Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà trí thức có cuộc đời hoạt động đặc biệt, đã để lại

nhiều tác phẩm lớn phản ánh suy tư của ông về cuộc sống, qua đó phản ánh sâu sắc thời

kỳ biến động dữ dội của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI. Tư tưởng nhân đạo, thân dân, yêu

hoà bình, khoan dung, gắn con người với thiên nhiên, tin tưởng vào khả năng của thế hệ

trẻ làm cho Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành nhà văn hoá lớn của nhân dân Việt Nam. Bài

viết này, tác giả nghiên cứu phân tích những nội dung cơ bản trong quan niệm về đạo làm

người của Nguyễn Bỉnh Khiêm và chỉ ra ý nghĩa hiện thời của nó trong việc trang bị thêm

những kiến thức làm người cho thế hệ trẻ hôm nay.

Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 1

Trang 1

Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 2

Trang 2

Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 3

Trang 3

Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 4

Trang 4

Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 5

Trang 5

Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 6

Trang 6

Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 1920
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm
n Bỉnh 
Khiêm cho rằng nếu con người làm được 
những điều đó thì có thể ngẩng cao đầu, 
không có việc gì phải hổ thẹn. Quan niệm 
của ông đưa ra thể hiện sâu sắc sự ảnh 
hưởng của tư tưởng Nho giáo. 
Sống trong một xã hội loạn lạc, nhiều 
áp bức bất công, giai cấp thống trị không 
chăm lo đời sống của nhân dân, làm sao mà 
con người không thể bị ảnh hưởng về lối sống 
và đạo lý làm người. Theo Nguyễn Bỉnh 
Khiêm: “Không gì nguy bằng lòng người. 
Nếu không biết giữ gìn mà buông phóng ra 
Thì biến thành quỷ cái cả” [7, tr.99]. 
Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra khái 
niệm “phóng tâm” ở đây, chính là sự tha 
hóa của con người, sự đánh mất bản chất 
thiện căn, những điều thiện trong mỗi con 
người. Muốn thoát khỏi nó, ông cho rằng 
con người phải sống ngay thẳng, xa rời bến 
mê, không để công danh, quyền lợi ràng 
buộc (công danh vô hệ), phận để ngoài 
công danh (phận ngoài công danh). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018 69 
Nguyễn Bỉnh Khiêm mong muốn xây 
dựng một đạo lý làm người gần gũi và thực 
tế để mọi người trong xã hội có thể thực hiện 
theo. Nhưng những quan điểm về đạo làm 
người của ông phải đi theo một hướng khác. 
Bởi những thay đổi của hiện thực buộc ông 
phải thay đổi cách nhìn, cách quan niệm, 
mặc dù quan niệm đó đã từng thấm sâu trong 
tư tưởng của ông. Hiện thực xã hội ông đang 
sống, một xã hội loạn lạc mà ở đó hình ảnh 
vị vua, các vị quan trong triều đình không 
phải là những người vì dân, vì nước. Thực sự 
họ chỉ là những người ham danh lợi, tất cả 
đều bị cuốn vào sức mạnh của danh lợi 
không chăm lo cho đời sống của nhân dân 
“Thớt có tanh tao, ruồi đậu đến, Ang không 
mật mỡ kiến bò đi” [6, tr.362]. 
Trong xã hội lúc bấy giờ danh lợi được 
đề cao nếu không có danh lợi thì không thể 
làm được gì. Trong một xã hội như thế, nếu 
Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên răn mọi người 
sống theo đạo lý làm người, sống theo tam 
cương thì thật sự không còn phù hợp. Xã hội 
mà chỉ biết đến danh lợi thì những tư tưởng 
đạo lý làm người, những giá trị đạo đức đã bị 
xem nhẹ và bỏ quên. Hơn ai hết, Nguyễn 
