Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học

Tóm tắt: Kể từ khi ra đời năm 1809 tại Berlin như là sự hiện thức hóa ý tưởng của triết

gia Khai sáng Immanuel Kant, trường đại học hiện đại đã có nhiều thay đổi về chức năng

và mô hình hoạt động. Xu hướng đáng chú ý nhất hiện nay có lẽ là Uber hóa, một xu

hướng bao trùm mọi thành tố của giáo dục đại học, từ học liệu, cơ sở vật chất, giảng viên

đến chương trình đào tạo. Xu hướng Uber hóa, theo chúng tôi, sẽ dẫn đến mô hình đại

học phi học đường và có thể là sự tiêu vong của trường đại học truyền thống.

Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học trang 1

Trang 1

Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học trang 2

Trang 2

Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học trang 3

Trang 3

Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học trang 4

Trang 4

Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học trang 5

Trang 5

Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học trang 6

Trang 6

Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học trang 7

Trang 7

Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6580
Bạn đang xem tài liệu "Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học

Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học
cần được đầu tư rất tốt từ ngân sách nhà nước - 
về bản chất đó là sự đầu tư của cả dân tộc để 
đào tạo nhân tài. Có lẽ Việt Nam hiện nay chỉ 
nên có hai hoặc ba trường như vậy. Bên cạnh 
đó, Việt Nam nên có một số trường đại học 
nghiên cứu thực hành, có khả năng thực hiện 
chức năng sản xuất, gắn kết nghiên cứu với sản 
xuất. Đầu tư cho các trường này một phần đến 
từ ngân sách nhà nước, một phần khác đến từ 
các hợp đồng sản xuất. Số trường như vậy ở 
Việt Nam có lẽ chỉ nên chiếm khoảng 20% đến 
25%. Các trường còn lại, tức là khoảng 75% 
đến 80%, nên tập trung vào giảng dạy và chủ 
yếu thực hiện chức năng đào tạo nhân lực và 
đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân, tức là cung 
cấp dịch vụ mỹ phẩm trí tuệ. Đầu tư cho các 
trường đại học này chủ yếu đến từ thị trường. 
Người học trả học phí cho trường đại học như 
là khoản đầu tư cá nhân để nhận được dịch vụ 
đào tạo nhân lực, sau đó sẽ thu hồi khi làm việc 
trong tương lai. Một số công ty cũng có thể đầu 
tư bằng cách trả học phí cho nhân lực tương lai 
của họ. Đối với đầu tư cho các trường cung cấp 
dịch vụ mỹ phẩm trí tuệ, chúng ta nên để thị 
trường điều tiết. 
Tóm lại, giáo dục đại học có những chức 
năng khác nhau, đòi hỏi cách tiếp cận khác 
nhau. Đó là một trong những lý do chúng ta 
không chi cần phải chấp nhận mà còn phải chủ 
động kinh doanh giáo dục đại học một cách hợp 
lý. Vấn đề là phải có một khuôn khổ pháp lý 
phù hợp và hiệu quả, bởi lẽ giáo dục, cũng như 
y tế, là một lĩnh vực đặc biệt, liên quan đến con 
người. Những trường đại học tư vì lợi nhuận 
vừa phải chịu sự điều chỉnh của luật doanh 
N.T. Lap / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 15 
nghiệp vừa phải chịu sự điều chỉnh của luật 
giáo dục đại học. 
3. Những thay đổi về mô hình hoạt động: từ 
Uber hóa đến đại học phi học đường 
3.1. Uber hóa như là một xu hướng 
Sự xuất hiện gần đây của Uber và Grab đã 
gây nên nhiều tranh cãi và phản đối, đặc biệt là 
