Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được nhận định sẽ

mang lại cơ hội to lớn về việc làm cho các quốc gia, cụ thể là tạo cơ hội có thêm nhiều việc

làm chất lượng cao. Theo Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hiệp định Đối tác toàn diện và

tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực, Việt Nam có thể tạo thêm 27.000 việc làm mới

mỗi năm; thu nhập và tay nghề của người lao động c ng được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh

những cơ hội, việc tham gia các FTA thế hệ mới Việt Nam c ng phải đối mặt với những vấn

đề về lao động như: số lượng việc làm gia tăng song tập trung chủ yếu trong các ngành sử

dụng nhiều lao động; lực lượng lao động đòi h i phải có kỹ năng nghề, công nghệ thông tin;

tiền lương tăng song chủ yếu trong nhóm lao động gắn với khu vực xuất khẩu và trong các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cơ chế, chính sách lao động còn nhiều bất cập

Xuất phát từ điều đó bài viết tập trung chỉ ra cam kết về lao động của Việt Nam trong các

FTA thế hệ mới, phân tích những vấn đề đang đặt ra đối với lao động Việt Nam và đề xuất

một số giải pháp thực thi cam kết về lao động.

Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 1

Trang 1

Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 2

Trang 2

Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 3

Trang 3

Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 4

Trang 4

Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 5

Trang 5

Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 6

Trang 6

Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 7

Trang 7

Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 8

Trang 8

Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2940
Bạn đang xem tài liệu "Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Những vấn đề đặt ra đối với lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
FTA thế hệ mới lao động 
Việt Nam cũng phải đối mặt với những vấn đề cơ bản sau: 
941 
a. Vấn đề việc làm 
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và xã hội (2018) dựa trên việc sử dụng 
mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tốc độ tăng việc làm, các biến độc lập là giá trị xuất 
khẩu, vốn đầu tư nước ngoài và một số biến kiểm soát khác tính toán trên bộ số liệu Tổng 
điều tra doanh nghiệp năm 2016 của Tổng cục Thống kê, kết quả ước lượng tác động của 
việc tham gia các FTA thế hệ mới đến việc làm cho thấy, khi các yếu tố khác không thay đổi, 
trị giá xuất khẩu hàng hóa tăng 1% thì số việc làm trong doanh nghiệp (DN) có xuất khẩu 
tăng so với các DN không xuất khẩu ở mức 0,082% (CPTPP); 0,080% (EVFTA) với ý nghĩa 
thống kê ở mức 99%. Kết quả tính toán cũng cho thấy, khi vốn FDI tăng 1% thì số việc làm 
tăng ở mức 0,061% đối với CPTPP và EVFTA so với khi không có FDI. Tổng tác động của 
xuất khẩu lên việc làm theo từng FTA được xác định trên cơ sở tỷ trọng xuất khẩu của Việt 
Nam vào các nước trong khối FTA đó và mức độ tác động tương ứng lên cầu lao động. Tổng 
tác động đối với việc làm của 2 FTA thế hệ mới này khá tương đồng: 0,014 đối với CPTPP và 
0,015 đối với EVFTA. 
Với kịch bản dự báo tác động của các FTA đến kinh tế và thương mại Việt Nam từ các 
báo cáo của dự án EUMUTRAP (2016) và của Ngân hàng Thế giới (2018) cho thấy số việc làm 
tăng thêm hàng năm nhờ tham gia các hiệp định EVFTA, CPTPP như sau: Đối với EVFTA, số 
việc làm tăng thêm khoảng 7.591/năm cho giai đoạn 2019 - 2020 và 8.097/năm cho giai đoạn 
