Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ

I. Hình thức và thời gian làm bài:

1. Hình thức: Tự luận

2. Thời gian làm bài: 90 phút

II. Cấu trúc đề thi học kì II gồm 2 phần:

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm)

+ Nghị luận xã hội (2,0 điểm)

 + Nghị luận văn học (5,0 điểm)

III. Nội dung ôn tập:

1. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

- Thấy được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và APhủ. Từ đó thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

- Về nghệ thuật: Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc của tác phẩm; những đóng góp của nhà văn trong việc khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm, sở trường quan sát những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sống của người Mông

2. Vợ nhặt (Kim Lân)

- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói năm 1945;Cảm nhận được niềm khao khát tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ.

- Về nghệ thuật: Tạo được tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.

 

Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ trang 1

Trang 1

Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ trang 2

Trang 2

Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ trang 3

Trang 3

Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ trang 4

Trang 4

Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ trang 5

Trang 5

Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ trang 6

Trang 6

Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ trang 7

Trang 7

Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ trang 8

Trang 8

doc 8 trang xuanhieu 05/01/2022 1740
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ

Nội dung ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ
Sở GD- ĐT Hà Nội
Trường THPT Phúc Thọ
 Nội dung ôn tập KT cuối kì II 
 năm 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn - khối 12
Hình thức và thời gian làm bài:
Hình thức: Tự luận
Thời gian làm bài: 90 phút
Cấu trúc đề thi học kì II gồm 2 phần:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm) 
+ Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
 	+ Nghị luận văn học (5,0 điểm)
Nội dung ôn tập:
1. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Thấy được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và APhủ. Từ đó thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Về nghệ thuật: Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc của tác phẩm; những đóng góp của nhà văn trong việc khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm, sở trường quan sát những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sống của người Mông
2. Vợ nhặt (Kim Lân)
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói năm 1945;Cảm nhận được niềm khao khát tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ.
- Về nghệ thuật: Tạo được tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
3. Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành)
-Nắm được hình tượng cây Xà Nu, hình tượng nhân vật Tnú; Nắm được tư tưởng cơ bản mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng của tác phẩm: Sự lựa Chọn con đường đi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù.
- Về nghệ thuật: Thấy được vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc Tây nguyên.
4. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
- Hiểu được sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu đất nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tọc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Về nghệ thuật: NT trần thuật, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ
5. Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)
- Nắm được tình huống truyện; Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong gia đình hàng chài. Từ đó thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người
- Về nghệ thuật: Thấy được NT kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của 1 cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
6. Hồn Trương Ba, da hang thịt (Lưu Quang Vũ)
- Cảm nhận được bi kịch tinh thần của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa trước sự lấn át của thể xác thô lỗ phàm tục; Vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
