 
 3.3.2. Ban hành một số cơ chế cần thiết để báo chí thành phố thực hiện tốt hoạt 
động phản biện xã hội 
 3.3.2.1. Cơ chế pháp lý 
 Trong khi chưa có Luật về phản biện xã hội, để gỡ bỏ những rào cản đối với phản 
biện xã hội, về phía lãnh đạo thành phố cần có những quy định cụ thể về phản biện xã 
hội của báo chí, xác định rõ các lĩnh vực cần thực hiện phản biện xã hội, phạm vi phản 
biện của báo chí thành phố và cơ chế phối hợp giữa lãnh đạo thành phố với báo chí. 
 3.3.2.2. Có cơ chế thông tin, nhất là đối với các dự án, các công trình xã hội trọng 
điểm 
 3.3.2.3. Tổ chức đối thoại công khai, thường xuyên trên các phương tiện thông tin 
đại chúng của thành phố 
 3.3.2.4. Thành lập và xây dựng quy chế hoạt động của một số cơ quan tư vấn, 
phản biện. Quy định những nội dung cần phải thông qua phản biện xã hội 
 3.3.2.5. Thực hiện đặt hàng một số đề tài phản biện cho báo chí; củng cố nâng cao 
hoạt động phản biện của báo Đảng thành phố 
 3.3.3. Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của báo chí từ vai trò của Hội Nhà 
báo thành phố Hồ Chí Minh và từ các cơ quan báo chí. 
 Tiểu kết chƣơng 3 
 Trong chương này, chúng tôi cung cấp một số thông tin để phân tích phản biện xã 
hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh có những điểm khác biệt so với báo chí cả 
nước. Trong đó, cơ chế phối hợp trong chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ chế thông tin, 
 12 
phối hợp thông tin đối thoại công khai của thành phố đã tạo cho phản biện xã hội của 
báo chí những nét tích cực. 
 Thực tiễn của thành phố đặt ra cho báo chí thành phố những yêu cầu mới về phản 
biện xã hội, trong đó, báo chí phải dự báo được nội dung phản biện, tính chất phản biện 
để có sự chuẩn bị và tham gia đạt hiệu quả. 
 Những giải pháp để phát triển phản biện xã hội của thành phố trong chừng mực 
nào đó chỉ là giải pháp tạm thời, bởi chưa có luật hóa về phản biện xã hội từ phía Nhà 
nước. Đồng thời, những vấn đề cơ bản về phản biện xã hội của báo chí cũng chưa được 
thống nhất và triển khai trong nhân dân, trong các cơ quan công quyền và cả trong đội 
ngũ báo chí. 
 Từ thực tiễn các hoạt động của báo chí thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận 
định một số xu hướng và nêu lên các giải pháp – kiến nghị cụ thể để góp phần thúc đẩy 
hoạt động phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh. Khi mà các cơ quan 
chức năng tạo điều kiện cho báo chí thực hiện tốt phản biện xã hội cũng có nghĩa là tạo 
điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình một cách hữu hiệu. 
 KẾT LUẬN 
 Ở chương 1, chúng tôi đã nêu lên một số cách hiểu khác nhau, cách đánh giá hoạt 
động phản biện xã hội không dựa trên bản chất khoa học của phản biện xã hội. Và do 
đó, trong hoạt động báo chí, cũng có những trường hợp nhận diện chưa chính xác về 
hiệu quả phản biện xã hội của báo chí. Chúng tôi cũng làm rõ việc nghiên cứu về phản 
biện xã hội của báo chí theo tinh thần chỉ đạo mới của Đảng là quan trọng và cần thiết 
cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trong quá trình khảo sát hệ thống báo chí của Thành phố, 
chúng tôi đã lựa chọn báo in vì đây là sản phẩm gắn liền với văn hóa đọc và được đông 
đảo độc giả tiếp nhận vì tính tiện lợi của nó về nhiều mặt. Trong báo in, chúng tôi chỉ 
khảo sát trên bốn tờ báo in Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Pháp Luật 
từ năm 2007 đến nay. Con số này tuy ít so với số lượng báo in của Thành phố, nhưng 
tầm quan trọng, vị trí và số lượng phát hành hàng ngày của bốn tờ báo là rất lớn, có ảnh 
hưởng đến trên 600 ngàn độc giả mỗi ngày. Đặc biệt, mốc thời gian năm 2007, đối với 
báo chí thành phố Hồ Chí Minh, có ý nghĩa rất quan trọng vì đã tham gia phản biện 
thành công việc ngưng cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân, tiếp đó là ngưng cổ phần hóa 
trường học giúp báo chí tích lũy nhiều kinh nghiệm để sau này phản biện xã hội thành 
công nhiều dự án quan trọng của cả nước như Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam,.... 