từ phía các hãng taxi truyền thống và cả một số 
nhà quản lý. Nhưng xu hướng chia sẻ, mà 
chúng tôi gọi là “Uber hóa”, là một xu hướng 
đang trở nên ngày càng phổ biến trong tất cả 
lĩnh vực của xã hội. Giáo dục đại học dĩ nhiên 
cũng không phải là ngoại lệ. Cuộc cạnh tranh 
giữa taxi truyền thống và taxi Uber hiện nay 
thật ra đang phản ánh một cuộc đấu tranh có 
bản chất sâu xa hơn: cuộc đấu tranh giữa một 
phương thức kinh doanh cũ đang nhanh chóng 
trở thành lỗi thời với một phương thức kinh 
doanh mới thuộc về tương lai. Có thể nói rằng 
Uber hóa là một trong những biểu hiện tiêu biểu 
của nền kinh tế mới, hay cách mạng công 
nghiệp 4.0 như cách nói đang thời thượng 
hiện nay. 
Ý tưởng trung tâm của Uber và Grab là huy 
động xe hơi cá nhân tham gia vào hoạt động 
vận tải hành khách công cộng, nhờ đó tăng hiệu 
quả sử dụng của chúng: chủ xe có thêm thu 
nhập, khách hàng được giảm cước phí, thành 
phố bớt ùn tắc giao thông, môi trường đỡ bị hủy 
hoại nhờ giảm bớt khí thải. 
Thực ra ý tưởng này không mới. Từ nhiều 
thập niên trước, ở nhiều quốc gia đã có dịch vụ 
đi xe chung (tiếng Anh gọi là carpooling) - 
những người có nhu cầu sử dụng xe hơi tương 
đối giống nhau thỏa thuận đi chung xe để giảm 
chi phí mua, bảo trì và các chi phí khác liên 
quan đến xe hơi. Carpooling được nhiều chính 
phủ khuyến khích, nhưng trước kia không phổ 
biến lắm do việc kết nối hết sức phức tạp, khó 
khăn. Chính những tiến bộ vượt bậc của công 
nghệ thông tin, đặc biệt là internet, trong những 
năm gần đây đã cho phép giải quyết một cách 
hiệu quả việc tìm kiếm và kết nối giữa chủ xe 
và những người có nhu cầu sử dụng xe, biến ý 
tưởng này thành một hình thức vận tải đặc biệt 
hiệu quả. 
Nhưng taxi Uber và Grab chỉ là một ví dụ 
của xu hướng Uber hóa, mà, như chúng tôi đã 
viết ở trên, đang phát triển mạnh mẽ trong hầu 
như mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực cho thuê nhà 
ở chẳng hạn: những gia đình hoặc cá nhân có 
thừa một vài phòng trong một khoảng thời gian 
nhất định có thể thông qua một công ty dịch vụ 
kiểu Uber để cho những người có nhu cầu phù 
hợp thuê với cái giá thấp hơn so với giá khách 
sạn thông thường. Dịch vụ này giúp tăng thu 
nhập cho chủ căn hộ, tăng hiệu suất sử dụng 
của căn phòng nhưng người thuê cũng được 
hưởng lợi. 
Ý tưởng phát triển dịch vụ dùng chung cũng 
có thể áp dụng với những đồ vật hay dụng cụ 
khác. Ở Pháp, chẳng hạn, từng có một trào lưu 
mua thuyền buồm. Hàng ngàn chiếc thuyền 
buồm được mua và neo buộc tại các cảng khắp 
nước Pháp nhưng tần suất sử dụng rất thấp. 
Liệu có cần hoặc có nên mua những chiếc 
thuyền đắt tiền như vậy để chỉ sử dụng một vài 
lần mỗi năm? Rộng hơn, sự nhận thức lại về 
môi trường khiến chúng ta phải đặt câu hỏi: liệu 
có cần thiết không khi chúng ta sử dụng quá 
nhiều nguyên vật liệu để sản xuất những đồ vật 
ít khi dùng đến? Điều này đúng ngay cả với 
những đồ gia dụng thông thường. Ví dụ, trước 
đây mỗi gia đình thường có một bộ dụng cụ: 
một cái máy khoan, một cái cưa, một cái máy 
bơm mà tần suất sử dụng rất thấp, có những đồ 
cả năm không hề sử dụng lần nào. Rõ ràng, sẽ 
thông minh hơn nhiều nếu chúng ta thuê những 
dụng cụ này mỗi khi cần đến. 
Xu hướng Uber hóa cũng có ảnh hưởng, 
hay ít nhất là liên quan, đến một lối sống mới 