- NT: Đặc sắc trên nhiều phương diện: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và NT sân khấu, sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm bay bổng.
Giới thiệu đề thi và đáp án tham khảo: 
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Thời “anh hùng bàn phím”
TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TP HCM) đưa ra định nghĩa “anh hùng bàn phím” được thể hiện bằng clip, có gần 14.000 lượt xem. 
Theo đó, “anh hùng bàn phím” bao gồm các đặc điểm: “Ném đá” thẳng tay mà không cần biết hậu quả; phê phán, bất bình một cách cảm tính dù chưa hiểu rõ nội tình; chuyên soi mói bắt lỗi người khác; chuyên tung ra những bình luận kinh khủng, gây tổn thương cho người khác; vào nhà người khác chửi, “chém” chuyện không liên quan mình; ném đá nhà tài trợ thay vì cảm ơn họ đã mang đến những điều tốt đẹp miễn phí.
Theo nhiều ý kiến, sự bùng nổ “anh hùng bàn phím” là do thời thế. Lướt Facebook dễ dàng gặp hàng nghìn hội nhóm có mục đích tốt đẹp, thân thiện, nhưng cũng có tương đương số hội nhóm được lập để bôi nhọ, bài xích người khác. 
Thậm chí, việc bôi nhọ được tổ chức bài bản như “Tập đoàn thánh bóc” trên Facebook chuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ và đe dọa một số người nổi tiếng trong showbiz Việt như Trương Thị Phượng (Phượng Chanel), Vũ Khắc Tiệp, ca sĩ Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng, người mẫu Trần Ngọc Linh Chi, Xuân Lan, Nguyễn Thị Thanh Vân 
Mới đây, lực lượng công an đã bắt giữ thành viên tích cực của “Tập đoàn thánh bóc” là Trần Thị Hương Giang (37 tuổi, Hà Nội) có nick name Huyen Nguyen, Tuyết Anh Trần do thực hiện các hành vi trái pháp luật.
	(Theo https://zingnews.vn/thoi-anh-hung-ban-phim-post567032.html)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với những “anh hùng bàn phím”?
Câu 2. Theo đoạn trích, “anh hùng bàn phím” có những đặc điểm nào? 
Câu 3.  Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : “Ném đá” thẳng tay mà không cần biết hậu quả; phê phán, bất bình một cách cảm tính dù chưa hiểu rõ nội tình; chuyên soi mói bắt lỗi người khác; chuyên tung ra những bình luận kinh khủng, gây tổn thương cho người khác; vào nhà người khác chửi, “chém” chuyện không liên quan mình; ném đá nhà tài trợ thay vì cảm ơn họ đã mang đến những điều tốt đẹp miễn phí. 
Câu 4. Theo anh (chị), việc ra đời các “anh hùng bàn phím” có nguyên nhân từ đâu?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề sử dụng các trang mạng xã hội như thế nào để không trở thành những “anh hùng bàn phím”.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn văn sau:
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. 
 ( Tô Hoài – Vợ chồng A Phủ, SGK Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2015,Tr 06 )
 ĐÁP ÁN:
	Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Hs nêu được 01 trong 03 thái độ: phê phán, lên án, không đồng tình.`
0.5
2
Theo tác giả, “anh hùng bàn phím” có những đặc điểm: “Ném đá” thẳng tay mà không cần biết hậu quả; phê phán, bất bình một cách cảm tính dù chưa hiểu rõ nội tình; chuyên soi mói bắt lỗi người khác; chuyên tung ra những bình luận kinh khủng, gây tổn thương cho người khác; vào nhà người khác chửi, “chém” chuyện không liên quan mình; ném đá nhà tài trợ thay vì cảm ơn họ đã mang đến những điều tốt đẹp miễn phí
0.5
3
- Biện pháp tu từ: liệt kê.
-Tác dụng:
+ Góp phần làm sáng rõ những đặc điểm của những người được coi là “anh hùng bàn phím”.
+ Giúp người đọc hiểu rõ và gây ấn tượng mạnh về vấn đề “anh hùng bàn phím”.
1.0
4
-Nguyên nhân của sự ra đời các “anh hùng bàn phím”:
+ Do sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến sự ra đời hàng loạt các mạng xã hội. Một môi trường công cộng rộng lớn trong khi khả năng kiểm soát về nội dung của người dùng lại hạn chế.
+ Thiếu hiểu biết, ứng xử kém văn hóa vì coi mạng xã hội là nơi được tự do và thỏa sức để thực hiện quyền tự do ngôn luận. Dẫn đến tự do phán xét và đánh giá người khác.
1.0
II
LÀM VĂN
7.0
1
Viết đoạn văn: Suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề sử dụng các trang mạng xã hội như thế nào để không trở thành những “anh hùng bàn phím”.
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 200 chữ)