 Trong chương 2, chúng tôi đã đi sâu phân tích thực trạng phản biện xã hội của 
bốn tờ báo trên các phương diện: tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ; nội dung phản 
biện, phạm vi phản biện; tính chủ động phản biện; cách tổ chức phản biện; cách trình 
bày và sử dụng thể loại. Chúng tôi cũng phân tích một số nguyên nhân dẫn đến thành 
công cũng như hạn chế của các tờ báo trong hoạt động phản biện xã hội. Đặc biệt là có 
sự phân tích tương đối kỹ về trường hợp của báo Sài Gòn Giải Phóng – một tờ báo từng 
giữ vị trí đầu đàn trong hệ thống báo chí thành phố nhưng đang có nguy cơ tụt hậu lớn 
so với các báo ngày khác của thành phố, trong đó có nguyên nhân từ phản biện xã hội. 
 13 
 Qua phản biện xã hội của bốn tờ báo, chúng tôi nêu lên yếu tố quyết định nhất vẫn 
là bản lĩnh nghề nghiệp, năng lực, kiến thức, đạo đức của nhà báo. Đối với tòa soạn, đòi 
hỏi phải xây dựng và duy trì bền vững mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả và rộng rãi 
công chúng trên từng trang báo, từng mỗi số báo. Tuy nhiên đó mới chỉ là những điều 
kiện cần. Nghệ thuật phản biện xã hội sẽ là nhân tố quan trọng để thúc đẩy tờ báo phát 
triển, trong đó phát hiện vấn đề phản biện, tổ chức phản biện, hướng đến giải pháp là 
một nội dung đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của những người làm báo hiện nay. Thiếu phản 
biện, không biết phản biện, tờ báo chỉ là “công cụ truyền tin”. Và trong thời buổi cạnh 
tranh thông tin như hiện nay, những cách truyền tải thông tin xơ cứng, một chiều chắc 
chắn sẽ không lôi cuốn được độc giả. 
 Từ một số hạn chế, bất cập về phản biện xã hội của báo chí thành phố, trong 
chương 3, luận văn đã đưa ra một số dự báo và đề xuất giải pháp, kiến nghị để phát 
triển phản biện xã hội trên địa bàn, mà trước nhất là sự cần thiết thống nhất về khái 
niệm, về đặc điểm, bản chất của phản biện, phản biện xã hội và phản biện xã hội của 
báo chí. Đồng thời nêu lên một số giải pháp về cơ chế mà khi thực hiện sẽ tạo nhiều 
điều kiện để phản biện xã hội của báo chí thành phố đi vào chiều sâu và phát huy tác 
dụng cao. Những giải pháp và kiến nghị cụ thể này phù hợp với tình hình hoạt động của 
báo chí thành phố Hồ Chí Minh, nhằm giúp lãnh đạo thành phố và các cơ quan liên 
quan đến hoạt động báo chí có thêm cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động phản biện 
xã hội trên địa bàn. 
 Trong bối cảnh chưa có sự nghiên cứu về vai trò tổ chức và phản biện xã hội của 
báo chí một cách tương đối hoàn chỉnh, nhưng may mắn được cập nhật quan điểm chỉ 
đạo mới của Đảng về phản biện xã hội của báo chí; được tích lũy một số kiến thức và 
kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp nên luận văn đã nêu ra được một số vấn đề để 
nhiều người cùng quan tâm nghiên cứu. 
 Tuy nhiên, đánh giá phản biện xã hội của báo chí, nhất là báo chí thành phố Hồ 
Chí Minh còn cần được nghiên cứu và bổ sung, hoàn thiện một cách thường xuyên và 
lâu dài. Chúng tôi mong những nghiên cứu trên mang lại phần nào bổ ích cho những 
người nghiên cứu tiếp theo và cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực này. 
References. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Tiếng Việt 
1. Nguyễn Quang A, Báo chí và phản biện, báo Tiền Phong, ngày 22-6-2010 
2. Việt Anh, Báo chí thể hiện bản lĩnh trong phản biện xã hội, VnExpresss, 21-6-2009 
3. Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1997), Thành phố Hồ Chí Minh 
 hai mươi năm (1975-1995), Nxb TP. Hồ Chí Minh 
4. Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, Tạp chí Sổ tay Xây dựng đảng (2010), Những 
 dấu ấn đấu tranh cách mạng, Nxb Tổng hợp TP.HCM 
5. Ban Tư tưởng – Văn hóa Thành ủy TP.HCM (2006), Báo cáo báo chí thành phố 
 hai năm thực hiện Thông báo 162-TB/TW của Bộ Chính trị 
6. Báo Sài Gòn Giải Phóng (2010), Ký ức 35 năm, Nxb Văn học 
 14 
7. Báo Tuổi Trẻ, sơ kết 3 năm thực hiện CTHĐ của Thành ủy TP.HCM thực hiện 
 NQTW 5 khóa X về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới 
8. Báo Pháp Luật TP.HCM (2010), Hai mươi năm những bài báo đổi mới, Nxb Trẻ 
9. Báo Pháp Luật TP.HCM (2010), Kỷ yếu 20 năm báo Pháp Luật 
10. Báo Đất Việt, Ban Thông tin và Phổ biến kiến thức của Liên hiệp các Hội KH và 
 KT Việt Nam, Tư vấn, phản biện và giám định xã hội: làm thế nào để tạo sức bật?, 
 báo Đất Việt, 14-6-2011 
11. Lê Thanh Bình (2005), Quản lý và phát triển báo chí xuất bản, Nxb Văn hóa 
 Thông tin, Hà Nội 
12. Nguyễn Trọng Bình, Về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tác 
 dụng đối với hoạt động của hệ thông chính trị nước ta hiện nay, Tạp chí Lý luận 
 chính trị & Truyền thông, số tháng 8 -2009 
13. Nguyễn Mạnh Bình, Vai trò của báo chí trong phản biện, giám sát thực thi quyền 
 lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số 
 tháng 7 -2009 
14. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Một số văn bản chỉ đạo và quản lý của 
 Đảng, Nhà nước về hoạt động báo chí, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 
15. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu 
 tranh, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 
16. Nhiều tác giả (2008), Cẩm nang nghiệp vụ Tuyên giáo, Nxb Lý luận Chính trị, Hà 
 Nội 
17. TS Hoàng Cúc – TS Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb 
 Lý luận chính trị 
18. Nguyễn Văn Dững, Nâng cao năng lực giám sát xã hội của báo chí, Tạp chí Lý 
 luận chính trị & Truyền thông, số xuân Đinh Hợi 2007 
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần 
 thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần 
 thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ TP.HCM, Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ 
 IX, lưu hành nội bộ, tháng 10-2010 
22. Nguyễn Điển, Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển ở TP. Hồ 
 Chí Minh, Tạp chí Tuyên giáo (tháng 8-2009) 
23. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội 
24. PGS. TS Vũ Hiền (2000), Chống “diễn biến hòa bình” trên các phương tiện thông 
 tin đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
25. Quý Hiền, Phải biết đối thoại tiếp thu phản biện, báo Người Lao Động, 08 – 6- 
 2009 
26. Vũ Thị Như Hoa, Cơ sở triết học của phản biện xã hội, Tạp chí Sinh hoạt lý luận 
 số 2, 2010 
27. Văn Hoài, Không nên có vùng cấm trong phản biện, báo Nông thôn ngày nay, 21-
 6-2011 
 15 
28. Mai Thị Thúy Hường (2009), luận văn thạc sĩ Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền 
 lực và phản biện xã hội 
29. Đoàn Minh Huấn (2010), Vai trò của giám sát và phản biện đối với việc xây dựng 
 Nhà nước và pháp quyền, www hanhchinh.com 
30. GS, TS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên (2011), Đảng Cộng sản cầm quyền, nội dung 
 và phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia 
31. Phan Văn Kiền (2008), luận văn cử nhân Tính phản biện xã hội của báo chí qua 
 loạt bài “Đêm trước đổi mới” trên báo Tuổi Trẻ năm 2005 