đang hình thành: lối sống chia sẻ. Chẳng hạn, 
ngày càng có nhiều bạn trẻ không có chủ trương 
mua mà chỉ thuê nhà. Việc thuê nhà cho phép 
người ta sống trong những điều kiện tốt, dễ thay 
đổi tùy theo ý thích và công việc mà không đòi 
hỏi đầu tư lớn - điều cực kỳ quan trọng trong 
một xã hội không ngừng biến đổi, khi các cá 
nhân thường xuyên thay đổi nơi làm việc, 
thường xuyên di chuyển, thường xuyên thay đổi 
đối tác - không chỉ đối tác làm ăn mà cả đối tác 
trong quan hệ tình cảm. 
N.T. Lap / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 
16 
Uber hóa là một xu hướng không thể tránh 
khỏi còn bởi vì trái đất của chúng ta đã quá tải, 
đã bị khai thác cạn kiệt. Uber hóa, vì thế, cũng 
là một thái độ văn minh trong ứng xử với thiên 
nhiên. Nó phản ánh sự trưởng thành đáng kể 
của nhân loại trong tư duy về tài sản. Trong quá 
khứ, do hoàn cảnh sống bấp bênh mà cội nguồn 
sâu xa là nền sản xuất thấp kém, người ta có xu 
hướng tích lũy tài sản càng nhiều càng tốt. Thế 
nhưng khi nền sản xuất đã phát triển hơn và 
năng suất lao động đã cao hơn, khi điều kiện 
sống đã được đảm bảo, con người sớm hay 
muộn cũng sẽ nhận thấy rằng việc tích trữ là 
không cần thiết. Về điểm này, chúng tôi thấy 
Marx đã tiên đoán rất chính xác. Nhiều người 
nghĩ rằng vì lòng tham của con người là vô bờ 
bến nên không thể có cái viễn cảnh đẹp đẽ 
“Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” của 
chủ nghĩa cộng sản. Thế nhưng thực tiễn đang 
cho thấy rằng cuộc sống sẽ thay đổi. Phương 
thức sản xuất thay đổi thì tâm lý con người ta 
cũng sẽ thay đổi. Khi nền kinh tế tri thức lên 
ngôi, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 
tư cho phép đảm bảo ở mức cao các nhu cầu vật 
chất và tinh thần của con người, cái nhu cầu 
tích trữ và lòng tham tưởng chừng cố hữu của 
con người cũng sẽ ngày càng giảm đi. 
3.2. Xu hướng Uber hóa trong giáo dục đại học 
Bây giờ xin trở lại đề tài của chúng ta về 
giáo dục đại học. Những cuộc thảo luận gần đây 
ở Việt Nam về đại học 4.0 đề cập đến nhiều 
khía cạnh, nhưng theo chúng tôi, khía cạnh 
quan trọng nhất chính là xu hướng Uber hóa các 
nguồn lực, bao gồm cả nhân lực, vật lực và 
chương trình đào tạo. 
Uber hóa học liệu 
Xu hướng Uber hóa học liệu là hệ quả trực 
tiếp của công nghệ số và internet và quá trình 
này vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách mạnh 
mẽ và toàn diện. 
Uber hóa học liệu bắt đầu bằng sự kết nối 
đơn thuần về mặt thông tin giữa các thư viện 
thông qua internet nhằm giúp người đọc xác lập 
được sự tồn tại và tình trạng của các học liệu cụ 
thể tại các địa chỉ cụ thể, từ đó có thể tiếp cận 
để khai thác chúng theo phương thức truyền 
thống. Tuy nhiên, sự kết nói giữa các thư viện 
nhanh chóng chuyển sang một cấp độ sâu sắc 
hơn, đó là kết nối về nội dung: Các học liệu được 
số hóa và chia sẻ, cho phép người đọc dễ dàng tìm 
kiếm các học liệu cần thiết, và trong nhiều trường 
hợp, tải nội dung xuống để sử dụng. Việc tải nội 
dung học liệu xuống để sử dụng trong nhiều 
trường hợp là hoàn toàn miễn phí, nhưng ngay cả 
trong trường hợp mất phí thì chi phí cho việc mua 
tài liệu cũng giảm đi đáng kể. 
Nhưng xu hướng Uber hóa học liệu không 
chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn 
làm thay đổi cách chúng ta khai thác học liệu. 