Bỉnh Khiêm nhận thấy rõ được điều đó nên 
ông đã viết “Hổ đọc điều xưa năm bảy chữ, 
Thẹn xem sách cũ một hai văn”[6, tr.362]. 
Ông hiểu rõ và biết cần phải thay đổi trong 
những quan điểm về đạo lý làm người những 
triết lý sống cần phải thay đổi do xã hội hiện 
thực đặt ra. Những tư tưởng về đạo làm 
người mà ông đưa ra sẽ giúp con người trong 
xã hội nhận thức được những giá trị đạo đức 
trong cuộc sống. 
Đạo làm người của ông đưa ra là muốn 
giữ được đạo lý thì trước hết phải giữ đạo 
vua tôi, đó là đạo trung. Nguyễn Bĩnh Khiêm 
viết “Như trung với vua, hiếu với cha mẹ, 
thân với anh em, hòa với vợ chồng, tín với 
bạn bè, thế là trung” [2, tr.557]. Ông quan 
niệm người trung nghĩa là người đứng giữa 
không thiên lệch, luôn giữ điều thiện. Biết 
chỗ đậu mà đậu đâu đó là bất chính, không 
biết chỗ đậu là bến mê. Người trung nghĩa 
thấy của phi nghĩa không có lòng tham, 
phải vui làm việc thiện, phải có lòng độ 
lượng bao dung người khác, đem lòng chí 
thành mà đối đãi với mọi người. Ông quan 
niệm trung với vua, hiếu với cha mẹ, thuận 
giữa anh em, hòa giữa vợ chồng, tín giữa 
bạn bè là trung nghĩa. Quan niệm này đã 
khác với đạo đức Nho giáo phải là quan hệ 
cấp bậc tôn ty: em đối với anh là phải kính, 
vợ đối với chồng là phải giữ đạo tòng ... 
Ông không trung thành một cách mù quáng 
với quan niệm nhân nghĩa của Nho giáo. 
Tân là cái bến, biết chỗ đậu là bến chính, 
không biết chỗ đáng đậu là bến mê. 
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra rõ những 
quan điểm cơ bản nhất về đạo lý làm người 
của mình. Những quan điểm mà ông đưa ra 
có sự ảnh hưởng rất lớn trong tư tưởng Nho 
giáo, tuy nhiên nó đã có phần thay đổi để 
phù hợp với xã hội lúc bấy giờ. Những 
quan điểm đó khác hẳn so với những quan 
điểm về “tam cương”, “ngũ thường” trước 
kia. Theo Nho giáo thì giữa người với 
người có các quan hệ: vua – tôi, cha – con, 
anh – em, vợ chồng và bạn bè. Sau này, ba 
quan hệ cơ bản được nhấn mạnh là “tam 
cương”. Tam cương là quan hệ chủ chốt 
trong xã hội theo quan điểm phong kiến là: 
vua tôi, cha con, vợ chồng (quân thần, phu 
tử, phu phụ), trong đó người trên (vua, cha, 
chồng) phải yêu thương, chăm sóc và bao 
dung người dưới, khi đó người dưới (tôi, 
con, vợ) phải kính nhường, thương yêu, 
phục tùng và biết ơn người trên. Cách cư 
xử đúng sẽ làm cho gia đình thuận hòa và 
ấm êm. Tam cương thể hiện trật tự trong xã 
hội, đi liền với “ngũ thường” (nhân, lễ, 
nghĩa, trí, tín) – 5 đức cơ bản của con 
người, gọi tắt là “cương thường”. Nguyễn 
Bỉnh Khiêm đã đưa ra những quan niệm 
70 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
đạo đức như “thuận hòa giữa anh em”, “hòa 
giữa vợ chồng”, “thấy của phi nghĩa đừng có 
lòng tham, vui làm điều thiện, lại có độ 
lượng bao dung người khác”, những quan 
điểm ấy rất khác so với những quan niệm 
đạo đức lúc bấy giờ. 
Cuộc sống của ông vốn giản dị gần gũi 
với nhân dân và hiểu được những mong 
muốn tâm tư của người dân trong xã hội hiện 
thực, từ đó ông đã đưa ra những quan niệm 
của mình về đạo lý làm người, những 
nguyên tắc đạo đức giúp rèn luyện cách sống 
và nhân cách của con người trong xã hội lúc 
bấy giờ. Những quan điểm về đạo làm người 
của Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra không chỉ có 
giá trị trong xã hội hiện thực mà ông đang 
sống mà đó là những cơ sở, những giá trị 
góp phần hoàn thiện những nguyên tắc đạo lý 