32. Thăng Long, Chất vấn có phải là phản biện không?, báo Người Đại biểu nhân dân 
 ngày 26-8-2010 
33. Đàm Văn Lợi, Phản biện xã hội về thực chất là phản biện của nhân dân, Tạp chí 
 Mặt trận, số 47 (9-2007) 
34. Minh Nam, Ngưng thực hiện đề án cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân, báo Người 
 Lao Động, 21-6-2007 
35. Đỗ Chí Nghĩa, Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong định hướng dư luận xã 
 hội của báo chí, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số tháng 10 – 2009 
36. Vũ Văn Nhiêm, Một số vấn đề về phản biện xã hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 
 số 11 – 2007 
37. Phân viện Báo chí tuyên truyền, Khoa báo chí, (2001), Báo chí những điểm nhìn 
 thực tiễn - tập 2, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 
38. Phân viện Nghiên cứu văn hóa tại TP.HCM (2006), Đề tài Những thay đổi trong 
 đời sống văn hóa ở TP.Hồ Chí Minh từ 1986 đến nay 
39. Phan Quang (2001), Về diện mạo báo chí Việt Nam - Tiểu luận và chân dung, Nxb 
 Chính trị quốc gia, Hà Nội 
40. Vũ Đình Quân, Giám sát xã hội góp phần giải quyết mâu thuẫn lợi ích trong quá 
 trình đô thị hóa – công nghiệp hóa tại TP.HCM hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội, 
 viện KHXH vùng Nam Bộ, tháng 7-2009 
41. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học 
 Quốc gia 
42. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2003), Cơ sở lý luận báo chí 
 truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 
43. TS Phạm Minh Sơn – TS Nguyễn Thị Quế đồng chủ biên (2009), Truyền thông đại 
 chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - 
 Hành chính, Hà Nội 
44. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb CTQG, Hà Nội 
45. Lê Đức Tiết, Phản biện xã hội từ khái niệm đến thực tiễn, Tạp chí Mặt trận, số 67, 
 tháng 5 – 2009 
46. TS Nguyễn Thị Minh Thái (2006), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo 
 chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 
47. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (2009), Phản biện xã hội và phát huy 
 dân chủ pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia 
 16 
48. Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (2011) Tìm hiểu một số thuật ngữ trong 
 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia 
49. TS Vũ Minh Thông chủ biên (2004), Mác – Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về 
 báo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia 
50. Trần Đăng Tuấn, Phản biện xã hội, báo Thanh niên, ngày 09-8-2006 
51. Trần Đăng Tuấn, Phản biện xã hội: những vấn đề chung, Tạp chí Cộng sản điện tử, 
 số 114-2006 
52. Trung tâm KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh (2005), Khoa học xã hội TP.HCM - 
 Những vấn đề nghiên cứu, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM 
53. Trương Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Phan (2007), 100 câu hỏi đáp về báo chí ở 
 TP. Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp, Nxb Văn hóa Sài Gòn 
54. Trung tâm Từ điển học (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 
55. Thiện Văn, Nhận thức đúng về phản biện xã hội trên báo chí, báo Quân đội Nhân 
 dân ngày 21-6-2010 
Trang web 
56. www.saigongiaiphong 
57. www.tuoitre.vn 
58. www.nguoilaodong.com 
59. www.phapluattp.vn 
60. www.thanhtra.com 
61. vi.wikipedia.org 
Tài liệu dịch 
62. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, (Trần Đức Tài, Lê Thanh Nhàn, Từ 
 Lê Tâm, Phạm Duy Phúc, Triệu Thanh Lê dịch), Nxb Trẻ 
63. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh biên dịch (1998), Nhà báo – Bí quyết kỹ năng nghề 
 nghiệp, Nxb Lao Động, Hà Nội 
 17 

File đính kèm:

  • pdfphan_bien_xa_hoi_tren_bao_chi_thanh_pho_ho_chi_minh_thap_ky.pdf