2021 - 2025. Đối với CPTPP, số việc làm tăng thêm khoảng 5.484 - 8.649/năm cho giai đoạn 
2019 - 2020 và 7.312 - 11.672/năm cho giai đoạn 2021 - 2025. Xem xét mức độ tác động tới 
việc làm theo ngành: EVFTA sẽ thúc đẩy tăng việc làm cao nhất trong ngành sản xuất đồ gỗ 
(0,083%), tiếp đến là ngành dệt may (0,072%), thực phẩm và đồ uống (0,057%), da giày 
(0,028%), điện tử và các ngành khác (0,037%) so với các DN không xuất khẩu (mức ý nghĩa 
đều là 99%). CPTPP sẽ thúc đẩy tăng việc làm cao nhất trong ngành sản xuất đồ gỗ (0,084%), 
tiếp đến là ngành dệt may (0,073%), thực phẩm và đồ uống (0,058%), da giày (0,028%), điện tử 
và các ngành khác (0,037%) so với các DN không xuất khẩu (mức ý nghĩa đều là 99%). Như 
vậy, có thể thấy số lượng việc làm gia tăng song tập trung chủ yếu trong các ngành sử dụng 
nhiều lao động. 
b. Nhu cầu về lao động có kỹ năng 
Với EVFTA và CPTPP, các kết quả ước lượng đều không cho thấy có những tác động ở 
mức có ý nghĩa thống kê về việc tăng nhu cầu lao động có kỹ năng. Kết quả ước lượng này 
tương đối phù hợp với những đánh giá gần đây cho thấy các DN đang tập trung khai thác các 
lợi thế hiện có của Việt Nam như lao động giá rẻ và các ưu đãi khác. Thực tế, nhiều DN đã và 
đang chuyển cơ sở sản xuất về các khu vực có giá nhân công rẻ hơn như khu vực miền Trung 
hoặc Tây Nam Bộ. Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào nguồn nhân công giá rẻ để thu hút đầu tư 
nước ngoài. Đây không phải là giải pháp bền vững để đảm bảo tính cạnh tranh cho Việt Nam. 
Đặc biệt khi chi phí lao động đang tăng dần, nhưng năng suất lao động không hề tăng theo mức 
tăng lương. 
942 
Theo các chuyên gia kinh tế, vào CPTPP, EVFTA người lao động Việt Nam sẽ có nhiều 
cơ hội việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, điều kiện lao động, thu nhập...; song đòi hỏi và yêu cầu 
đặt ra rất lớn là lực lượng lao động cần được đào tạo để có kỹ năng nghề, công nghệ thông tin, 
nhất là về công nghệ mới. Rõ ràng, nếu không đáp ứng được điều kiện đặt ra, người lao động sẽ 
phải đối mặt với nguy cơ không có việc làm, thất nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực, lao động 
có kỹ năng cao vẫn là một trong những thách thức chính các DN gặp phải, đặc biệt quá trình 
thực thi các FTA thế hệ mới. Theo khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI 
(2018) cho thấy, các doanh nghiệp FDI cho rằng, họ dễ dàng tiếp cận được với nguồn lao động 
phổ thông, tuy nhiên bức tranh không mấy tích cực khi DN muốn tìm kiếm lao động lành nghề, 
có kỹ năng cao như cán bộ kỹ thuật, giám sát và quản lý. 50% DN cho rằng khó tuyển dụng lao 
động chất lượng cao; 85% DN khó khăn trong tuyển dụng nhân sự cấp cao, kỹ sư hàng đầu... 
c. Vấn đề chi phí lao động của doanh nghiệp 
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2018), sử dụng mô hình hồi 
quy với biến phụ thuộc là chi phí lao động bình quân, các biến độc lập là có xuất khẩu, vốn 
đầu tư nước tính toán trên bộ số liệu Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2016 của Tổng cục 
Thống kê, kết quả ước lượng như sau: trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, chi 
phí lao động bình quân đều cao hơn đối với các DN có xuất khẩu và có vốn đầu tư nước 
ngoài. Cụ thể, các DN xuất khẩu có chi phí lao động bình quân cao hơn các DN không xuất 
khẩu 0,091% và các DN có vốn đầu tư nước ngoài có chi phí lao động bình quân cao hơn các 
DN không có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả trên cho thấy việc tham gia các FTA thế hệ mới 