làm người của thế hệ sau này. 
Nhưng do những quan điểm của ông 
đưa ra không đúng đắn theo sự phát triển 
chung của xã hội, việc phát triển không theo 
một con đường cụ thể, phát triển không có 
sự đấu tranh Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đi đến 
phủ nhận tính năng động chủ quan của con 
người trong hoạt động xã hội của mình. Do 
đó, ông đã đưa ra những lời khuyên sai lầm. 
Ông quan niệm đạo trời là nguyên tắc cơ bản 
quan trọng để giải thích đạo người. Sự phát 
triển của xã hội và vận mệnh của con người 
trong xã hội được Nguyễn Bỉnh Khiêm gọi 
là đạo người. Quan niệm về đạo trời của ông 
chứa đựng những yếu tố hợp lý còn quan 
niệm về đạo làm người có lúc lại mang 
những biểu hiện tiêu cực. Ông cho rằng quan 
niệm đạo người có sự phát triển nhưng theo 
vòng tuần hoàn, phát triển đi xuống, quan 
niệm đó không đúng với quá trình phát triển 
của xã hội và con người. Ông phủ nhận vai 
trò hoạt động của con người và tất cả các sự 
việc đều do số mệnh, do yếu tố thần bí quyết 
định. 
Đạo người của Nguyễn Bỉnh Khiêm 
đưa ra dựa trên cơ sở chính là Nho giáo. 
Ông nói “tính người là do trời phú cho”, 
“tính người vốn thiện”, “Muốn trở về thiện 
không phải tìm đâu xa, chỉ tìm ở trong 
tâm”, “Không có thiên lý thì lòng người 
khó tránh khỏi man rợ” [6, tr.355]. Những 
quan điểm đó của ông có thể hiểu hàm ý 
muốn là lên án những kẻ thống trị trong xã 
hội hiện thực, sự bất công trong xã hội. 
Song, bản chất của sự nhận thức ở đây là 
sai lầm. Những quan điểm đó chính là 
những hạn chế trong tư tưởng của ông. 
Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên mọi 
người trong xã hội từ bỏ đấu tranh, từ bỏ sự 
kiên trì sống theo lối sống “Dĩ hòa vi quý”. 
Hiểu theo nghĩa chung nhất thì “hòa” là 
điều đáng quý trọng, là động lực phát triển, 
thúc đẩy phát triển. Nhưng ở đây “hòa” chỉ 
được hiểu là phủ nhận chân lý, hạn chế sự 
phát triển của sự vật. Lời khuyên đó của 
ông có thể nói là một biểu hiện tiêu cực 
trong quan niệm về đạo làm người của ông . 
Ngoài ra, ông còn đưa ra chủ trương 
“an phận” (về mặt chính trị) là một biểu 
hiện tiêu cực trong quan niệm của ông về 
đạo làm ngưởi. Quan niệm đó thể hiện lối 
sống không phù hợp, thụ động trong xã hội 
mà ông đang sống. Chủ trương sống theo 
số mệnh cũng là một biểu hiện tiêu cực 
trong quan niệm của ông. Nguyễn Bỉnh 
Khiêm đưa ra những quan điểm trên vì 
muốn cuộc sống của con người trong xã hội 
tốt hơn nhưng kết quả nó mang lại không 
như ông mong muốn. 
2.3. Ý nghĩa giáo dục của quan điểm về 
đạo làm người trong tư tưởng Nguyễn 
Bỉnh Khiêm đối với thế hệ trẻ hôm nay 
Sự phát triển ngày càng nhanh của xã 
hội dẫn đến những giá trị đạo đức trong xã 
hội cũng thay đổi theo. Hiện nay, nước ta 
đang thực hiện quá trình đổi mới toàn diện 
đất nước. Từ đổi mới kinh tế, đến đổi mới 
chính trị, đổi mới văn hóa xã hội, đổi mới 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018 71 
quan hệ quốc tế. Do đó, mọi lĩnh vực của đời 
sống xã hội đang có sự chuyển đổi sâu sắc và 
tác động đến đời sống tinh thần, trong đó các 
nhân tố tác động chủ yếu đến đạo đức và 
những giá trị đạo lý làm người. Sự tiến bộ 
của khoa học, kỹ thuật tân tiến mang lại cho 
con người nhiều tiện nghi thoải mái. Tuy 
nhiên, nó cũng mang lại cho con người nhiều 
nỗi phiền toái, và còn lấy mất khỏi con 
người nhiều giá trị cao đẹp – vốn là những 