Một ưu thế rất lớn của các tài liệu số hóa là khả 
năng liên kết - cả liên kết nội văn bản và lẫn 
liên kết liên văn bản, giúp người sử dụng tìm 
kiếm, trích dẫn và kiểm tra nguồn học liệu một 
cách nhanh chóng và chính xác. 
Uber hóa cơ sở vật chất 
Ngoài học liệu, xu hướng Uber hóa cũng 
xuất hiện và rất nên được khuyến khích trong 
việc quản lý và khai thác các cơ sở vật chất, hậu 
cần khác phục vụ cho công tác dạy và học. Hiện 
nay, mỗi trường đại học, mỗi viện nghiên cứu 
đều có những có sở vật chất tương tự nhau: hội 
trường lớn, hội trường nhỏ, phòng học, thư 
viện, phòng thí nghiệm, sân vận động, bể bơi, 
phòng tập thể thao và vô số các thiết bị chuyên 
dụng Rất nhiều trong số những cơ sở vật chất 
đó có tần suất sử dụng rất thấp. Việc Uber hóa 
sẽ giúp các cơ sở đào tạo đại học tổ chức, khai 
thác và sử dụng các cơ sở vật chất và hậu cần 
hiệu quả hơn. Chẳng hạn, nhờ các ứng dụng của 
công nghệ thông tin, một nhóm các trường đại 
học và viện nghiên cứu có thể luân phiên sử 
dụng chung các hội trường, quảng trường 
Uber hóa không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sử 
dụng các cơ sở vật chất, tiết kiệm ngân sách, 
tiết kiệm nguồn lực, nó còn giúp cải thiện chất 
lượng đào tạo và nghiên cứu nhờ hợp lý hóa và 
tối ưu hóa các nguồn lực. 
Uber hóa giảng viên 
Theo chúng tôi, rất nhiều quy định lien 
quan đến giảng viên không chỉ ở Việt Nam mà 
cả trên thế giới đang trở thành lạc hậu so với 
N.T. Lap / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 17 
thực tiễn. Chẳng hạn, trong quy định về mở 
ngành đào tạo ở bậc đại học, Thông tư năm 
2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam 
yêu cầu cơ sở đại học phải có tối thiểu 10 giảng 
viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng 
ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào 
tạo, trong đó ít nhất 1 tiến sĩ và 4 thạc sĩ, hoặc 2 
tiến sĩ và 2 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo. 
Thông tư này cũng quy định, giảng viên cơ hữu 
phải giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng 
chương trình đào tạo. Trong hoạt động đảm bảo 
chất lượng, người ta cũng đòi hỏi các đơn vị 
đào tạo phải đảm bảo một tỷ lệ giảng viên và 
diện tích sử dụng trên đầu sinh viên, học 
viên [5]. 
Chúng tôi cho rằng những quy định như vậy 
đã lỗi thời, bởi vì trong xã hội chia sẻ hiện nay, 
chúng ta cần phải tối ưu hóa việc sử dụng các 
nguồn lực, cả nguồn lực con người lẫn nguồn 
lực vật chất, bằng cách chia sẻ. Nói cách khác, 
điều cần làm là Uber hóa chúng để nâng cao 
hiệu quả sử dụng, chứ không nên xem các 
nguồn lực đó như là những nguồn dự trữ. Xin 
lấy ví dụ, khi mở ngành, điều quan trọng nhất là 
nhu cầu của xã hội. Khi có nhu cầu của xã hội 
thì có người học, và khi có người học thì sẽ có 
người dạy. Chúng ta cũng không nhất thiết phải 
quy định cứng nhắc về giảng viên cơ hữu, bởi 
vì là các giảng viên chỉ đảm nhiệm một vài môn 
nhất định và điều quan trọng là họ giảng dạy 
như thế nào, chứ không phải là họ thuộc biên 
chế ở đâu. Một số môn học có thời lượng rất ít 
trong mỗi chương trình, giảng viên phụ trách 
môn học ấy cần phải dạy cho nhiều trường. Quy 
định về ngành đúng và ngành gần cũng có vấn 
đề, bởi nó hạn chế tính sáng tạo của giảng viên, 
đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi tính liên 