có khả năng làm tăng tiền lương của người lao động. Tuy tiền lương tăng song chủ yếu trong 
nhóm lao động gắn với khu vực xuất khẩu và trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều 
đó có nghĩa là nhóm lao động không gắn với khu vực xuất khẩu và có vốn đầu tư nước ngoài 
thì sẽ khó có cơ hội tăng lương từ việc tham gia các FTA. Do vậy, chênh lệch về cơ hội việc 
làm và thu nhập giữa các nhóm dân cư ngày càng gia tăng, trong đó người nghèo chịu thiệt 
thòi nhất. 
d. Chính sách lao động và quan hệ lao động 
Các quy định về quan hệ lao động ở nước ta hiện nay chủ yếu hướng về quan hệ hai 
bên tại doanh nghiệp, ít quan tâm đến quan hệ ba bên ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp địa 
phương. Điều này làm hạn chế sự tham gia của đại diện người lao động và người sử dụng lao 
động vào việc xây dựng chính sách, pháp luật về quan hệ lao động, từ đó hạn chế chất lượng 
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ khi tham gia quan hệ lao động. 
Việc nội hóa luật hóa các quy định của ILO trong các Công ước mà Việt Nam đã phê 
chuẩn chưa thực sự đầy đủ hoặc đồng bộ; không ít tiêu chuẩn lao động quốc tế chưa được tôn 
trọng và đảm bảo thực hiện trên thực tế như thương lượng tập thể chưa thực sự được chú 
trọng, nhìn chung mang tính hình thức và chưa đạt hiệu quả; lao động bắt buộc vẫn tồn tại 
dưới các dạng và bằng những con đường khác nhau (người lao động phải đặt cọc, ký quỹ; 
phải nộp văn bằng gốc cho người sử dụng lao động giữ... với mục đích ràng buộc trách nhiệm 
của người lao động đối với doanh nghiệp, buộc người lao động phải gắn bó với doanh nghiệp 
943 
và gây khó dễ khi người lao động muốn lựa chọn một cơ hội việc làm khác). Việc phân biệt 
đối xử trong nghề nghiệp và việc làm trên thực tế chưa được xóa bỏ... 
Quy định về tổ chức và hoạt động của đại diện người lao động (công đoàn) còn khá 
cứng nhắc và chưa khuyến khích được công đoàn, nhất là công đoàn cấp cơ sở thực hiện tốt 
chức năng, nhiệm vụ của mình. Từ đó dẫn đến chất lượng đại diện và bảo vệ người lao động 
còn thấp. Các quy định về giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công, giải quyết đình 
công chưa phù hợp với nhu cầu thực tế và nhìn chung chưa phát huy tác dụng trên thực tiễn. 
Một số quy định về quan hệ việc làm, quan hệ học nghề (các quan hệ tiền quan hệ lao 
động) vẫn mang tính chất tuyên bố chính sách hoặc hoặc vẫn còn mang nặng tính bao cấp, 
thiếu cơ chế và các dịch vụ thích ứng yêu cầu của thị trường lao động, nhất là trong chính 
sách việc làm đối với các lao động đặc thù, việc xác định phạm vi của hoạt động dịch vụ việc 
làm, vấn đề vi phạm cam kết làm việc và bồi thường chi phí dạy nghề của người lao động... 
4. Một số giải pháp thực thi các cam kết về lao động của Việt Nam trong các FTA 
thế hệ mới 
Để có thể tận dụng các lợi ích và giảm thiểu rủi ro đối với lao động khi tham gia các 
FTA thế hệ mới, Việt Nam cần tập trung vào một số nhóm giải pháp sau: 
a. Giải pháp về phía Nhà nước 
Hoàn thiện thể chế về lao động, việc làm theo các tiêu chuẩn lao động quốc tế và lộ 
trình cam kết trong CPTPP và EVFTA, bao gồm: sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn và các quy 
định khác có liên quan, đặc biệt là các nội dung về quyền tự do liên kết và quyền thỏa ước. 
Hoàn thiện các thiết chế quan hệ lao động, đặc biệt là thiết chế hòa giải và trọng tài theo hướng 
chuyên nghiệp và hiệu quả, đảm bảo cho quan hệ lao động diễn ra hài hòa, các tranh chấp lao 