điều quan trọng trong việc hình thành nhân 
cách, lý tưởng sống của con người. 
Do tác động của lối sống thực dụng, 
chạy theo đồng tiền, “có cầu sẽ cung”, trong 
xã hội xuất hiện những tệ nạn xã hội mới, 
ảnh hưởng nghiêm trọng đến những chuẩn 
mực giá trị đạo đức truyền thống. Đó là 
những điều kiện khách quan không thể tránh 
khỏi đang tác động trực tiếp vào những giá trị 
đạo đức truyền thống, nhất là vào tính cộng 
đồng, tình làng, nghĩa xóm; tác động vào 
những mối quan hệ giữa các thành viên trong 
gia đình. Những giá trị mà trong quan niệm 
về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm 
để lại được xã hội hiện nay thực hiện theo 
bằng những cách khác nhau nó được thể hiện 
trong mối quan hệ giữa các thành viên trong 
gia đình. 
Trong điều kiện mới, các giá trị đạo 
đức truyền thống của dân tộc đang có những 
chuyển biến phức tạp, có đấu tranh giữa cái 
tiến bộ và cái lạc hậu, giữa thiện và ác, giữa 
lối sống lành mạnh, trung thực, thủy chung 
với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn 
bám, chạy theo đồng tiền. Đạo đức mới vừa 
phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức 
khác, vừa phải đấu tranh để tự đổi mới, tự 
khẳng định mình trong điều kiện mới, trên 
cơ sở kế thừa đổi mới cho thích ứng với tình 
hình mới. Trong quá trình kế thừa và đổi 
mới, những giá trị đạo đức trong đó có đạo 
làm người đang được khẳng định và phát 
triển trong điều kiện mới. Tuy nhiên, những 
giá trị trong quan niệm về “tam cương”, 
“ngũ thường” của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn 
giữ vai trò cốt lỗi trong việc phát triển 
nhanh của xã hội hiện đại. 
Trong sự phát triển của xã hội ngày 
nay thì việc kế thừa những giá trị tư tưởng 
đạo đức là một điều vô cùng quan trọng. Tư 
tưởng đạo làm người “Trung với vua” ngày 
nay được thể hiện là tinh thần yêu nước là 
giá trị đạo đức hàng đầu xuyên suốt quá 
trình lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi dựng 
nước tới nay. Ngày nay, yêu nước là yêu 
nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, không chỉ 
yêu nhân dân nước mình mà còn quý trọng 
yêu mến nhân dân nước khác.Yêu nước 
phải gắn với ý chí tự lực tự cường, sáng tạo 
trong lao động, học tập và nghiên cứu, khai 
thác mọi tiềm năng đất nước, bảo vệ độc 
lập dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, chiến 
thắng nghèo nàn, lạc hậu, từng bước nâng 
cao đời sống ấm no hạnh phúc của nhân 
dân, vươn lên ngang tầm thời đại mới. 
Trong mối quan hệ với con người với xã 
hội thì đạo làm người hướng con người đến 
những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Thể 
hiện ở cách đối xử, cách sống theo lẽ phải 
để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa 
con người với nhau. 
Ngoài ra, trong quan niệm về đạo 
làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn 
nhắc đến việc con người phải “có độ lượng 
bao dung người khác”. Ngày nay, nó 
được phát triển đó chính là lòng nhân ái, 
lòng nhân ái là một truyền thống quý báu 
của dân tộc, cội nguồn của đạo đức đã và 
đang phát huy rất mạnh mẽ. Ngày nay, 
những vấn đề ngăn chặn cái ác, khuyến 
khích cái thiện, đoàn kết thương yêu con 
người, quý trọng của công, quan tâm đến 
nỗi bất hạnh của con người, chống chiến 
tranh, chống ma túy, nạn mại dâm, chống 
nạn đói và mù chữ, là những vấn đề nhân 
đạo cấp bách. 