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sử dụng các trang mạng xã hội như thế nào để không trở thành những “anh hùng bàn phím”.
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách , nhưng phải bày tỏ rõ ràng được những giải pháp, cách làm để không trở thành “anh hùng bàn phím”. Cần triến khai theo hướng sau:
- “Anh hùng bàn phím” – một hiện tượng tiêu cực xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
- Bàn luận:
+ Đây là một hiện tượng có những hành động nhỏ nhưng để lại những hậu quả lớn: ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của người khác; vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức; gây mất an ninh trật tự.
+ Khi sử dụng mạng xã hội, để không trở thành những “anh hùng bàn phím”, bản thân cần:
Ÿ Ý thức rõ tác hại của việc phát ngôn, đánh giá theo cảm tính, bừa bãi.
Ÿ Cần có trách nhiệm trước những phát ngôn, những bình luận trên mạng xã hội.
Ÿ Có những biện pháp quản lí thời gian hiệu quả hơn, biết sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí.
Ÿ Trau dồi nhận thức về đạo đức, lối sống để trước các hiện tượng vấn đề trên mạng xã hội cần có những đánh giá khách quan, đúng đắn.
Ÿ Lên án những hiện tượng phát ngôn chưa đúng mực, lệch chuẩn trên mạng xã hội.
1.0
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
2
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn văn
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Học sinh nêu được cảm nhận về cuộc sống bị đày đọa bởi cái ác dẫn đến tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, đau khổ, buông xuôi; không còn ý thức, cảm giác về cuộc sống của nhân vật Mị. Thấy được tài năng của Tô Hoài trong việc miêu tả tâm trạng của nhân vật và tình cảm xót thương của nhà văn đối với số phận nhân vật, số phận người dân nghèo miền núi nói chung.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, và cảm xúc chủ đạo hoặc ấn tượng sâu sắc về nhân vật Mị, vị trí, nội dung và cảm hứng chủ đạo của đoạn trích. ( Mức độ khái quát )
0.5
*Làm rõ yêu cầu chính (cơ bản) của đề bài thông qua việc phân tích các chi tiết, các biện pháp nghệ thuật để rút ra cảm nhận sâu sắc theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý tổng quát sau : 
– Giới thiệu khái quát về cô Mị trước khi bị bắt làm dâu gạt nợ và lý giải nguyên nhân dẫn đến cuộc sống bị đày đọa ở nhà thống lý Pá Tra được thể hiện trong đoạn trích.
– Bằng ngòi bút hiện thực Tô Hoài đã khắc họa chân thực đời sống bị giam cầm, đày đọa của Mị ở nhà thống lý Pá Tra thông qua những chi tiết có chọn lựa gợi sự xót thương đói với số phận con người đồng thời cảm nhận rõ cái ác của Pá Tra nói riêng và bọn phong kiến, chúa đất miền núi nói chúng.
- Thông qua tài năng miêu tả tâm lý sắc sảo Tô Hoài đã khắc họa thành công chân dung, số phận, tâm trạng của nhân vật Mị, con người bị đày đọa dẫn đến chán nản, tuyệt vọng, chấp nhân, buông xuôi, mất đi cảm giác về sự sống với những chi tiết có sức ám ảnh sâu đậm đối với người đọc.
- Nghệ thuật điệp, liệt kê, so sánh kết hợp với những câu văn dài gợi lên quá trình đằng đẵng, liên tiếp, liên tục của kiếp đời trâu ngựa mà Mị phải chịu đựng.
- Đánh giá được những thành công của Tô Hoài về mặt nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích.
* Lưu ý: HS không biết chọn lựa và phân tích các chi tiết để cảm nhận mà chỉ nói suông đủ ý thì chỉ cho tối đa 01 điểm ở phần này.
2.5
* Làm rõ yêu cầu phụ (nâng cao):  
- Tô Hoài cùng với các nhà văn khác như Kim Lân ( Vợ nhặt ); Nguyễn Minh Châu ( Chiếc thuyền ngoài xa ) đã góp phần tạo nên chân dung số phận của những người phụ nữ khổ cực ở nhiều hoàn cảnh và vùng miền khác nhau.
- Các nhà văn đều có khuynh hướng tìm kiếm những viên ngọc ẩn dấu bên trong tâm hồn con người để hướng tới khẳng định vẻ đẹp và sức sống của người phụ nữ Việt Nam. 
* Lưu ý: Phần này hs thể hiện trong vị trí thích hợp phần thân bài.
0.5
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
*Lưu ý: HS biết chọn lựa và trình bày các ý uyển chuyển để đạt được yêu cầu đã được coi là sáng tạo.
0.5
 Khuyến nghị: Giám khảo không chỉ đếm ý mà cần chú ý cảm xúc và thái độ của học sinh ở hai câu phần II. Làm văn
 -Hết -

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_12_n.doc