Nội dung ôn tập thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ
I. Hình thức và thời gian làm bài:
1. Hình thức: Tự luận
2. Thời gian làm bài: 90 phút
II. Cấu trúc đề thi học kì II gồm 2 phần:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm)
+ Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
+ Nghị luận văn học (5,0 điểm)
III. Nội dung ôn tập:
1. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Thấy được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và APhủ. Từ đó thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Về nghệ thuật: Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc của tác phẩm; những đóng góp của nhà văn trong việc khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm, sở trường quan sát những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sống của người Mông
2. Vợ nhặt (Kim Lân)
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói năm 1945;Cảm nhận được niềm khao khát tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ.
- Về nghệ thuật: Tạo được tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ
Sở GD- ĐT Hà Nội Trường THPT Phúc Thọ Nội dung ôn tập thi học kì II năm 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn - khối 12 Hình thức và thời gian làm bài: Hình thức: Tự luận Thời gian làm bài: 90 phút Cấu trúc đề thi học kì II gồm 2 phần: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm) + Nghị luận xã hội (2,0 điểm) + Nghị luận văn học (5,0 điểm) Nội dung ôn tập: 1. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) - Thấy được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và APhủ. Từ đó thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. - Về nghệ thuật: Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc của tác phẩm; những đóng góp của nhà văn trong việc khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm, sở trường quan sát những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sống của người Mông 2. Vợ nhặt (Kim Lân) - Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói năm 1945;Cảm nhận được niềm khao khát tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ. - Về nghệ thuật: Tạo được tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại. 3. Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu) - Nắm được tình huống truyện; Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong gia đình hàng chài. Từ đó thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người - Về nghệ thuật: Thấy được NT kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của 1 cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa. Giới thiệu đề thi và đáp án tham khảo: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Những người dễ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực cũng chính là những người biết chấp nhận cuộc sống của bản thân. Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, bởi vậy khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người. Tự bản thân nghĩ như thế nào về mình được gọi là “tự đánh giá bản thân”. Khi một người đánh giá thấp bản thân, anh ta sẽ tự giày vò bản thân bởi cảm giác tự ti, chán ghét chính mình và chỉ nhìn mọi chuyện theo hướng tiêu cực. Cũng có nhiều trường hợp so sánh điểm mạnh của người khác với điểm yếu của bản thân, sau đó tự giam mình trong cảm giác tự ti, mặc cảm. Ngược lại, nếu một người biết đánh giá bản thân phù hợp, dù gặp thất bại thì người đó vẫn tiếp tục hi vọng vào lần sau, tiếp thu lần thất bại này và học hỏi kinh nghiệm trong đó. Tôi có một người quen. Anh là một người rất giỏi, học đại học Tokyo. Thời đại học, anh đi làm người mẫu. Nhìn bề ngoài, anh hoàn hảo đến mức mọi người phải ghen tị, nhưng thực ra anh ấy lại tự đánh giá thấp bản thân. Ngay từ nhỏ, anh ấy thường bị bố mẹ so sánh với người khác: “Con vẫn đang thua bạn đấy, cố gắng lên”. Anh ấy luôn nghĩ, dù ở đâu, lĩnh vực gì, bản thân cũng chỉ là kẻ nửa vời mà thôi: “Dù vào được đại học Tokyo thì vẫn có nhiều người giỏi hơn, trong giới người mẫu vẫn có rất nhiều người hơn mình”. [] Trong khi đó, anh Hirotada Ototake, tác giả của cuốn sách Không ai hoàn hảo, dù sinh ra với cơ thể không lành lặn, khuyết thiếu cả hai chân hai tay, nhưng anh vẫn hoạt động rất tích cực với vai trò nhà báo thể thao. Anh đã kết hôn và sống rất hạnh phúc.[] Chính vì vậy, việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng” (Trích “Mình là cá, việc của mình là bơi”, Takeshi Purukawa, NXB Thế giới) Câu 1. Theo tác giả, việc tự đánh giá thấp bản thân sẽ gây ra hậu quả gì? (0,5 điểm) Câu 2. Theo anh/chị thế nào là “biết đánh giá bản thân phù hợp”? (0,5 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói “Khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người”? (1,0 điểm) Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, coi nó là đặc trưng cho con người mình sẽ khiến chúng ta trở nên tự mãn hay không? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến “việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”. Câu 2 (5,0 điểm) Một trong những thành công lớn về nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Hãy phân tích tình huống truyện đó. -----------------HẾT----------------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Ngữ văn – Khối 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Theo tác giả, việc tự đánh giá thấp bản thân sẽ khiến cho con người luôn tự giày vò bản thân bởi mặc cảm tự ti, chán ghét chính mình và nhìn mọi chuyện một cách tiêu cực. 0,5 2 Biết đánh giá bản thân một cách phù hợp nghĩa là nhìn nhận một cách thẳng thắn, trung thực những ưu điểm và hạn chế của bản thân. Không đánh giá quá cao bản thân mình nhưng cũng không tự hạ thấp bản thân. 0,5 3 Giải thích ý nghĩa của câu nói: Khi so sánh bản thân với người khác, không phải chỉ tạo sự xa cách, phân biệt về giá trị, vị trí, gây nên sự khó hòa hợp giữa mọi người. Quan trọng hơn, so sánh bản thân với người khác còn giúp chúng ta nhìn nhận được những điểm riêng biệt, độc đáo, đặc trưng của bản thân mình mà không giống với bất kì ai. 1,0 4 Thí sinh thể hiện quan điểm và cách lí giải hợp lí. Có thể theo hướng sau: – HS đưa ra ý kiến của bản thân: có thể đồng tình, hoặc không. – Nếu đồng tình cần lí giải: Việc chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, coi đó là đặc trưng của bản thân đôi khi khiến con người bằng lòng, tự thỏa hiệp với những gì mình có, không có ý thức vươn lên, không có ý thức sửa đổi, hoàn thiện mình. – Nếu không đồng tình cần lí giải: vì việc chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, coi nó là đặc trưng của con người mình khiến cho con người cảm thấy vui vẻ, thoải mái với chính mình, xóa đi mặc cảm tự ti và là động lực để con người có ý thức khẳng định mình ở những phương diện khác. 1,0 II LÀM VĂN 1 Nghị luận xã hội 2,0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. (Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, miễn là hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng sau: - Giải thích: Tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là việc mỗi người tự nhìn nhận và đánh giá một cách thẳng thắn và trung thực những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân. Không quá đề cao bản thân nhưng cũng không tự đánh giá mình quá thấp. - Bình luận: Việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là một điều rất quan trọng. Vì: + Nó giúp mỗi người phát huy được năng lực, sở trường và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, ngày càng tự hoàn thiện mình. + Giúp chúng ta có một tâm lí thoải mái, vui vẻ, hài lòng với cuộc sống của mình, tránh tự ti, mặc cảm. + Giúp chúng ta có một cái nhìn tích cực về mọi vấn đề trong cuộc sống: chấp nhận sự khác biệt của mình và những người khác, nhìn thấy giá trị riêng của mỗi người; nhìn thấy hi vọng trong thất bại - Chứng minh: Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận. - Mở rộng: phê phán những người tự đánh giá thấp bản thân mình. Tự đánh giá bản thân một cách phù hợp không đồng nghĩa với việc kiêu căng, tự mãn về chính mình. - Bài học nhận thức và hành động: Mỗi chúng ta nên biết chấp nhận toàn bộ con người mình. Có ý thức và hành động phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để hoàn thiện bản thân. 1,0 d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25 2 Nghị luận văn học 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, tình huống: Tình huống truyện hiểu một cách đơn giản là cái tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Trong tác phẩm tự sự, tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm. 0,5 Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Vợ nhặt. - Tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt: Trong tác phẩm Vợ nhặt, tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn: Một anh nông dân nghèo tên là Tràng, xấu trai, lại là dân ngụ cư, thế mà lại nhặt được vợ mang về nhà giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945. - Tình huống ấy gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người: cả xóm ngụ cư, mẹ Tràng và ngay cả bản thân Tràng nữa, vì: + Người nghèo túng , xấu xí, lại là dân ngụ cư, xưa nay con gái không ai thèm để ý đến,vả lại cũng chẳng thể có tiền để cưới vợ, thế mà bỗng dưng lại lấy được vợ, lại là vợ theo hẳn hoi + Giữa lúc đói kém, người như Tràng đến thân mình còn không nuôi nổi, lại còn đèo bòng vợ con. - Tình huống cũng rất oái oăm, nó khiến mọi người không biết nên vui hay buồn, mừng hay lo nữa( Người dân xóm ngụ cư, Tràng, và đặc biệt là mẹ Tràng- bà cụ Tứ- thì tâm trạng đầy mâu thuẫn: Thương con, thương dâu; Mừng vì dù sao con mình cũng có vợ; Một mặt lại tủi vì thấy mình chưa làm tròn bổn phận của người mẹ, Lo lắng cho tương lai của các con; Động viên các con và hi vọng chúng nó có thể vượt qua cái tao đoạn khó khăn này. Ý nghĩa tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Vợ nhặt: - Tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm, cuốn hút độc giả. - Không cần những lời kết tội to tát mà tác phẩm vẫn tố cáo được một cách sâu sắc tội ác của bọn thực dân phát xít và tay sai vì chúng đã gây ra nạn đói khủng khiếp cho nhân dân ta. - Hiểu thêm ý nghĩa nhan đề của truyện: Vợ nhặt- nó phơi bày thảm cảnh của người nông dân trước nạn đói quay quắt. Vợ mà có thể nhặt được như người ta nhặt một cọng rơm cọng rác bên đường, giá trị con người thật vô cùng rẻ rúng. -Thông qua tình huống truyện, tác phẩm cũng đi sâu được vào tâm trạng của những bà mẹ nông dân nghèo tội nghiệp: Không ai hiểu con, thương con, lo cho con bằng người mẹ, nhưng vì nghèo khổ nên chẳng làm gì được cho con! - Ta cũng thấy được người dân lao động dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, họ vẫn khao khát hạnh phúc, , vẫn hướng đến ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và hi vọng vào tương lai. Giữa lúc đói kém, vợ chồng tràng lấy nhau là vì thế.bà cụ Tứ dù lo lắng nhưng vẫn tin tưởng vào tương lai của các con, dù cuộc sống vẫn khó khăn nhưng niềm vui vẫn nở trên khuôn mặt. Đó là ý nghĩa nhân bản sâu sắc của tác phẩm. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 Tổng điểm 10
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_thi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_201.doc