ngành đang ngày càng trở thành một đòi hỏi 
của tất cả các ngày đào tạo. 
Uber hóa chương trình và sự xuất hiện của 
đại học phi học đường 
Quy định cứng nhắc về giảng viên cơ hữu còn 
lỗi thời vì một lý do khác thậm chí còn quan trọng 
hơn: với sự phát triển của công nghệ thông tin, vai 
trò của người thầy ngày càng trở nên không cần 
thiết nữa. Đến lượt mình, sự suy giảm vai trò của 
người thầy cần đặt trong một bức tranh rộng lớn 
hơn, đó là xu hướng Uber hóa chương trình và phi 
học đường hóa giáo dục đại học. 
Dựa trên nền tảng là kho học liệu số hóa và 
Uber hóa nhờ kết nối internet, thêm nữa, với sự 
hỗ trợ ngày càng hiệu quả của trí tuệ nhân tạo, 
người học ngày càng ít cần đến sự hướng dẫn 
của thầy. Trong tương lai không xa, người học 
thậm chí không cần đến nhà trường - Điều quan 
trọng bây giờ là: người học tiếp thu nội dung 
bài học như thế nào, chứ không phải là tiếp thu 
ở đâu. Chúng ta có thể tiên đoán rằng đã đến 
lúc các trường đại học chỉ cần công bố chương 
trình cùng nội dung các môn học và yêu cầu cần 
phải đạt được sau khi hoàn thành các môn học 
ấy, còn người học có toàn quyền lựa chọn học ở 
đâu và dưới hình thức nào. Nếu người học thi 
đạt yêu cầu các môn học và tích lũy đủ số tín 
chỉ, họ có thể được cấp bằng. 
Như vậy, nếu công tác khảo thí cũng do 
một tổ chức độc lập tiến hành thì có lẽ vai trò 
của trường đại học chủ yếu sẽ chỉ còn ở công 
việc soạn thảo chương trình. Nói cách khác, 
trường đại học thực chất chỉ còn là xưởng thiết 
kế chương trình mà thôi. 
4. Thay lời kết: Từ tinh hoa đến phổ cập và 
đại học cá nhân hóa 
Những phân tích trên đây cho thấy rằng 
giáo dục đại học đã và đang thay đổi căn bản về 
chất. Từ một thiết chế đặc biệt chỉ dành cho 
giới tinh hoa, trường đại học đã trở thành một 
thiết chế đại chúng sau những biến cố năm 
1968. Kể từ đó, giáo dục đại học ngày càng 
mang tính phổ cập. Nhưng tác động của các 
công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, 
cùng với sự phổ biến của internet và trí tuệ 
nhân tạo đang thúc đẩy xu hướng Uber hóa còn 
khiến cho giáo dục đại học thay đổi nhanh 
chóng và sâu sắc hơn. Giáo dục đại học đang 
ngày càng trở nên cá nhân hóa. Điều này đồng 
nghĩa với sự suy giảm vai trò của trường đại 
học và rất có thể cũng là sự tiêu vong của thiết 
chế đặc biệt này. 
N.T. Lap / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 
18 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được Đại học Quốc gia Hà 
Nội tài trợ trong khuôn khổ đề tài mã số 
QG.18.41. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Graff, Gerald, Beyond the Culture Wars: How 
Teaching the Conflicts Can Revitalize American 
Education, New York: Norton, 1993. 
[2] Readings, Bill, The University in Ruins, 
Cambridge: Harvard U.P, 1996. 
[3] Kant, Immanuel, The Conflict of the Faculties 
[1798], trans. Mary J. Gregor, New York: Abaris 
Books, 1979. 
[4] Kant, Immanuel, What is Enlightenment? 1784. 
[5] Bộ giáo dục và đào tạo, Thông tư Số 22/2017/TT-
BGDĐT, Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ 
tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi 
quyết định mở ngành đào tạo trình độ 
đại học. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_xu_huong_thay_doi_va_tuong_lai_cua_giao_duc_dai_hoc.pdf