động được xử lý kịp thời và theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 
của các bên. 
Tăng cường năng lực đại diện, năng lực đối thoại xã hội, thương lượng, tham vấn thỏa 
thuận và giải quyết tranh chấp lao động cho cả người sử dụng lao động và người lao động và 
các tổ chức đại diện của họ; xây dựng cơ chế xác định tổ chức đại diện lớn nhất của người lao 
động trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; tạo điều kiện và 
thúc đẩy các tổ chức của người lao động phát huy hiệu quả thực sự trong vai trò đại diện bảo 
vệ quyền và lợi ích của người lao động. 
Hoàn thiện chính sách tiền lương theo hướng tăng cường thương lượng, thỏa thuận 
theo nguyên tắc thị trường. Phát triển các hoạt động tư vấn, công bố thông tin thị trường lao 
động; cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hướng tới các giải pháp duy trì, bảo đảm việc 
làm cho người lao động. Tạo môi trường và điều kiện để phát triển thị trường lao động thông 
thoáng, thống nhất, có sự quản lý, kiểm soát, điều tiết của nhà nước. Phát triển hệ thống thông 
tin thị trường lao động đảm bảo chủ động khai thác triệt để các cơ hội của chuỗi giá trị toàn 
cầu góp phần nâng cao năng suất lao động. 
Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đội ngũ lao động lành 
nghề; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo lao động với xu hướng đầu tư và đổi mới công nghệ. 
944 
Thúc đẩy hợp tác công – tư hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề. Kinh nghiệm của 
khu vực tư nhân sẽ có đóng góp đáng kể trong đào tạo nghề. Chỉ có DN mới hiểu rõ họ 
cần gì, mong muốn gì, năng lực nào cho lực lượng lao động. Với sự tham gia của khu vực 
tư nhân, chúng ta phát triển được chương trình đào tạo và khoá tập huấn phản ánh đúng 
nhu cầu thị trường. Ngoài ra, sự hợp tác công – tư còn đảm bảo đầu ra cho chương trình 
đào tạo nghề của Việt Nam. 
Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, 
việc làm; tăng cường quản lý lao động, gắn kết, đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư 
và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan. 
b. Giải pháp về phía người sử dụng lao động 
Đối với người sử dụng lao động, cần chủ động tăng cường nhận thức về các FTA thế 
hệ mới, tăng cường phối hợp với các hiệp hội DN, với các cơ quan của Chính phủ để nắm bắt 
thông tin kịp thời, đặc biệt là về chính sách, quy định luật pháp, tận dụng các chương trình hỗ 
trợ của Chính phủ; tuân thủ luật pháp lao động và các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Chủ động 
xây dựng chiến lược về nâng cao chất lượng lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa và 
tăng cường đối thoại tại nơi làm việc; tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội DN. Chuẩn bị 
năng lực, kịch bản cụ thể về thông tin, tài chính, nhân sự và kỹ thuật để khai thác các cơ hội 
và vượt qua các thách thức trên cơ sở thực tiễn và lộ trình cam kết được các cơ quan chức 
năng cung cấp công khai và thuận tiện. 
DN cần chú ý đến các cam kết về lao động trong các FTA thế hệ mới để tránh những 
rủi ro không đáng có. Bởi theo các cam kết, nếu một nước nào duy trì tiêu chuẩn lao động 
thấp, tiền lương và điều kiện lao động không được xác lập trên cơ sở thương lượng thì được 
cho là có chi phí sản xuất thấp hơn các nước thực hiện tiêu chuẩn lao động cao. 
Cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của DN thông qua việc nâng cao chất 
lượng lao động. Song song với đó là các DN phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy định về 
rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu; DN xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý lao 
động theo chuẩn quốc tế và phải thích nghi với những tiêu chuẩn của thị trường đối tác 
c. Giải pháp về phía người lao động 
Đối với người lao động, cần chủ động học tập nâng cao trình độ, tích lũy các kỹ năng 
phù hợp với các loại hình công việc mới và luôn thay đổi, có ý thức về nâng cao năng lực và 
thay đổi kỹ năng thích nghi với công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu công việc thông qua rèn 
luyện học tập suốt đời. Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ các quyền của người lao động, luật pháp về 
lao động; tham gia tổ chức công đoàn theo sự lựa chọn của mình. 
Người lao động phải tham gia các khóa đào tạo bài bản (hoặc tự trau dồi, tích lũy 
từ kinh nghiệm thực tiễn) như kỹ năng cứng, kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm; hay 
phải có độ chín nhất định như khả năng tư duy, đi ngược dòng để thử thách; khả năng chịu 
đựng, chấp nhận, vượt qua khó khăn, Các DN thuộc EU hay CPTPP thường có tiêu 
chuẩn khắt khe trong tuyển dụng lao động, đó là kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm 
việc và khả năng ngoại ngữ. Ngoài ra, các kỹ năng mềm như giao tiếp, khả năng thích 
945 
nghi, chịu áp lực công việc... đó là điều người lao động cần phải cập nhật và trau dồi để 
đáp ứng được yêu cầu của họ. 
Kết luận 
Quá trình tham gia các FTA thế hệ mới và xóa bỏ những thể chế kìm hãm lao động, 
làm lệch lạc, lãng phí nguồn lực lao động, hoàn thiện những ―khoảng trống thể chế‖ cần thiết 
để hỗ trợ người lao động, DN phát triển lành mạnh, hiệu quả đã, đang và sẽ cho phép từng 
bước thực thi các cam kết về lao động theo đúng lộ trình đã ký kết. Điều đó giúp cho Việt 
Nam tận dụng được các lợi ích từ các FTA thế hệ mới về vấn đề lao động, đồng thời vượt qua 
được những khó khăn, tiêu chuẩn quốc tế và mở ra triển vọng phát triển mới với nhiều thay 
đổi về chất đối với vai trò, vị thế của người lao động và cách thức tổ chức mới của cộng đồng 
DN Việt Nam thời kỳ chuyển mình hội nhập cùng thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Trường Giang (2010), Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam – Cơ sở lý luận 
và thực ti n Đông Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 
2. Lê Huy Khôi (2019), Giải pháp thực thi các cam kết FTA thế hệ mới, Viện Nghiên 
cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương 
3. Lương Hoàng Thái (2019), Vấn đề thực thi các FTA thế hệ mới của Việt Nam 
– Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp, Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ 
Công Thương 
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng quan về các Hiệp 
định thương mại mà Việt Nam đã tham gia và khả năng tận dụng của doanh nghiệp, 
Trung tâm WTO 
5. Viện Khoa học Lao động xã hội (2019), Tác động của các Hiệp định thương 
mại tự do thế hệ mới đến vấn đề lao động, việc làm ở Việt Nam, Bản tin chắt lọc chính 
sách số 1 năm 2019 
6. Websites 
lao-dong---xu-the-tat-yeu 
https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/cac-cam-ket-ve-lao-%C4%91ong-cong-
%C4%91oan-cua-hiep-%C4%91inh-cptpp-13575-22.html 
https://haiquanonline.com.vn/cam-ket-ve-lao-dong-rao-can-trong-cac-fta-the-he-moi-
98048.html 
https://enternews.vn/lao-dong-yeu-thach-thuc-trong-thuc-thi-evfta-159028.html 

File đính kèm:

  • pdfnhung_van_de_dat_ra_doi_voi_lao_dong_khi_viet_nam_tham_gia_c.pdf