72 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Những giá trị đạo đức nói chung và 
những quan niệm về đạo làm người của 
Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng được kế 
thừa và phát triển góp phần làm nên sự phát 
triển đời sống tinh thần của xã hội ta hôm 
nay và những giá trị đó đang tạo một động 
lực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước. 
Trong quá trình đổi mới và định hướng 
thang giá trị đạo đức nói chung và đạo làm 
người nói riêng cần chống hai khuynh 
hướng cực đoan: 
Một là, chống thái độ bảo thủ, đề cao 
quá mức truyền thống mà coi nhẹ hoặc phủ 
nhận đổi mới. 
Hai là, chống thái độ hư vô, đi vào 
kinh tế thị trường hiện đại hóa đất nước mà 
xa rời những giá trị đạo đức truyền thống, 
làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản 
thân mình. 
Những chuẩn mực về lòng yêu nước, 
lòng nhân ái, tính cộng đồng, ý chí kiên 
cường, bất khuất, siêng năng, tận tụy, liêm 
khiết, thủy chung, cần cù đã trở thành lối 
sống bền vững trong lịch sử dân tộc giờ đây 
phải được tăng cường đổi mới và hoàn 
thiện cả về nội dung, phương hướng. 
3. KẾT LUẬN 
Đạo làm người luôn có một chỗ 
đứng, một vị trí không thể nào thay thế 
được trong xã hội. Nói như vậy để hiểu 
rằng đạo làm người vô cùng quan trọng 
trong tất cả mối quan hệ của con người. Đặt 
trong những mối quan hệ khác nhau thì đạo 
làm người vẫn thể hiện được vai trò của nó. 
Quan niệm về đạo làm người của Nguyễn 
Bỉnh Khiêm là một nền tảng tư tưởng giá 
trị, là những chuẩn mực đạo đức quý báu để 
lại cho thế hệ sau những thang đo đạo đức 
trong xã hội mà dựa vào đó con người thực 
hiện theo và rèn luyện lối sống của mình. 
Đạo làm người ở được thể hiện ở nhiểu mặt 
khác nhau trong cuộc sống nhưng nhìn 
chung đạo làm người luôn hướng con 
người đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc 
sống, những chuẩn mực đạo đức trong xã 
hội. Đạo làm người luôn được đề cao trong 
cuộc sống, bởi vì nó chứa đựng giá trị tốt 
đẹp, hướng con người làm nhiều việc tốt 
đẹp trong cuộc sống, tất cả đều hướng đến 
lẽ phải. Quan niệm về đạo làm người của 
Nguyễn Bỉnh Khiêm là bài học quý báu để 
lại cho đời, quan điểm ấy sẽ được bảo vệ và 
phát triển để dựa vào đó con người sống theo 
những chuẩn mực xã hội và sống tốt hơn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Huệ Chi (1991), Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân văn hóa, Nxb Văn hóa 
Thông tin và Thể thao, Hà Nội. 
[2] Doãn Chính (2013), Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam Từ thời kỳ dựng nước đến 
đầu thế kỷ XX, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 
[3] Nguyễn Tài Đông (Chủ biên), Khái lược lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam, Nxb. 
Đại học sư phạm, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Hùng Hậu (Chủ biên, 2010), Đại cương lịch sử Triết học Việt Nam, Nxb. 
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 
[5] Trần Khuê (2000), Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc, 
Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 
[6] Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử Tư tưởng Việt Nam (Tập 1), Nxb. Khoa học xã hội, 
Hà Nội. 
[7] Nguyễn Hoài Văn (2010), Đại cương lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam Từ thế kỷ 
XVI đến thế kỷ XIX, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfnoi_dung_va_y_nghia_quan_diem_ve_dao_lam_nguoi_cua_nguyen_bi.pdf